intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xu hướng giải quyết tranh chấp thương mại trực tuyến tại Việt Nam – Một số khuyến nghị pháp lý

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Xu hướng giải quyết tranh chấp thương mại trực tuyến tại Việt Nam – Một số khuyến nghị pháp lý" trình bày về giải quyết tranh chấp thương mại trực tuyến là đòi hỏi đồng thời là xu thế tất yếu của quá trình phát triển kinh tế như vũ bão hiện nay đồng thời đáp ứng được sự linh hoạt trong thủ tục giải quyết và kì vọng của các bên tranh chấp. Là phương thức được cả nhà nước và các chủ thể kinh doanh tin tưởng sẽ phát huy được hiệu quả và dần trở thành phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quan trọng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xu hướng giải quyết tranh chấp thương mại trực tuyến tại Việt Nam – Một số khuyến nghị pháp lý

  1. XU HƯỚNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI TRỰC TUYẾN TẠI VIỆT NAM – MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ PHÁP LÝ Vũ Thị Thu Hương1 Tóm tắt: Giải quyết tranh chấp thương mại trực tuyến là đòi hỏi đồng thời là xu thế tất yếu của quá trình phát triển kinh tế như vũ bão hiện nay đồng thời đáp ứng được sự linh hoạt trong thủ tục giải quyết và kì vọng của các bên tranh chấp. Là phương thức được cả nhà nước và các chủ thể kinh doanh tin tưởng sẽ phát huy được hiệu quả và dần trở thành phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quan trọng. Từ khóa: giải quyết tranh chấp, tranh chấp thương mại, giải quyết tranh chấp trực tuyến, hòa giải, tòa án Tốc độ phát triển của nền kinh tế hiện nay với sự góp sức của khoa học kĩ thuật trở nên vô cùng nhanh chóng, mạnh mẽ, với quy mô khổng lồ và phạm vi rộng khắp. Các giao dịch thương mại hiện nay với xu thế ngày càng mở rộng trên nhiều lĩnh vực và đa dạng về hình thức giao dịch. Các giao dịch thương mại trong thời đại công nghệ thông tin không chỉ thuần túy là các giao dịch trực tiếp mà còn bao gồm cả các giao dịch thương mại điện tử. Chính sự phát triển của khoa học công nghệ đặc biệt là Internet với các mạng xã hội, các trang Web mua bán trực tuyến, các ứng dụng công nghệ mua bán thông qua phương tiện điện tử không ngừng ra đời và phát triển làm cho mọi người cũng phải thích ứng theo. Các giao dịch thương mại ngày càng đa dạng gồm cả các giao dịch truyền thống và các giao dịch hiện đại có sự ứng dụng của kĩ thuật số của khoa học công nghệ. Dù giao dịch thương mại được thực hiện với hình thức nào thì tranh chấp thương mại vẫn luôn tiềm ẩn, phát sinh và bản chất của các tranh chấp thương mại là không thay đổi, cái thay đổi chỉ là hình thức giao dịch thương mại các chủ thể thực hiện trực tiếp hay thông qua các phương tiện điện tử mà thôi. Sự bùng nổ của Internet trong những năm gần đây, cùng với sự ra đời của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đòi hỏi việc giải quyết tranh chấp thương mại cần có bước đột phá. Việc ứng dụng khoa học kĩ thuật, các phương tiện điện tử vào quá trình giải quyết tranh chấp thương mại là đòi hỏi cấp thiết, phù hợp quá trình phát triển của nền kinh tế nói chung của các giao dịch thương mại nói riêng. Vì vậy, các quốc gia trên thế giới cũng cần phải giải quyết được câu hỏi có nên xây dựng, hoàn thiện các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại với các phương thức giải quyết tranh chấp như: thương lượng, hòa giải, trọng tài và tòa án thông qua phương tiện điện tử hỗ trợ hay không? Bởi các giao dịch thương mại điện tử hiện nay đã phổ biến, nhưng tại sao các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại ở các nước trong đó có Việt Nam vẫn chủ yếu áp dụng các phương thức giải quyết tranh chấp truyền thống với hình thức trực tiếp. Nếu các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại không kịp thích ứng với sự phát triển kinh tế - xã hội, thì đến thời điểm nào đó hình thức giải 1 Học viện Tài chính
  2. 224 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM quyết tranh chấp thương mại truyền thống là giải quyết trực tiếp sẽ không còn là hình thức tối ưu, thậm chí không còn là hình thức phù hợp đối với các chủ thể có liên quan trong quá trình lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp thương mại với nhu cầu giải quyết nhanh chóng, kịp thời, đơn giản, chủ động. Do đó, việc xây dựng, hoàn thiện các quy định pháp luật tại các quốc gia hướng đến các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại trực tuyến cùng với hình thức truyền thống trực tiếp trong đó có Việt Nam là cần thiết để giúp các nhà đầu tư, doanh nghiệp chủ động, đơn giản thủ tục, không mất thời gian … để giải quyết các tranh chấp là điều cần phải xem xét. Để thích ứng với nhu cầu của các chủ thể tham gia giao dịch thương mại cũng như sự phát triển không ngừng của công nghệ đặc biệt là Internet, ở một số quốc gia đã cho ra đời, áp dụng và phát triển các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại trực tuyến, phổ biến như: hòa giải, trọng tài, tòa án. Tại Việt Nam mặc dù pháp luật liên quan đến thương mại điện tử ở nước ta khá đầy đủ, đã bước đầu áp dụng giải quyết trực tuyến, nhưng hiện nay quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại theo hình thức trực tuyến đang còn thiếu: Đối với giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải trực tuyến được quy định tại khoản 1 điều 3 Nghị định số 22/2017 NĐ-CP về hòa giải thương mại: Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định của Nghị định này. Văn bản pháp lý trên quy định nội dung về hòa giải thương mại hiện hành, tuy không nêu cụ thể về việc các bên giải quyết tranh chấp bằng hòa giải trực tuyến song cũng không có quy định cấm về giải quyết tranh chấp thương mại thông qua hòa giải trực tuyến. Trên nguyên tắc cá nhân, tổ chức được làm những gì mà luật không cấm nên nếu các bên có thỏa thuận thống nhất lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng hòa giải trực tuyến thì thỏa thuận đó hoàn toàn hợp pháp và trở thành căn cứ để các bên tiến hành giải quyết tranh chấp. Trên thực tế, nước ta đã bắt đầu tạo điều kiện cho việc hình thành các quy tắc hòa giải trực tuyến của trung tâm hòa giải, đó là việc Trung tâm Hoà giải Việt Nam (VMC) thuộc Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam(VIAC) đã ban hành Quy tắc hòa giải trực tuyến có hiệu lực ngày 01/4/2021. Tuy nhiên, các nội dung như: phạm vi tranh chấp được sử dụng phương thức ODR; trình tự, thủ tục và giá trị pháp lý của các quyết định giải quyết tranh chấp… chưa được cụ thể hóa và chưa có hướng dẫn nên các trường hợp xảy ra tranh chấp thương mại muốn được giải quyết bằng hòa giải trực tuyến vẫn chưa được xử lý; Như vậy, có thể thấy đối với giải quyết tranh chấp thương mại theo phương thức hòa giải chưa có quy định giải quyết tranh chấp theo hình thức trực tuyến nhưng thực tế đã có quy tắc hòa giải tại VMC để xem xét giải quyết khi thỏa mãn các điều kiện áp dụng phương thức hòa giải theo quy định của pháp luật. Còn đối với trọng tài thương mại trực tuyến pháp luật chưa quy định, đồng thời tại các trung tâm trọng tài cũng chưa ban hành quy tắc liên quan đến trọng tài trực tuyến để xem xét giải quyết tranh chấp thương mại. Để có thể xây dựng được các quy định hình thành nên cách thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài trực tuyến thì có hai phương thức tiếp cận tương ứng với hai mô hình tổ chức trọng tài.
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 225 Thứ nhất với mô hình trọng tài vụ việc thì xuất phát từ đặc trưng của phương thức trọng tài là đề cao sự tự định đoạt của các bên đương sự, nên nếu các bên đương sự mong muốn lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trực tuyến. Thì trong các tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài vụ việc mà các bên có mong muốn giải quyết bằng trọng tài trực tuyến thì hoàn toàn có cơ sở thực hiện. Không mâu thuẫn, không trái luật mà còn tận dụng được những lợi thế của phương thức trọng tài, đảm bảo tốt hơn nữa quyền tự định đoạt của các bên tranh chấp và giảm thiểu được chi phí trong quá trình giải quyết tranh chấp. Thứ hai, với mô hình trung tâm trọng tài thì muốn đưa phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trực tuyến vào thực tiễn thì trước hết các trung tâm trọng tài ở Việt Nam như trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, trung tâm trọng tài Quốc tế Á Châu, trung tâm trọng tài thương mại Hà Nội, trung tâm trọng tài thương mại Cần Thơ… cần phải cụ thể hóa cách thức giải quyết tranh chấp trực tuyến trong quy chế trọng tài để làm căn cứ thực thi. Nhìn chung, với phương thức trọng tài tuy chưa có quy chế thực hiện, chưa có quy định pháp luật điều chỉnh về việc giải quyết tranh chấp trọng tài trực tuyến nhưng về cơ sở lý luận và tính khả thi thì hoàn toàn có thể triển khai thực hiện trong thời gian tới. Đối với phương thức tòa án trực tuyến thì quy định pháp luật đã hình thành và thực tế các tòa án đã tổ chức xét xử trực tuyến các vụ án hình sự. Đối với giải quyết tranh chấp thương mại theo phương thức xét xử trực tuyến (tòa án trực tuyến), Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 33/2021/QH15 ngày 12/11/2021 về tổ chức tòa án trực tuyến cho phép tòa án nhân dân được tổ chức phiên tòa trực tuyến để xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm vụ án hình sự, dân sự, hành chính có tình tiết, tính chất đơn giản; tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án rõ ràng, trừ các trường hợp: Vụ án hình sự, dân sự, hành chính liên quan đến bí mật nhà nước; Vụ án hình sự về một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại Chương XIII của Bộ luật Hình sự; Vụ án hình sự về một trong các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh quy định tại Chương XXVI của Bộ luật Hình sự. Trên cơ sở Nghị quyết số 33/2021/QH15 thì Tòa án nhân dân tối cao – Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp cùng phối hợp ban hành Thông tư liên tịch số 05/2021/TTLT–TANDTC–VKSNDTC–BCA–BQP–BTP ngày 15/12/2021 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành tổ chức phiên tòa trực tuyến. Với hai văn bản này đã bước đầu thiết lập được căn cứ pháp lý cho việc giải quyết các vụ án nói chung các tranh chấp trong kinh doanh thương mại nói riêng bằng xét xử trực tuyến.Và trên thực tế dựa vào các quy định này thì tòa án nhân dân các cấp từng bước triển khai xét xử trực tuyến, điển hình như: Ngày 18/3/2022 Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương; ngày 22/3/2022 Tòa án nhân dân thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh; ngày 24/3/2022 Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định và tới ngày 24/5/2022 Tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang đã mở phiên tòa xét xử trực tuyến các vụ án hình sự. Đây là những vụ án đầu tiên được đưa ra xét xử theo hình thức trực tuyến tại Việt Nam mặc dù mới chỉ áp dụng đối với các vụ án hình sự, nhưng đó là sự tiến bộ của nền tư pháp nước ta trong xu hướng phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Là viên gạch đầu tiên trên con đường tố tụng tòa án trực tuyến, góp phần đưa phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại trực tuyến tại tòa sớm thành hiện thực.
  4. 226 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM Để tiếp tục các chiến lược phát triển đất nước, thời gian qua Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/09/2019 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đã đưa ra mục tiêu:“…Xây dựng được hạ tầng số đạt trình độ tiên tiến của khu vực ASEAN; Internet băng thông rộng phủ 100% các xã. Kinh tế số chiếm khoảng 20% GDP (đến năm 2030 đạt trên 30%); năng suất lao động tăng bình quân trên 7%/năm …” với chủ trương, đường lối trên, việc hướng tới giải quyết tranh chấp thương mại thông qua các phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến sẽ không còn quá xa vời. Với việc đã có quy tắc hòa giải trực tuyến tại trung tâm hòa giải, tòa án cũng đã có những quy định cơ bản về xét xử trực tuyến, mặc dù tòa án chưa giải quyết trực tuyến các vụ việc liên quan đến kinh doanh, thương mại nhưng từ bước đầu của hòa giải, tòa án trực tuyến sẽ là cơ sở, tiền đề để có các quy định pháp luật đối với phương thức trọng tài trực tuyến giải quyết các tranh chấp thương mại trong thời gian tới. Từ thực tiễn đó việc nhanh chóng ban hành, hoàn thiện các quy định pháp luật để có thể giải quyết các tranh chấp thương mại bằng phương thức trực tiếp là điều cần thiết. Nhưng việc ban hành và hoàn thiện cần bám sát một số định hướng sau: Thứ nhất cần tham khảo học hỏi các quy định pháp luật của các quốc gia trên thế giới đã quy định về cách thức giải quyết giải quyết tranh chấp thương mại trực tuyến. Thứ hai: ban hành các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại trực tuyến song hành với các quy định về giải quyết tranh chấp thương mại truyền thống. Tránh mâu thuẫn, chồng chéo gây khó khăn cho quá trình áp dụng và làm mất lòng tin của các nhà đầu tư trong quan hệ kinh doanh thương mại. Thứ ba: tốc độ phát triển của khoa học kĩ thuật ngày càng nhanh chóng, các giao dịch thương mại hình thành trên nền tảng khoa học công nghệ ngày càng đa dạng. Nên các quy định về giải quyết tranh chấp trực tuyến cũng cần bám sát vào tốc độ phát triển của khoa học kĩ thuật tránh tính trạng vừa ban hành đã lạc hậu, lỗi thời không có tính ứng dụng, hoặc các quy định mang tính vượt quá (ảo tưởng) khiến cho việc áp dụng trở nên không khả thi. Chính vì những lí do trên mà việc nghiên cứu, ban hành mới và hoàn thiện các quy định pháp luật về việc giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại bằng phương thức trực tuyến trở nên quan trọng, cần thiết trong thời đại công nghệ số hiện nay. Việc ban hành cần bám sát tình hình phát triển kinh tế, khoa học kĩ thuật, chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước song vẫn đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp từ đó mang lại thị trường đầu tư minh bạch cho các nhà đầu tư. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thực trạng áp dụng phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài và hòa giải ở EU – Đào Bá Minh , tạp chí nghề luật tháng 7/2021 2. Giải quyết tranh chấp trực tuyến – khả năng áp dụng ở Việt Nam- Hà Công Anh Bảo và Lê Hằng Mỹ Hạnh, tạp chí Kinh tế đối ngoại số 93 tháng 12/2017 3. Nhu cầu phát triển và các yếu tố ảnh hưởng đến phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và hòa giải trực tuyến – Chu Thị Hoa, tạp chí nghiên cứu lập pháp số 24 tháng 12/2021
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 227 4. Giải quyết tranh chấp thương mại trực tuyến, những vấn đề pháp lý đặt ra cho Việt Nam – Phan Thị Thanh Thủy, tạp chí luật học số 4/2016 Các văn bản quy phạm pháp luật: 5. Nghị định 22/2017 về hòa giải thương mại 6. Nghị quyết số 33/2021/QH15 ngày 12/11/2021 về tổ chức tòa án trực tuyến 7. Thông tư liên tịch số 05/2021/TTLT–TANDTC–VKSNDTC–BCA–BQP–BTP ngày 15/12/2021 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành tổ chức phiên tòa trực tuyến 8. Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/09/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2