intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

12
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số" chỉ ra các khuyến nghị nhằm áp dụng các yếu tố của kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số

  1. 684 KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ PGS.TS.Trần Trung Tuấn (CPA) Viện Kế toán - Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân E-mail: trungtuanktqd@gmail.com ĐT: 0912843355 Tóm tắt Kiểm soát nội bộ là một công cụ quản lý không thể thiếu trong doanh nghiệp. Kiểm soát nội bộ hạn chế các rủi ro tiềm tàng, bảo vệ tài sản và thông tin của doanh nghiệp. Trong bối cảnh chuyển đổi số hiện, các quan niệm về kiểm soát nội bộ có những cách tiếp cận mới. Bài viết nghiên cứu về kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam. Nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để đánh giá kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam. Nghiên cứu cũng sẽ thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu bằng việc sử dụng phần mềm SPSS 23.0. Nghiên sử dụng 152 bảng hỏi gửi tới các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam và thu được 101 bảng hỏi hợp lệ. Bài viết cũng chỉ ra các khuyến nghị nhằm áp dụng các yếu tố của kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số. Từ khóa: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát. JEL Classification Code: M40, M41, M42 1. Giới thiệu Để đạt được mục tiêu hoạt động, đòi hỏi các nhà quản lý cần phải tiến hành giám sát, kiểm soát và đánh giá hiệu quả công việc nhằm giảm thiểu các rủi ro trong quá trình hoạt động. Kiểm soát nội bộ là một công cụ quản trị hữu hiệu giúp cho nhà quản lý đạt được các mục tiêu hoạt động và giảm thiểu được các rủi ro phát sinh. Trên thế giới, kiểm soát nội bộ đã được nghiên cứu và ứng dụng vào thực tiễn của các doanh nghiệp từ sớm. Tùy theo mục đích nghiên cứu khác nhau, có nhiều cách tiếp cận khác nhau về kiểm soát nội bộ, đặc biệt từ khi Báo cáo COSO được phát hành năm 1992. Kiểm soát nội bộ đã phát triển theo đa dạng các hướng khác nhau, trong đó, hướng thiết kế kiểm soát nội bộ trong các tổ chức, doanh nghiệp khác nhau là một hướng trọng yếu của các phiên bản báo cáo COSO. Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện nay, kiểm soát nội bộ vẫn là vấn đề mới trong thực tiễn tại các doanh nghiệp cũng như nghiên cứu, giảng dạy. Thế giới đang bước vào kỷ nguyên chuyển đổi số vô cùng mạnh mẽ. Dưới tác động của xu hướng chuyển đổi số, các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xây dựng nói riêng đang triển khai những sáng kiến, tích cực ứng dụng công nghệ mới để chuyển đổi phương thức kinh doanh, tạo ra lợi thế cạnh tranh khác biệt. Trong bối cảnh đó, việc phân tích, đánh giá những rủi ro tiềm tàng như thế nào để ra quyết định về các hoạt động kiểm soát nội bộ, đáp ứng được những kỳ vọng của các cấp lãnh đạo trong doanh nghiệp quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Do đó, việc xây dựng kiểm soát nội bộ hiệu lực hiệu quả trong doanh nghiệp là một yêu cầu thực tế trong các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam. 2. Cơ sở lý thuyết về kiểm soát nội bộ 2.1. Khái niệm về kiểm soát nội bộ Trong quá trình nghiên cứu về KSNB, dựa trên các góc độ nghiên cứu khác nhau, các nhà nghiên cứu có nhiều quan điểm, khái niệm và cách nhìn nhận khác nhau về KSNB. @ Trường Đại học Đà Lạt
  2. 685 Theo Liên đoàn Kế toán Quốc tế (International Federation of Accountant - IFAC). “KSNB là một hệ thống các chính sách, các thủ tục được thiết lập tại đơn vị nhằm bảo đảm độ tin cây các thông tin, việc thực hiện các chế độ pháp luật và hiệu quả hoạt động”. Khái niệm KSNB được đề cập tại Công bố của Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ (Federal Reserver Bulletin - FRB) (1929). “KSNB là một công cụ để bảo vệ tiền và các tài sản khác đồng thời thúc đẩy nâng cao hiệu quả hoạt động và đây là một cơ sở để phục vụ cho việc lấy mẫu thử nghiệm của kế toán viên”. Theo Hiệp hội Kế toán viên Công chứng Hoa kỳ (American Institute of Certificated Public Accountant – AICPA) (1936). “KSNB là các biện pháp, cách thức được chấp nhận và được thực hiện trong một tổ chức để bảo vệ tiền và các tài sản khác, cũng như kiểm tra sự chính xác trong việc ghi chép sổ sách”. Theo Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ban hành ngày 20/11/2015: “KSNB là việc thiết lập và tổ chức thực hiện trong nội bộ đơn vị kế toán các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định, quy định nội bộ phù hợp với quy định của pháp luật nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra. Đơn vị kế toán phải thiết lập KSNB trong đơn vị để bảo đảm các yêu cầu sau đây: - Tài sản của đơn vị được bảo đảm an toàn, tránh sử dụng sai mục đích, không hiệu quả; - Các nghiệp vụ được phê duyệt đúng thẩm quyền và được ghi chép đầy đủ làm cơ sở cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính trung thực, hợp lý.” Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 315 ban hành theo Thông tư số 214/2012/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/01/2017 thay thế chuẩn mực 400: “KSNB là quy trình do Ban quản trị, Ban Giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị thiết kế, thực hiện và duy trì để tạo ra sự đảm bảo hợp lý về khả năng đạt được mục tiêu của đơn vị trong việc đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính, đảm bảo hiệu quả, hiệu suất hoạt động, tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan”. Nhìn chung, có nhiều khái niệm về KSNB dựa trên các góc độ nghiên cứu khác nhau, nhưng cho đến trước khi có Báo cáo COSO năm 1992, khái niệm KSNB chưa được định nghĩa một cách đầy đủ. Năm 1992, COSO (The Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission) là một Ủy ban thuộc Hội đồng quốc gia Hoa kỳ về chống gian lận báo cáo tài chính (The National Commission on Fraudulent Financial Reporting hay còn gọi là Treadway Commission) đã thiết lập báo cáo COSO, nhấn mạnh tầm quan trọng của KSNB đối với quản trị doanh nghiệp hiệu quả. Theo đó, COSO đưa ra khái niệm: “KSNB là một quá trình bị chi phối bởi ban giám đốc, nhà quản lý và các nhân viên của đơn vị, được thiết kế để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu về hoạt động, báo cáo và tuân thủ trong các tổ chức.” Đây có thể coi là khái niệm toàn diện nhất cho đến thời điểm hiện tại và được chấp nhận rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới. Qua khái niệm trên, có thể thấy bản chất của KSNB theo COSO được khái quát qua các vấn đề gồm có: quá trình, con người, mục tiêu và đảm bảo sự hợp lý. Khái niệm KSNB theo quan điểm tại COSO 2013 có thể được mô tả bằng sơ đồ sau: @ Trường Đại học Đà Lạt
  3. 686 Hình 1: Khái niệm KSNB theo Coso 2013 QUÁ TRÌNH CON NGƯỜI: MỤC TIÊU: -Nhà quản lý Thiết lập -Hoạt động -HĐQT KIỂM -Báo cáo -Nhân viên SOÁT NỘI Đảm bảo hợp lý -Tuân thủ BỘ Chi phối (Nguồn: Tổng hợp từ COSO, 2013) Qua các khái niệm trên, có thể thấy bản chất của kiểm soát nội bộ theo COSO được khái quát qua các vấn đề gồm có: quá trình, con người, mục tiêu và đảm bảo sự hợp lý. Thứ nhất, KSNB là một quá trình bao gồm một chuỗi các hoạt động kiểm soát hiện diện ở mọi bộ phận trong đơn vị và được kết hợp với nhau thành một thể thống nhất. Thứ hai, KSNB được thiết kế và vận hành bởi con người: Chính con người đặt ra mục tiêu, thiết lập cơ chế kiểm soát và vận hành nó. Họ gồm những con người trong tổ chức như Hội đồng quản trị, Ban giám đốc và các nhân viên chứ không chỉ đơn thuần là những chính sách, thủ tục. Thứ ba, KSNB giúp đơn vị có thể đạt được các mục tiêu. Để có thể hoạt động hiệu quả nhất, mỗi đơn vị phải đặt ra mục tiêu, lập kế hoạch nhằm đạt được các mục tiêu chung cho toàn đơn vị và các mục tiêu cho từng bộ phận cụ thể. Các mục tiêu có thể chia thành: Mục tiêu hoạt động: KSNB giúp đơn vị bảo vệ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, bảo mật thông tin, mở rộng thị phần, thực hiện chiến lược kinh doanh…nghĩa là nhấn mạnh đến sự hữu hiệu và hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực đơn vị. Mục tiêu về báo cáo tài chính: đơn vị phải đảm bảo tính trung thực và đáng tin cậy của báo cáo tài chính và phi tài chính cung cấp cho bên trong hay bên ngoài đơn vị. Mục tiêu về sự tuân thủ: KSNB phải đảm bảo hợp lý việc chấp hành các quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị Mục tiêu về báo cáo tài chính: KSNB phải đảm bảo tính trung thực và đáng tin cậy của BCTC. Thứ tư, KSNB cung cấp một sự đảm bảo hợp lý: KSNB dù được thiết kế và hoạt động tốt tới mức nào cũng chỉ có thể cung cấp một sự đảm bảo hợp lý về việc đạt được các mục tiêu của đơn vị chứ không thể giúp doanh nghiệp đảm bảo một sự tuyệt đối bởi những hạn chế tiềm tàng trong KSNB như: sai lầm của con người, sự thông đồng của các cá nhân, sự lạm quyền của nhà quản lý và do mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí của việc thiết lập nên KSNB. @ Trường Đại học Đà Lạt
  4. 687 2.2. Vai trò của Kiểm soát nội bộ KSNB là phương tiện giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, tận dụng tối ưu các nguồn lực và đạt được các mục tiêu đề ra. Thông qua việc thực hiện các nội quy, quy chế, quy trình và các quy định sẽ giảm bớt các nguy cơ, rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra trong sản xuất kinh doanh, bảo đảm sự tuân thủ pháp luật. Đồng thời việc tuân các quy định sẽ tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp, tạo dựng việc hình thành văn hóa riêng của doanh nghiệp, khai thác hiệu quả nguồn nhân lực, tăng cường tính tổ chức và làm việc nhóm trong doanh nghiệp; Bảo vệ tài sản của doanh nghiệp: Mỗi tài sản trong doanh nghiệp có các đặc thù riêng cần khai thác, sử dụng và bảo quản hợp lý. Thông qua kiểm kê, giám sát các quy trình sử dụng sẽ bảo vệ tài sản không bị hư hỏng, mất mát, gian lận, trộm cắp. Giảm bớt các sai sót không cố ý của nhân viên và việc quản lý chưa chặt chẽ của bộ phận quản lý; KSNB chặt chẽ sẽ bảo đảm độ tin cậy của các thông tin trên các báo cáo về tài chính kế toán, thống kê, quản trị của doanh nghiệp. Khi có thông tin chính xác tin cậy sẽ giúp cho nhà quản lý có các quyết định đúng đắn tạo ra sự thành công của doanh nghiệp, xây dựng lòng tin với các nhà đầu tư, các cổ đông và cả người lao động trong doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có KSNB hiệu quả sẽ giảm được các rủi ro xảy ra, bảo toàn và phát triển vốn các nhà đầu tư; Làm nền tảng cho việc vận hành, cải tiến hệ thống quản lý trong doanh nghiệp. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện mục tiêu đã đề ra, tránh được các thiệt hai rủi ro có thể xảy ra. 2.3. Các yếu tố của kiểm soát nội bộ Theo báo cáo COSO, kiểm soát nội bộ gồm có 5 yếu tố là Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin và truyền thông, Giám sát (1) Môi trường kiểm soát Môi trường kiểm soát được coi là yếu tố nền tảng để xây dựng, thực hiện KSNB trong toàn doanh nghiệp. Môi trường kiểm soát là nền tảng ý thức, văn hóa doanh nghiệp tạo ra sắc thái chung cho doanh nghiệp, có ảnh hưởng đến mỗi người khi tiến hành các hoạt động và thực hiện nghĩa vụ kiểm soát của mình. Môi trường kiểm soát yếu kém thì KSNB của doanh nghiệp sẽ không hữu hiệu, ngược lại, mặc dù môi trường kiểm soát tốt không bảo đảm KSNB của doanh nghiệp hữu hiệu nhưng sẽ có tác động tích cực đến toàn bộ KSNB (2) Đánh giá rủi ro Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với các rủi ro tồn tại bên trong và bên ngoài doanh nghiệp; rủi ro từ việc thực hiện các mục tiêu, chiến lược, kế hoạch và rủi ro có thể xảy ra trong tất cả các lĩnh vực của doanh nghiệp. Theo Báo cáo COSO 2013, rủi ro là khả năng một sự kiện có thể xảy ra có thể ảnh hưởng không tốt đến việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Do vậy, đánh giá rủi ro liên quan đến quá trình nhận dạng và phân tích những rủi ro có thể ảnh hưởng đến mục tiêu đề ra, từ đó hình thành nên cơ sở quản trị rủi ro. Các nhà lãnh đạo, quản lý phải luôn quan tâm , xem xét đến các thay đổi bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp (3) Hoạt động kiểm soát @ Trường Đại học Đà Lạt
  5. 688 hoạt động kiểm soát là các hoạt động được thiết lập bởi các chính sách và thủ tục kiểm soát để bảo đảm các chỉ thị của nhà quản lý trong việc quản trị rủi ro được thực hiện. Đây là yếu tố then chốt trong kiểm soát nội bộ giúp nhà quản lý giảm thiểu rủi ro ảnh hưởng tới quá trình thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Hoạt động kiểm soát được thực hiện tại mọi cấp độ tổ chức của doanh nghiệp, mọi khâu của quá trình kinh doanh và bao gồm cả môi trường công nghệ. Hoạt động kiểm soát bao gồm cả kiểm soát thủ công và kiểm soát công nghệ. Hoạt động kiểm soát theo Báo cáo COSO (2013) gồm hai bộ phận: Chính sách kiểm soát là các nguyên tắc được xây dựng làm cơ sở thực hiện các thủ tục kiểm soát và Thủ tục kiểm soát là các quy định kỹ thuật nghiệp vụ cụ thể để thực hiện Chính sách kiểm soát. (4) Thông tin và truyền thông Theo Báo cáo COSO (2013), truyền thông là một quá trình cung cấp, chia sẻ và trao đổi thông tin một cách liên tục và lặp đi lặp lại. Truyền thông bao gồm truyền thông nội bộ và truyền thông bên ngoài đơn vị. Truyền thông nội bộ cần truyền tải thông tin thông suốt tới mọi bộ phận, cá nhân trong doanh nghiệp theo chiều từ trên xuống, từ dưới lên và giữa các bộ phận, cá nhân: Thông tin từ dưới lên bảo đảm thông tin được báo cáo tới lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp để họ nhận biết, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh đồng thời có biện pháp ứng xử phù hợp với các rủi ro kinh doanh được phát hiện; Thông tin từ trên xuống bảo đảm các mục tiêu, chiến lược, chính sách, quy định của doanh nghiệp được truyền đến các cấp thấp hơn và các cá nhân liên quan; Thông tin giữa các bộ phận giúp các bộ phận phối hợp thực hiện thống nhất, hiệu quả.. Truyền thông bên ngoài giúp truyền tải thông tin thích hợp từ bên ngoài vào doanh nghiệp, đồng thời cung cấp thông tin cho các đối tượng bên ngoài theo yêu cầu (5) Giám sát Giám sát là yếu tố cuối cùng của KSNB nhằm xác định KSNB có vận hành như đúng thiết kế hay không, cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế và mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Theo Báo cáo COSO (2013) giám sát là một hoạt động được thiết lập để đảm bảo quy trình KSNB tiếp tục hoạt động hiệu quả. Giám sát giúp cho KSNB duy trì sự hữu hiệu của mình qua các thời kỳ khác nhau nên luôn đóng vai trò quan trọng trong KSNB. Giám sát bao gồm giám sát thường xuyên và giám sát định kỳ. Thông thường, cần kết hợp cả giám sát thường xuyên và giám sát định kỳ mới đảm bảo tính hữu hiệu của KSNB. 3. Phương pháp nghiên cứu Mô hình nghiên cứu Kiểm soát nội bộ sử dụng cách tiếp cận về nội dung phù hợp với việc xây dựng kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp. Cách tiếp cận này cũng phù hợp với các nghiên cứu học thuật về kiểm soát nội bộ được nhiều tác giả trên thế giới lựa chọn nghiên cứu. Vì vậy, bài nghiên cứu này sẽ sử dụng phương pháp tiếp cận theo nội dung của kiểm soát nội bộ với việc sử dụng 5 yếu tố của kiểm soát nội bộ trong mô hình hình nghiên cứu. @ Trường Đại học Đà Lạt
  6. 689 Hình 2: Mô hình nghiên cứu kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp xây dựng Việt Nam Môi trường kiểm soát Đánh giá rủi Giám sát ro Kiểm soát nội bộ Thông tin và Hoạt động truyền thông kiểm soát (Nguồn: tác giả tổng hợp) Trong một tổ chức, doanh nghiệp luôn luôn có sự thống nhất và xung đột quyền lợi chung - quyền lợi riêng của người sử dụng lao động với người lao động. Kiểm soát nội bộ được thiết kế hữu hiệu và hiệu quả sẽ dung hòa được quyền lợi của người lao động và quyền lợi chung của tổ chức, doanh nghiệp, quản lý được các rủi ro, phân quyền, ủy nhiệm, giao việc cho cấp dưới một cách chính xác, khoa học. Do vậy, việc xây dựng kiểm soát nội bộ hữu hiệu trong doanh nghiệp, tổ chức sẽ có vai trò cốt lõi trong quản lý điều hành công việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, quyết định quá trình tồn tại và phát triển của tổ chức. Giả thuyết nghiên cứu Để đánh giá mức độ áp dụng kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam, bài viết xây dựng 5 giả thuyết về mô hình kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam như sau: Ho1: Các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam có môi trường kiểm soát ở mức độ chấp nhận được Ho2: Các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam thực hiện đánh giá rủi ro ở mức độ chấp nhận được Ho3: Các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam thực hiện các hoạt động kiểm soát ở mức chấp nhận được @ Trường Đại học Đà Lạt
  7. 690 Ho4: Các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam thực hiện thông tin và truyền thông ở mức chấp nhận được Ho5: Các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam thực hiện hoạt động giám sát ở mức chấp nhận được Thang đo các biến Kiểm soát nội bộ bao gồm 5 yếu tố bao gồm Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin và truyền thông, Giám sát. Nghiên cứu sẽ sử dụng các thang đo của (Anh, 2017; Asiligwa.Mr & G, 2017; Muraleetharan, 2011; Njoki, 2015; Phung, 2016). Đồng thời, tác giả phát triển thêm các thang đo mới với 36 thang đo, tương ứng với 5 yếu tố của kiểm soát nội bộ. Môi trường kiểm soát gồm 10 biến quan sát, Đánh giá rủi ro gồm 5 biến quan sát, Hoạt động kiểm soát gồm 10, Thông tin và truyền thông gồm 6, Giám sát gồm 5 biến quan sát. Các thang đo được mã hóa bởi các ký hiệu MT, ĐG, HĐKS, TTTT, GS để xử lý dữ liệu bởi phần mềm SPSS 23.0 Nghiên cứu sẽ sử dụng 152 bảng hỏi gửi đến các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam. Nghiên cứu thu về được 109 bảng hỏi của 109 doanh nghiệp phản hồi. Sau khi loại bỏ những phiếu không hợp lệ thu được 101 phiếu sẽ được đưa vào để xử lý dữ liệu. Dữ liệu thu thập được từ các bảng hỏi sẽ được xử lý, phân tích bởi phần mềm phân tích dữ liệu SPSS 23.0. 4. Kết quả và thảo luận Bài viết sẽ sử dụng kiểm định one-sample T-test để kiểm tra các giả thuyết trên. Giá trị 3 được coi là giá trị trung bình của thang đo Likert 5 mức độ, nếu giá trị thấp hơn 3 có nghĩa là mức độ sử dụng các yếu tố của kiểm soát nội bộ ở mức độ chưa phù hợp, giá trị lớn hơn 3 có nghĩa là mức độ sử dụng các yếu tố của kiểm soát nội bộ ở mức độ rất phù hợp ở mức độ phù hợp và rất phù hợp nên kiểm định one-sample T-test sẽ sử dụng giá trị kiểm tra là 3, kết quả kiểm định one-sample T-test như sau: Bảng 1: Thống kê mô tả N Minimum Maximum Mean Std. Deviation MTKS 101 1,00 5,00 3,2758 ,98401 ĐGRR 101 1,00 5,00 2,8185 1,11408 HĐKS 101 1,00 5,00 3,3861 1,13746 TTTT 101 1,00 5,00 3,4059 1,09297 GS 101 1,00 5,00 3,3703 ,91886 Valid N (listwise) 101 (Nguồn: Kết quả phân tích số liệu của tác giả) Kết quả phân tích số liệu cho thấy kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam có môi trường kiểm soát, Hoạt động thông tin và truyền thông, Hoạt động kiểm soát, Hoạt động giám sát đáp ứng yêu cầu xử lý của kiểm soát nội bộ. Việc thực hiện đánh giá rủi ro của kiểm soát nội bộ chưa đáp ứng được yêu cầu. Để xem kết quả này có đúng trên mẫu nghiên cứu không, chúng ta sẽ xem kết quả kiểm định ở bảng sau: @ Trường Đại học Đà Lạt
  8. 691 Bảng 2: Kết quả kiểm định One-Sample Test Value = 3 95% Confidence Interval of Mean the Difference Sig. (2- Differenc t df tailed) e Lower Upper MTKS 2,817 100 ,006 ,27581 ,0816 ,4701 ĐGRR 2,873 100 ,005 ,31848 ,0985 ,5384 HĐKS 3,412 100 ,001 ,38614 ,1616 ,6107 TTTT 3,733 100 ,000 ,40594 ,1902 ,6217 GS 4,050 100 ,000 ,37030 ,1889 ,5517 (Nguồn: Kết quả phân tích số liệu của tác giả) Kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị của P-value của 5 yếu tố của kiểm soát nội bộ đều nhỏ hơn 0,05. Như vậy, kết hợp với giá trị trung bình của các yếu tố của kiểm soát nội bộ cho thấy việc sử dụng các yếu tố của kiểm soát nội bộ để hạn chế rủi ro nhằm đạt được các mục tiêu của các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam được khảo sát về cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhưng ở mức chấp nhận được. Chỉ có hoạt động đánh giá rủi ro của kiểm soát nội bộ được xây dựng chưa phù hợp. 5. Các khuyến nghị xây dựng kiểm soát nội bộ trong bối cảnh chuyển đổi số tại các doanh nghiệp xây dựng Việt nam Nghiên cứu đã đưa ra khái niệm chung nhất và các yếu tố của kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp theo COSO 2013. Nghiên cứu cũng chỉ ra các cách tiếp cận mới về kiểm soát nội bộ. Nghiên cứu đã cho thấy cách tiếp cận theo nội dung gồm 5 yếu tố của kiểm soát nội bộ là phù hợp với hướng nghiên cứu của công trình. Để nâng cao sự hữu hiệu và hiệu quả của kiểm soát nội bộ trong bối cảnh chuyển đổi số, các doanh nghiệp xây dựng nên hoàn thiện kiểm soát nội bộ theo hướng sau: Các doanh nghiệp xây dựng Việt nam nên cải thiện hoạt động đánh giá rủi ro trong bối cảnh chuyển đổi số một cách toàn diện. Các nhà quản lý tại các doanh nghiệp xây dựng nên đặt ra yêu cầu với kiểm soát nội bộ trong bối cảnh chuyển đổi số là phải đánh giá được các vấn đề như: khả năng phản ứng lại những cuộc tấn công về an ninh thông tin của doanh nghiệp; các rủi ro về an ninh thông tin đang tồn tại trong doanh nghiệp; các vấn đề về tuân thủ, mức độ trưởng thành về an ninh thông tin. Thông qua việc đánh giá các nội dung này, kiểm soát nội bộ sẽ giúp ban lãnh đạo thấy rõ doanh nghiệp của mình đang đứng ở đâu và cần phải có những tiêu chuẩn nào để hoạt động một cách an toàn, hiệu quả. Các doanh nghiệp cũng cần tích hợp khung quản lý rủi ro công nghệ thông tin trong hoạt động của doanh nghiệp. Để tích hợp với hoạt động của các doanh nghiệp, quản trị rủi ro công nghệ thông tin phải được xây dựng thành một bộ khung hoàn chỉnh, bắt đầu từ nhận diện, đo lường mức độ rủi ro và xác định mức độ chấp nhận rủi ro của ban lãnh đạo tại các doanh nghiệp. Với vấn đề này, hoạt động kiểm soát nội bộ cần đánh giá tính hiệu quả của quản lý rủi ro công nghệ thông tin hiện tại và sự tích hợp quản lý rủi ro công nghệ thông tin. Việc này được thể hiện thông qua nhận diện, đưa ra khung đo lường, từ đó lập được báo cáo giám sát rủi ro cho doanh nghiệp. Muốn làm được việc này, doanh nghiệp cần xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ năng lực và các biện pháp kiểm soát @ Trường Đại học Đà Lạt
  9. 692 tương ứng. Ngoài ra, kiểm soát nội bộ phải xây dựng được bộ chỉ số rủi ro trọng yếu để đo lường và cơ chế giám sát để nắm bắt các rủi ro đang ở mức độ nào. Doanh nghiệp nên cải tiến hơn nữa việc thực hiện các hoạt động kiểm soát trong bổi cảnh chuyển đổi số phù hợp hơn. Doanh nghiệp cần có các hoạt động kiểm soát bảo đảm tính bảo mật của dữ liệu. Dữ liệu của doanh nghiệp có thể bị đánh cắp trong bối cảnh chuyển đổi số, sử dụng mạng internet. Vì vậy, các cấp quản lý cần có các hoạt động kiểm soát nhằm đảm bảo tính an toàn của dữ liệu và theo sát các quy định pháp luật có liên quan; đồng thời cần đánh giá mức độ tuân thủ của Doanh nghiệp đối với tính bảo mật. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải nâng cao chất lượng dữ liệu, nhất là tính chính xác của các thông tin trên báo cáo tài chính để giúp lãnh đạo Doanh nghiệp xem xét và đưa ra các quyết định đúng đắn. Ngoài ra, Doanh nghiệp cũng nên thực hiện thông tin và truyền thông tốt hơn nhằm truyền tải các thông tin bên trong và bên ngoài doanh nghiệp được thông suốt theo yêu cầu của kiểm soát nội bộ. Doanh nghiệp tiếp tục thực hiện các hoạt động giám sát nhằm xây dựng kiểm soát nội bộ hiệu quả và hữu hiệu trong doanh nghiệp. Tài liệu tham khảo 1. Anh, D. T. (2017). Researching internal control in construction enterprises in Vietnam stock market. (PhD thesis in Economics), National Economics University, Hanoi. 2. Asiligwa.Mr, & G, R. (2017). The Effect of Internal Controls on the Financial Performance of 3. Commercial Banks in Kenya. Journal of Economics and Finance, 8(3), 92-105. 4. Berete, M. (2011). Relationship between corporate social responsibility and financial performance in the pharmaceutical industry. from ProQuest Dissertations and These 5. Bernroider, E. W. N., & Ivanoc, M. (2011). IT project management control and the Control Objectives for IT and related Technology (CobiT) framework. International Journal of Project Management, 29(3), 325-336. doi: 10.1016/j.ijproman.2010.03.002 6. Boritz, E., & Lim, J. (2008). IT-control weakness, IT governance and firm performance. (CAAA) 2008 Annual Conference Paper. 7. Coates, J. (2007). The goals and promise of the Sarbanes-Oxley Act. Journal of Economic Perspectives, 21(1), 91-116. doi: 10.1257/jep.21.1.91 8. COBIT. (2019). Cobit 2019 framework. Retrieved 2/2/2020, 2020 9. COSO. (2013). The 2013 Coso framework and sox compliance Retrieved 18/2/2020, 2020 10. Doyle, J., Ge, W., & McVay, S. (2007a). Determinants of weaknesses in internal control over financial reporting. Journal of Accounting and Economics, 44, 193–223. doi: 10.1016/j.jacceco.2006.10.003 11. Doyle, J., Ge, W., & McVay, S. (2007b). Accruals quality and internal control over financial reporting. The Accounting Review, 82(5), 1141-1170. doi: 10.2308/accr.2007.82.5.1141 12. Fernald, H. B. (1943). Internal auditing. The Accounting Review, 18(3), 228-234. 13. Hair Jr, J. F., L.Tatham, R., & C.Black, W. (1998). Multivariate Data Analysis (Vol. fifth edition). USA: Prentice -Hall International, Inc. 14. Jokipii, A. (2010). Determinants and consequences of internal control in firms: A contingency @ Trường Đại học Đà Lạt
  10. 693 theory-based analysis. Journal of Management and Governance, 14(2), 115-144. doi: 10.1007/s10997-009-9085-x 15. Kaplan, R. S., & Norton, D. P. (1992). The balanced scorecard measures that drive performance. Harvard Business review, 70(1), 71-79. 16. Lai, S., Lin, C., Li, H., & Hwang, C. (2011). The relationship between the effectiveness of internal control and performance of firms. Paper presented at the Research Interaction Forum IV, American Accounting Association Annual Meeting, Denver, CO. http://www.aaahq.org/AM2011/research02.cfm 17. Lu, H., Richardson, G. D., & Salterio, S. E. (2010). Direct and indirect effects of internal control weaknesses on accrual quality: Evidence from a unique Canadian regulatory setting. Contemporary Accounting Research, 28(2), 675-707. doi: 10.1111/j.1911-3846.2010.01058.x 18. Masli, A., Peters, G. F., Richardson, V. J., & Sanchez, J. M. (2010). Examining the potential benefits of internal control monitoring technology. The Accounting Review, 85(3), 1001- 1034. doi: 10.2308/accr.2010.85.3.1001 19. Muraleetharan, P. (2011). Internal control and impact of financial performance of the organizations University of Jaffna. 20. Njoki, N. Z. (2015). The effect of internal controls on the financial performance of manufacturing firms in Kenya. 21. Noorvee, L. (2006). Evaluation of the effectiveness of internal control over financial reporting. (Master). (University of Tartu, Estonia) 22. Okafor, C., & Ibadin, P. (2009). The imperatives of internal audit in Nigerian banks: Issues and prospects. Global Journal of Social Sciences, 8(2), 21-27. doi: 10.4314/gjss.v8i2.51576 23. Pfister, J. (2009). Managing organizational culture for effective internal control - from practice to theory: Contributions to management science. 24. Phung, V. T. (2016). The impact of the factors of internal control system on the performance of Vietnam Electricity. (PhD thesis in Economics), Economics University, Hochiminh 25. Qianhong, W. (2011). On internal accounting control of the financial enterprises. Paper presented at the Second International Conference on Artificial Intelligenc Management Science and Electronic Commerce (AIMSEC), DeNG Leng, China. 26. Ridley, G., Y., J, & Carroll, P. (2008). Studies to evaluate COBIT’s contribution to organizations: Opportunities from the literature, 2003-06. Australian Accounting Review, 18(4), 334-342. doi: 10.1111/j.1835-2561.2008.0019x 27. Sani, A. A., & Chaharmahalie, S. (2012). Internal accounting controls. World Academy of Science, Engineering and Technology, 62, 54-57. 28. Tang, A. P., & Xu, L. (2008). Institutional ownership, internal control material weaknesses and firm performance. Retrieved from http://dx.doi.org/10.2139/ssrn.1031270 29. Tuttle, B., & Vandervelde, S. D. (2007). An empirical examination of COBIT as an internal control framework for information technology. International Journal of Accounting Information Systems, 8, 240-263. doi: 10.1016/j.accinf.2007.09.001 @ Trường Đại học Đà Lạt
  11. 694 30. Thọ, N. Đ. (2012). Methods of scientific research in business. Labor-Social Publishing House.Hanoi 31. Trọng, H., & Ngọc, C. N. M. (2008). Analyze research data with SPSS. Hong Duc Publishing House.Hochiminh 32. Yazawa, K. (2010). Why don’t Japanese companies disclose internal control weaknesses? Evidence from J-SOX mandated audits. 33. Zahirul, H., & Wendy, J. (2000). Linking balanced scorecard measures to size and market factors 34. Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ban hành ngày 20/11/2015 @ Trường Đại học Đà Lạt
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2