intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kiểm toán trách nhiệm kinh tế đối với cán bộ quản lý do kiểm toán nhà nước Việt Nam thực hiện

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

8
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Kiểm toán trách nhiệm kinh tế đối với cán bộ quản lý do kiểm toán nhà nước Việt Nam thực hiện" nghiên cứu thực tế công tác đánh giá trách nhiệm cá nhân qua kết quả kiểm toán hàng năm hiện nay cho thấy kiểm toán trách nhiệm kinh tế của cán bộ quản lý là nhiệm vụ tất yếu của KTNN Việt Nam trong công cuộc phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong thời gian sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kiểm toán trách nhiệm kinh tế đối với cán bộ quản lý do kiểm toán nhà nước Việt Nam thực hiện

  1. KIỂM TOÁN TRÁCH NHIỆM KINH TẾ ĐỐI VỚI CÁN BỘ QUẢN LÝ DO KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM THỰC HIỆN Hoàng Thanh Hạnh* - Phạm Tiến Dũng** 1 2 TÓM TẮT: Kiểm toán trách nhiệm kinh tế do Kiểm toán Nhà nước Trung Quốc thực hiện là một điểm đặc biệt nhất chưa từng có trong lịch sử phát triển kiểm toán quốc tế, là một cống hiến to lớn của kiểm toán Trung Quốc đối với kiểm toán quốc tế, hiện nay trở thành nhiệm vụ pháp định quan trọng. Kiểm toán trách nhiệm kinh tế là chỉ hoạt động của cơ quan kiểm toán dựa vào quy định pháp luật tiến hành giám sát, đánh giá, thẩm định tình hình thực hiện trách nhiệm kinh tế của người phụ trách doanh nghiệp cổ phần quốc doanh, doanh nghiệp nhà nước và những người phụ trách chính trong cơ quan chính phủ và ban ngành khác. Như vậy, không giống với các đơn vị kiểm toán lấy “đơn vị” làm đối tượng kiểm toán, đối tượng kiểm toán trách nhiệm kinh tế chủ yếu là “con người”. Với kinh nghiệm của KTNN Trung Quốc, qua nghiên cứu thực tế công tác đánh giá trách nhiệm cá nhân qua kết quả kiểm toán hàng năm hiện nay cho thấy kiểm toán trách nhiệm kinh tế của cán bộ quản lý là nhiệm vụ tất yếu của KTNN Việt Nam trong công cuộc phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong thời gian sắp tới. Từ khóa: kiểm toán trách nhiệm kinh tế Abstract: Economic responsibility audit (ERA) by The State Audit of China (CNAO) is a special stype of the history of international audit. It is a great dedication of The State Audit of China. ERA is the work based on legal provisions conducted surveillance, assessment and appraisal of the implementation of economic responsibility of the leader of state enterprises and the leader of government departments and other agencies. Thus, the object of ERA is mainly “human”. With the experience of CNAO and the real situation in Vietnam, ERA is the major tasks of the SAV in the fight against corruption and wastefulness in the near future. Keywords: economic responsibility audit 1. KHÁI NIỆM, ĐẶC TRƯNG VÀ SỰ CẦN THIẾT KIỂM TOÁN TRÁCH NHIỆM KINH TẾ ĐỐI VỚI CÁN BỘ QUẢN LÝ Kiểm toán trách nhiệm kinh tế đối với cán bộ lãnh đạo quản lý là hoạt động kiểm tra và đánh giá của cơ quan KTNN về trách nhiệm kinh tế của cán bộ quản lý trong thời gian nhiệm kỳ công tác thông qua việc kiểm tra, đánh giá tính trung thực, hợp pháp và hiệu quả trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và các hoạt động kinh tế liên quan khác của địa phương, đơn vị do họ lãnh đạo. Một số đặc trưng của kiểm toán trách nhiệm kinh tế cán bộ quản lý: - Xét về hình thức và mục tiêu kiểm toán thì kiểm toán trách nhiệm kinh tế là một loại hình của kiểm toán tuân thủ có kết hợp với kiểm toán hoạt động đối với các hoạt động kinh tế và quản lý tài chính công, tài sản công gắn với trách nhiệm quản lý, điều hành của cán bộ lãnh đạo (Bên cạnh đó, tùy mục đích của kiểm toán trách nhiệm kinh tế có thể xác nhận tính trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán để quy trách nhiệm người đứng đầu). * Học viện Tài chính ** Kiểm toán Nhà nước Khu vực I, Hoàng Thanh Hạnh: Tell: +84914991693. Email: khangphu2008@yahoo.com.vn
  2. 864 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION - Xét về nội dung kiểm toán thì kiểm toán trách nhiệm kinh tế có thể coi là một dạng kiểm toán hỗn hợp , được thực hiện trong cùng một cuộc kiểm toán các nội dung kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động. - Các cuộc kiểm toán trách nhiệm kinh tế đối với cán bộ lãnh đạo có phạm vi chủ yếu chỉ liên quan đến lĩnh vực quản lý tài chính công, tài sản công của đơn vị có liên quan đến trách nhiệm quản lý của người cán bộ lãnh đạo quản lý. Trách nhiệm này được xác định trên cơ sở chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ có thẩm quyền, trong thời gian nhiệm kỳ mà người cán bộ đó giữ chức vụ lãnh đạo đơn vị. - Cơ quan KTNN và kiểm toán viên nhà nước là đơn vị thực hiện chính công việc này do đây là loại hình đặc thù liên quan đến kiểm tra, đánh giá cán bộ của nhà nước nên chủ thể kiểm toán chỉ có thể là KTNN (trong thực tế còn phải phối hợp nhiều cơ quan khác của đảng, chính quyền…), không thể uỷ thác cho kiểm toán viên độc lập và kiểm toán viên nội bộ của đơn vị. - Kiểm toán trách nhiệm kinh tế đối với cán bộ lãnh đạo có mục đích là thông qua xem xét, kiểm tra để đánh giá, quy trách nhiệm kinh tế đối với cán bộ lãnh đạo quản lý. Do đó, loại hình kiểm toán này được coi như một hình thức đặc biệt của đảng và nhà nước để đánh giá cán bộ lãnh đạo. Đồng thời, do mục đích đánh giá cán bộ nên có sự khác biệt giữa chủ thể kiểm toán và người yêu cầu kiểm toán. Trong mọi trường hợp, chủ thể kiểm toán là KTNN nhưng người yêu cầu, người “đặt hàng” là cơ quan có thẩm quyền trong quản lý và đánh giá cán bộ. Vì vậy, trong quy trình kiểm toán phải có sự tham gia của nhiều bên và phải có cơ chế cụ thể trong việc phối hợp giữa KTNN và các cơ quan có liên quan khác. Sự cần thiết kiểm toán trách nhiệm kinh tế đối với cán bộ quản lý - Kiểm toán trách nhiệm kinh tế là một công cụ, biện pháp quan trọng để giám sát, đánh giá cán bộ lãnh đạo trước khi bổ nhiệm và được giao các vị trí quan trọng; là một trong các thước đo đánh giá năng lực, trình độ và bản lĩnh cán bộ để bồi dưỡng, đào tạo, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật, cách chức và luân chuyển cán bộ; đồng thời là biện pháp quan trọng để bảo vệ cán bộ. Con người là nhân tố quan trọng hàng đầu trong một tổ chức. Sự thành công hay thất bại của một tổ chức phụ thuộc rất lớn vào người đứng đầu và nhân sự chủ chốt trong bộ máy. Đánh giá cán bộ là một nội dung quan trọng, theo chốt của công tác cán bộ. Về lý luận cũng như trong thực tiễn có thể áp dụng nhiều phương pháp đánh giá cán bộ khác nhau (cho điểm theo các tiêu chuẩn; bỏ phiếu nhận xét cán bộ...). Tuy nhiên, do đặc thù của việc kiểm toán là mọi nhận xét, kết luận và kiến nghị kiểm toán đều phải dựa trên cơ sở các bằng chừng kiểm toán đầy đủ và tin cậy, công việc kiểm toán được tiến hành bởi các Kiểm toán viên có kiến thức, kinh nghiệm được đào tạo tương xứng với yêu cầu nghề nghiệp, lại được thực hiện theo một quy trình và phương pháp khoa học, được quy định chặt chẽ nên kết quả đánh giá là rất đáng tin cậy và thuyết phục. Thông qua kết quả kiểm toán do cơ quan KTNN cung cấp, các cơ quan quản lý và kiểm tra cán bộ của Đảng và Nhà nước sẽ có thêm những luận cứ quan trọng và xác đáng khi bổ nhiệm, đề bạt, cách chức hoặc luân chuyển cán bộ... Đồng thời, kết quả kiểm toán trách nhiệm kinh tế cũng sẽ góp phần làm rõ đúng sai, bảo vệ những cán bộ, đảng viên trung thực, liêm khiết, trong sáng trước các hành vi bè phái, cục bộ, mất đoàn kết, kiện cáo không mang tính chất xây dựng. Để tuyển chọn sử dụng cán bộ chất lượng thì phải có phương pháp kiểm tra khoa học và cơ chế giám sát hoàn thiện và phải có đánh giá qua một quá trình công tác lâu dài do một cơ quan độc lập thực hiện. Thực tế qua báo chí cho thấy việc bổ nhiệm cán bộ trong thời gian qua còn nhiều bất cập, tuy qua nhiều khâu, qua kiểm soát của nhiều cơ quan từ trung ương đến địa phương; đúng quy trình nhưng vẫn ”để lọt” và bổ nhiệm nhiều cán bộ quản lý cấp cao không đáp ứng yêu cầu công việc và chỉ khi báo chí và các cơ
  3. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 865 quan chức năng vào cuộc thì mới phát hiện sai phạm (Ví dụ: bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh tại Bộ Công Thương và tỉnh Hậu Giang; Vũ Quang Hải tại TCT Sabeco; bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng tại Cục Hàng Hải…). Nếu đã thực hiện kiểm toán trách nhiệm cá nhân trước khi bổ nhiệm thì sẽ giảm thiểu được việc bổ nhiệm không đúng người, không đúng năng lực vào vị trí quan trọng; không bổ nhiệm những lãnh đạo quản lý yếu kém vào vị trị những tập đoàn lớn của nhà nước hoặc vào những vị trị quan trọng trong bộ máy nhà nước vì chỉ có kiểm toán trách nhiệm cán bộ trong cả một quá trình mới có đánh giá đầy đủ, toàn diện, sát thực tế đối với cán bộ đó (đây là một ưu điểm mà kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ và kể cả kiểm toán hoạt động không làm được). - Kiểm toán trách nhiệm kinh tế là một biện pháp quan trọng ngăn ngừa phòng, chống và xử lý tham nhũng ngay từ trong trứng nước Trong giai đoạn hiện nay, nhiệm vụ của cán bộ lãnh đạo quản lý ngày càng nặng nề, trách nhiệm ngày càng cao và càng được xác định cụ thể. Vấn đề cán bộ lãnh đạo có quán triệt đúng đắn phương châm phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt hay không; có sử dụng đúng quyền hạn được giao hay không; quản lý và sử dụng vốn, kinh phí, tài sản nhà nước hợp lý, hiệu quả và đúng pháp luật hay không ... là vấn đề quan trọng liên quan đến việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội hàng năm, từng thời kỳ cũng như đường lối, chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Hiện tại, trật tự kỷ cương trong quản lý tài chính nhà nước và tài sản nhà nước nhất là chi tiêu ngân sách, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý đất đai, tài sản công... còn nhiều bất cập, sai sót và có lúc, có nơi còn nghiêm trọng. Một trong các nguyên nhân chính của tình trạng trên có liên quan đến việc thực thi chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ lãnh đạo. Kiểm toán trách nhiệm kinh tế đối với cán bộ quản lý có thể ngăn ngừa, tăng cường hơn nữa việc giám sát cán bộ lãnh đạo; kiểm tra, xử lý cương quyết những cán bộ coi thường các định chế tài chính - kinh tế, vi phạm pháp luật; góp phần nâng cao trình độ quản lý cán bộ, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật và khả năng tự điều chỉnh của cán bộ lãnh đạo, quan tâm đến cán bộ về mặt chính trị, rèn luyện đạo đức, tác phong cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư; góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng và cuộc đấu tranh chống tham nhũng. - Kiểm toán trách nhiệm kinh tế là công cụ hữu hiệu để xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, đôn đốc bộ máy lãnh đạo hoạt động theo nguyên tắc thượng tôn pháp luật. Như vậy, Kiểm toán trách nhiệm kinh tế đối với cán bộ quản lý là một biện pháp quan trọng, mang tính đột phá để ngăn ngừa, đấu tranh chống tham nhũng; là loại hình kiểm toán mới mà KTNN phải triển khai thực hiện để nhằm mục tiêu minh bạch hóa quá trình quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công; bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo đủ năng lực, đủ tài, có đức và chắc chắn sẽ được Đảng, Nhà nước và đông đảo các tầng lớp nhân dân và quần chúng đồng tình ủng hộ. 2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài Tôn Hiểu Nham (2005) với công trình nghiên cứu “KTTNKT đối với CBQL nhà nước” đã chỉ ra KTTNKT của CBQL tại các đơn vị nhà nước là quan trọng vì các đơn vị công là những đơn vị sử dụng NSNN nên việc xảy ra hiện tượng tiêu cực là dễ thấy. Do đó khi kiểm toán, KTNN phải KTTNKT đối với CBQL. Ông nêu ra rằng KTTNKT phải kiểm toán được tình trạng tham ô, lãng phí và tình trạng tha hóa đạo đức của những CBQL trong các tổ chức công.
  4. 866 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION Liu Bei (2004) với công trình nghiên cứu ’’Vai trò KTNN Trung Quốc’’, chỉ ra rằng KTTNKT của KTNN có tác dụng giám sát cán bộ, là căn cứ quan trọng trong việc cất nhắc và sử dụng cán bộ lãnh đạo và là nhiệm vụ quan trọng, phù hợp và do KTNN thực hiện trong nhiệm vụ hàng năm (Đoàn học tập kinh nghiệm kiểm toán tại KTNN Trung Quốc, 2005). ZhangQi (2004) với công trình nghiên cứu ”Chuẩn mực KTNN Trung Quốc”, chỉ ra rằng hệ thống chuẩn mực KTNN Trung Quốc có quy định cụ thể quyền kiểm tra, xử lý xử phạt của KTNN đối với việc gian lận, phạm pháp nghiêm trọng. KTNNN phải có thẩm quyền tiến hành xử lý xử phạt đối với hành vi gian lận, phạm pháp nghiêm trọng và có biện pháp trong việc tìm kiếm manh mối hành vi gian lận, phạm pháp nghiêm trọng. KTTNKT là nghiệp vụ chuyên môn để đối chiếu với với các mục tiêu liên quan, đưa ra đánh giá xem xét liệu những công chức đặc biệt có hành thành đúng chức trách, nghĩa vụ của mình không, đồng thời xác định rõ gianh giới trách nhiệm của cán bộ, viên chức trong những vấn đề do KTNN phát hiện (Đoàn học tập kinh nghiệm kiểm toán tại KTNN Trung Quốc, 2005). Crawbath (2001) xác định rằng kiểm toán CBQL là một nhiệm vụ khó thực hiện với lý do các nhân tố ảnh hưởng tới kiểm toán đặc biệt là TNKT của CBQL như: Nhân tố kinh tế, xã hội, đối tượng kiểm toán làm cho kết quả KTTNKT của CBQL trở nên ít chính xác vì nó tác động lớn đến các cán bộ kiểm toán làm cho KTV dễ nhận định sai. Smarth Jhon (2000) đã chỉ ra rằng tại các nước xã hội chủ nghĩa, hiện tượng CBQL để xảy ra tình trạng thiếu trách nhiệm trong quản lý là xuất phát từ hiện tượng tư lợi cá nhân và lợi ích riêng nên dễ xảy ra hiện tượng tiêu cực làm cho các tổ chức kém phát triển gây lãng phí và thất thoát cho nhà nước làm ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của đất nước do đó phải tăng cường công tác thanh kiểm tra các đơn vị khu vực công nhằm mục đích minh bạch tài chính, giảm thất thoát tiền, tài sản nhà nước. Nath (2005) chỉ ra có 8 nhân tố được phân loại thành nhóm nhân tố kinh tế, chính trị và xã hội có ảnh hưởng quan trọng tới việc hình thành kiểm toán trong các tổ chức công gồm: Vai trò Tổng KTNN; yêu cầu từ các cấp chính quyền; chính sách tài khóa; áp lực từ các nhóm lợi ích (chính trị gia, phương tiện truyền thông...); vai trò của các ủy ban trong quốc hội; thay đổi luật và quy định; tác động của nghề nghiệp kế toán, kiểm toán; thay đổi cơ cấu tổ chức của SAI. Trong số 8 nhân tố trên, có 3 nhân tố (gồm ủy ban kế toán công, quốc hội và phương tiện truyền thông) có vai trò quan trọng nhất trong việc phát triển kiểm toán, các nhân tố này có ảnh hưởng làm tăng cầu về kiểm toán. Pollit và Cộng sự (1997, 1999) đưa ra quan điểm chức năng kiểm toán trong các tổ chức công không chỉ đơn giản là áp dụng những kỹ thuật kiểm toán phù hợp mà còn bao hàm khía cạnh quản lý được áp dụng trong mô hình quản trị công mới. Pollit cho rằng thay đổi trên phương diện kỹ thuật kiểm toán trong các tổ chức công quyết định loại hình kiểm toán và tiến trình phát triển, nhưng những thay đổi kỹ thuật kiểm toán chỉ xuất hiện cùng với những thay đổi trong cải cách quản trị công. Trên bằng chứng thực nghiệm khảo sát tại 05 quốc gia khác nhau bao gồm Phần Lan, Pháp, Hà Lan, Thủy Điển và Anh (thông qua nghiên cứu tình huống), Pollitt & cộng sự (1999) đã đưa ra mô hình đầu ra, đầu vào (mô hình logic) để thiết lập mô hình các nhân tố tác động đến hoạt động kiểm toán… Nhìn chung các công trình nghiên cứu đã chỉ ra sự cần thiết phải thực hiện KTTNKT của cán bộ quản lý đối với lĩnh vực công nhằm mục tiêu phòng chống tham nhũng, minh bạch tài chính công; các công trình đã tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng công tác kiểm toán và đã chỉ ra được một số nhóm nhân tố ảnh hưởng công tác kiểm toán: như yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội; yếu tố về đặc thù của đơn vị được kiểm toán; yếu tố về năng lực của các SAI…
  5. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 867 2.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam Về KTTNKT đã có một số công trình khoa học được công bố như: GS.TS Vương Đình Huệ (2003, 2012) đã đưa ra lý luận chung ban đầu về KTTNKT và có xây dựng sơ bộ quy trình KTTNKT đối với CBQL. Đề tài đã đưa ra được cơ sở lý luận cùng mô hình KTTNKT đối với CBQL và có đưa ra lộ trình từ 2003 đến 2010 đưa hoạt động KTTNKT vào nền nếp. Đây là Đề tài nghiên cứu khoa học đầu tiên về KTTNKT tại Việt Nam, đặt nền móng về khái niệm, đặc trưng, xây dựng cơ sở lý luận, quy trình KTTNKT đối với CBQL. Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (2007) đã có quan điểm cần phải KTTNKT đối với cán bộ được đề bạt, mãn nhiệm kỳ nhằm chống tham nhũng, lãng phí NS, tài sản nhà nước. Có thể nói đây là tuyên bố bước đầu cho quyết tâm đặt nền móng KTTNKT của một thành viên của Bộ Chính trị. Tiếp đến, ngày 18/07/2009, tại cuộc họp giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội và KTNN bàn về Đề án Chiến lược Phát triển KTNN đến 2015 và tầm nhìn 2020 có đặt ra mục tiêu sẽ nghiên cứu ban hành cơ sở pháp lý thực hiện KTTNKT trước khi bổ nhiệm và mãn nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo. Nguyễn Đình Hựu (2015) đã chỉ ra rằng KTTNKT có vai trò quan trọng đối với phòng, chống tham nhũng Việt Nam. Trên cơ sở học tập kinh nghiệm tại CNAO, Tác giả đã đưa ra khái niệm KTTNKT đối với CBQL, đặc trưng, vai trò, lịch sử hình thành, phát triển của KTTNKT; những bài học kinh nghiệm của CNAO đối với việc xây dựng, phát triển KTTNKT đối với CBQL. Đặng Thị Hoàng Liên (2013) đã có bài viết nghiên cứu về địa vị pháp lý của KTNN Trung Quốc, những loại hình kiểm toán của KTNN Trung Quốc, những thay đổi trong hoạt động KTNN của Trung Quốc từ khi gia nhập WTO và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Đề tài cũng nêu những nét tương đồng về thể chế, các bài học kinh nghiệm của CNAO để Việt Nam học tập, trong đó có đề cập đến KTTNKT là nhiệm vụ cần thiết trong việc thay đổi hoạt động từ khi gia nhập WTO với mục tiêu minh bạch hóa nền tài chính công. Nguyễn Đình Hựu (2002), Nghiên cứu về vị trí, chức năng và phương thức hoạt động của Tòa Kiểm toán Pháp trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến kiểm toán tài phán. Tòa Kiểm toán được thành lập dưới hình thức một tòa án tư pháp, có thẩm quyền truy cứu TNKT của các nhân viên kế toán công trong trường hợp có vi phạm và có quy chế thẩm phán xét xử, quyền tài phán. Phạm Anh Tuấn (2014) có để xuất tăng cường chức năng khởi tố vụ án cho KTNN Việt Nam để tăng cường công tác phòng chống tham nhũng vì các hành vi tham nhũng ngày càng phức tạp, tinh vi, thô bạo với quy mô lớn, liên quan nhiều cấp, nhiều ngành. Bùi Thị Thủy (2014), Luận án tiến sĩ kinh tế với Đề tài: ”Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán BCTC các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” đã hệ thống hóa 16 nhân tố ảnh hưởng (các nhân tố này có thể kế thừa trong Luận án) tới chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay, được chia thành 3 nhóm, gồm: Nhóm nhân tố bên ngoài, nhóm nhân tố về KTV và nhóm nhân tố công ty kiểm toán. Trong số này, Tác giả phát triển 12 tiêu chí đo lường 3 nhân tố thuộc nhóm bên ngoài (Môi trường pháp lý, Doanh nghiệp niêm yết và Kiểm soát bên ngoài và khác) phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam. Đặng Anh Tuấn (2015) Luận án tiến sĩ kinh tế đã nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến kiểm toán trong lĩnh vực công tại Việt Nam (các nhân tố này có thể kế thừa trong Luận án). Có thể nói, đây là một trong những công trình đầu tiên trong nước có nghiên cứu định lượng về các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm toán trong lĩnh vực công tại Việt Nam do KTNN Việt Nam thực hiện. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 04 nhóm nhân tố ảnh hưởng hoạt động kiểm toán trong lĩnh vực công là: (1) Nhân tố chính trị; (2) Nhân tố khả
  6. 868 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION năng của KTNN; (3) Nhân tố kỹ năng của KTV; (4) Nhân tố kinh tế. Trong các nhân tố đó quan trọng nhất là phát hiện việc phát triển công tác kiểm toán phụ thuộc vào nhân tố nội tại (khả năng nội tại của KTNN, kỹ năng của KTV) hơn là các nhân tố bên ngoài (nhân tố chinh trị, kinh tế). Mặt khác nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tại những nước đang phát triển, mức độ minh bạch và trách nhiệm giải trình chưa cao thì nhu cầu về KTTNKT là rất cao do khả năng ”cung” còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu. Trần Thị Bích Hậu (2012) đã nêu lên các nhân tố tác động đến chất lượng KTTNKT đối với CBQL kinh tế gồm: Tham ô lãng phí, thiếu quy định về TNKT của CBQL, kết quả KTTNKT trong tổ chức công còn hạn chế, yêu cầu triển khai KTTNKT của CBQL để tránh thất thoát lãng phí, yêu cầu từ quốc hội, vai trò của của KTNN, luật KTNN yêu cầu, sự giúp đỡ của các chuyên gia, yêu cầu từ sự minh bạch của công chúng. Nguyễn Bích Thủy (2011) đã có nghiên cứu chỉ ra rằng nhân tố tác động đến KTTNKT đối với CBQL bao gồm: Kiến thức của kiểm toán viên, trình độ và kinh nghiệm của KTV, Năng lực của KTNN, khả năng vận dụng các phương pháp kiểm toán của KTNN, Kỹ năng của KTV, Nguồn lực của KTNN, Nội dung kiểm toán đối với CBQL kinh tế của KTNN. Nguyễn Văn Kiên (2010), Trần Bích Hậu (2008) đã có nghiên cứu xác định nhân tố tác động tới kiểm toán TNKT đối với CBQL gồm: Quy mô của tổ chức công, loại hình tổ chức công, CBQL của tổ chức công, quy định và thủ tục của tổ chức công, hiểu biết của tổ chức công; Nguyễn Văn Kiên (2010), Trần Bích Hậu (2008) đã có nghiên cứu chỉ ra rằng hiệu quả của KTTNKT đối với CBQL kinh tế đối với đơn vị tổ chức công được thể hiện qua công tác triển khai KTTNKT của KTNN, khả năng của KTNN, Mức độ hoàn thành nhiệm vụ của KTNN. 2.3. Mô hình hồi quy Mô hình nghiên cứu được đề xuất là: F = α + βi(Fi) Trong đó F là biến phụ thuộc thể hiện sự phát triển KTTNKT; Fi là các biến độc lập thể hiện các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển KTTNKT đối với CBQL. 3. KINH NGHIỆM KIỂM TOÁN TRÁCH NHIỆM KINH TẾ DO KTNN TRUNG QUỐC THỰC HIỆN Lịch sử kiểm toán trách nhiệm kinh tế Trung Quốc trải qua ba giai đoạn: - Giai đoạn một (từ giữa những năm 80 đến năm 1998): là giai đoạn khai sinh của kiểm toán trách nhiệm kinh tế. Ban đầu chỉ là cơ quan kiểm toán thuộc cấp huyện, thành phố địa phương tiến hành kiểm toán một số vấn đề đối với doanh nghiệp cải cách quốc doanh, báo cáo khai man thành tích chỉnh trị của một số lãnh đạo cán bộ Đảng; kiểm toán việc thực hiện kinh doanh bao khoán trước khi rời khỏi sở nhiệm của một số giám đốc, quản lý. Sau đó loại hình này dần dần phát triển thành cơ quan kiểm toán trách nhiệm kinhh tế. Năm 1997, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã có phê chuẩn cho phép kiểm toán trách nhiệm kinh tế trên toàn quốc. - Giai đoạn hai (từ năm 1999 đến năm 2007): là thời kỳ có tính then chốt trong quá trình tìm tòi, phát triển của kiểm toán trách nhiệm kinh tế. Tháng 5/1999, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc vụ viện đã ban hành Quy định tạm thời kiểm toán trách nhiệm kinh tế trong giai đoạn đương nghiệm đối với các cán bộ lãnh đạo Đảng cấp huyện trở xuống và quy định tạm thời kiểm toán trách nhiệm kinh tế nhiệm kỳ của các cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp do Nhà nước đầu tư và chi phối. Giai đoạn này đánh dấu Trung Quốc bước đầu xây dựng chế độ kiểm toán trách nhiệm kinh tế. Bắt đầu từ đay, KTNN Trung Quốc đã tiến hành triển khai kiểm toán trách nhiệm kinh tế toàn diện đối với các cán bộ lãnh đạo Đảng và Chính quyền
  7. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 869 cấp huyện trở xuống, lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước. Tháng 01/2005, phạm vi kiểm toán trách nhiệm kinh tế đối với cán bộ lãnh đạo Đảng và chính quyền được mở rộng đến cấp tỉnh, thành phố trực thuộc. Tháng 02/2006, kiểm toán trách nhiệm kinh tế được đưa vào Luật KTNN Công Hòa Nhân dân Trung Hoa, xác định rõ vai trò pháp luật của kiểm toán trách nhiệm kinh tế. - Giai đoạn ba (từ 2008 đến nay): là thời kỳ phát triển làm sâu sắc hóa kiểm toán trách nhiệm kinh tê. Tháng 9/2009, tại Hội nghị Toàn quốc lần thứ 4 Khóa 17 Đảng Cộng sản Trung ương Trung Quốc có thông qua nghị quyết: ”Hoàn thiện công tác kiểm toán trách nhiệm kinh tế của cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước và lãnh đạo chủ chốt trong Đảng và Chính quyền”. Tháng 10/2010, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc vụ viện đã ban hành thực thi quy định kiểm toán trách nhiệm kinhh tế cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước và cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng và chính quyền. Đây là văn kiện có tính cương lĩnh trong công tác chỉ đạo kiểm toán trách nhiệm kinh tế. Tháng 7/2014, 7 đơn vị thành viên trong Hội nghị liên tịch công tác kiểm toán kinh tế trung ương đã phối hợp ban hành các hướng dẫn thực hiện cho Quy định trên, cụ thể quy định: ”Thực hiện kiểm toán đối với các lãnh đạo quản lý tài nguyên, tài chính rời nhiệm sở”, mở rộng thêm độ sâu và độ rộng của kiểm toán trách nhiệm kinh tế. Giai đoạn này, kiểm toán trách nhiệm đã dần hoàn thiện, thực hiện chế độ hóa kiểm toán cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng và chính quyền cấp huyện trở xuống; không ngừng kiểm toán cán bộ chủ chốt cấp phòng, ban của tỉnh, thành phố; bước đầu tiến hành chế độ kiểm toán luân phiên trong thời gian đương nhiệm đối với cán bộ chủ chốt cấp tỉnh. Hiện nay, kiểm toán trách nhiệm kinh tế là một trong những nhiệm vụ công tác chính của tổ chức kiểm toán nội bộ và cơ quan KTNN Trung Quốc. Số lượng các cuộc kiểm toán bình quân chiếm khoảng 40% toàn bộ số lượng các cuộc kiểm toán. Theo thống kê từ năm 2008 đến nay, cơ quan kiểm toán các cấp trên cả nước đã tiến hành kiểm toán 220.000 lượt cán bộ lãnh đạo, trong đó: hơn 160 lượng lãnh đạo cấp tỉnh; 4.600 lượt lãnh đạo cấp chánh văn phòng địa phương; hơn 50.000 lượt lãnh đạo cấp huyện; khoảng 170.000 lượt cán bộ lãnh đạo cấp xã, phường. Trong 5 năm gần đây, cơ bản luân phiên kiểm toán một lượt đối với 31 tỉnh thành (khu tự trí, thành phố trực thuộc), 53 doanh nghiệp nhà nước do trung ương quản lý. Qua kiểm toán phát hiện 100 tỷ NDT tiền sai phạm liên quan trách nhiệm trực tiếp của người lãnh đạo thuộc đơn vị được kiểm toán; có hơn 2580 người bị chuyển sang tòa án, viện kiểm sát xử lý; kỷ luật 890 cán bộ phụ trách chủ chốt (Trích báo cáo tham luận của KTNN Trung Quốc tại Hội thảo Kiểm toán trách nhiệm kinh tế và vai trò của cơ quan KTNN trong phòng, chống tham nhũng ngày 22/7/2015 tại KTNN Việt Nam). Các điều kiện cần có để thực hiện kiểm toán trách nhiệm kinh tế của cán bộ quản lý do KTNN Việt Nam thực hiện Để triển khai kiểm toán trách nhiệm kinh tế cần phải có các điều kiện sau: - Thứ nhất: Phải có sự chỉ đạo và ủng hộ mạnh mẽ của Đảng, Chính phủ (theo KTNN Trung Quốc thì công việc này chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý và quyết tâm của tầng lớp quyết sách cao nhất). Thực tiễn đã chứng minh, nếu không có sự lãnh đạo và ủng hộ mạnh mẽ của chính quyền, đảng ủy các cấp thì công tác kiểm toán trách nhiệm kinh tế mà trọng tâm là kiểm toán các cán bộ lãnh đạo không thể triển khai được. - Thứ hai: Cần phải xây dựng, kiện toàn cơ cấu quản lí, tổ chức, vận hành hoạt động kiểm toán trách nhiệm kinh tế từ Trung ương tới địa phương. Tại Trung quốc có hai cấp: + Cấp trung ương: đã thành lập các hội nghị liên tịch về công tác kiểm toán trách nhiệm do KTNN Trung Quốc, Ủy ban Kiểm tra trung ương, các bộ ngành của trung ương và các cơ quan khác có liên quan; + Tại các tỉnh thành có 97% các quận huyện trong cả nước đã xây dựng hội nghị liên tịch kiểm toán trách nhiệm kinh tế.
  8. 870 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION Thực tiễn đã chứng minh xây dựng tổ chức thống nhất có lợi cho việc huy động, phát huy các ưu thể của từng bên, tạo thành sức mạnh tổng hợp, đảm thuận lợi cho công tác kiểm toán trách nhiệm kinh tế. - Thứ ba: Phải kết hợp chặt chẽ kiểm toán trách nhiệm kinh tế với kiểm toán chuyên ngành. Trong khi kiểm toán kinh tế, phải chủ ý đến kết quả kiểm toán chuyên ngành trong quá trình sử dụng tài chính, ngân hàng, doanh nghiệp, tài nguyên môi trường. Bên cạnh đó phải không ngừng đổi mới và cải tiến phương thức kiểm toán trách nhiệm kinh tế, kết hợp giữa kiểm toán trong thời gian đương nhiệm và rời nhiệm; thử nghiệm tiến hành kiểm toán đồng bộ trách nhiệm kinh tế của cán bộ lãnh đạo chính phủ và các cấp ủy đảng....Thực tiến cho thấy, sự kết hợp chặt chẽ giữa kiểm toán trách nhiệm và kiểm toán chuyên ngành là biện pháp hữu hiệu nâng cao hiệu suất kiểm toán, bảo đảm chất lượng kiểm toán. - Thứ tư: Cần phải xây dựng, kiện toàn cơ chế sử dụng kết quả kiểm toán.Thực tế tại Trung Quốc cho thấy KTNN Trung quốc đã xây dựng được hơn 2000 điều khoản, chế độ vể việc sử dụng kết quả kiểm toán trách nhiệm kinh tế. Bao gồm các chế độ như: giao thoa, chuyển giao trách nhiệm khi rời nhiệm sở, ghi chép hồ sơ cán bộ, cảnh báo, truy cứu trách nhiệm,...Nhiều đơn vị, cơ quan, chính quyền các cấp của Trung Quốc đã đem kết quả kiểm toán trách nhiệm kinh tế áp dụng rộng rãi vào các hội nghị quyết định về nhân sự, chính sách kinh tế quạn trọng, xử lý các vụ án trọng điểm...Thực tế cho thấy việc áp dung đầy đủ kết quả kiểm toán trách nhiệm kinh tế là biện pháp quan trọng để phòng, chống đề bạt các cán bộ yếu kèm vào các vị trí quan trọng. - Thứ năm: Cần phải chuẩn hóa khung pháp lí của kiểm toán trách nhiệm kinh tế. Hiện nay tại KTNN Trung Quốc thì khung pháp lý cho kiểm toán trách nhiệm kinh tế bao gồm Luật KTNN Trung Quốc; quy định của Văn phòng Trung ương Đảng và Quốc Vụ viện về kiểm toán Trách nhiệm; các thông tư hướng dẫn (toàn quốc đã xây dựng xong hơn 12.000 điều khoản, chế độ, văn bản quy phạm pháp luật về kiểm toán trách nhiệm kinh tế)... 4. THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN TRÁCH NHIỆM KINH TẾ ĐỐI VỚI CÁN BỘ QUẢN LÝ DO KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN Ngày 27/8/2007, tại buổi làm việc với Ban Cán sự đảng KTNN, đồng chí Trương Tấn Sang - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã đề nghị xây dựng đề án KTTNKT đối với cán bộ được đề bạt, mãn nhiệm nhằm chống tham nhũng, lãng phí tài chính công, tài sản công. Hệ thống các chỉ tiêu và tiêu chí để đánh giá trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo tại các cơ quan nhà nước và các DNNN còn chưa rõ ràng, đầy đủ; Chế tài xử lý còn nhẹ, chưa có sức thuyết phục; Chưa có quy định cụ thể kiểm toán đánh giá trách nhiệm kinh tế của cán bộ tại các cơ quan nhà nước và lãnh đạo DNNN; Chưa có quy trình và đề cương hướng dẫn kiểm toán đối với kiểm toán đánh giá trách nhiệm kinh tế trong lĩnh vực NS, đầu tư, DNNN, nhất là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Hiện nay trong Quy trình kiểm toán chưa đề cập đến việc đánh giá trách nhiệm kinh tế qua kết quả kiểm toán. Tuy nhiên KTNN đã ban hành Hướng dẫn Số 165/HD-KTNN ngày 8/03/2008 hướng dẫn kết luận về trách nhiệm và kiến nghị xử lý vi phạm theo kết luận kiểm toán qua kết quả kiểm toán. Văn bản này hướng dẫn việc kết luận về trách nhiệm và kiến nghị xử lý đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quyền hạn và trách nhiệm trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước hoặc của đơn vị được giao quản lý vốn, tài sản nhà nước có các sai phạm được phát hiện trong quá trình thực hiện kiểm toán. Qua nghiên cứu định lượng và kết quả khảo sát có mô hình hồi quy như sau: F= β0 + β1F1 + β2F2 + β2 F3 + β3 F4 + β5 F5 + β6 F6 + β7 F7 + Ui
  9. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 871 Nhân tố 1: Đặt tên cho nhân tố này là Năng lực của KTV và ký hiệu là F1. Nhân tố 2: Đặt tên cho nhân tố này là Kinh tế, chính trị, xã hội và ký hiệu là F2. Nhân tố 3: Đặt tên cho nhân tố này là Khả năng KTTNKT của CBQL của KTNN và ký hiệu là F3. Nhân tố 4: Đặt tên cho nhân tố này là Sự hiểu biết và quy chế của tổ chức công và ký hiệu là F4. Nhân tố 5: Đặt tên cho nhân tố này là Vai trò của KTNN, Luật KTNN và sự giúp đỡ từ các chuyên gia, ký hiệu F5. Nhân tố 6: Đặt tên cho nhân tố này là Đặc thù của tổ chức công, ký hiệu là F6. Nhân tố 7: Đặt tên cho nhân tố này là Yêu cầu tự sự minh bạch của công chúng, ký hiệu F7. Gọi F là KTTNKT của CBQL và là biến phụ thuộc. Các biến từ F1 đến F7 là các biến độc lập. Số liệu chạy hồi quy tuyến tính (qua khảo sát) cho kết quả như sau: Unstandardized Standardized Model Coefficients Coefficients t Sig. B Std. Error Beta (Constant) 1.39 .000 1.44 .000 .000 Năng lực của KTV (F1) .261 .031 .366 5.108 .000 Kinh tế, chính trị, xã hội (F2) .135 .000 .145 2.631 .002 Khả năng KTTNKT của CBQL của KTNN (F3) .173 .041 .183 3.382 .001 1 Sự hiểu biết và quy chế của tổ chức công (F4) .022 .033 .032 .427 .002 Vai trò của KTNN, Luật KTNN và sự giúp đỡ từ .145 .021 .155 2.841 .004 các chuyên gia (F5) Đặc thù của tổ chức công (F6) .283 .011 .333 5.525 .000 Yêu cầu tự sự minh bạch của công chúng (F7) .130 .041 .150 2.532 .002 (Nguồn: Kết quả khảo sát) Hệ số Sig của mô hình đều 0,5. Do đó mô hình có ý nghĩa thống kê. Từ kết quả này dựng được mô hình hồi quy tuyến tính chuẩn hóa về KTTNKT của CBQL do KTNN thực hiện như sau: F = 1,44 +0,366F1 + 0,145F2 + 0,183F3 + 0,032F4 + 0,155F5 + 0,333F6 + 0,150F7 + Ui Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả các yếu tố đều ảnh hưởng tới KTTNKT đối với CBQL do Kiểm toán Nhà nước Việt Nam thực thiện trong đó có 5 nhân tố tác động tác động mạnh nhất tới biến phụ thuộc là các nhân tố: Năng lực kiểm toán (F1), Kinh tế, chính trị, xã hội (F2), Khả năng KTTNKT của CBQL của KTNN (F3), Vai trò của KTNN, Luật KTNN và tác động của chuyên gia (F5), Đặc thù của tổ chức công (F6). Những nhân tố có hệ số β lớn nhất sẽ tác động nhiều nhất tới việc KTTNKT của CBQL. Như vậy, để phát triển KTTNKT của CBQL trong các tổ chức do KTNN thực hiện phải tiến hành cải thiện những nhân tố tác động mạnh nhất đến KTTNKT của CBQL.
  10. 872 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ Để KTTNKT thật sự là một công cụ kiểm tra, kiểm soát có hiệu quả, điều cơ bản nhất là phải đảm bảo được tính độc lập trong hoạt động KTTNKT, đặc biệt là trong quyết định kế hoạch kiểm toán và tiến hành các hoạt động kiểm toán. Giải pháp hoàn thiện KTTNKT của CBQL gồm: (i) Cải thiện các chính sách về kinh tế, chính trị, xã hội nhằm tạo điều kiện cho công tác KTTNKT đối với CBQL; (ii) Nâng cao hiệu quả công tác triển khai KTTNKT đối với CBQL trong các tổ chức công; (iii) Nâng cao năng lực kiểm toán viên thực hiện KTTNKT đối với CBQL; (iv) Thúc đẩy mạnh mẽ KTTNKT đối với CBQL trong các tổ chức công; Các kiến nghị: - Đối với Bộ Chính trị Theo kinh nghiệm của KTNN Trung Quốc, Trung ương Đảng phải có nghị quyết về kiểm toán trách nhiệm đối với các cán bộ quản lý thuộc bộ máy nhà nước hoặc các doanh nghiệp do Nhà nước chi phối. Trước mắt để thận trọng vì chưa có tiền lệ, KTNN nên trình Bộ Chính trị thí điểm Đề án kiểm toán trách nhiệm kinh tế đối với cán bộ quản lý do Trung ương quản lý (Đối tương thí điểm là các ủy viên trung ương, các đại biểu quốc hội, các bộ trưởng, thành viên chính phủ, Bí thư, chủ tịch các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương; chủ tịch, tổng giám đốc các tập đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nước. Mặt khác đối tượng thí điểm để kiểm toán trách nhiệm kinh tế nên là các cán bộ đang trong quy hoạch phát triển lên vị trí cao hơn hoặc tiếp tục đủ điều kiện duy trì thêm 01 nhiệm kỳ nữa). Sau khi thí điểm (dự kiến khoảng 05 năm), KTNN có đánh giá kết quả thực hiện và trình Bộ Chính trị, Quốc hội cho phép thực hiện trên cả nước đối với các cấp chính quyền địa phương. Có chủ trương và nghị quyết cho phép thực hiện kiểm toán trách nhiệm kinh tế, trước mắt thí điểm đến năm 2020 thực hiện Đề án kiểm toán trách nhiệm kinh tế cán bộ quản lý cán bộ quản lý do Trung ương quản lý (Đối tương thí điểm là các ủy viên trung ương, các đại biểu quốc hội, các bộ trưởng, thành viên chính phủ, Bí thư, chủ tịch các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương; chủ tịch, tổng giám đốc các tập đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nước. Mặt khác đối tượng thí điểm để kiểm toán trách nhiệm kinh tế nên là các cán bộ đang trong quy hoạch phát triển lên vị trí cao hơn hoặc tiếp tục đủ điều kiện duy trì thêm 01 nhiệm kỳ nữa). Sau khi thí điểm tổ chức đánh giá và mở rộng đến các cấp chính quyền địa phương và các đơn vị có liên quan trong cả nước. - Đối với Quốc Hội Ban hành nghị quyết cho phép thực hiện kiểm toán trách nhiệm kinh tế do KTNN chủ trì thực hiện. Đưa các kết quả kiểm toán trách nhiệm kinh tế đối với cán bộ quản lý vào các phiên họp để chất vấn Chính phủ và các thành viên Chính phủ. - Đối với Chính phủ và các cơ quan khác có liên quan Quán triệt và yêu cầu các thành viên Chính phủ chấp hành và phối hợp tốt với KTNN thực hiện kiểm toán trách nhiệm kinh tế do KTNN chủ trì thực hiện. Chỉ trình Quốc Hội phê chuẩn các chức danh chính phủ sau khi có báo cáo kiểm toán đối với các cá nhân định bổ nhiệm. Yêu cầu KTNN thực hiện kiểm toán trách nhiệm định kỳ hoặc đột xuất với các thành viên chính phủ. Đối với Tổng KTNN (từ năm 2017 đến 2020) - Trình Đề án thí điểm kiểm toán trách nhiệm kinh tế đối với cán bộ lãnh đạo lên Bộ chính trị, Ban bí thư Trung ương. Trước mắt để thận trọng vì chưa có tiền lệ, KTNN nên trình Bộ Chính trị thí điểm Đề án kiểm toán trách nhiệm kinh tế đối với cán bộ quản lý do Trung ương quản lý (Đối tương thí điểm là các ủy viên trung ương, các đại biểu quốc hội, các bộ trưởng, thành viên chính phủ, Bí thư, chủ tịch các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương; chủ tịch, tổng giám đốc các tập đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nước. Mặt khác đối tượng thí điểm để kiểm toán trách nhiệm kinh tế nên là các cán bộ đang trong quy hoạch phát triển lên
  11. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 873 vị trí cao hơn hoặc tiếp tục đủ điều kiện duy trì thêm 01 nhiệm kỳ nữa). Sau khi thí điểm (dự kiến khoảng 05 năm), KTNN có đánh giá kết quả thực hiện và trình Bộ Chính trị, Quốc hội cho phép thực hiện trên cả nước đối với các cấp chính quyền địa phương. - Tiến hành soạn thảo và trình cấp có thẩm quyền (Bộ chính trị, Ban bí thư, Chính phủ) ban hành tạo khuôn khổ pháp lý cho hoạt động kiểm toán trách nhiệm kinh tế đối với cán bộ lãnh đạo. Trước mắt Bộ Chính trị hoặc Ban Bí thư có thể ban hành: “Quy định tạm thời về kiểm toán trách nhiệm kinh tế đối với cán bộ lãnh đạo” trong đó quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan như: Ban tổ chức TW, UBKT Trung ương, Bộ nội vụ, Thanh tra Chính phủ và KTNN. - Trong quá trình chờ được phê duyệt, KTNN có hướng dẫn cụ thể và tăng cường đánh giá trách nhiệm cá nhân qua kết quả kiểm toán hiện nay của các lãnh đạo cấp cao và gửi cho Bộ Chính trị, Quốc Hội và cơ quan báo chí để thấy được tầm quan trọng của kiểm toán trách nhiệm kinh tế đối với cán bộ quản lý; xây dựng Quy chế tổ chức và hoạt động của đoàn kiểm toán trách nhiệm kinh tế đối với cán bộ lãnh đạo; Quy trình kiểm toán trách nhiệm kinh tế đối với cán bộ lãnh đạo các cấp: Lãnh đạo đảng và nhà nước ở Trung ương; Lãnh đạo các bộ, ngành; cán bộ lãnh đạo các cấp; lãnh đạo các doanh nghiệp do Nhà nước góp vốn và chi phối; Xây dựng các chuẩn mực kiểm toán cụ thể đối với từng cấp lãnh đạo… TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Alvin A. Arens và James K.Loebbecke (2016), Auditing: An Intergrated Approch, Seventh Editor, Prentice Hall Publisher, 1997 [2] Crawbath (2001), “Các nhân tố ảnh hưởng tới kiểm toán cán bộ quản lý, Hương Huy dịch, Nhà xuất bản Thống kê. [3] Đặng Văn Hải (2014), Sửa đổi, bổ sung Luật KTNN đáp ứng yêu cầu cụ thể hóa quy định về KTNN trong Hiến pháp, Tạp chí Kiểm toán, 30 (12), 7-10 [4] Đỗ Thị Ánh Tuyết (2014), Giải pháp tổ chức kiểm toán môi trường ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Học viện Tài chính. [5] Giang Thị Xuyến (2011), Trao đổi ý kiến về kiểm toán trách nhiệm xã hội, Tạp chí Kiểm toán, 126 (5), 25-29. [6] GTZ (1997), Tuyên bố Lima và luật kiểm toán một số nước. [7] Hassan R.HassabElnaby (2007), Audit Committees Oversight Responsibility Post Sarbanes-Oley Act, American Journal of Business; Fall 2007; 22, 2; ProQuest Central (pg. 19) [8] Junaszne Szima Maria (2000), Hệ thống kiểm soát ở Hungari, Tạp chí Kiểm toán, 4 (26), 42. [9] Kjell Storlokken (2007), Vị trí, vai trò của KTNN Việt Nam đã thể hiện sự độc lập, khách quan có tính nguyên tắc của INTORSAI, Tạp chí Kiểm toán, 60-61. [10] Luminita Ionescu (2014), The role of Government auditing in curbing corruption, Economics, Management and Financial MarketsVolume 9(3), 2014, pp. 122-127, ISSN 1842-3191; [11] Nath & al (2005), Emergence, Purpose and Meaning. The University of Waikato, Department of Accounting. Working Paper Series (pp 40-60); [12] Nguyễn Sinh Hùng (2014), KTNN phải đánh giá được tình hình quản lý, sử dụng NSNN, Tạp chí Kiểm toán, Số 32, tháng 2/2015, tr.3. [13] Pollitt & al (1997), Performance Auditing. Travellers’ Tales, in CHELIMSKY, E., SHADISH, W. R. (eds.), Evaluation for the 21st Century: a Handbook, Sage, California, 542 (pp. 86-108). [14] Vương Đình Huệ (2012), Giải pháp nâng cao vị trí, vai trò của KTNN Việt Nam trong phòng chống tham nhũng, Chủ nhiệm Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ của KTNN. [15] Wassily Leontief (1973), The factors affecting the efficiency of audit through input-output model, Napoleon Hill, p88-p121.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2