intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kiểm tra độ chính xác

Chia sẻ: Hai Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

56
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kiểm tra độ chính xác của bài viết là một công đoạn quan trọng và cực kỳ khó khăn, không kém gì công đoạn đi lùng thông tin. Không thể phó mặc tránh nhiệm này cho biên tập viên mà chính phóng viên phải trực tiếp thực hiện để đảm bảo độ tin cậy trong bài viết của mình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kiểm tra độ chính xác

  1. Kiểm tra độ chính xác Kiểm tra độ chính xác của bài viết là một công đoạn quan trọng và cực kỳ khó khăn, không kém gì công đoạn đi lùng thông tin. Không thể phó mặc tránh nhiệm này cho biên tập viên mà chính phóng viên phải trực tiếp thực hiện để đảm bảo độ tin cậy trong bài viết của mình. Tổ chức các Nhà báo Độc lập (IJF) đã đưa ra một danh sách các câu hỏi như sau: 1. Thông tin của bạn có nguồn hay không? Tên của nguồn tin có được trích dẫn chính xác trong bài không?
  2. 2. Bạn có thực sự tin vào những dữ kiện trong bài viết của mình và vào những nguồn tin không? Nếu không, có cách nào để bài viết của mình chính xác hơn không? Nếu còn bất kỳ nghi ngờ gì đối với nguồn tin, liệu có thể xóa bỏ nguồn tin đó và tìm những nguồn tin khác đáng tin hơn không? 3. Bạn có thực sự tin rằng tất cả những lời trích dẫn trong bài viết phản ánh đúng sự thật. Những lời trích dẫn trong bài viết của bạn có công bằng không, có phù hợp với bối cảnh của bài viết không? 4. Bạn có sẵn sàng biện hộ trước công chúng rằng bạn luôn kiểm tra một cách tỉ mỉ các dữ kiện trong bài và sẵn sàng làm mọi cách để xác minh bài viết của mình không?
  3. 5. Bạn có trích dẫn lời của ai mà không nêu tên họ không? Tại sao lại sử dụng những nguồn tin này? Bạn có sẵn sàng biện hộ trước công chúng cho việc này không? 6. Bạn có sử dụng tài liệu hay ảnh do một người khuyết danh cung cấp không? Tại sao? Bạn có tin vào giá trị đích thực của những tài liệu này không? Và liệu bạn có sẵn sàng biện hộ trước công chúng cho việc này không? 7. Bạn có sử dụng những tính từ theo khuôn mẫu khi miêu tả người, nhóm người dân tộc thiểu số, các nền văn hóa, các dân tộc, hay những bộ phận của xã hội không? Những miêu tả này có chính xác và có ý nghĩa trong bối cảnh của bài viết không?
  4. 8. Bạn có sử dụng trong bài viết ngôn ngữ và hình ảnh mà có thể sẽ gặp phải phản ứng của công chúng không? Liệu đằng sau việc này có một sự ép buộc nào không? Liệu bài viết của bạn trở nên thiếu chính xác nếu những ngôn ngữ và các bức ảnh đó bị loại bỏ không? 9. Tiêu đề bài viết có phản ánh một cách chính xác những sự kiện và bối cảnh của bài viết không?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2