TẠP CHÍ KHOA HỌC<br />
Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Số 14 (4/2019) tr.90-96<br />
<br />
KIẾN THỨC BẢN ĐỊA CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI THÁI,<br />
TỈNH SƠN LA TRONG KHAI THÁC, SỬ DỤNG CÁC SẢN PHẨM<br />
TỪ CÂY MẮC KHÉN (Zanthoxylum rhetsa (Roxb.) DC.)<br />
Phạm Đức Thịnh<br />
Trường Đại học Tây Bắc<br />
<br />
Tóm tắt: Từ xa xưa, cộng đồng người Thái sống ở vùng núi rừng Tây Bắc nói chung, ở tỉnh Sơn La nói<br />
riêng có nhiều kinh nghiệm về sử dụng các sản phẩm lấy từ rừng nhất là lâm sản ngoài gỗ như măng rừng, rau<br />
rừng, củ, quả rừng để làm thực phẩm; một số sản phẩm được dùng làm thuốc như quả Sơn tra, Đảng sâm, Hà<br />
thủ ô… Một trong những sản phẩm lâm sản ngoài gỗ mà cộng đồng người Thái ở Sơn La sử dụng nhiều, đó là<br />
sản phẩm lấy từ cây Mắc khén (Zanthoxylum rhetsa (Roxb.) DC).<br />
<br />
Từ khóa: Kiến thức bản địa, Mắc khén, người Thái, Sơn La.<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Núi rừng Tây Bắc là nơi cung cấp nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu đời sống con<br />
người, bao gồm cả gỗ và lâm sản ngoài gỗ, rừng ở đây rất đa dạng về thành phần và số lượng<br />
loài. Nhiều loài gỗ có giá trị như: Pơ mu, Du sam, Đinh, Lim, Táu, Mật và nhiều loài cây có<br />
hoa quả dùng làm dược liệu, hương liệu như: Giổi, Sơn tra, Mắc khén... Trong đó, cây Mắc<br />
khén là loài cây phân bố rải rác trong các khu rừng tự nhiên. Đây là một loài cây gỗ nhỡ, sinh<br />
truởng nhanh, đặc biệt quả Mắc khén có mùi thơm rất đặc trưng, được dùng làm gia vị thiết<br />
yếu trong sinh hoạt của người dân [1, 4].<br />
Cộng đồng người Thái ở Sơn La có khoảng 572.441 người chiếm 53,2% dân số toàn<br />
tỉnh với khối lượng kiến thức bản địa về sử dụng các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ nói chung rất<br />
phong phú, và một trong những sản phẩm lâm sản ngoài gỗ mà cộng đồng người Thái ở Sơn<br />
La sử dụng nhiều, đó là sản phẩm lấy từ cây Mắc khén (Zanthoxylum rhetsa (Roxb.) DC). Sản<br />
phẩm lấy từ cây Mắc khén được cộng đồng người Thái sử dụng nhiều trong các món ẩm thực,<br />
Mắc khén là một loại gia vị đặc trưng riêng của đồng bào vùng Tây Bắc [5].<br />
Do cộng đồng người Thái thường xuyên sử dụng hạt Mắc khén nên kiến thức về Mắc<br />
khén rất phong phú. Vì vậy, phát triển kiến thức trong sử dụng Mắc khén là góp phần giữ gìn<br />
những đặc trưng và bản sắc dân tộc, thông qua đó, giáo dục và truyền lại cho thế hệ sau. Hiện<br />
nay, những kiến thức, hiểu biết về cách sử dụng các sản phẩm từ Mắc khén đang dần mất đi.<br />
Do vậy, việc tìm hiểu kiến thức về sử dụng Mắc khén là tất yếu và cần thiết.<br />
<br />
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu<br />
2.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Kiến thức bản địa về sử dụng các sản phẩm từ cây Mắc khén của cộng đồng người<br />
Thái tại một số huyện thuộc tỉnh Sơn La (Thuận Châu, Mai Sơn, Mộc Châu).<br />
<br />
Ngày nhận bài: 13/9/2018. Ngày nhận đăng: 11/10/2018.<br />
Liên lạc: Phạm Đức Thịnh, e-mail: phamducthinh.tbu@gmail.com<br />
90<br />
2.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
- Phương pháp kế thừa số liệu: Điều kiện tự nhiên, điều kiện dân sinh kinh tế tại khu<br />
vực nghiên cứu, các báo cáo chuyên môn…<br />
<br />
- Phương pháp điều tra phỏng vấn: Theo các phương pháp nghiên cứu thực vật dân tộc<br />
học Gary J. Martin (2002) [6]: Phương pháp RRA (RRA- Rurla RapidAppraisal - Phương pháp<br />
đánh giá nhanh nông thôn); Phương pháp PRA (PRA - Participatory Rural Appraisal - Phương<br />
pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân) sử dụng kết hợp cả hai phương pháp này<br />
để thu thập thông tin.Đối tượng lựa chọn phỏng vấn: Hộ gia đình, những người tham gia vào<br />
việc khai thác và sử dụng các sản phẩm từ cây Mắc khén.<br />
<br />
- Phương pháp điều tra thực địa: Phương pháp này thực hiện các công việc như quan<br />
sát, phỏng vấn, ghi chép, chụp ảnh, khai thác các nguồn tư liệu, thống kê lập phiếu điều tra.<br />
<br />
- Thống kê, xử lý và tính toán các số liệu điều tra, phiếu phỏng vấn bằng phần mềm Excell.<br />
<br />
3. Kết quả nghiên cứu<br />
<br />
Trong quá trình nghiên cứu kiến thức bản địa về sử dụng các sản phẩm từ cây Mắc<br />
khén của cộng đồng người Thái tại một số huyện thuộc tỉnh Sơn La, nhóm nghiên cứu nhận<br />
thấy người dân hầu hết sử dụng các sản phẩm là quả và hạt Mắc khén. Chính vì vậy, trong kết<br />
quả nghiên cứu chủ yếu là kiến thức của người dân trong sử dụng các sản phẩm từ quả và hạt<br />
của cây Mắc khén.<br />
<br />
3.1. Kỹ thuật khai thác, sơ chế, bảo quản quả Mắc khén<br />
<br />
3.1.1. Nguồn gốc sản phẩm<br />
<br />
Cây Mắc khén mọc rải rác tự nhiên trong rừng, bìa rừng trên nương rẫy, chỉ phân bố ở<br />
một số khu vực nhất định.<br />
<br />
Theo kết quả nghiên cứu, chúng tôi thu thập được tại các điểm nghiên cứu thuộc các<br />
xã Mường É và Phỏng Lập (huyện Thuận Châu), xã Chiềng Mai và Chiềng Kheo (huyện Mai<br />
Sơn) và xã Tân Xuân (huyện Mộc Châu) nơi có cây Mắc khén phân bố, thì các hộ có cây thu<br />
hái quả Mắc khén từ cây mọc tự nhiên trên đất rừng, đất nương rẫy của họ hoặc cây được<br />
trồng trong vườn nhà, trồng trên nương nhưng số lượng không nhiều. Chủ yếu là những cây<br />
mọc trên nương rẫy gần bìa rừng của người dân và được người dân bảo quản để khai thác quả.<br />
Có một số hộ đã đi sưu tầm cây con về trồng trên nương hoặc trong vườn nhà. Còn những hộ<br />
không có cây thì mua quả tươi với số lượng từ 1-10kg về phơi khô, bảo quản để sử dụng dần.<br />
<br />
3.1.2. Kỹ thuật khai thác<br />
<br />
Theo như phỏng vấn được từ những hộ có cây Mắc khén, phương pháp thu hái quả<br />
mắc khén rất đơn giản, chủ yếu phụ thuộc vào kinh nghiệm của người dân bản địa, đặc biệt là<br />
dân tộc Thái thường sử dụng một số phương pháp như:<br />
<br />
91<br />
Đối với những cây thấp hoặc cành<br />
thấp dùng sào dài có móc hoặc gắn liềm hái<br />
để kéo gãy đầu cành nhỏ có chùm quả Mắc<br />
khén xuống. Tuy nhiên, phương pháp này<br />
hiệu quả thu hái quả không cao, vì những<br />
cành quá cao không thể thu hái triệt để, tỷ lệ<br />
quả rơi rụng cao.<br />
Đối với những cây to phân cành cao,<br />
do cây Mắc khén có nhiều gai nhỏ từ gốc lên<br />
ngọn khó khăn trong việc trèo lên cây nên<br />
tiến hành dùng thang để trèo lên cây bẻ cành<br />
Hình 1. Thu hái quả Mắc khén<br />
chùm quả, kết hợp với sào có móc hoặc gắn<br />
liềm hái để thu hái quả (Hình 1). Ở những<br />
nơi địa hình bằng phẳng thì ở phần gốc cây<br />
mẹ tiến hành trải bạt để hứng lấy quả rơi<br />
rụng khi bẻ cành hoặc cắt cành để hạn chế<br />
hạt rơi rụng ra ngoài. Phương pháp này đảm<br />
bảo thu hái triệt để, chất lượng và năng suất<br />
quả thu hái cao. Tỷ lệ hạt rơi rụng ra ngoài<br />
thấp, nên thường được áp dụng. Chùm quả<br />
mắc khén sau khi bẻ cành hoặc cắt từ trên<br />
cây xuống thì trải bạt ra và tiến hành cắt<br />
cuống quả, phân loại và đựng vào trong bao<br />
tải hoặc sọt đựng (Hình 2). Hình 2. Cắt các chùm quả Mắc khén<br />
<br />
3.1.3. Kỹ thuật sơ chế, bảo quản<br />
<br />
3.1.3.1. Các biện pháp sơ chế sản phẩm<br />
<br />
Chùm quả Mắc khén sau khi bẻ cành hoặc cắt từ trên cây xuống thì tiến hành cắt<br />
cuống chùm quả, phân loại và đựng vào trong bao tải hoặc sọt chuyên dụng.<br />
Quả Mắc khén sau khi thu hái thường được phơi dưới nắng nhẹ 2 - 3 ngày để vỏ quả<br />
tự nứt, trong quá trình phơi tiến hành đảo để vỏ quả được phơi khô hoàn toàn. Khi quả Mắc<br />
khén nứt thì tiến hành vò nhẹ để hạt bung hết ra, sau đó tiến hành tách vỏ quả và hạt ra, sẩy<br />
hạt sạch sẽ rồi đem bảo quản hoặc chế biến.<br />
<br />
3.1.3.2. Chế biến sản phẩm hạt cây Mắc khén<br />
Hạt Mắc khén được chế biến trước khi ra thị trường hoặc được sử dụng phải trải qua 5<br />
giai đoạn. Quả tươi hạt Mắc khén được hái trực tiếp từ trên cây, vụ mùa hàng năm vào khoảng<br />
tháng 10 đến hết tháng 12 được phơi khô dưới ánh nắng mặt trời, sấy khô, tiếp theo tách hạt<br />
để lấy vỏ. Vỏ hạt Mắc khén sau đó có thể được chế biến tinh (nghiền nhỏ thành bột mịn) hoặc<br />
nghiền dưới dạng vỡ. 10 kg quả Mắc khén tươi, sau khi phơi khô, nhặt bỏ tạp vật, sấy sẽ cho 4<br />
kg quả khô, tiếp tục tách bỏ hạt sẽ còn 1,5 kg vỏ quả và chế biến sẽ cho 1,5 kg sản phẩm cuối<br />
cùng (Hình 3).<br />
92<br />
Hiệu suất<br />
<br />
Quả tươi 10 kg<br />
<br />
<br />
Phơi khô<br />
<br />
<br />
Sấy 4 kg<br />
<br />
<br />
Tách hạt 1,5 kg<br />
<br />
<br />
Chế biến 1,5 kg<br />
<br />
• Chế biến tinh<br />
• Chế biến vỡ<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Quy trình chế biến hạt Mắc khén<br />
<br />
Để bảo quản Mắc khén có thể bảo quản bằng nhiều phương pháp khác nhau, nhưng<br />
người dân chủ yếu bảo quản dựa vào kinh nghiệm là cho hạt vào túi nilon hoặc vải bọc kín và<br />
buộc lại để nơi thoáng mát, hoặc có thể sau khi thu hái xong treo gác bếp như người dân địa<br />
phương thường cất giữ. Phương pháp bảo quản này thường được người dân bản địa áp dụng<br />
phổ biến để bảo quản lâu dài.<br />
<br />
3.2. Kiến thức của cộng đồng người Thái sử dụng hạt Mắc khén trong các món ăn<br />
Mắc khén là một gia vị rất đặc trưng của cộng đồng dân tộc Thái Tây Bắc được sử<br />
dụng vào các món ăn tạo nên hương vị rất đặc trưng cho Tây Bắc mà không nơi nào có được.<br />
Trong đó các món nậm pịa, rau nộm, thịt chó, thịt nướng, cá pỉnh tộp, măng lay chẳm chéo,...<br />
là những món ăn mà Mắc khén là thứ gia vị không thể thiếu được.<br />
Rau nộm là món ăn rất đặc trưng của người Thái ở Tây Bắc. Cách chế biến món ăn<br />
này thực ra rất đơn giản, nguyên liệu gồm nhiều loại rau trộn lẫn với nhau như: Rau muống,<br />
rau cải, muối, mì chính, ớt, hành lá hoặc tỏi củ, lá gừng tươi, củ gừng tươi, mùi tầu, rau mùi,<br />
thì là và thứ gia vị không thể thiếu là quả Mắc khén. Rau và mùi tầu được luộc chín sau đó<br />
cho các gia vị chuẩn bị sẵn cho vào. Gừng, ớt và hành sẽ được thái nhỏ riêng Mắc khén được<br />
làm công phu hơn. Mắc khén sẽ được hơ nóng trên than hồng đến khi quả chuyển sang màu<br />
đen và có mùi thơm thì dùng cối giã thành bột mịn rồi cho vào món rau nộm.<br />
Nậm pịa là món ăn chỉ có thể gặp ở Tây Bắc là món ăn đặc trưng của vùng. Nậm pịa<br />
được chế biến từ dịch tiêu hóa ở phần ruột non của Trâu, Bò, Ngựa, Dê, Thỏ,... cùng các gia<br />
vị ớt, gừng, muối, mì chính, quan trọng nhất là phải có Mắc khén thì món ăn mới thêm phần<br />
93<br />
hấp dẫn và mang mùi vị rất riêng đặc trưng của núi rừng Tây Bắc. Cách chế biến: Dịch tiêu<br />
hóa lấy ở đoạn ruột non của Trâu, Bò, Ngựa, Dê, Thỏ,... sẽ được lọc qua lớp vải mỏng sau đó<br />
cho vào nồi nấu cùng với các gia vị đã được băm nhỏ, thái mỏng. Riêng Mắc khén sẽ được hơ<br />
nóng trên than hồng hoặc rang trên chảo nóng rồi mang giã thành bột mịn cho vào phần dịch<br />
vừa lọc cùng với các gia vị khác.<br />
Cá pỉnh tộp nét đặc sắc riêng trong ẩm thực nơi núi rừng Tây Bắc. Nguyên liệu chế<br />
biến gồm có: Cá, sả, gừng, ớt, rau mùi, hành lá, rau húng, gia vị nêm nếm và quả Mắc khén.<br />
Cách chế biến món cá pỉnh tộp không hề phức tạp, chỉ cần có một con cá từ 500 g trở lên (cá<br />
chép thì món ăn sẽ càng ngon hơn). Cá sau khi được làm sạch tiến hành mở thân cá từ phần<br />
lưng để lấy phần ruột cá và mật cá bỏ đi. Khi đã làm cá xong thì tiến hành nhồi các gia vị đã<br />
chuẩn bị bao gồm sả, gừng, ớt, rau mùi, rau húng, hành đã được thái nhỏ, gia vị nêm nếm và<br />
bột quả Mắc khén được làm ra sau khi đã hơ nóng trên than nóng hoặc rang trên chảo nóng<br />
rồi giã mịn. Cuối cùng, con cá đã được nhồi gia vị sẽ được gập lại và dùng hai thanh tre kẹp<br />
lấy mang lên nướng trên than nóng. Với các món thịt nướng và thịt gác bếp thì khâu chế biến<br />
Mắc khén cũng làm tương tự như món cá pỉnh tộp.<br />
Khi nhắc đến các món ẩm thực nơi núi rừng Tây Bắc không thể không nhắc đến món<br />
măng lay chẳm chéo. Măng lay chỉ mọc từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 9 nên món măng lay<br />
chẳm chéo là món đại diện nhất cho núi rừng Tây Bắc. Măng lay sẽ được đào trong rừng về<br />
rửa sạch và luộc cho chín, để có món măng ngon tốt nhất là lấy được măng củ. Phần quan<br />
trọng nhất của măng lay chẳm chéo là món chẳm chéo. Món chẳm chéo được làm rất đơn<br />
giản, chỉ cần cho muối, mì chính, tỏi củ, ớt, mùi tàu, rau húng và quả Mắc khén rồi giã trộn<br />
đều với nhau. Riêng Mắc khén sẽ được hơ trên than hồng hoặc cho vào bát sứ có than nóng để<br />
làm quả Mắc khén thoát ra mùi thơm đặc trưng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Tẩm ướp gia vị nướng Mắc khén cho món nướng<br />
<br />
Như vậy, từ hạt Mắc khén dân tộc Thái tại Sơn La đã sử dụng trong tẩm ướt gia vị cho<br />
khá nhiều món ăn, đây là nét đặc trưng của cộng đồng bản địa (Hình 4).<br />
<br />
3.3. Kiến thức của cộng đồng người Thái sử dụng hạt Mắc khén trong làm thuốc<br />
<br />
Tây Bắc có nhiều cây lâm sản ngoài gỗ được sử dụng trong làm thuốc chữa bệnh như<br />
<br />
94<br />
Sơn tra được sử dụng trong nhiều bài thuốc cổ truyền, Thảo quả, Đẳng sâm… Trong đó, cây<br />
Mắc khén cũng được dùng để chữa một số bệnh như: Dị ứng, thủy đậu.<br />
<br />
Trong quá trình phỏng vấn, chúng tôi có thu được một số kiến thức khá hay của người<br />
dân trong dùng Mắc khén để chữa dị ứng và thủy đậu như sau: Đối với chữa bệnh thủy đậu, quả<br />
Mắc khén được hơ nóng trên lửa sẽ được giã thành bột mịn hòa với nước và dùng bông thấm để<br />
bôi lên các nốt phồng ngứa mỗi ngày từ 2 đến 3 lần và cứ bôi như vậy đến khi khỏi bệnh.<br />
<br />
Còn đối với chữa dị ứng, bằng quả Mắc khén cũng làm tương tự như đối với chữa<br />
bệnh thủy đậu nhưng số lần bôi nhiều hơn cứ sau 2 đến 3 giờ nếu vẫn chưa hết dị ứng thì bôi<br />
một lần.<br />
<br />
3.4. Giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy kiến thức bản địa của cộng đồng người Thái trong<br />
sử dụng các sản phẩm từ hạt cây Mắc khén<br />
<br />
Để bảo tồn các loài lâm sản ngoài gỗ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban<br />
hành Quyết định số 2366 QĐ/BNN-LN về việc phê duyệt đề án bảo tồn và phát triển lâm sản<br />
ngoài gỗ giai đoạn 2006-2020, đã đưa ra các nhóm giải pháp về vốn, khoa học công nghệ - kỹ<br />
thuật, cơ chế chính sách và thị trường tổng quát.<br />
<br />
Dựa trên những nội dung của quyết định trên, chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp cụ<br />
thể nhằm bảo tồn và phát triển cây Mắc khén cũng như kiến thức của cộng đồng dân tộc Thái<br />
ở địa phương như sau:<br />
<br />
- Về cơ chế chính sách: Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vốn tham gia nghiên<br />
cứu nhằm bảo tồn và phát triển lâm sản ngoài gỗ nói chung và cây Mắc khén nói riêng.<br />
<br />
- Về kỹ thuật lâm sinh: Tiến hành các nghiên cứu để tìm ra kỹ thuật gieo ươm, nhân<br />
giống thích hợp đối với cây Mắc khén vì cây khó nhân giống bằng hạt. Xây dựng các mô hình<br />
trồng cây Mắc khén tại những khu vực có phân bố cây, tiến hành chuyển giao kỹ thuật trồng<br />
chăm sóc cây Mắc khén cho người dân.<br />
<br />
- Về vốn và thị trường: Kết hợp vốn đầu tư của các bộ, ngành, các chương trình, dự án<br />
có liên quan bảo tồn và phát triển lâm sản ngoài gỗ với vốn tự có của người dân để phát triển<br />
mở rộng quy mô trồng cây Mắc khén. Tăng cường quảng bá sản phẩm từ Mắc khén ra các thị<br />
trường lớn như các thành phố lớn trong cả nước.<br />
<br />
4. Kết luận<br />
Qua điều tra phỏng vấn và trực tiếp quan sát thu hái tại thực địa, chúng tôi rút ra được<br />
các phương pháp thu hái và bảo quản quả, hạt loài cây Mắc khén. Về thu hái quả chủ yếu dựa<br />
vào kinh nghiệm thu hái của người dân bản địa, đặc biệt là người dân tộc Thái phương pháp<br />
thu hái đơn giản thô sơ. Về bảo quản, chủ yếu sử dụng phương pháp bảo quản là bảo quản<br />
khô cho vào túi treo trên gác bếp.<br />
Tìm hiểu được cách chế biến một số món ăn có sử dụng Mắc khén như: cá pỉnh tộp,<br />
nậm pịa, thịt gác bếp, rau nộm, măng lay chẳm chéo rút ra phương thức chế biến quả Mắc<br />
<br />
95<br />
khén vào các món ăn đều hơ nóng trên than hồng hoặc rang trên chảo nóng, sau đó giã nhỏ<br />
tẩm vào các món ăn để làm tăng mùi vị sức hấp dẫn của các món ăn.<br />
Tại các điểm nghiên cứu tìm ra kiến thức của người dân về sử dụng Mắc khén trong<br />
làm thuốc như chữa bệnh thủy đậu, dị ứng bằng cách nướng Mắc khén trên than nóng, sau đó<br />
mang giã nhỏ hòa với nước rồi dùng bông thấm bôi lên vùng da bị bệnh.<br />
Hiện tại, ở các điểm nghiên cứu chưa có dự án nào đầu tư phát triển và bảo tồn những<br />
kiến thức của cộng đồng dân tộc Thái trong sử dụng các sản phẩm từ Mắc khén cũng như mở<br />
rộng quy mô trồng và phát triển cây Mắc khén.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
<br />
[1]. Nguyễn Tiến Bân (2003), Danh mục các loài thực vật Việt Nam, tập II, Nxb Nông<br />
nghiệp, Hà Nội.<br />
[2]. Phạm Trần Cẩn (2002), Cây thuốc chữa bệnh người Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà<br />
Nội.<br />
[3]. Đinh Công Hoàng (2011), Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật nhân giống loài cây Mắc<br />
khén (Zanthoxylum rhetsa (Roxb.)DC) tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. Khóa luận<br />
tốt nghiệp – Trường Đại học Tây Bắc.<br />
[4]. Lã Đình Mỡi (2001, 2002), Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam, tập 1, tập 2,<br />
Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.<br />
[5]. Cao Đình Sơn (2014), Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật gây trồng và phát triển cây<br />
Mắc khén (Zanthoxylum shetsa (Roxb.) DC)) tại Sơn La. Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp.<br />
[6] Gary J. Martin (2002), Thực vật dân tộc học. Sách về bảo tồn, Nxb. Nông nghiệp (Bản<br />
dịch tiếng Việt), 363 trang.<br />
<br />
<br />
INDIGENOUS KNOWLEDGE FROM THE USE OF MAC KHEN<br />
PLANT PRODUCTS (Zanthoxylum rhetsa (Roxb.) DC.)<br />
OF THAI COMMUNITY IN SON LA<br />
<br />
Pham Duc Thinh<br />
Tay Bac University<br />
<br />
Abstract: Since long time ago, Thai ethnic community living in the northwestern mountains in general,<br />
in Son La province in particular has a variety of experience in the use of products from forest, principally non–<br />
timber forest products (NTFP) like bamboo shoots, vegetables forest, fruit forest for food. Some products have<br />
been used for medicine such as Son tra fruit, Dang sam, Ha thu o ... One of non–timber forest products that Thai<br />
people in Son La have used in large quantity is derived from Mac khen (Zanthoxylum rhetsa (Roxb.) DC.).<br />
<br />
Keywords: Indigenous knowledge,Mac khen,Thai community, Son La.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
96<br />