Nguyễn Hữu Giang<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
62(13):25 - 29<br />
<br />
KIẾN THỨC BẢN ĐỊA TRONG SỬ DỤNG THỰC VẬT LÂM SẢN<br />
NGOÀI GỖ CỦA NGƢỜI DÂN TẠI XÃ HỮU LIÊN,<br />
HUYỆN HỮU LŨNG, TỈNH LẠNG SƠN<br />
Nguyễn Hữu Giang<br />
Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Có tổng số 81 loài thực vật LSNG đƣợc ngƣời dân địa phƣơng sử dụng để phục vụ sinh hoạt và<br />
bán ra thị trƣờng. Trong 81 loài thực vật LSNG, có tới 48 loài đƣợc ngƣời dân sử dụng làm dƣợc<br />
liệu, chiếm 59,3%; Nhóm loài làm rau ăn có 20 loài, chiếm 24,7%; Nhóm loài lấy bột có 5 loài,<br />
chiếm 6,2% và nhóm loài làm thủ công mỹ nghệ có 8 loài, chiếm 9,9%. Thực vật LSNG có vai trò<br />
“Cứu đói” cho hầu hết những hộ nghèo tại địa phƣơng đặc biệt là vào thời điểm giữa 2 vụ thu<br />
hoạch. Kiến thức về khai thác, sử dụng và chế biến LSNG từ thực vật rừng của ngƣời dân địa<br />
phƣơng rất phong phú, đa dạng. Việc khai thác, sử dụng thực vật LSNG chƣa đƣợc quản lý, tình<br />
trạng khai thác bừa bãi không chú ý đến bảo tồn đã dẫn đến nguồn thực vật LSNG bị suy giảm<br />
nghiêm trọng.<br />
Từ khóa: Lâm sản ngoài gỗ, kiến thức bản địa, Lạng Sơn, loài, thực vật.<br />
<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Xã Hữu Liên nằm ở phía Bắc huyện Hữu<br />
Lũng, tỉnh Lạng Sơn, có tổng diện tích tự<br />
nhiên là 6.658 ha. Toàn xã có 12 thôn bản với<br />
5 dân tộc sống đoàn kết lâu đời quây quần<br />
bên nhau, cuộc sống chủ yếu là thuần nông<br />
độc canh cây lúa, cây ngô và dựa vào các<br />
nguồn thu từ rừng.<br />
Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị<br />
trƣờng làm cho nhu cầu của con ngƣời về lâm<br />
sản, đất canh tác... ngày càng tăng nhanh đã<br />
tác động trực tiếp đến tài nguyên rừng. Một<br />
trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến<br />
tài nguyên rừng bị tàn phá đó là do tình trạng<br />
khai thác rừng (chủ yếu là khai thác gỗ) bừa<br />
bãi. Để ngăn chặn tình trạng này, Nhà nƣớc<br />
đã có chủ trƣơng đóng cửa rừng và quản lý<br />
chặt chẽ hoạt động khai thác gỗ. Việc làm này<br />
đã có tác động mạnh đến thu nhập của ngƣời<br />
dân sống gần rừng. Lúc này, hoạt động khai<br />
thác rừng của ngƣời dân nơi đây lại tập trung<br />
vào các loại lâm sản ngoài gỗ (LSNG), tuy có<br />
giá trị không cao nhƣ gỗ nhƣng cũng giải<br />
quyết đƣợc phần nào những khó khăn trong<br />
cuộc sống hàng ngày của ngƣời dân. Tuy<br />
nhiên, hoạt động này lại ảnh hƣởng rất bất lợi<br />
đến tính đa dạng sinh học của vùng do đa<br />
<br />
<br />
phần ngƣời dân chỉ biết khai thác các sản<br />
phẩm LSNG từ rừng mà chƣa biết cách phát<br />
triển chúng để sử dụng trong tƣơng lai. Bài<br />
viết nêu kết quả nghiên cứu về kinh nghiệm<br />
khai thác và sử dụng thực vật LSNG tại xã<br />
Hữu Liên, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn<br />
nhằm tìm ra những giải pháp phát triển và sử<br />
dụng bền vững nguồn tài nguyên này tại địa<br />
bàn nghiên cứu, góp phần làm tăng thu nhập<br />
cho ngƣời dân trên chính mảnh đất của họ.<br />
ĐỐI TƢỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ<br />
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tƣợng nghiên cứu<br />
Các loài thực vật LSNG đƣợc ngƣời dân tại<br />
xã Hữu Liên sử dụng trong gia đình, bán và<br />
trao đổi hàng hóa trên thị trƣờng.<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Phân tích, đánh giá thực trạng về kiến thức<br />
bản địa trong sử dụng thực vật LSNG của<br />
ngƣời dân trên cơ sở đi sâu tìm hiểu các hoạt<br />
động khai thác, sử dụng thực vật LSNG, từ đó<br />
xác định đƣợc những khó khăn, bất cập và đề<br />
xuất giải pháp phát triển, sử dụng bền vững<br />
nguồn tài nguyên này tại địa bàn nghiên cứu.<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, KT-XH và hiện<br />
trạng sử dụng đất của khu vực nghiên cứu;<br />
<br />
Tel: 0982.688.286, Email:huugiangvoctech1@yahoo.com<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
25<br />
<br />
Nguyễn Hữu Giang<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Tìm hiểu kiến thức bản địa trong sử dụng<br />
thực vật LSNG của ngƣời dân;<br />
Những thuận lợi và khó khăn đối với hoạt<br />
động phát triển thực vật LSNG ở địa bàn<br />
nghiên cứu;<br />
Đề xuất giải pháp phát triển và sử dụng bền vững<br />
nguồn tài nguyên này tại địa bàn nghiên cứu.<br />
Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
Kế thừa tài liệu về điều kiện tự nhiên và một<br />
số báo cáo tổng kết, đánh giá về tình hình<br />
quản lý rừng do UBND xã Hữu Liên và<br />
huyện Hữu Lũng cung cấp (trong 5 năm gần<br />
đây);<br />
Phƣơng pháp RRA để phỏng vấn có định<br />
hƣớng với tổng số 20 lãnh đạo của cơ quan<br />
quản lý trực tiếp (Sở Nông nghiệp và PTNT,<br />
huyện Hữu Lũng và xã Minh Sơn);<br />
Sử dụng một số công cụ PRA chủ yếu nhƣ:<br />
Đi lát cắt, Sơ đồ tài nguyên, Sơ đồ venn,<br />
phƣơng pháp phân tích điểm mạnh điểm yếu,<br />
cơ hội thách thức (SWOT) và điều tra phỏng<br />
vấn trực tiếp 120 hộ gia đình tiêu biểu trong<br />
khu vực;<br />
Phƣơng pháp xử lý số liệu: Sử dụng thống kê<br />
toán học dƣới dạng các bảng biểu để tổng hợp<br />
các thông tin về thực vật lâm sản ngoài gỗ ở<br />
khu vực nghiên cứu.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và hiện<br />
trạng sử dụng đất của khu vực nghiên cứu<br />
<br />
62(13): 25 - 29<br />
<br />
Xã Hữu Liên nằm ở phía Bắc huyện Hữu<br />
Lũng, tỉnh Lạng Sơn, là một xã vùng cao<br />
(thuộc khu vực III), có độ cao trung bình từ<br />
100 -150m. Khí hậu khô lạnh và ít mƣa về<br />
mùa đông, nóng ẩm nhiều về mùa hè, từ<br />
tháng 11 đến tháng 2 hàng năm thƣờng xuất<br />
hiện sƣơng muối. Toàn xã có 12 thôn, 591 hộ<br />
với tổng dân số 3261 khẩu. Đƣờng giao thông<br />
đi lại cực kỳ khó khăn, trình độ dân trí thấp,<br />
kinh tế kém phát triển. Kết quả thống kê dân<br />
số đƣợc trình bày trong bảng 1.<br />
Trong tổng số 591 hộ có 585 hộ sản xuất<br />
nông nghiệp chiếm 98,98% còn lại là hộ sản<br />
xuất phi nông nghiệp, có 3/12 thôn chƣa có<br />
điện lƣới quốc gia phục vụ đời sống, sinh hoạt<br />
và học tập.<br />
Tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 6.658 ha,<br />
trong đó đất nông nghiệp là 422,62 ha chiếm<br />
6,35% còn lại là các loại đất khác. Nguồn<br />
sống chính của ngƣời dân chủ yếu là thuần<br />
nông độc canh cây lúa, cây ngô và một số loại<br />
cây hoa mầu khác, bình quân lƣơng thực đạt<br />
170kg/ngƣời/năm. Hầu hết các hộ gia đình<br />
nghèo đều trải qua những “tháng thiếu ăn”,<br />
thời gian không đủ ăn diễn ra giữa 2 vụ thu<br />
hoạch, điều này đã gây sức ép rất lớn đến<br />
rừng và đất rừng. Gần 50% diện tích canh tác<br />
nông nghiệp phụ thuộc vào nƣớc trời do vậy<br />
trồng lúa nƣớc chỉ canh tác đƣợc 1 vụ/năm.<br />
Tỷ lệ ngƣời trong độ tuổi lao động không có<br />
việc làm cao (78,5%).<br />
<br />
Bảng 1.Thống kế dân số, dân tộc và lao động trong khu vực nghiên cứu<br />
Dân tộc<br />
<br />
TT<br />
<br />
Số hộ<br />
<br />
Số nhân khẩu<br />
Tổng số<br />
<br />
Nam<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
Tổng số lao động<br />
<br />
1<br />
<br />
Kinh<br />
<br />
385<br />
<br />
2120<br />
<br />
1232<br />
<br />
888<br />
<br />
1054<br />
<br />
2<br />
<br />
Tày<br />
<br />
76<br />
<br />
368<br />
<br />
213<br />
<br />
155<br />
<br />
198<br />
<br />
3<br />
<br />
Nùng<br />
<br />
45<br />
<br />
274<br />
<br />
151<br />
<br />
123<br />
<br />
138<br />
<br />
4<br />
<br />
Dao<br />
<br />
68<br />
<br />
425<br />
<br />
205<br />
<br />
220<br />
<br />
216<br />
<br />
5<br />
<br />
Mông<br />
<br />
17<br />
<br />
74<br />
<br />
31<br />
<br />
43<br />
<br />
39<br />
<br />
Tổng số<br />
<br />
591<br />
<br />
3261<br />
<br />
1832<br />
<br />
1429<br />
<br />
1645<br />
<br />
Bảng 2. Số loài thực vật LSNG đƣợc ngƣời dân sử dụng (phân theo công dụng)<br />
Tổng số<br />
loài<br />
81<br />
<br />
Công dụng<br />
Dƣợc liệu<br />
Số loài<br />
48<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
59.3<br />
<br />
Rau ăn<br />
Số loài<br />
20<br />
<br />
Cho bột<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
24.7<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
26<br />
<br />
Số loài<br />
5<br />
<br />
Thủ công mỹ nghệ<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
6.2<br />
<br />
Số loài<br />
8<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
9.9<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Hữu Giang<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Kiến thức bản địa trong sử dụng thực vật<br />
LSNG. Kết quả phỏng vấn 120 hộ gia đình<br />
trong thôn cho thấy, số loài LSNG đƣợc<br />
ngƣời dân sử dụng phục vụ cho sinh kế của<br />
gia đình đƣợc thể hiện ở bảng 2:<br />
Tổng số loài thực vật LSNG đƣợc ngƣời dân<br />
sử dụng là 81 loài đƣợc phân thành 4 nhóm<br />
công dụng khác nhau. Đa số các loài chỉ có<br />
một công dụng, nhƣng cũng có loài có<br />
nhiều công dụng, ví dụ nhƣ cây chân chim<br />
có thể vừa dùng làm thực phẩm, vừa dùng<br />
làm dƣợc liệu.<br />
Trong 81 loài thực vật LSNG, có tới 48 loài<br />
đƣợc ngƣời dân sử dụng làm dƣợc liệu, chiếm<br />
59,3%; Nhóm loài làm rau ăn có 20 loài,<br />
chiếm 24,7%; Nhóm loài lấy bột có 5 loài,<br />
chiếm 6,2% và nhóm loài làm thủ công mỹ<br />
nghệ có 8 loài, chiếm 9,9%.<br />
Khai thác sử dụng các loài cây cho dược liệu<br />
Có 48 loài đƣợc sử dụng làm dƣợc liệu, công<br />
dụng, cách chế biến của một số loài đƣợc<br />
ngƣời dân thƣờng dùng thể hiện ở bảng 3.<br />
Phƣơng thức khai thác và sử dụng: Phƣơng<br />
thức khai thác cây thuốc thƣờng là thủ công,<br />
bộ phận trên cây thuốc đƣợc sử dụng tùy theo<br />
loại bệnh. Phần lớn các loài này đều phục vụ<br />
cho những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống<br />
của chính họ chứ không vì mục đích hàng<br />
hóa. Kinh nghiệm chữa bệnh bằng thuốc nam<br />
chỉ đƣợc lƣu truyền theo dòng họ và đƣợc<br />
thực hiện bởi những ông Lang ở địa phƣơng.<br />
<br />
62(13):25 - 29<br />
<br />
Cách sử dụng phổ biến nhƣ (i) Uống nƣớc, ăn<br />
tƣơi: Dùng lá cây tƣơi ăn sống hoặc phơi khô<br />
sắc uống, ngâm rƣợu uống. Đây là cách đƣợc<br />
sử dụng nhiểu nhất, phổ biến nhất. (ii) Đắp<br />
trực tiếp thuốc lên những vùng bị chấn<br />
thƣơng (iii) Đun xông: Đun sôi thuốc rồi<br />
xông toàn bộ cơ thể sau đó tắm và uống một<br />
bát nƣớc xông. Dân tộc Dao có bài thuốc<br />
tắm bằng lá cây và bài thuốc dùng cho phụ<br />
nữ sau khi sinh đẻ giúp tăng cƣờng thể<br />
trạng, ăn ngủ tốt, chống hậu sản… rất tốt<br />
nhƣng hiện nay vẫn chỉ sử dụng trong thôn,<br />
chƣa thành hàng hóa. Một vấn đề cần quan<br />
tâm là việc khai thác dƣợc liệu của ngƣời dân<br />
địa phƣơng gần nhƣ chƣa hoặc không quan<br />
tâm đến việc bảo tồn và phát triển của chúng.<br />
Nhiều khi để lấy đƣợc những dƣợc liệu quý<br />
họ sẵn sàng chặt phá rất nhiều cây khác, điều<br />
đó có nghĩa là họ đã tham gia vào việc phá<br />
rừng, các hoạt động nhƣ thế đã góp phần làm<br />
cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên nhất là<br />
nguồn dƣợc liệu quý. Vì vậy phải thông qua<br />
cộng đồng, sự phối hợp tuyên truyền của tất<br />
cả các cấp, tổ chức đến ngƣời dân thì mới có<br />
thể bảo tồn đƣợc sự đa dạng sinh học nói<br />
chung và bảo tồn đƣợc nguồn dƣợc liệu quý<br />
nói riêng để phục vụ cho chính cộng đồng.<br />
Khai thác sử dụng các loài cây rau<br />
Các loài rau là loại thức ăn không thể thiếu<br />
trong bữa ăn hàng ngày của ngƣời dân. Việc<br />
trồng rau chƣa phổ biến trong các vƣờn nhà,<br />
những khi thiếu lƣơng thực thì rau là nguồn<br />
<br />
Bảng 3. Công dụng, cách chế biến của một số loài đƣợc ngƣời dân thƣờng dùng<br />
Công dụng<br />
<br />
Những loài đƣợc dùng phổ biến<br />
<br />
Cách chế biến<br />
<br />
Chữa mất ngủ, đau đầu<br />
<br />
Xấu hổ, Dây lạc tiên, Tầm gửi, Ngải cứu,<br />
Đu đủ rừng<br />
<br />
Hái lá, lấy dây sắc uống hoặc đắp lên trán<br />
<br />
Chữa đau dạ dày<br />
<br />
Ba gạc, Nghệ, Chân chim, Búng báng<br />
<br />
Lấy rễ, thân, lá, hoặc vỏ qua tùy từng loại<br />
để đun uống<br />
<br />
Chữa đau bụng<br />
<br />
Quế, Ổi, Củ nâu, Châm<br />
<br />
Đun nƣớc uống<br />
<br />
Giải nhiệt, cảm<br />
<br />
Quýt, Tía tô, Rau má, Nhọ nồi, Nhân trần,<br />
Diếp cá, Bƣởi, Hƣơng nhu, Gừng...<br />
<br />
Đun nƣớc uống hoặc giã nhỏ đắp lên trán<br />
<br />
Tăng cƣờng thể trạng,<br />
thuốc bổ<br />
<br />
Tầm gửi nghiến, Sa nhân, Bƣởi bung<br />
<br />
Thái nhỏ, phơi khô sắc uống hoặc ngâm<br />
rƣợu<br />
<br />
Chữa đau mắt<br />
<br />
Xƣơng cá, Dâu rừng,<br />
<br />
Hái lá đun rửa mắt<br />
<br />
Chữa khớp<br />
<br />
Ngũ gia bì, Dâu da, Củ xả,<br />
<br />
Phơi khô sắc uống<br />
<br />
Chữa bỏng<br />
<br />
Bỏng, chuối<br />
<br />
Giã đắp lên chỗ bỏng hoặc vắt nƣớc<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
27<br />
<br />
Nguyễn Hữu Giang<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
thức ăn có vai trò quan trọng và đƣợc ngƣời<br />
dân sử dụng quanh năm.Có 20 loài đƣợc sử<br />
dụng phổ biến, các loài này có vai trò quan<br />
trọng trong cuộc sống hàng ngày. Qua trao<br />
đổi với ngƣời dân cho biết, các loài này mọc<br />
phổ biến và phân bố rộng khắp, dễ thu hái,<br />
mọc tự nhiên mà không phải chăm sóc. Tuy<br />
nhiên nếu khai thác bừa bãi không có kiểm<br />
soát, cùng với nạn phá rừng hiện nay thì cũng<br />
sớm làm cạn kiệt nguồn tài nguyên vốn rất<br />
phong phú này.<br />
Cách chế biến khá đơn giản, thông thƣờng là<br />
luộc, nấu canh hoặc sào, một số ít có thể muối<br />
chua để ăn sống hoặc nấu canh chua phục vụ<br />
nhu cầu gia đình. Một số loài rau có giá trị<br />
kinh tế cao có thể trở thành hàng hóa tốt,<br />
đƣợc thị trƣờng ƣa chuộng nhƣ rau ngót rừng,<br />
măng và rau bò khai… Một thực tế đáng buồn<br />
là ngƣời dân chỉ chú ý đến khai thác mà<br />
không quan tâm đến bảo vệ và phát triển<br />
chúng, điều này cũng góp phần làm suy giảm<br />
nguồn tài nguyên này.<br />
Khai thác sử dụng các loài cây cho bột<br />
Ngoài các loài cây lƣơng thực quen thuộc nhƣ<br />
lúa, ngô, sắn thì các loài cây cho bột khác ở<br />
trong rừng có vai trò “Cứu đói” cho ngƣời<br />
dân trong những tháng thiếu ăn hoặc những<br />
năm mất mùa. Hiện có 5 loài cho bột đƣợc<br />
ngƣời dân sử dụng hiện nay đó là búng báng,<br />
chuối, củ mài, củ nâu và dây đặng.<br />
Phƣơng thức khai thác và sử dụng: Trong 5<br />
loài khai thác thì củ mài là đƣợc ƣa chuộng<br />
nhất với 100% số hộ sử dụng vì đây là loài<br />
chứa nhiều tinh bột, dễ sử dụng, chế biến và<br />
có sẵn trong rừng. Có nhiều cách chế biến<br />
nhƣ nghiền lọc lấy bột, băm nhỏ độn với cơm,<br />
hấp, nấu cháo, nấu canh…<br />
Khai thác sử dụng các loài cây cho sợi và vật<br />
liệu đan lát<br />
Một số loài phân họ tre nứa có khả năng cung<br />
cấp nguyên liệu hàng thủ công mỹ nghệ thuộc<br />
nhóm song, mây là nguồn tài nguyên quan<br />
trọng dùng để đan lát, đặc biệt là loài song<br />
mật là loài có giá trị kinh tế cao, các loài cây<br />
thuộc họ Đay, họ Trôm, họ Gai cũng là loài<br />
cho sợi tốt. Phần lớn những loài cây này là<br />
những loài có giá trị trên thị trƣờng, vì vậy đây<br />
là một thuận lợi cho việc phát triển thực vật<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
28<br />
<br />
62(13): 25 - 29<br />
<br />
LSNG tại địa phƣơng nhằm tạo công ăn việc<br />
làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao chất<br />
lƣợng cuộc sống của ngƣời dân địa phƣơng,<br />
giảm đƣợc áp lực của họ lên rừng tự nhiên<br />
Phƣơng thức khai thác và sử dụng các giống<br />
loài cho dây sợi và vật liệu đan lát của ngƣời<br />
dân ở đây là, họ thƣờng sử dụng các loài cây<br />
cho sợi vào việc làm dây buộc là chính, một số<br />
loài có thể dùng để đan lát nhƣ nứa, giang, mây.<br />
Nhƣ vậy, các nhóm thực vật LSNG đƣợc ngƣời<br />
dân khai thác và sử dụng có những giá trị, công<br />
dụng rất đa dạng. Điều này khẳng định đƣợc<br />
rằng thực vật LSNG ở đây đã giải quyết tại chỗ<br />
phần nào nhu cầu lƣơng thực, thực phẩm, thuốc<br />
men, vật liệu xây dựng, thủ công mỹ nghệ và<br />
củi đun... cho ngƣời dân.<br />
Những thuận lợi và khó khăn đối với hoạt<br />
động phát triển thực vật LSNG<br />
Kết quả thảo luận nhóm cho thấy, hoạt động<br />
phát triển thực vật LSNG ở địa bàn nghiên<br />
cứu có nhiều thuận lợi, song cũng gặp không<br />
ít khó khăn.<br />
a) Những thuận lợi<br />
Đất đai ở địa bàn phù hợp với nhiều loài cây<br />
LSNG có giá trị trám trắng, trám đen, sa<br />
nhân, song, mây, tre gai, nứa, rau bò khai, rau<br />
ngót rừng...<br />
Nhân lực dồi dào; Một số loài cây có sẵn giống;<br />
Có cơ hội đƣợc hỗ trợ về kỹ thuật, chuyển giao<br />
xây dựng các mô hình tại thôn; Nhận đƣợc sự<br />
quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc qua các chính<br />
sách phát triển nông thôn miền núi.<br />
b) Những khó khăn<br />
Ngƣời dân không phải là chủ rừng thực sự:<br />
Toàn bộ diện tích rừng trên địa bàn xã đều<br />
thuộc quyền quản lý của Khu bảo tồn thiên<br />
nhiên Hữu Liên.<br />
Do quan niệm lạc hậu: Đa phần ngƣời dân chỉ<br />
coi LSNG là loại lâm sản phụ, ít có giá trị nên<br />
không quan tâm đến hoạt động phát triển thực<br />
vật LSNG;<br />
Do phong tục tập quán: Việc khai thác thực<br />
vật LSNG hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên;<br />
Ngƣời dân ít am hiểu về các kỹ thuật canh tác<br />
mới và chƣa biết cách phát triển thực vật<br />
LSNG trong vƣờn nhà; Thị trƣờng tiêu thụ<br />
sản phẩm LSNG chƣa phát triển.<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Hữu Giang<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÀ<br />
SỬ DỤNG BỀN VỮNG THỰC VẬT LSNG<br />
TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU.<br />
Trên cơ sở phân tích thực trạng sử dụng thực<br />
vật LSNG tại xã Hữu Liên, tôi xin đề xuất một<br />
số giải pháp triển và sử dụng bền vững thực<br />
vật LSNG tại địa bàn nghiên cứu nhƣ sau:<br />
Cải tạo vƣờn tạp, trồng các loài cây ăn quả<br />
lƣu niên xen kẽ với các loài đa mục đích cho<br />
LSNG theo một cấu trúc không gian hợp lý.<br />
Các loài cây đƣợc đề nghị bao gồm: Các loại<br />
tre, nứa, giang, song, mây trồng bao quanh<br />
vƣờn vừa có tác dụng làm hàng rào bảo vệ,<br />
vừa cho sản phẩm làm nguyên liệu thủ công<br />
mỹ nghệ, vật liệu xây dựng và măng;<br />
Trồng các loài cây tạo nhiều tầng tán trong<br />
vƣờn để tận dụng không gian dinh dƣỡng.<br />
Tầng tán phía trên bao gồm các loài cây ăn<br />
quả truyền thống xen kẽ với cây rừng cho quả<br />
nhƣ bứa, trám, vả, sấu... theo phƣơng thức<br />
hỗn giao. Tầng tán phía dƣới trồng xen các<br />
loài cho lƣơng thực, thực phẩm nhƣ củ từ, củ<br />
mài, lá lốt, riềng, gừng, nghệ..., các loài cây<br />
cho dƣợc liệu nhƣ sa nhân, củ mài, củ nâu, ...<br />
Áp dụng kỹ thuật bón phân nhằm xúc tiến<br />
sinh trƣởng của cây, tỉa cành thƣờng xuyên<br />
nhằm tạo tán cho cây; Làm hàng rào xanh<br />
bằng những loài cây cho củi để bảo vệ nƣơng<br />
<br />
62(13):25 - 29<br />
<br />
rẫy cố định, ngăn chặn sự phá hoại của gia<br />
súc, gia cầm.<br />
Cần xây dựng chính sách thị trƣờng LSNG<br />
theo hƣớng tự do hóa thị trƣờng. Giới thiệu và<br />
quảng bá những điểm có khả năng tiêu thụ<br />
nguồn LSNG sản xuất từ khu vực để tạo ra<br />
cây cầu nối kết giữa sản xuất với tiêu thụ, giảm<br />
đƣợc các chi phí trung gian. Hiện nay, ở khu<br />
vực cần tập trung khuyến khích và tăng cƣờng<br />
hiểu biết về các làng nghề thủ công mỹ nghệ<br />
(sử dụng nguyên liệu tre nứa và song mây) và<br />
các cá nhân, các trung tâm sản xuất thuốc y<br />
học cổ truyền. Đây sẽ là nguồn tiêu thụ LSNG<br />
rất lớn mà hiện nay hầu hết ngƣời dân địa bàn<br />
nghiên cứu chƣa có khả năng tiếp cận.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Ngô Ngọc Tuyên (2008), Nghiên cứu tác động<br />
của người dân địa phương đến tài nguyên rừng tại<br />
Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang, tỉnh Tuyên<br />
Quang. Luận văn Thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp,<br />
Trƣờng Đại học Lâm nghiệp, 2008.<br />
2. Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg, ngày 5/2/2007<br />
của Thủ tƣớng Chính Phủ về: “Phê duyệt Chiến<br />
lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn<br />
2006 – 2020”<br />
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006),<br />
“Cẩm nang ngành Lâm nghiệp – Chương Quản lý<br />
rừng bền vững”, Hà Nội.<br />
<br />
SUMMARY<br />
<br />
INDIGENOUS KNOWLEDGE OF THE LOCAL PEOPLE IN UTILITY OF NONTIMBER FOREST PRODUCTS IN HUU LIEN COMMUN, HUU LUNG DISTRICT,<br />
LANG SON PROVINCE<br />
<br />
Nguyen Huu Giang<br />
<br />
College of Agriculture and Forestry – Thai Nguyen University<br />
<br />
Total of 81 non-timber forest products (NTFP) species are used by local people to support for their<br />
livelihoods and incomes. 48 of 81 species are used for medical purpose accounting for 59.3%; 20<br />
of 81 species are vegetables accounting for 24,7%; 5 of 81 species are processed for powder usage<br />
accounting for 6,2% and 8 species are used for handicraft production accounting for 9,9%. NTFPs<br />
play an important role to the local people in terms of “starvation reduction”, particularly to the<br />
time between harvesting seasons. Knowledge of harvesting, utilization and processing NTFPs of<br />
the local people is very diversified and plentiful. Harvesting and utilizing NTFPs which are out of<br />
control without any concentration to conservation leads to the drastic reduction of NTFPs<br />
Key words: NTFPs, Indigenous knowledge, species, vegetation, local people<br />
<br />
<br />
<br />
Tel: 0982.688.286, Email: huugiangvoctech1@yahoo.com<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
29<br />
<br />