intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kiến thức căn bản về bệnh Tay chân miệng mà cha mẹ cần biết

Chia sẻ: Khanhlkkk Kahnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

73
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiện nay, số lượng ca mắc bệnh và số ca tử vong do bệnh tay-chân-miệng ngày càng tăng nhanh trên quy mô cả nước. Đây là căn bệnh nguy hiểm, có nguy cơ tử vong cao. Vì thế các bậc phụ huynh cần trang bị cho mình vốn kiến thức thật tốt để phòng ngừa và chống lại căn bệnh này

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kiến thức căn bản về bệnh Tay chân miệng mà cha mẹ cần biết

  1. Kiến thức căn bản về bệnh Tay chân miệng mà cha mẹ cần biết
  2. Hiện nay, số lượng ca mắc bệnh và số ca tử vong do bệnh tay-chân-miệng ngày càng tăng nhanh trên quy mô cả nước. Đây là căn bệnh nguy hiểm, có nguy cơ tử vong cao. Vì thế các bậc phụ huynh cần trang bị cho mình vốn kiến thức thật tốt để phòng ngừa và chống lại căn bệnh này. Đồng thời nâng cao tinh thần cảnh giác, không thể lơ là trước dịch bệnh này. Vì sao tay chân miệng lại có thể gây tử vong?  Khó phát hiện bệnh: Khi mới phát bệnh, biểu hiện sớm nhất là sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, cơ thể sẽ xuất hiện những vết loét ở miệng, các bóng nước trên da và trong một số trường hợp còn có các đốm hồng ban. Chính những biểu hiện này khiến không ít các bậc phụ huynh nhầm tưởng là trẻ đang mắc phải các căn bệnh thông thường như thủy đậu, viêm da mủ. Thậm chí nhiều người cứ ngỡ là trẻ chỉ bị dị ứng, nổi đẹn thông thường. Chính suy nghĩ lệch lạc này dẫn đến việc họ tự ý dùng thuốc mà không đưa trẻ đi khám bệnh.  Gây ra những biến chứng nguy hiểm: Các biến chứng thường gặp là: viêm màng não, liệt mềm cấp, viêm cơ tim, phù phổi cấp do thần kinh. Ngoài ra, các biến chứng này có thể phối hợp với nhau trên cùng một bệnh nhân. Bệnh diễn tiến rất nhanh và nguy cơ gây tử vong là rất cao.
  3.  Bệnh diễn tiến rất nhanh: Từ những vết loét hay bóng nước, trẻ sẽ cảm thấy bứt rứt, rung giật cơ. Nếu để lâu sẽ trẻ sẽ yếu liệt chi, liệt các dây thần kinh sọ dẫn đến co giật hôn mê thậm chí làm suy hô hấp, phù phổi, tăng huyết áp, tùy mạch và gây tử vong. Do dấu hiệu bệnh khó phát hiện và bệnh tiến triển nhanh nên không ít trường hợp các ca nhập viện đã trong tình trạng cực kỳ nguy hiểm.  Dễ lây lan: Bệnh thường gặp phải ở trẻ dưới 3 tuổi và lây lan rất nhanh từ người sang người, hoặc thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với phân, dịch tiết mũi họng, nước bọt, đồ chơi hoặc chất dịch trong các nốt bọng nước của người bệnh. Vi-rút xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc miệng hay ruột vào hệ thống hạch bạch huyết và từ đó sẽ phát triển rất nhanh và gây ra các tổn thương ở da và niêm mạc. Đến nay đã phát hiện thêm nhiều ca mắc bệnh là người lớn vì thế cần nâng cao cảnh giác và tăng cường giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường sống.  Chưa có vắc-xin phòng ngừa và thuốc điều trị đặc hiệu: Hiện tại vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh tay-chân-miệng. Việc điều trị bệnh chủ yếu là điệu trị triệu chứng: giảm đau, hạ sốt, tăng sức đề kháng cơ thể. Phòng bệnh hơn chữa bệnh!
  4. Trong vùng dịch, biện pháp hữu hiệu nhất để khống chế dịch là phòng lây lan bệnh sang người lành. Các biện pháp phòng ngừa là:  Người lành, đặc biệt là trẻ em nên hạn chế tiếp xúc với người mang bệnh nếu không thật sự cần thiết. - Sau khi chăm sóc bệnh nhân, cần rửa tay kỹ với xà phòng. - Không được chọc vỡ các mụn nước bọng nước trên da bệnh nhân. - Giặt các đồ dùng của bệnh nhân và lau phòng ở của bệnh nhân bằng các dung dịch sát khuẩn có chlor. - Cần theo dõi chặt chẽ những trẻ có biểu hiện sốt trong vùng dịch. - Đeo khẩu trang mũi miệng khi hắt hơi hoặc ho. - Cho trẻ nghỉ ngơi, hạn chế vận động - Cho trẻ nghỉ học cho đến khi khỏi bệnh. - Khi thấy trẻ có dấu hiệu: trẻ khó ngủ, quấy khóc liên tục, hay giật mình, lúc thức hay nói nhảm, hoảng hốt lúc thiu thiu ngủ, sốt cao các chi, run và co giật, nôn ói nhiều thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay. Trong trường hợp chăm sóc trẻ bị bệnh, các bật phụ huynh cần chú ý:
  5. - Thường xuyên rửa tay sạch sẽ bằng xà bông trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Đối với người lớn cần rửa tay sau khi thay tã, mặc tả cho trẻ, sau khi dọn dẹp phân, nước tiểu của trẻ. Ngoài ra,trước khi chăm sóc một trẻ khác người lớn cũng phải rừa tay thật sạch.  Cho trẻ súc miệng mỗi ngày, chăm sóc da bằng cách tắm nước ấm, lau rửa nhẹ nhàng, tránh làm vỡ bóng nước hay trầy xước da, thay quần áo sạch hàng ngày  Cắt ngắn móng tay, đeo bao tay cho trẻ để giảm tổn thương da do gãi ngứa. - Cần rửa thật sạch đồ chơi, chén, muỗng, ly, đồ dùng của trẻ. Lau chùi, khử trùng sàn nhà, nhà vệ sinh bằng xà bông hoặc cloramine khi có phân, nước tiểu của trẻ dây ra. Khi trẻ bị bệnh, cần cho trẻ nghỉ học, cách ly và đưa đến cơ sở y tế gần nhất. Thực hiện ăn chín uống sôi.  Nên cho trẻ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, giữ ấm và cho uống nhiều nước như nước sôi để nguội, nước trái cây, nước canh, nước cháo,…  Trẻ bị bệnh tay chân miệng thường rất biếng ăn, thậm chí có thể bỏ ăn do các vết loét trong niêm mạc miệng gây đau. Vì vậy, thức ăn cho trẻ cần chọn lựa sao cho mềm, mịn, mát lạnh nhằm tạo cảm giác dễ chịu khi thức ăn, thức uống đi ngang qua vết loét. Như vậy, những thực phẩm có thể dùng cho trẻ là: bột dinh dưỡng, sữa, sữa chua, phô mai, bánh Flan, tàu hủ đường,… Nếu
  6. trẻ ăn kém, nên cho trẻ ăn nhiều lần hơn lúc bình thường để tránh tình trạng hạ đường huyết có thể xảy ra.  Cần chú ý muỗng dùng để đút cho trẻ nên tránh những loại có cạnh sắc bén, để không đụng vào các vết loét ở đầu lưỡi và môi làm bé đau dẫn đến sợ hãi, không ăn.  Không cần kiêng cữ gió và ánh sáng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0