Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br />
<br />
<br />
<br />
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM <br />
CỦA NGƯỜI CHẾ BIẾN THỰC PHẨM Ở CÁC NHÓM NẤU ĂN GIA ĐÌNH <br />
TẠI CẦN GIUỘC, LONG AN, 2013 <br />
Trần Văn Tập*, Đặng Văn Chính* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Đặt vấn đề: An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) hiện nay đang là vấn đề y tế công cộng tại Việt Nam. <br />
Nhiều nghiên cứu đã tiến hành khảo sát kiến thức, thực hành ATVSTP trên các đối tượng khác nhau, tuy nhiên <br />
rất ít nghiên cứu trên nhóm người nấu ăn gia đình. <br />
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ kiến thức, thực hành và các yếu tố liên quan về ATVSTP của những <br />
người trực tiếp tham gia chế biến thực phẩm trong nhóm nấu ăn gia đình tại Cần Giuộc, Long An. <br />
Phương pháp nghiên cứu: Đây là một nghiên cứu cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu là tất cả những người <br />
trực tiếp tham gia chế biến thực phẩm, trong các nhóm nấu ăn gia đình trên địa bàn huyện Cần Giuộc, tỉnh Long <br />
An. <br />
Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ có kiến thức và có thực hành về ATVSTP của những người trực tiếp chế biến <br />
thực phẩm, chiếm tỷ lệ lần lượt là 44,1% và 43,1%. Không có bếp ăn gia đình đạt tiêu chuẩn vệ sinh về cơ sở vật <br />
chất và vệ sinh trong chế biến bảo quản thực phẩm. Có 62,1% bếp ăn đạt tiêu chuẩn về vệ sinh trang thiết bị <br />
dụng cụ. <br />
Kết luận: Thực trạng tuân thủ ATVSTP của các bếp ăn gia đình trên địa bàn rất kém. Kiến thức và thực <br />
hành về ATVSTP của người trực tiếp tham gia chế biến thực phẩm còn thấp. <br />
Từ khóa: an toàn vệ sinh thực phẩm, ngộ độc thực phẩm. <br />
<br />
<br />
<br />
ABSTRACT <br />
KNOWLEDGE AND PRACTICE OF FOOD HYGIENE AND SAFETY <br />
AMONG CATERERING TEAMS’ COOKS IN CAN GIUOC, LONG AN, 2013 <br />
Tran Van Tap, Dang Van Chinh <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6 ‐ 2014: 717 ‐ 722 <br />
Background: Food hygiene and safety is nowadays a major public health issue in Vietnam. Many studies on <br />
knowledge and practice of food hygiene and safety have been conducted. However, there have been a few studies on <br />
knowledge and practice of food hygiene and safety among catering teams ‘cooks. <br />
Objectives: To determine the proportion of catering teams’ cooks with knowledge and practice of food <br />
hygiene and safety and related factors in Can Giuoc, Long An province, in 2013. <br />
Methods: A cross‐sectional study was conducted with a sample of 102 cooks of 29 catering teams in Can <br />
Giuoc, Long An. <br />
<br />
Result: The proportions of cooks with good knowledge and practice of food safety were about 44% and 43% <br />
respectively. There weren’t any catering teams with facilities and food preparation and storage that met the <br />
requirements. Of the 29 establishment of catering teams, about 62% have the equipment that met the <br />
requirements. <br />
Conclusion: The food safety and hygiene compliance of catering teams was very poor. The proportion of <br />
* Trung tâm Y tế dự phòng huyện Cần Giuộc tỉnh Long An ** Viện Y tế công cộng TP. Hồ Chí Minh <br />
Tác giả liên lạc: BS.CKI. Trần Văn Tập <br />
ĐT: 0906766300 <br />
Email: trantap1207@gmail.com <br />
<br />
716<br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
catering teams’ cooks with good knowledge and practice of food safety and hygiene was low. <br />
Key words: food poisoning, food hygiene and safety. <br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
<br />
Mục tiêu <br />
<br />
An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) hiện <br />
đang là vấn đề y tế công cộng được dư luận và <br />
xã hội rất quan tâm. Theo thống kê của Cục An <br />
toàn thực phẩm, giai đoạn 2006‐2010 có 944 vụ <br />
ngộ độc thực phẩm (NĐTP) với 33.168 người <br />
mắc và 259 người chết. Trung bình có 189 <br />
vụ/năm với 6.633 người mắc/năm và 51,4 người <br />
chết/năm. Tính trung bình tỷ lệ người bị NĐTP <br />
cấp tính là 7,8 ca/100.000/năm(1). <br />
<br />
Xác định tỷ lệ những người trực tiếp tham <br />
gia chế biến thức ăn trong nhóm nấu ăn gia đình <br />
tại huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An có kiến thức <br />
về ATVSTP. <br />
<br />
Điều đáng chú ý, theo báo cáo của Cục An <br />
toàn thực phẩm, các vụ NĐTP năm 2008 xảy ra <br />
tập trung chủ yếu tại bếp ăn gia đình. Mặt khác, <br />
trong những năm gần đây, do nhu cầu của xã <br />
hội hình thức nhóm nấu ăn gia đình đã trở nên <br />
phổ biến, là loại hình tự thành lập và nấu ăn <br />
theo kiểu truyền thống, thường không có cơ sở <br />
ổn định và được xếp vào hình thức bếp ăn gia <br />
đình. Nhóm chủ yếu được mời đến, để tổ chức <br />
phục vụ cho các đám tiệc như hỏi cưới, đám giỗ, <br />
sinh nhật tại gia đình. Tuy nhiên, loại hình dịch <br />
vụ cung cấp thực phẩm này rất phức tạp, vì <br />
chưa được quản lý tốt ở địa phương, chưa có <br />
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hay giấy <br />
chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về ATVSTP. Bên <br />
cạnh đó, số khách hàng do các nhóm này phục <br />
vụ chiếm số lượng khá cao từ 50‐500 người. Nên <br />
nếu NĐTP xảy ra thì số người mắc là không nhỏ <br />
và mức độ ảnh hưởng là khá nghiêm trọng. <br />
Tỉnh Long An, những năm gần đây tình <br />
hình NĐTP diễn ra tương đối phức tạp. Bên <br />
cạnh đó, rất nhiều nhóm nấu ăn gia đình mới <br />
được hình thành và phát triển. Do đó các vấn đề <br />
ATVSTP cần được quan tâm, đặc biệt ở nhóm <br />
đối tượng có nhiều nguy cơ này. Vì vậy nghiên <br />
cứu được tiến hành, nhằm khảo sát tỷ lệ đạt <br />
chuẩn về ATVSTP trong nhóm nấu ăn gia đình. <br />
Từ đó tìm ra những giải pháp và đề xuất nhằm <br />
cải thiện tình hình ATVSTP, góp phần làm giảm <br />
các vụ ngộ độc thực phẩm tại địa phương. <br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng <br />
<br />
Xác định tỷ lệ những người trực tiếp tham <br />
gia chế biến thức ăn trong nhóm nấu ăn gia đình <br />
tại huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An có thực hành <br />
về ATVSTP. <br />
Mô tả tình hình ATVSTP tại các nhóm nấu <br />
ăn gia đình tại huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. <br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Thiết kế nghiên cứu <br />
Được sử dụng là nghiên cứu cắt ngang. <br />
Thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp và <br />
bảng quan sát. <br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu <br />
Tất cả những người trực tiếp tham gia chế <br />
biến thức ăn trong các nhóm nấu ăn gia đình, <br />
trên địa bàn huyện Cần Giuộc tỉnh Long An, loại <br />
ra các cơ sở vừa được Trung Tâm Y Tế thanh tra <br />
giám định về ATVSTP. <br />
Kỹ thuật chọn mẫu, lấy mẫu toàn bộ. Hiện <br />
nay tại huyện Cần Giuộc tỉnh Long An có 34 <br />
nhóm tổ chức nấu ăn gia đình, mỗi nhóm chỉ có <br />
3 – 4 người phục vụ, do đó chọn tất cả những <br />
người trực tiếp tham gia chế biến thức ăn. <br />
<br />
Thời gian nghiên cứu <br />
Từ ngày 01/4/2013 đến ngày 01/9/2013. <br />
<br />
KẾT QUẢ <br />
Bảng 1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu (n = 102) <br />
Đặc điểm<br />
<br />
Tuổi<br />
<br />
Giới tính<br />
<br />
18-29 tuổi<br />
30-39 tuổi<br />
40-50 tuổi<br />
> 50 tuổi<br />
Nam<br />
Nữ<br />
<br />
Tần số (n)<br />
6<br />
18<br />
51<br />
27<br />
32<br />
70<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
(%)<br />
5,9<br />
17,7<br />
50<br />
26,5<br />
31,4<br />
68,6<br />
<br />
717<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br />
<br />
<br />
Đặc điểm<br />
Trình độ<br />
học vấn<br />
<br />
Nguồn<br />
cung cấp thông<br />
tin<br />
<br />
Câp 1<br />
Cấp 2<br />
Cấp 3<br />
Truyền hình (tivi),<br />
đài phát thanh<br />
Báo chí, Internet<br />
Pano, áp phích,<br />
tờ rơi, tờ bướm<br />
Nhân viên y tế<br />
<br />
15<br />
63<br />
24<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
(%)<br />
14,7<br />
61,8<br />
23,5<br />
<br />
99<br />
<br />
97,1<br />
<br />
45<br />
<br />
44,1<br />
<br />
23<br />
<br />
22,6<br />
<br />
96<br />
<br />
94,1<br />
<br />
Tần số (n)<br />
<br />
Kết quả có 102 đối tượng tham gia nghiên <br />
cứu. Trong đó, phân nữa đối tượng nghiên cứu <br />
trong độ tuổi 40‐50 tuổi. Đa số là nữ giới, với tỷ <br />
lệ gấp đôi nam giới (68,6% với 31,4%). Trình độ <br />
học vấn đối tượng nghiên cứu tương đối thấp, <br />
hầu hết dưới cấp 3, trong đó khoảng 15% học <br />
cấp 1. Hai nguồn chính cung cấp thông tin <br />
ATVSTP cho đối tượng nghiên cứu là Truyền <br />
hình(tivi), đài phát thanh (97,1%); và nhân viên y <br />
tế (94,1%). <br />
<br />
Bảng 2: Tỷ lệ có kiến thức về ATVSTP <br />
Nội dung<br />
Nguyên nhân ngộ độc thực phẩm<br />
Triệu chứng ngộ độc thực phẩm<br />
Môi trường chế biến<br />
Nguồn nước sử dụng<br />
Dụng cụ chế biến<br />
Khu vực chế biến<br />
Bảo quản thực phẩm<br />
Vệ sinh cá nhân<br />
Bệnh truyền nhiễm<br />
Kỹ thuật rửa tay<br />
Kỹ thuật rửa rau<br />
Khám sức khỏe<br />
Tập huấn kiến thức VSATTP<br />
Kiến thức chung đúng<br />
(đạt đủ 13 yếu tố)<br />
<br />
Tần số (n) Tỷ lệ (%)<br />
68<br />
66,7<br />
71<br />
69,6<br />
81<br />
79,4<br />
77<br />
75,5<br />
87<br />
85,3<br />
74<br />
72,6<br />
76<br />
74,5<br />
62<br />
60,8<br />
75<br />
73,3<br />
87<br />
85,3<br />
70<br />
68,6<br />
64<br />
62,8<br />
62<br />
60,8<br />
45<br />
44,1<br />
<br />
Nhìn chung, kiến thức của người trực tiếp <br />
chế biến thực phẩm trong 13 lĩnh vực về <br />
ATVSTP đạt tỷ lệ khá tốt từ 60% trở lên. Tuy <br />
nhiên, tỷ lệ người có kiến thức đầy đủ về 13 lĩnh <br />
vực này chỉ đạt 44%. <br />
<br />
Bảng 3: Tình hình thực hành vệ sinh cá nhân (n = 102) <br />
Nội dung<br />
Có giấy chứng nhận tập kiến thức 1 năm / 1 lần<br />
Có giấy chứng nhận sức khỏe 1 năm / 1 lần<br />
Nhân viên trực tiếp chế biến có mang tạp dề, nón, khẩu trang, găng tay khi chế biến thực phẩm<br />
Nhân viên trực tiếp chế biến thực phẩm không đeo trang sức, đồng hồ… khi chế biến<br />
Nhân viên trực tiếp chế biến thực phẩm không để móng tay dài và có sơn móng tay<br />
Nhân viên trực tiếp chế biến thực phẩm không ăn uống nhai kẹo, hút thuốc trong khu vực chế biến<br />
Thực hành đúng<br />
<br />
Nhìn chung, mức độ tuân thủ tiêu chuẩn <br />
ATVSTP của người trực tiếp tham gia chế biến <br />
thực phẩm rất tốt ở các phần: không ăn uống <br />
nhai kẹo, hút thuốc trong khu vực chế biến, <br />
không để móng tay dài và sơn móng tay, <br />
không đeo trang sức, đồng hồ khi chế biến <br />
thực phẩm rất tốt, chiếm tỷ lệ từ 90% trở lên. <br />
Tuy nhiên, khám sức khỏe định kỳ và tập <br />
huấn kiến thức định kỳ được thực hiện chưa <br />
tốt chỉ đạt khoảng 50%. Bên cạnh đó, người <br />
trực tiếp chế biến thực phẩm có thực hành đầy <br />
đủ 6 yếu tố về vệ sinh cá nhân chiếm tỷ lệ <br />
chưa cao, chỉ đạt 43,1%. <br />
<br />
718<br />
<br />
Tần số (n) Tỷ lệ (%)<br />
53<br />
52,0<br />
54<br />
52,9<br />
75<br />
73,5<br />
96<br />
94,1<br />
100<br />
98,1<br />
98<br />
96,1<br />
44<br />
43,1<br />
<br />
Bảng 4. Tình hình thực hiện văn bản pháp lý theo qui <br />
định (n=29) <br />
Văn bản pháp lý<br />
Có giấy phép kinh doanh<br />
Có giấy chứng nhận đủ điều kiện<br />
ATVSTP<br />
<br />
Tần số (n) Tỷ lệ (%)<br />
15<br />
51,7<br />
13<br />
44,8<br />
<br />
Trong 29 đơn vị được khảo sát, chỉ 15 đơn <br />
vị có giấy phép kinh doanh, chiếm 51,7% và 13 <br />
đơn vị có chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP <br />
chiếm 44,8%. <br />
Bảng 5. Tình hình vệ sinh đối với cơ sở vật chất <br />
(n=29) <br />
Nội dung<br />
Vị trí cơ sở nấu ăn cách xa<br />
cống rãnh từ 5m trở lên<br />
Thùng rác có nắp đậy<br />
và thu gom mỗi ngày<br />
<br />
Tần số (n) Tỷ lệ (%)<br />
28<br />
96,6<br />
24<br />
<br />
82,8<br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
Nội dung<br />
Khu chế biến thiết kế<br />
theo nguyên tắc 1 chiều<br />
Nguồn nước sạch,<br />
dụng cụ chứa nước sạch<br />
Hệ thống cống rãng khép kín,<br />
thoát nước tốt<br />
Bề mặt chế biến lát men<br />
và cao hơn mặt nền 60cm.<br />
Đạt<br />
<br />
Tần số (n) Tỷ lệ (%)<br />
0<br />
0<br />
25<br />
<br />
86,2<br />
<br />
27<br />
<br />
93,1<br />
<br />
17<br />
<br />
58,6<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Chưa nhóm nấu ăn gia đình nào đạt đủ tiêu <br />
chuẩn về vệ sinh đối với cơ sở vật chất. Trong 6 <br />
nguyên tắc vệ sinh có 96,6% nhóm đạt tiêu <br />
chuẩn về vị trí nấu ăn cách xa cống rãnh từ 5m <br />
trở lên. Không nhóm nào có khu chế biến theo <br />
nguyên tắc một chiều. Chỉ hơn 50% nhóm nấu <br />
ăn gia đình có khu bề mặt chế biến lát men và <br />
cao hơn mặt nền 60cm. <br />
<br />
Bảng 6. Tình hình vệ sinh đối với trang thiết bị, dụng cụ (n=29) <br />
Nội dung<br />
Bát, đĩa, cốc, đũa, tách dùng cho ăn uống được rửa sạch, giữ khô.<br />
Ống đựng đũa, thìa khô, sạch, làm bằng vật liệu không thấm nước.<br />
Rổ, rá đựng thực phẩm giữ sạch, không để xuống đất, chỗ bẩn, ẩm ướt.<br />
Dao, thớt, nồi khi dùng xong cọ rửa ngay giữ gìn nơi sạch sẽ.<br />
Mặt bàn sạch, không động nước, được làm bằng vật liệu không thấm nước.<br />
Sử dụng dao, thớt riêng khi chế biến thực phẩm sống và chín.<br />
Sử dụng các chất tẩy rửa được cho phép sử dụng trong sinh hoạt.<br />
Đạt<br />
<br />
Tần số (n)<br />
29<br />
29<br />
29<br />
29<br />
28<br />
29<br />
19<br />
18<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
100<br />
100<br />
100<br />
100<br />
96,6<br />
100<br />
65,5<br />
62,1<br />
<br />
rổ, rá đựng thực phẩm luôn giữ sạch, không để <br />
Gần 2/3 nhóm nấu ăn gia đình đạt các tiêu <br />
xuống <br />
đất, chỗ bẩn, ẩm ướt; dao, thớt, nồi khi <br />
chuẩn về dụng cụ. Trong 7 tiêu chuẩn về dụng <br />
dùng xong cọ rửa ngay giữ gìn nơi sạch sẽ; có sử <br />
cụ, có 5 tiêu chuẩn tất cả các nhóm đạt 100% <br />
dụng dao, thớt riêng khi chế biến thực phẩm <br />
gồm: bát, đĩa, cốc, đũa, tách dùng cho khách ăn <br />
sống và chín. <br />
uống được rửa sạch, giữ khô; ống đựng đũa, thìa <br />
khô, sạch, làm bằng vật liệu không thấm nước; <br />
Bảng 7. Tình hình vệ sinh trong chế biến, bảo quản thực phẩm (n=29) <br />
Nội dung<br />
Bảo quản thực phẩm nóng, lạnh theo nhiệt độ qui định.<br />
Không sử dụng các loại chất phụ gia, chất bảo quản không cho phép.<br />
Thức ăn đã nấu chín được che đậy nhưng không dùng vải để che đậy, phủ trực tiếp lên thức ăn.<br />
Các dụng cụ dùng để bảo quản và vận chuyển có theo đúng qui định.<br />
Có sổ ghi chép hàng ngày về nguồn gốc xuất xứ của thực phẩm mua vào.<br />
Có lưu mẫu đúng qui định.<br />
Có sổ ghi chép hàng ngày về mẫu lưu thức ăn đã chế biến.<br />
Đạt<br />
<br />
Không có nhóm nấu ăn gia đình nào đạt <br />
chuẩn về chế biến bảo quản thực phẩm. Trong <br />
đó, 2 tiêu chuẩn sổ ghi chép hàng ngày về nguồn <br />
gốc xuất xứ của thực phẩm mua vào và sổ ghi <br />
chép hàng ngày về mẫu lưu thức ăn đã chế biến <br />
chưa được nhóm nào chấp hành đúng. <br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
Kiến thức – thực hành về an toàn vệ sinh <br />
thực phẩm <br />
Tỷ lệ người trực tiếp chế biến thực phẩm có <br />
kiến thức chung về ATVSTP chỉ đạt 44,1%. Tỷ lệ <br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng <br />
<br />
Tần số (n) Tỷ lệ (%)<br />
28<br />
96,6<br />
27<br />
93,1<br />
18<br />
62,1<br />
16<br />
55,2<br />
0<br />
0<br />
1<br />
3,5<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
<br />
này cao hơn nghiên cứu của tỉnh Bình Dương <br />
năm 2011, và nghiên cứu tại các bếp ăn tập thể <br />
thuộc khu công nghiệp tại Bắc Giang, với tỷ lệ <br />
lần lượt là 20% và 24%(4,5). Sự khác biệt giữa các <br />
tỷ lệ này có thể là do tiêu chí quy định có kiến <br />
thức chung về ATVSTP của các nghiên cứu khác <br />
nhau. Mặc dù có sự khác nhau về cách chọn tiêu <br />
chí, nhưng các tiêu chí này là các yếu tố quy định <br />
bắt buộc cần phải đạt, để góp phần vào việc bảo <br />
đảm chất lượng VSATTP, hạn chế đến mức thấp <br />
nhất các vụ ngộ độc có thể xảy ra. <br />
<br />
719<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br />
<br />
<br />
Qua quan sát thực hành đối với các nhân <br />
viên phục vụ trong các nhóm nấu ăn gia đình <br />
nhận thấy, tỷ lệ nhân viên phục vụ đạt đủ 6 yếu <br />
tố về thực hành vệ sinh cá nhân chỉ chiếm 43,1%. <br />
Trong đó, có 52% người trực tiếp chế biến thực <br />
phẩm được khám sức khỏe. Tỷ lệ này cao hơn <br />
nghiên cứu của Chi cục An toàn vệ sinh thực <br />
phẩm tại tỉnh Bắc Giang năm 2010 với tỷ lệ là <br />
21%(5); và thấp hơn nghiên cứu tại tỉnh Bến Tre <br />
với tỷ lệ là 92%(3). Việc khám sức khỏe thời điểm <br />
hiện tại là rất khó khăn, nhất là các khu vực <br />
vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn do đó cần <br />
giám sát chặt chẽ hoạt động này. Đồng thời, việc <br />
tập huấn kiến thức về ATVSTP cho người trực <br />
tiếp chế biến thực phẩm trong nghiên cứu này <br />
chỉ đạt mức trung bình. Để thực hành tốt thì bản <br />
thân nhân viên phải được trang bị kiến thức nền <br />
tốt nhất, vì vậy nâng cao kiến thức cho họ. <br />
<br />
Tình hình ATVSTP tại các cơ sở khảo sát <br />
Kết quả nghiên cứu nhận thấy, việc tuân thủ <br />
ATVSTP của các nhóm nấu ăn gia đình tại địa <br />
phương còn kém. Không cơ sở nào đạt đầy đủ <br />
các tiêu chuẩn về vệ sinh đối với cơ sở vật chất. <br />
Kết quả nghiên cứu này thấp hơn rất nhiều so <br />
với các nghiên cứu cắt ngang khác(2,3). Nghiên <br />
cứu cắt ngang 92 cơ sở thực phẩm tại tỉnh Bắc <br />
Giang năm 2010, tỷ lệ các cơ sở phẩm đạt vệ sinh <br />
cơ sở vật chất khá tốt, chiếm 78%(2). Tỷ lệ này của <br />
tỉnh Bến Tre năm 2011 là 68%(3). Sự khác biệt này <br />
có thể do nghiên cứu được tiến hành trên đối <br />
tượng là nhóm nấu ăn nhỏ lẻ, tự phát của gia <br />
đình. Các nhóm nấu ăn này hầu hết không có sự <br />
đầu tư cho cơ sở vật chất cho bếp ăn của họ, do <br />
sự hạn chế về kinh phí. <br />
Đáng lưu ý, về nguyên tắc bếp ăn một chiều, <br />
hiện nay chưa được nhóm nấu ăn gia đình nào <br />
thực hiện đúng. Kết quả này hoàn toàn trái <br />
ngược với hầu hết các nghiên cứu khác, hơn <br />
phân nửa các bếp ăn tập thể trong nghiên cứu tại <br />
Bắc Giang, Bến Tre đều đạt về nguyên tắc bếp ăn <br />
một chiều(2,3). Đó là một lỗ hổng lớn về thiết kế <br />
khu vực chế biến mà địa phương cần phải tích <br />
cực khắc phục. Bằng nhiều biện pháp như tăng <br />
<br />
720<br />
<br />
cường tuyên truyền, tập huấn và hướng dẫn, về <br />
thiết kế bếp ăn theo nguyên tắc một chiều cho <br />
các chủ các nhóm nấu ăn gia đình. Đồng thời <br />
đẩy mạnh công tác thanh kiểm tra cơ sở nhấn <br />
mạnh tập trung vào vấn đề này. <br />
Đáng lưu ý, khảo sát cho thấy chưa nhóm <br />
nấu ăn gia đình nào thực hiện đúng về nguyên <br />
tắc bếp ăn một chiều. Kết quả này hoàn toàn trái <br />
ngược với hầu hết các nghiên cứu khác, hơn <br />
phân nửa các bếp ăn tập thể trong nghiên cứu tại <br />
Bắc Giang, Bến Tre đều đạt về nguyên tắc bếp ăn <br />
một chiều(2,3). Đó là một lỗ hổng lớn về thiết kế <br />
khu vực chế biến mà địa phương cần phải tích <br />
cực khắc phục. Bằng nhiều biện pháp như tăng <br />
cường tuyên truyền, tập huấn và hướng dẫn, về <br />
thiết kế bếp ăn theo nguyên tắc một chiều cho <br />
các chủ các nhóm nấu ăn gia đình. Đồng thời <br />
đẩy mạnh công tác thanh kiểm tra cơ sở nhấn <br />
mạnh tập trung vào vấn đề này. <br />
Khảo sát thực tế khu vực chế biến của các <br />
nhóm nấu ăn gia đình, tỷ lệ cơ sở đảm bảo về <br />
tiêu chuẩn ATVSTP được còn rất hạn chế. Trong <br />
đó, không có nhóm nấu ăn gia đình nào thực <br />
hiện việc lập ghi chép theo dõi nguyên liệu, thực <br />
phẩm đầu vào hàng ngày, lập sổ theo dõi lưu <br />
mẫu thực phẩm. Theo nghiên cứu của Chi cục <br />
An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ <br />
cơ sở có sổ sách ghi chép nguyên liệu hàng ngày <br />
khá cao chiếm 62%(2). Ngoài ra, nghiên cứu của <br />
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Bến Tre <br />
cũng cho kết quả tương tự(3). Trong khi đó, tại <br />
nghiên cứu này, chỉ 1 cơ sở có thực hiện việc lưu <br />
mẫu thực phẩm. Đây là một trong những yếu tố <br />
quan trọng là cơ sở để điều tra khi có vụ ngộ độc <br />
xảy ra. Các nhóm nấu ăn gia đình cần phải có hệ <br />
thống bảo quản, ghi chép và lưu giữ mẫu. <br />
Điều đáng chú ý, trong 29 đơn vị được khảo <br />
sát thì chỉ có 15 đơn vị có giấy phép kinh doanh <br />
chiếm 51,7% và chỉ 13 đơn vị có chứng nhận đủ <br />
điều kiện ATVSTP. Điều này là vấn đề thách <br />
thức lớn của địa phương. Đòi hỏi các nhà quản <br />
lý cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, <br />
quản lý và kiên quyết xử lý nghiêm các trường <br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng <br />
<br />