Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 5 TUỔI<br />
VỀ PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT<br />
TẠI QUẬN THỦ ĐỨC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br />
Nguyễn Hồng Hoa*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Sốt xuất huyết (SXH) là một trong những bệnh mắc hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, là bệnh dễ lây<br />
lan trong cộng đồng và hiện nay chưa có thuốc chủng ngừa. Mặc dù địa phương hàng năm thường tổ chức các<br />
đợt tuyên truyền kết hợp với các chiến dịch nhưng số ca mắc SXH vẫn gia tăng, đặc biệt là vào các chu kỳ dịch<br />
(1). Chính vì vậy việc khảo sát kiến thức và thực hành của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng chống SXH trên<br />
địa bàn Quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh năm 2008 là cần thiết nhằm đề xuất các biện pháp thích hợp cho<br />
địa phương giúp công tác phòng chống SXH được tốt hơn, nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe của nhân dân.<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát kiến thức và thực hành của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng chống<br />
SXH tại Quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu số liệu thứ cấp của cuộc khảo sát cắt ngang tháng 3 năm 2008 để tìm<br />
hiểu các thông tin về kiến thức và thực hành của các bà mẹ. Nhập liệu bằng Epi data 3.0. Phân tích và xử lý số<br />
liệu bằng phần mềm stata 10.0.<br />
Kết quả nghiên cứu: Nhìn chung các bà mẹ có sự hiểu biết tương đối đầy đủ về bệnh SXH như sự nguy<br />
hiểm của bệnh; con vật trung gian truyền bệnh; triệu chứng của bệnh; thời điểm muỗi chích; mùa dịch SXH<br />
thường xảy ra nhiều nhất trong năm; và các biện pháp phòng bệnh như Vệ sinh môi trường(VSMT), phun thuốc,<br />
dùng nhang trừ muỗi, diệt lăng quăng. Điều này phản ánh phần nào hiệu quả của công tác tuyên truyền kết hợp<br />
với chiến dịch PCSXH mà địa phương đã thực hiện hàng năm, tuy nhiên vẫn còn có những thông tin chưa đúng<br />
như thời điểm muỗi chích, nơi đẻ trứng của muỗi và vaccin phòng bệnh có thể là do thông tin tuyên truyền chưa<br />
đầy đủ hoặc các bà mẹ không nghe được hết các thông tin tuyên truyền hoặc nghe thông tin không chính xác.<br />
Hầu hết các bà mẹ có kiến thức về bệnh SXH có sự khác biệt về nơi ở và trình độ học vấn có ý nghĩa thống kê với<br />
P