TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
<br />
KIẾN THỨC VỀ BỆNH TIÊU CHẢY VÀ THỰC HÀNH VỆ SINH<br />
MÔI TRƯỜNG CỦA NGƯỜI DÂN TẠI THỊ TRẤN CHÚC SƠN,<br />
NGOẠI THÀNH HÀ NỘI<br />
Phạm Duy Tường, Đàm Thị Thúy Hà<br />
Trường Đại học Y Hà Nội<br />
Nghiên cứu nhằm đánh giá kiến thức về bệnh tiêu chảy và vệ sinh môi trường của người dân tại xã Chúc<br />
Sơn năm 2009. Thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả với cỡ mẫu 384 đối tượng là người nội trợ chính trong<br />
gia đình. Kết quả cho thấy kiến thức về đường lây truyền bệnh tiêu chảy do tả từ người bệnh sang người<br />
lành là 89%, từ chất thải người bệnh - ruồi - thực phẩm - người lành 90,4% và 38,0% người dân không biết<br />
đường lây từ chất thải người bệnh đên nước - thực phẩm - người lành. Phần lớn các ý kiến cho rằng mắm<br />
tôm, thịt chó là nơi chứa nguồn bệnh nhiều nhất (90,4%), rau sống lá mơ (77,3%), tiết canh (25,8%). Thực<br />
hành vệ sinh môi trường: Rác thải từ các hộ gia đình được xe chở rác lấy đi 97,4%, rác vứt ra vườn và đốt<br />
rác 2,6%. Nước thải thoát ra hệ thống cống chung 92,7%, nước thải thoát ra ao 7,3%. Số liệu là cơ sở cho<br />
việc thiết kế can thiệp giáo dục truyền thông cho người dân<br />
Từ khoá: kiến thức, thực hành, tiêu chảy, tả, vệ sinh môi trường<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Bệnh tả là một bệnh truyền nhiễm, gây<br />
dịch và là nguyên nhân tử vong cao tại nhiều<br />
quốc gia. Bệnh tả thường xảy ra ở những<br />
nước nghèo, điều kiện vệ sinh kém, dịch vụ y<br />
tế kém phát triển, y tế công cộng hoạt động<br />
còn chưa hiệu quả. Cho đến nay, bệnh tả vẫn<br />
là một vấn đề y tế công cộng có quy mô toàn<br />
cầu và cũng là một chỉ tiêu để đo lường sự<br />
phát triển xã hội. Năm 2007, theo Tổ chức Y<br />
tế Thế giới (WHO), tổng số ca mắc tả trên<br />
toàn thế giới là 177.963, tử vong 4.031 ghi<br />
nhận tại 53 quốc gia. Việt Nam là nước nằm<br />
trong vùng lưu hành dịch tả, các đợt dịch xảy<br />
ra lẻ tẻ hoặc bùng phát qua những thời điểm<br />
khác nhau. Đặc biệt, trong hai năm gần đây,<br />
cuối 2007 đến 2009, dịch xảy ra liên tiếp ở các<br />
tỉnh miền Bắc nước ta, riêng năm 2008, số ca<br />
mắc tả tại miền Bắc là 4.796, tập trung cao ở<br />
Địa chỉ liên hệ: Phạm Duy Tường , Viện Đào tạo Y học dự<br />
phòng và Y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội<br />
Email: pdtuong@yahoo.com<br />
Ngày nhận: 05/12/2012<br />
Ngày được chấp thuận: 26/4/2013<br />
<br />
TCNCYH 82 (2) - 2013<br />
<br />
Hà Nội và các tỉnh lân cận như Hà Tây, Hải<br />
Phòng, Thanh Hóa, Nam Định [1]. Thực trạng<br />
kiến thức hiện nay về vệ sinh của người dân<br />
Chúc Sơn trong đó có vệ sinh thực phẩm, vệ<br />
sinh cá nhân và môi trường xung quanh như<br />
thế nào chưa có nghiên cứu nào đề cập. Để<br />
góp phần phòng chống dịch tả có hiệu quả<br />
trong thời gian tới, chúng tôi tiến hành nghiên<br />
cứu đề tài với mục tiêu: Đánh giá kiến thức<br />
về bệnh tiêu chảy do tả và thực hành vệ sinh<br />
môi trường của người dân tại thị trấn Chúc<br />
Sơn, ngoại thành Hà Nội.<br />
<br />
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
1. Đối tượng<br />
Người nội trợ chính trong gia đình (người<br />
mua và chế biến thức ăn).<br />
2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu<br />
- Địa điểm nghiên cứu: Thị trấn Chúc Sơn,<br />
là nơi có người mắc tiêu chảy gần nhất với<br />
thời gian nghiên cứu.<br />
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 11/2009<br />
đến tháng 5/2010.<br />
155<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
3. Thiết kế nghiên cứu<br />
Nghiên cứu được thiết kế theo phương<br />
pháp cắt ngang mô tả. Thu thập số liệu thông<br />
qua phỏng vấn trực tiếp người dân bằng bộ<br />
câu hỏi thiết kế sẵn.<br />
4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu<br />
- Cỡ mẫu nghiên cứu:<br />
Dùng công thức ước lượng một tỷ lệ trong<br />
quần thể cho điều tra cắt ngang [2].<br />
n = Z2 (1-α/2) x<br />
<br />
1-p<br />
<br />
hành đúng về vệ sinh an toàn thực phẩm (=<br />
50%), ε: Khoảng sai lệch mong muốn chọn =<br />
0,05. Tính được: n = 384 đối tượng.<br />
- Phương pháp chọn mẫu.<br />
Chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện<br />
(cổng liền cổng) là cách tốt nhất vì người dân<br />
Chúc Sơn sống khá tập trung.<br />
5. Phương pháp xử lý và phân tích số<br />
liệu: Xử lý và phân tích số liệu trên phần mềm<br />
STATA 10.0.<br />
6. Đạo đức nghiên cứu<br />
<br />
ε2<br />
<br />
Trong đó: n: cỡ mẫu nghiên cứu, Z2(1-α/2):<br />
hệ số tin cậy (= 1,96), chọn α = 0.05, p: ước<br />
tính tỷ lệ % người dân có kiến thức và thực<br />
<br />
Tuân thủ các quy trình về đạo đức trong<br />
nghiên cứu y học. Các số liệu chỉ phục vụ cho<br />
mục đích nghiên cứu khoa học.<br />
<br />
III. KẾT QUẢ<br />
1. Kiến thức của người dân về bệnh tiêu chảy do tả<br />
Bảng 1. Kiến thức người dân về đường lây truyền bệnh tiêu chảy do tả (n= 384)<br />
Đường lây truyền<br />
Người mắc bệnh - người lành<br />
<br />
Chất thải của người bệnh - ruồi - thực<br />
phẩm - người lành<br />
Chất thải của người bệnh - nước - thực<br />
phẩm - người lành<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Có<br />
<br />
341<br />
<br />
89,0<br />
<br />
Không<br />
<br />
43<br />
<br />
11,0<br />
<br />
Có<br />
<br />
347<br />
<br />
90,4<br />
<br />
Không<br />
<br />
37<br />
<br />
9,6<br />
<br />
Có<br />
<br />
238<br />
<br />
62,0<br />
<br />
Không<br />
<br />
146<br />
<br />
38,0<br />
<br />
Ý kiên cho rằng đường lây truyền bệnh tiêu chảy do tả từ người mắc bệnh sang người lành<br />
là 89% và từ chất thải của người bệnh, ruồi, thực phẩm, người lành là 90,4%. Nhưng đường<br />
lây truyền từ chất thải người bệnh đến nước, thực phẩm, người lành thì có 38,0% người dân<br />
không biết.<br />
Mắm tôm, thịt chó là nguồn thực phẩm mà người dân cho là nơi chứa nguồn bệnh nhiều nhất<br />
chiếm 90,4%, rau sống lá mơ là nguồn thực phẩm đứng thứ hai chiếm 77,3%, tiết canh chiếm<br />
25,8% (bảng 2).<br />
<br />
156<br />
<br />
TCNCYH 82 (2) - 2013<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
Bảng 2. Kiến thức của người dân về thực phẩm chứa mầm bệnh tiêu chảy<br />
Thực phẩm chứa mầm bệnh<br />
<br />
Số lượng (n = 384)<br />
<br />
%<br />
<br />
Mắm tôm, thịt chó<br />
<br />
347<br />
<br />
90,4<br />
<br />
Rau sống,lá mơ<br />
<br />
297<br />
<br />
77,3<br />
<br />
Tiết canh<br />
<br />
99<br />
<br />
25,8<br />
<br />
Khác<br />
<br />
10<br />
<br />
2,6<br />
<br />
2. Thực hành vệ sinh môi trường<br />
Bảng 3. Thực hành xử lý rác thải và nước thải tại hộ gia đình<br />
Biện pháp xử lý<br />
Rác thải<br />
<br />
Nước thải<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Đốt<br />
<br />
10<br />
<br />
2,6<br />
<br />
Đổ xe chở rác lấy đi<br />
<br />
374<br />
<br />
97,4<br />
<br />
Chảy vào ao<br />
<br />
28<br />
<br />
7,3<br />
<br />
Chảy vào cống chung<br />
<br />
119<br />
<br />
92,7<br />
<br />
Đa số rác thải từ các hộ gia đình đều được xe chở rác lấy đi (97,4%), chỉ có một số là vứt<br />
ra vườn và tự xử lý như đốt rác (2,6%). Nước thải của các hộ gia đình hầu hết là được thoát<br />
ra hệ thống cống chung (92,7%), một số hộ gia đình để nước thải thoát ra ao, tỷ lệ các hộ này<br />
chiếm 7,3%.<br />
<br />
IV. BÀN LUẬN<br />
<br />
ở Việt Nam, tác giả Nguyễn Thu Yến cho rằng<br />
vai trò lây bệnh chủ yếu thông qua các thức<br />
<br />
Kiến thức của người dân về bệnh tiêu<br />
<br />
ăn như hải sản nấu chưa chín (tôm, sò,<br />
<br />
chảy do tả: Tỷ lệ biết đến đường lây truyền<br />
<br />
hến…), mắm ruốc, mắm tôm [3]. Nghiên cứu<br />
<br />
bệnh tiêu chảy do tả trực tiếp từ người mắc<br />
<br />
của chúng tôi cho thấy mắm tôm, thịt chó<br />
<br />
bệnh sang người lành và từ chất thải của<br />
<br />
được coi là thực phẩm chứa nguồn gây bệnh<br />
<br />
người bệnh - ruồi - thực phẩm - người lành<br />
<br />
nhiều nhất (90,36%), rau sống lá mơ chiếm<br />
<br />
lần lượt là 89,0%; 90,4%. Có thể giải thích cho<br />
<br />
77,3%, tiết canh là 25,8%. Kết quả của chúng<br />
<br />
điều này là vì mỗi khi truyền thông giáo dục<br />
<br />
tôi cao hơn so với nghiên cứu của Trần Như<br />
<br />
sức khỏe các bệnh tiêu chảy thì đường lây<br />
<br />
Dương và cộng sự khi phân tích các nguy cơ<br />
<br />
truyền này được nhắc đến nhiều nhất. Tuy<br />
<br />
liên quan đến bệnh tả thì thịt chó là 53,5%, lá<br />
<br />
vậy, vẫn còn đến gần 40% số người dân<br />
<br />
mơ, rau sống là 16,7%, tiết canh là 20,9% [4].<br />
<br />
không biết con đường lây truyền qua nguồn<br />
<br />
Một nghiên cứu khác của Trịnh Thị Ngọc và<br />
<br />
nước ăn uống, sinh hoạt, trong khi nước là<br />
<br />
cộng sự nhận thấy, yếu tố nguy cơ ăn thịt chó<br />
<br />
yếu tố rất quan trọng trong việc lây truyền<br />
<br />
mắm tôm và rau sống là 62,4%, 15,6% chưa<br />
<br />
bệnh tả. Từ năm 2001 khi nhận xét về bệnh tả<br />
<br />
xác định được yếu tố nguy cơ [5].<br />
<br />
TCNCYH 82 (2) - 2013<br />
<br />
157<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
Thực hành về vệ sinh môi trường: Nhiều<br />
tài liệu cho thấy, dịch tả dễ bùng phát ở những<br />
<br />
chung chiếm 92,7%, số hộ gia đình để nước<br />
thải thoát ra ao chiếm 7,3%.<br />
<br />
vùng dân cư có điều kiện vệ sinh kém, môi<br />
<br />
Lời cảm ơn<br />
<br />
trường sống bị ô nhiễm. Tuy nhiên, ở Chúc<br />
Sơn rác thải được xử lý tốt do để xe chở rác<br />
lấy đi nhưng nước thải đa số được thoát ra hệ<br />
thống cống chung và chưa xử lý tốt, có nhiều<br />
chỗ nước đọng và tạo điều kiện cho ruồi muỗi<br />
<br />
Xin cám ơn Ủy ban Nhân dân và toàn thể<br />
các đối tượng tham gia nghiên cứu tại xã<br />
Chúc Sơn đã giúp đỡ chúng tôi thực hiện<br />
nghiên cứu này.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
phát triển. Ruồi muỗi là nguy cơ lớn trong việc<br />
lây truyền bệnh qua thực phẩm trong đó có<br />
bệnh tả. Môi trường ô nhiễm là một điều kiện<br />
thuận lợi cho ruồi, nhặng, gián, chuột... phát<br />
triển. Đây chính là trung gian truyền bệnh quan<br />
trọng. Vệ sinh không tốt, không xử lý rác thải,<br />
<br />
1. Ngô Việt Hùng, Ngô Anh Thế và Cs<br />
(2009). Nghiên cứu 81 trường hợp tả tại khoa<br />
truyền nhiễm từ 13 tháng 3 đến 12 tháng 5<br />
năm 2008, Y học Việt Nam, 2 (357), 161 - 166.<br />
<br />
các chất thải bỏ, phóng uế bừa bãi đã tạo điều<br />
<br />
2. Đại học Y Hà Nội (2004). Phương pháp<br />
<br />
kiện cho các loài côn trùng, động vật phát triển<br />
<br />
nghiên cứu khoa học trong y học và sức khỏe<br />
<br />
và là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm<br />
<br />
cộng đồng, Nhà xuất bản Y học, 69 - 71.<br />
<br />
nguồn nước, tạo điều kiện phát tán vi khuẩn<br />
<br />
3. Nguyễn Thu Yến và cộng sự (2001).<br />
<br />
[6]. Do vậy, việc hạn chế sự phát triển ruồi,<br />
<br />
Một số nhận xét về bệnh tả ở Việt Nam, 1986-<br />
<br />
nhặng sẽ đóng góp phần lớn vào việc ngăn<br />
<br />
2000. Tạp chí Y học dự phòng, tập XI, 4 (50),<br />
<br />
chặn sự phát tán của mầm bệnh.<br />
<br />
14 - 17.<br />
<br />
V. KẾT LUẬN<br />
- Ý kiến người dân cho rằng đường lây<br />
truyền bệnh tiêu chảy do tả từ người mắc<br />
bệnh sang người lành là 89%, từ chất thải của<br />
người bệnh - ruồi - thực phẩm - người lành là<br />
90,4%. Đường lây truyền từ chất thải của<br />
người bệnh đên nước - thực phẩm - người<br />
lành có 38,0% người dân không biết.<br />
Mắm tôm, thịt chó là nơi chứa nguồn bệnh<br />
nhiều nhất chiếm 90,4%, rau sống lá mơ<br />
77,3%, tiết canh 25,8%.<br />
- Đa số rác thải từ các hộ gia đình được xe<br />
chở rác lấy đi chiếm 97,4%, rác vứt ra vườn<br />
và đốt rác 2,6%. Nước thải của các hộ gia<br />
đình hầu hết là được thoát ra hệ thống cống<br />
<br />
158<br />
<br />
4. Trần Như Dương, Nguyển Trần Hiển<br />
và cộng sự (2009). Yếu tố nguy cơ mắc bệnh<br />
tả tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam, 2008, Y<br />
học dự phòng, 5(104), 41 - 49.<br />
5. Trịnh Thị Ngọc, Nguyễn Văn Dũng<br />
(2009). Nhận xét đặc điểm dịch tễ học bệnh tả<br />
(Vibrio cholerae) tại khoa truyền nhiễm - Bệnh<br />
viện Bạch Mai. Tạp chí Y học dự phòng, tập<br />
XIX, 4 (103), 50 - 54.<br />
6. Izadi S, et al (2006). Cholera outbreak<br />
in southeast of iran: routes of transmission in<br />
the situation of good primary health care<br />
services and poor individual hygienic practices.<br />
Jpn J Infect Dis, 59(3), 174 - 178.<br />
<br />
TCNCYH 82 (2) - 2013<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
<br />
Summary<br />
KNOWLEDGES OF DIARRHEA AND SANITATIONS OF THE PEOPLE<br />
IN CHUC SON TOWN, A SUBURBAN OF HA NOI<br />
The aim of this study is to assess the knowledge of food hygiene and safety of the people in<br />
Chuc Son in 2009. Methods: This is a cross-sectional study of 384 housewives in Chuc Son. Results:<br />
The percentage of people who knew about the transmission of diarrhea by people infected with cholera to healthy people, or from sick human wastes through flies-to-food-to-people was high with 89%<br />
and 90.4%, respectively. 38.0% percent of people did not know about disease transmission through<br />
patient - to-waste - water - food route to people. Most people thought that shrimp sauce and dog meat<br />
accounted for 90.4% of pathogens. Many people also blamed salad leaves (77.3%) and blood (25.8%)<br />
for some infectious diseases. Knowledge of sanitation practices was high with 97.4% of the respondents threw household wastes to garbage truck, 2.6% of the people burned house wastes in their gardens. As for household sanitation accesses, 92.7% of the households had general drainage sewer<br />
system while only 7.3% has drainage line ponds. Conclusions: In general, the majority of people of<br />
Chuc Son knew the mode and sources of diarrhea. They also demonstrated excellent knowledge<br />
about sanitation practices to prevent pathogen infection causing diarrhea.<br />
Keywords: knowledge, practice, diarrhea, sanitation<br />
<br />
TÌNH TRẠNG THỪA CÂN BÉO PHÌ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ<br />
LIÊN QUAN Ở HỌC SINH HAI TRƯỜNG TIỂU HỌC CỦA<br />
HUYỆN ĐÔNG ANH, HÀ NỘI<br />
Nguyễn Đỗ Huy<br />
Viện Dinh dưỡng Quốc gia<br />
Nghiên cứu cắt ngang mô tả tình trạng thừa cân béo phì (TCBP) và một số yếu tố liên quan, thực hiện<br />
trên 492 học sinh của hai trường tiểu học huyện Đông Anh, Hà Nội từ tháng 11 năm 2011 đến tháng 4 năm<br />
2012. Kết quả cho thấy: Học sinh có nguy cơ thừa cân cao hơn 3,5 lần khi có cha thừa cân và 6,7 lần khi cả<br />
cha và mẹ đều thừa cân. Háu ăn, ăn nhanh, ăn nhiều và ăn thêm nhiều bữa phụ trong ngày đều làm tăng<br />
nguy cơ thừa cân, những học sinh có đặc tính trên có nguy cơ thừa cân cao gấp 2,5; 3,8; 6,0 và 2,9 lần so<br />
với những học sinh khác. Học sinh ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo, đường và ăn ít rau quả có nguy cơ<br />
thừa cân cao gấp 2,2; 2,6 và 2,0 lần so với những học sinh khác. Thể dục thường xuyên làm giảm nguy cơ<br />
thừa cân béo phì, những học sinh ít thể dục có nguy cơ thừa cân béo phì cao gấp 2,1 lần những học sinh<br />
thể dục thường xuyên.<br />
Từ khóa: thừa cân béo phì, yếu tố nguy cơ, học sinh tiểu học<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Từ sau khi đất nước đổi mới, đời sống kinh<br />
tế, xã hội của người dân được cải thiện, nhu<br />
cầu ăn no, mặc ấm không còn nữa mà thay<br />
vào đó là ăn ngon, đủ chất, và cân đối dinh<br />
dưỡng để tránh mắc phải những bệnh do mất<br />
TCNCYH 82 (2) - 2013<br />
<br />
cân bằng dinh dưỡng gây ra, đặc biệt là tình<br />
trạng thừa cân, béo phì. Bên cạnh sự phát<br />
triển của kinh tế, các dịch vụ ăn uống cũng<br />
phát triển một cách nhanh chóng, các dịch vụ<br />
thức ăn nhanh, thức ăn đường phố ngày càng<br />
nhiều, các loại dịch vụ này đã và đang hấp<br />
159<br />
<br />