Kiến thức về mối quan hệ giữa thủy điện và lũ lụt ở Việt Nam 3
lượt xem 81
download
Kiến thức về mối quan hệ giữa thủy điện và lũ lụt ở Việt Nam 3 Mực nước ở hạ lưu Mực nước sông ảnh hưởng giao thông đường thủy và một số sinh hoạt của dân cư ven sông. Lượng nước xả từ nhà máy thủy điện và hồ chứa sẽ tác động lên mực nước sông vùng hạ lưu, do đó nhu cầu phát điện nếu xung đột với những nhu cầu khác của người dân vùng hạ lưu cần phải được phân tích để đạt được một thỏa thuận có lợi ích cao nhất cho cộng đồng. Bậc...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kiến thức về mối quan hệ giữa thủy điện và lũ lụt ở Việt Nam 3
- Kiến thức về mối quan hệ giữa thủy điện và lũ lụt ở Việt Nam 3 > Mực nước ở hạ lưu Mực nước sông ảnh hưởng giao thông đường thủy và một số sinh hoạt của dân cư ven sông. Lượng nước xả từ nhà máy thủy điện và hồ chứa sẽ tác động lên mực nước sông vùng hạ lưu, do đó nhu cầu phát điện nếu xung đột với những nhu cầu khác của người dân vùng hạ lưu cần phải được phân tích để đạt được một thỏa thuận có lợi ích cao nhất cho cộng đồng. Bậc thang thủy điện hệ thống sông Đồng Nai (2009) VẤN ĐỀ LŨ LỤT Ở VIỆT NAM
- Ngoài lý do thiên nhiên là mưa nhiều tạo nên lũ lụt, đôi lúc tác động của con người lại là nguyên nhân chính. Nếu chia một lưu vực thành ba vùng: thượng lưu là núi rừng, vùng ngập lụt là nơi dân cư sinh sống, và hạ lưu là cửa sông đổ ra biển, thì thiệt hại do lũ lụt sẽ ở mức tối thiểu nếu: (i) nước lũ được giữ lại phần nào nhờ rừng, nhờ thảm thực vật ở thượng lưu và nhờ các hồ chứa thiên nhiên cũng như nhân tạo; (ii) hệ thống thoát nước đầy đủ và hiệu quả ở vùng ngập lụt, gồm có kênh rạch, cống rãnh,..., ở đây hồ ao thiên nhiên cũng góp phần điều tiết n ước lụt; (iii) tránh xây dựng ở các điểm thấp bị ngập lụt thường xuyên; và (iv) cửa sông được khai thông để nước có thể thoát ra biển dễ dàng. Vì tài nguyên nước là của chung nên khi cấp giấy phép xây dựng và vận hành một dự án thủy điện, nhà nước phải cân nhắc tính toán đến các lợi ích khác, thiết thực nhất l à khả năng điều tiết lũ của hồ chứa. Nh ư vậy ngay từ đầu cần xác định rõ ràng bao nhiêu dung tích của hồ chứa sẽ được dùng để điều tiết lũ. Phần dung tích này được xác định bằng biểu đồ chống lũ (flood control guide curve) là biểu đồ chỉ mực nước hồ cao nhất mà nhà máy có thể tích nước cho mục đích phát điện. Phần dung tích của hồ chứa từ biểu đồ chốn g lũ đến mức nước cao nhất của hồ chứa chỉ để dành cho việc điều tiết lũ. Khi mùa lũ bắt đầu vào một ngày đã ấn định trong năm mực nước hồ phải thấp hơn hoặc bằng mức của biểu đồ chống lũ. Từ ngày đó trở đi cho đến hết mùa lũ, việc điều tiết lũ sẽ không do nhà máy mà do một cơ quan khác đảm nhiệm. Điều này càng quan trọng hơn trong một hệ thống thủy điện bậc thang khi sự phối hợp giữa các nhà máy trên một con sông trở thành bắt buộc.
- Quan trắc và dự báo thủy văn Dự báo thủy văn chiếm một vai trò quan trọng trong việc điều tiết lũ qua hồ chứa. Thông thường dự báo thủy văn dựa trên dự báo khí tượng và các số liệu quan trắc trong lưu vực của hồ chứa. Lượng mưa thay đổi tùy theo địa hình và cao độ cũng như sự chuyển động của khí quyển, do đó cần có nhiều trạm đo mưa mới có thể ước tính chính xác lượng mưa trên toàn lưu vực. Các trạm đo lưu lượng nước sông ở thượng nguồn cho phép đánh giá tình hình trước khi nước lũ chảy đến hồ chứa. Dựa trên dự báo khí tượng, một người vận hành (operator) có kinh nghiệm về lưu vực và chế độ thủy văn khí tượng trong khu vực có thể dự báo khá chính xác lượng nước vào hồ trong vài ngày sắp tới nếu tình hình tương tự với những gì đã xảy ra trong quá khứ. Nếu thảm thực vật trong lưu vực đã thay đổi nhiều thì kinh nghiệm cũng như số liệu quan trắc thủy văn trước đó sẽ không còn giá trị bao nhiêu. Dự báo thủy văn ở Bắc Mỹ thường dựa trên các mô hình lưu vực (watershed model) để tính toán dòng chảy dựa trên số liệu khí tượng và số liệu về địa hình địa chất của lưu vực. Ưu điểm của những mô hình này là mô phỏng (simulate) được tính chất và tác động vật lý của lưu vực, từ tính chất bốc thoát hơi nước do bức xạ và thực vật, đến sự chảy trên mặt và chảy ngầm của nước tùy theo địa hình và cấu tạo địa chất cũng như tác động của độ ẩm trong đất (soil moisture), nước ngầm, v.v.. Vì vậy khi có sự thay đổi trong lưu vực như thay đổi thảm thực vật vì đô thị hóa hay khai thác rừng thì các thông số liên hệ có thể điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện mới. Một điều gần như hiển nhiên là dự báo khí tượng và thủy văn không bao giờ chính xác hoàn toàn, do đó người điều hành đập và nhà máy phải có biện pháp để đối phó với những tình huống
- khác với dự báo. Một hệ thống quan trắc đầy đủ (ở thượng lưu cũng như hạ lưu) với số liệu liên tục cập nhật tức thời (in realtime) sẽ giúp người điều hành theo dõi sát biến chuyển của nước lũ ở thượng lưu và mức độ ngập lụt ở hạ lưu. Điều tiết hồ chứa chống lũ Trong suốt mùa lũ hồ chứa phải ở dưới mức ấn định để dành dung tích hồ còn lại sẵn sàng cho việc điều tiết lũ. Khi có dự báo một cơn lũ sắp đến, người điều hành hồ chứa phải quyết định bao nhiêu nước sẽ giữ lại và bao nhiêu sẽ được xả xuống hạ lưu sau khi được cung cấp thông tin về dự báo đồ thị nước lũ (flood hydrograph). Đây là một quyết định quan trọng vì lượng nước được giữ lại trong hồ chứa, nếu không kịp xả ra, sẽ làm giảm khả năng cắt lũ trong một vài ngày sắp tới khi một cơn lũ thứ hai có thể xuất hiện. Nước lũ xả ra từ hồ chứa sẽ ảnh hưởng lên mực nước sông ở hạ lưu như thế nào cũng cần được tính toán để xác định lưu lượng và thời khắc phải xả. Có hai vấn đề trong việc xả lũ: (ii) nếu xả hết trong giai đoạn đầu của con lũ - để giữ dung tích cắt lũ của hồ chứa càng nhiều càng tốt - dự phòng lũ sẽ đến nhiều hơn, và nếu sau đó lũ không đến nhiều như dự báo thì hồ chứa đã không làm được nhiệm vụ cắt lũ hữu hiệu; (ii) nếu chỉ xả một phần, giữ lại một phần n ước lũ trong hồ chứa và lũ tiếp tục đến nhiều hơn mức dự báo thì mực nước trong hồ chứa sẽ tiếp tục tăng. Khi mực nước hồ lên đến tối đa thì hồ không còn sức chứa để điều tiết lũ và buộc phải xả bằng lưu lượng nước vào hồ để giữ cho đập khỏi bị tràn có thể gây vỡ đập. Phần xả thừa của đập (spillway) phải được thiết kế để xả thoát
- được những cơn lũ lớn, có thể là lũ có tần suất 1000 năm, 10.000 năm hay lũ cực đại PMF tùy theo mức độ thiệt hại ở hạ lưu khi vỡ đập. Mô hình chống lũ Từ những quan sát ở trên, ta có thể nhận thấy để chống lũ có hiệu quả cần có những yếu tố sau đây: - một hệ thống quan trắc khí t ượng thủy văn đầy đủ ở thượng lưu và hạ lưu hồ chứa có khả năng thông tin số liệu đo đạc tức thời, cho phép người điều hành theo dõi tình hình biến chuyển của lũ trên toàn lưu vực, - một mô hình dự báo khí tượng thủy văn chính xác đáng tin cậy được cập nhật tức thời các số liệu quan trắc, từ đó có thể cập nhật dự báo thường xuyên, - một hệ thống thông tin hữu hiệu giữa những người điều hành đập, ủy ban chống lũ, các cấp chính quyền địa ph ương, và quần chúng - một mô hình điều tiết hồ chứa cho phép người điều hành đập tính toán mức độ ảnh hưởng ở hạ lưu đối với các phương án xả lũ khác nhau (a simulation model) hoặc tính toán tối ưu phương án xả lũ để tối thiểu hóa thiệt hại vì lũ (an optimization model). Một mô hình điện toán chống lũ hiện đại nhất (state-of-the-art flood control computer model) thường gồm có những yếu tố kể trên: một mô hình điều tiết chống lũ của hồ chứa đ ược thường xuyên cập nhật thông tin từ mô h ình dự báo thủy văn nối kết với dự báo khí tượng, quan trắc khí tượng và thủy văn, mô hình thủy lực (để tính toán mực nước ở các điểm chính của sông và vùng ngập
- lụt), và hệ thống thông tin liên lạc giữa người vận hành, các cấp hữu quyền và người dân. > Hồ sơ và số liệu Tất cả hồ sơ, số liệu quan trắc về khí tượng thủy văn, dự báo, các con số tính toán về lượng nước vào hồ, lượng nước xả, mực nước hồ, v.v.. phải được ghi chép và lưu trữ cẩn thận cho các mục đích phân tích hay huấn luyện sau n ày. Trong trường hợp có kiện tụng giữa những người bị thiệt hại vì lũ lụt và những người có trách nhiệm chống lũ thì những số liệu này sẽ được dùng để tạo dựng lại các tình huống đã xảy ra với mục đích xác định trách nhiệm của các cấp hữu quyền. KẾT LUẬN Con người sử dụng tài nguyên thiên nhiên và khoa học kỹ thuật để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của xã hội, nhưng cũng từ đó nảy sinh ra các vấn đề về công bằng xã hội, phân bố và sử dụng tài nguyên một cách tối ưu, trình độ quản lý và vận hành của nhà đầu tư và các cấp hữu quyền, v.v.. Có thể rút ra một số kết luận cho bài viết này như sau: Các dự án thủy điện cần được quy hoạch và thiết kế dựa trên nguyên tắc sử dụng tài nguyên nước có hiệu quả nhất cho toàn xã hội, trong đó vấn đề tác động môi trường cần được nghiên cứu nghiêm túc để bảo đảm rằng các thế hệ tương lai không phải trả giá cho phát triển kinh tế hiện tại, 2. Các nhà máy thủy điện phải được vận hành cho lợi ích của toàn xã hội, trong đó mục đích phát điện phải cân bằng với những lợi ích công cộng khác,
- 3. Công tác chống lũ có hiệu quả đòi hỏi quy trình hợp lý, số liệu quan trắc đầy đủ, dự báo đáng tin cậy, người điều hành có kinh nghiệm và một cơ chế chính quyền hữu hiệu.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phong Thủy thực hành - Để duy trì và phát triển tốt các mối quan hệ
5 p | 223 | 93
-
Bài giảng Quản lý – Vận hành hệ thống điện
180 p | 314 | 72
-
Kiến thức về an toàn thực phẩm: Phần 2
32 p | 275 | 63
-
Kiến thức về mối quan hệ giữa thủy điện và lũ lụt ở Việt Nam 1
6 p | 196 | 57
-
Bài giảng Chương 1: Tổng quan hệ thống thông tin quang
17 p | 204 | 20
-
Tài liệu tập huấn kiến thức về An toàn thực phẩm (Cho người trực tiếp sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống)
39 p | 141 | 15
-
Giáo trình Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống nhiên liệu Diesel (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Kiên Giang
43 p | 46 | 10
-
Giáo trình An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp (Nghề: Điện công nghiệp-CĐ) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình
107 p | 39 | 7
-
Bài tập Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý: Phần 2 - ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Nam Định
170 p | 50 | 7
-
Giáo trình Quản lý vận hành hệ thống kỹ thuật (Ngành: Quản lý toà nhà - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
94 p | 8 | 5
-
Giáo trình Thực tập vận hành hệ thống điện (Ngành: Quản lý toà nhà - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
143 p | 8 | 4
-
Giáo trình Thực tập vận hành hệ thống cấp thoát nước (Ngành: Quản lý toà nhà - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
86 p | 6 | 4
-
Bài giảng Vật liệu cơ sinh điện: Tuần 3 - Ths. Tăng Hà Minh Quân
16 p | 8 | 3
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực (Ngành: Công nghệ ô tô - Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
168 p | 10 | 3
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực (Ngành: Công nghệ ô tô - Cao đẳng/Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
168 p | 7 | 3
-
Giáo trình Cấp thoát nước môi trường (Ngành: Quản lý xây dựng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
75 p | 5 | 2
-
Giáo trình Lắp đặt, kiểm tra, vận hành & bảo trì hệ thống năng lượng (Ngành: Điện tử công nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
70 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn