intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Quản lý xây dựng đô thị - KS. Hồ Nhật Linh

Chia sẻ: Behodethuonglam | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:69

59
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Quản lý xây dựng đô thị cung cấp cho người học những kiến thức như: Tổng quan về quản lý xây dựng đô thị; Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị; Quản lý hoạt động xây dựng tại đô thị; Thanh tra, xử lý vi phạm xây dựng đô thị;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Quản lý xây dựng đô thị - KS. Hồ Nhật Linh

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - ĐẠI HỌC HUẾ KHOA TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP KS. HỒ NHẬT LINH BÀI GIẢNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ NĂM 2018 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  2. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ 1.1. Quản lý đô thị 1.1.1. Khái niệm quản lý đô thị Hiện nay, ở Việt Nam đang có nhiều định nghĩa về quản lý đô thị, tuỳ theo cách tiếp cận và nghiên cứu. Quản lý đô thị là các hoạt động nhằm huy động mọi nguồn lực vào công tác quy hoạch, hoạch định các chương trình phát triển và duy trì các hoạt động đó để đạt được các mục tiêu phát triển của chính quyền thành phố. Hoặc: Quản lý đô thị là một khoa học tổng hợp được xây dựng trên cơ sở của nhiều khoa học chuyên ngành, bao gồm hệ thống chính sách, cơ chế, biện pháp và phương tiện được chính quyền nhà nước các cấp sử dụng để tạo điều kiện quản lý và kiểm soát quá trình tăng trưởng đô thị. Theo một nghĩa rộng thì quản lý đô thị là quản lý con người và không gian sống (ăn, ở, làm việc, nghỉ ngơi…) ở đô thị. Quá trình hình thành và phát triển các đô thị đòi hỏi phải tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với đô thị. Bởi vì trong xã hội, đô thị luôn xuất hiện các vấn đề về nhu cầu ăn, ở, đi lại, làm việc, học tập, chăm sóc sức khoẻ, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí… Như vậy, thực chất của quản lý đô thị là sự can thiệp bằng quyền lực của chính quyền vào các quá trình phát triển kinh tế xã hội ở đô thị, với mục đích làm cho các đô thị trở thành những trung tâm hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật và giao lưu quốc tế của mỗi vùng lãnh thổ. 1.1.2. Mục đích và nội dung quản lý đô thị 1.1.2.1. Mục đích của quản lý đô thị Quản lý đô thị nhằm các mục đích sau: - Kiểm soát được quá trình tăng trưởng và nâng cao tỷ lệ tăng trưởng của đô thị. - Thiết lập những mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để tăng trưởng và phát triển đô thị. - Hoạch định và lập các quy hoạch, kế hoạch phát triển đô thị. 1.1.2.2. Nội dung quản lý đô thị Quản lý đô thị bao gồm: quản lý hành chính đô thị và quản lý nghiệp vụ trên mọi lĩnh vực ở đô thị. - Quản lý hành chính có tác dụng duy trì, điều khiển mọi hoạt động trên mọi lĩnh 1 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  3. vực thuộc địa bàn đô thị. Cơ quan quản lý hành chính chịu trách nhiệm cao nhất về các sự việc xảy ra ở đô thị. Quản lý hành chính là một công việc rất da dạng và phức tạp, đòi hỏi một cơ chế quản lý đầy đủ và đồng bộ. Hệ thống các văn bản cần rõ rằng thống nhất và viên chức nhà nước cũng cần thông thạo chuyên môn hành chính. Hệ thống pháp quy càng khoa học bao nhiêu thì các hoạt động của đô thị càng nhịp nhàng bấy nhiêu. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đang tiến hành cải cách nền hành chính quốc gia. - Quản lý chuyên môn nghiệp vụ trên các ngành, các lĩnh vực của đô thị chính là hỗ trợ cho hệ thống quản lý nhà nước. Mỗi ngành đều có các cơ quan quản lý của mình. Họ hoạt động theo các văn bản pháp quy, quy định, quy phạm của ngành đó, đồng thời thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của cơ quan quản lý nhà nước, chịu sự điều hành, điều phối của cơ quan quản lý hành chính cấp trên. Như vậy, quản lý chuyên môn nghiệp vụ không đơn thuần là thực hiện theo đúng các quy định, quy phạm kỹ thuật của ngành mà còn phải thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao từ cơ quan quản lý nhà nước cấp trên. Nhìn nhận quản lý đô thị theo một nghĩa hẹp (từ các chuyên ngành), thì quản lý đô thị chính là quản lý và phát huy hiệu quả tài sản cố định của đô thị song song với việc không ngừng bổ sung và phát triển chúng, tức là đáp ứng những nhu cầu của đời sống vật chất và tinh thần ở mức độ cao nhất. 1.1.3. Nguyên tắc và phương pháp quản lý đô thị 1.1.3.1. Nguyên tắc quản lý đô thị - Nguyên tắc thống nhất lãnh đạo giữa kinh tế, kỹ thuật và chính trị. Hệ thống quản lý đô thị các cấp đều hoạt động tuân theo sự chỉ đạo của chính quyền đô thị. Thống nhất lãnh đạo giữa chính trị, kinh tế và kỹ thuật với nhau nhằm đảm bảo quan hệ đúng đắn giữa kinh tế và chính trị, tạo được động lực cùng chiều cho mọi người dân trong đô thị. Đây là một nguyên tắc cơ bản của quản lý đô thị đối với bất cứ đô thị nào trong phạm vi cả nước. Chính trị có các hướng tác động đến phát triển kinh tế đô thị như sau: + Chính trị tác động cùng chiều với phát triển kinh tế. + Chính trị tác động ngược chiều với phát triển kinh tế. + Chính trị tác động cùng chiều với mặt này nhưng lại ngược chiều với mặt khác của phát triển kinh tế. Vì vậy, đường lối chính trị đúng đắn sẽ làm cho nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ, ngược lại chính trị cũng có thể tạo rạ sự bế tắc thậm chí tới mức khủng hoảng kinh tế. - Nguyên tắc thống nhất quản lý theo địa giới hành chính (theo lãnh thổ). Nguyên tắc thống nhất quản lý theo lãnh thổ khẳng định rằng, mỗi người cấp dưới 2 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  4. chỉ riêng chịu sự ra lệnh của một người cấp trên. Mỗi người cấp dưới cần phải biết ai là người ra lệnh cho mình và họ phải báo cáo với ai. Người quản lý đô thị không được lẫn lộn giữa việc xem ai là người ra quyết định và ai là người sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, kể cả về đạo lý. Một đô thị cần thống nhất quản lý theo địa giới hành chính, có nghĩa là ngay cả cơ quan Trung ương đóng tại địa phương cũng phải chịu sự quản lý của chính quyền đô thị của địa phương đó. Chính quyền cần kết hợp hài hoà giữa quản lý theo lãnh thổ với việc quản lý theo chuyên ngành. - Nguyên tắc quản lý đô thị theo chuyên môn (theo ngành) Nguyên tắc chuyên môn hoá đòi hỏi việc quản lý đô thị phải biết giao đúng người, đúng việc. Trước khi quyết định giao nhiệm vụ cho một cá nhân, một tập thể, một đơn vị, nhà quản lý đô thị cần nghiên cứu phân tích vấn đề về mặt chuyên môn, con người chuyên môn chỉ có thể hoàn thành tốt công việc khi họ phát huy được khả năng tiếm tàng bên trong họ. Nếu việc giao nhiệm vụ không chính xác, chồng chéo, chủ quan sẽ dẫn đến những thất bại khó lường. Đặc biệt không nên giao việc tuỳ tiện theo kiểu cảm tính cá nhân hay “gia đình chủ nghĩa”. - Nguyên tắc tập trung dân chủ (phân cấp) Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ, tối ưu giữa tập trung và dân chủ, đó là tập trung trên cơ sở dân chủ và dân chủ trong khuôn khổ tập trung. + Sự tập trung biểu hiện ở công tác kế hoạch hoá các hoạt động của đô thị, thể hiện ở hệ thống pháp luật và chế độ một thủ trưởng ở tất cả các đơn vị quản lý đô thị các cấp. + Biểu hiện của dân chủ ở chỗ, cần xác định rõ phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của các cấp; mỗi thành viên phải tự chịu trách nhiệm trong phạm vi trách nhiệm của mình; chấp nhận đấu tranh, chấp nhận liên kết và giáo dục, bồi dưỡng kiến thức, trình độ chuyên môn cho quần chúng đồng thời kết hợp quản lý theo ngành chuyên môn và quan hệ theo địa giới hành chính. - Nguyên tắc thiết lập cơ cấu tổ chức tối ưu Nguyên tắc thiết lập cơ cấu tổ chức tối ưu có nghĩa rằng số công việc và số người chịu quản lý trực tiếp của một người quản lý nào đó phải có giới hạn nhất định, vì một người quản lý không thể bao quát, kiểm soát, giám sát một số quá lớn những người thuộc cấp, vì vậy cần thiết lập một cơ cấu tổ chức tối ưu để việc quản lý đô thị được thực hiện một cách thuần thục, trơn tru và có hiệu quả cao. Theo nguyên tắc này, việc quản lý đô thị sẽ được cơ cấu bởi nhiều bộ phận khác nhau, mỗi bộ phận phụ trách một hoặc một số lĩnh vực nhất định và chịu trách nhiệm về những vấn đề xảy ra liên quan đến lĩnh vực mà bộ phận đó phụ trách 3 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  5. - Nguyên tắc quản lý đô thị tiết kiệm, có hiệu quả Tiết kiệm và hiệu quả là hai mặt của một vấn đề, với một nguồn lực của đô thị (cơ sở vật chất, kỹ thuật, tài nguyên tự nhiên và xã hội…), con người cần phải sản xuất ra lượng của cải vật chất và tinh thần nhiều nhất, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu phát triển của dân cư đô thị. Vì vậy, việc quản lý đô thị càng có hiệu quả cao khi triệt để tiết kiệm nguồn lực để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Để tiết kiệm, yếu tố cần quan tâm nhất là thời gian bởi vì tính chất toàn diện trong sự hoạt động, sự phát triển đều phụ thuộc vào việc tiết kiệm thời gian. Khả năng tiết kiệm được biểu hiện ở các yếu tố sau: + Cần có chiến lược phát triển đô thị đúng đắn. + Trong quá trình hoạt động cần giảm các chi phí. + Nhà quản lý cần quan tâm vấn đề tiết kiệm lao động sống (tài nguyên nhân văn). + Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. - Nguyên tắc kết hợp hài hoà các lợi ích xã hội Quản lý đô thị trước hết là quản lý con người, những nguyện vọng và những nhu cầu nhất định của dân cư đô thị. Vì vậy, một trong nhũng nhiệm vụ quan trọng của quản lý đô thị là chú ý đến lợi ích của con người, để khuyến khích có hiệu quả tính tích cực trong lao động của họ. Lợi ích là một động lực to lớn nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của con người. Lợi ích còn là phương tiện của quản lý đô thị cho nên phải dùng nó để động viên con người. Nội dung chính của nguyên tắc này là phải kết hợp hài hoà các loại lợi ích của xã hội, đó là: lợi ích của Nhà nước, lợi ích của tập thể và lợi ích của cá nhân trên cơ sở những đòi hỏi của quy luật khách quan. Các biện pháp kết hợp tốt ba lợi ích trên là: + Thực hiện đường lối của Đảng và Nhà nước một cách đúng đắn dựa trên cơ sở vận dụng các quy luật khách quan phù hợp với đặc điểm của từng đô thị. Đường lối đó phản ánh lợi ích cơ bản và lâu dài của xã hội, của mọi thành viên trong đô thị. + Xây dựng và thực hiện các quy hoạch đô thị và kế hoạch phát triển chuẩn xác nhất. Kế hoạch đó phải quy tụ các quyền lợi của cả đô thị và phải có tính thực tiễn cao. - Nguyên tắc xử lý tốt các mối quan hệ đối ngoại Các quan hệ đối ngoại có ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển đô thị. Một cơ quan quản lý đô thị muốn tận dụng các vận hội và tránh được các nguy cơ chỉ khi biết phân tích và phân biệt được đối tác và đối tượng. Nguyên tắc cơ bản nhất cần quan tâm là đa phương hoá quan hệ, đa dạng hoá 4 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  6. quan hệ, tôn trọng chính kiến của nhau bằng sự hợp tác với các tổ chức khác, lãnh thổ khác để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Các lĩnh vực cần thường xuyên có sự liên kết là quản lý an ninh trật tự, quản lý giao thông, quản lý môi trường, quản lý xây dựng… 1.1.3.2. Phương pháp quản lý đô thị Quản lý đô thị thường được thực hiện theo các phương pháp sau: - Phương pháp xã hội hoá quản lý đô thị Đây là phương pháp quản lý đô thị bằng cách tuyên truyền vận động và giáo dục, tác động vào nhận thức và tình cảm của người dân đô thị nhằm nâng cao tính tự giác và nhiệt tình tham gia vào các hoạt động của quản lý đô thị. Nội dung cơ bản của phương pháp xã hội hoá quản lý đô thị là: + Giáo dục đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước để mọi người đều hiểu, đều ủng hộ và đều quyết tâm xây dựng đô thị phát triển! + Giáo dục ý thức lao động có năng suất, có hiệu quả, có tổ chức và có sáng tạo. + Giáo dục tác phong nếp sống văn minh lịch sự, dân chủ trong tổ chức… + Xoá bỏ dần những tồn tại, bất cập của đời sống và sản xuất xã hội, những tư tưởng lạc hậu, nguy hiểm, không phù hợp với thời đại, thể chế… + Xây dựng tâm lý, tác phong công nghiệp như tính hiệu quả, tính hiện thực, tính tổ chức, tính kỷ luật, tiết kiệm cho mình và cho đô thị, dám nhận trách nhiệm… Các hình thức xã hội hoá quản lý đô thị thường dùng là: + Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng (sách, báo, phát thanh, truyền hình…). + Thông qua các đoàn thể xã hội, các hoạt động có tính xã hội để tiến hành tuyên truyền, giáo dục. + Sử dụng các hội nghị tổng kết, hội thi đua tay nghề, hội chợ triển lãm… - Phương pháp sử dụng cơ chế quản lý Phương pháp này còn gọi là phương pháp pháp lý hay phương pháp hành chính, có vai trò quan trọng trong hệ thống quản lý đô thị. Phương pháp này xác định trật tự kỷ cương làm việc trong hệ thống, khâu nối các phương pháp khác thành một hệ thống quản lý đô thị. Đồng thời, phương pháp hành chính còn giữ được bí mật hoạt động của cơ quan quản lý trong trường hợp cần thiết và giải quyết các vấn đề đặt ra trong quản lý rất nhanh chóng. Thông thường các phương pháp pháp lý tác động vào đối tượng quản lý đô thị theo hai hướng: tác động về mặt tổ chức và tác động điều chỉnh hành động của đối tượng quản lý. 5 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  7. + Hướng tác động về mặt tổ chức: chủ thể quản lý ban hành các văn bản quy định về quy mô, cơ cấu, điều lệ hoạt động, tiêu chuẩn nhằm thiết lập tổ chức và xác định những mối quan hệ hoạt động trong nội bộ đô thị. + Hướng tác động điều chỉnh hành động của đối tượng quản lý: chủ thể quản lý đưa ra những chỉ thị, mệnh lệnh hành chính bắt buộc cấp dưới thực hiện những nhiệm vụ nhất định hoặc theo những phương hướng nhất định nhằm đảm bảo cho các bộ phận trong hệ thống hoạt động ăn khớp và đúng hướng, uốn nắn kịp thời những lệch lạc, rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động. Những yêu cầu cơ bản khi sử dụng phương pháp sử dụng cơ chế quản lý: + Khi đưa ra một quyết định phải cân nhắc các lợi ích cả về kinh tế kỹ thuật và xã hội, xuất phát từ việc kết hợp hợp lý các loại lợi ích. Quyết định của các cơ quan quản lý đô thị phải hiểu rõ tình hình thực tế, nắm vững tình huống cụ thể. + Nhà quản lý đô thị cần dự báo trước những nét phát triển chính, những mặt tích cực cũng như những khía cạnh tiêu cực có thể diễn ra khi quyết định được ban hành, từ đó sẵn sàng bổ sung các biện pháp phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực nếu có. + Khi dùng phương pháp pháp lý phải gắn chặt quyền hạn và trách nhiệm của người ra quyết định, người ra quyết định phải chịu trách nhiệm đầy đủ về các quyết định của mình. - Phương pháp vận dụng các quy luật kinh tế trong quản lý đô thị Phương pháp kinh tế vận dụng các quy luật kinh tế là phương pháp đặt mỗi cá nhân, mỗi tập thể vào điều kiện kinh tế để họ có khả năng kết hợp đúng đắn lợi ích của mình với lợi ích chung của đô thị. Điều đó cho phép mồi người tự lựa chọn con đường có hiệu quả nhất để thực hiện nhiệm vụ của mình Những hướng cơ bản mà các cơ quan quản lý thường áp dụng để tác động lên đối tượng quản lý là: + Định hướng phát triển chung bằng các mục tiêu, nhiệm vụ phù hợp với điều kiện thực tế của đô thị; bằng những chỉ tiêu cụ thể cho từng thời gian, cho từng tập thể hay từng cá nhân của đô thị. + Sử dụng các định mức kinh tế, các biện pháp đòn bẩy, kích thích kinh tế để lôi cuốn, thu hút, khuyến khích các thành viên phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ. + Áp dụng chế độ thưởng phạt vật chất, trách nhiệm kinh tế chặt chẽ để điều chỉnh hoạt động của các bộ phận, các cá nhân, xác lập trật tự, kỷ cương, xác lập chế độ trách nhiệm cho mọi bộ phận, mọi tập thể và mọi cá nhân của đô thị. Những vấn đề quan trọng cần chú ý khi vận dụng phương pháp kinh tế là: + Việc áp dụng các phương pháp kinh tế luôn luôn gắn liền với việc sử dụng các đòn bẩy kinh tế như giá cả, lợi nhuận, tín dụng, lãi suất, tiền lương, tiền thưởng…, có 6 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  8. liên quan chặt chẽ đến sử dụng các quan hệ hàng hoá, tiền tệ, quan hệ thị trường. + Để áp dụng phương pháp kinh tế phải thực hiện sự phân cấp đúng đắn giữa các cấp quản lý trong nội bộ đô thị. + Sử dụng các phương pháp kinh tế đòi hỏi cán bộ quản lý đô thị phải có một trình độ và năng lực toàn diện, phải hiểu biết và thông thạo nhiều khía cạnh kiến thức và kinh nghiệm quản lý đồng thời cần có bản lĩnh vững vàng và tự chủ. - Phương pháp quản lý đô thị bằng quan hệ đối ngoại Nếu quan niệm đô thị là một hệ thống thì các yếu tố ngoài đô thị là môi trường của hệ thống. Phương pháp quản lý bằng quan hệ đối ngoài là phương pháp tác động lên các yếu tố bên ngoài đô thị như: các đô thị lân cận, các vùng lân cận, các tổ chức và cá nhân không thuộc đô thị nhưng lại có ảnh hưởng tới đô thị. Phương pháp này không thể sử dụng các cách tác động trực tiếp như đã sử dụng trong nội bộ đô thị. Tuỳ thuộc vào mối tương quan cụ thể giữa đô thị mình và hệ thống khác (phụ thuộc họ, họ phụ thuộc mình hoặc quan hệ tương đồng) mà có cách sử dụng phương pháp thích hợp. Ngoài ra còn có nhiều phương pháp khác tác động lên các yếu tô bên ngoài như: phương pháp cạnh tranh, phương pháp tiếp thị. phương pháp xã hôi học, phương pháp truyền thông. Thực tế cần ứng dụng đồng thời các phương pháp sao cho hài hoà để công tác quản lý đô thị mang lại hiệu quả cao nhất. 1.1.4. Các mô hình quản lý đô thị 1.1.4.1. Mô hình quản lý đô thị lấy quản lý xã hội làm chủ đạo - Đặc trưng của mô hình: + Đặt trọng tâm quản lý đô thị vào quản lý môi trường pháp lý và các vấn đề đối ngoại: chính quyền đô thị tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động tăng khả năng cạnh tranh của các đô thị, thu hút các nguồn lực từ bên ngoài như vốn đầu tư, lao động kỹ thuật,… + Quản lý gián tiếp các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân: thông qua sự vận động của thị trường, chính quyền đô thị vận dụng pháp luật và các công cụ kinh tế để điều tiết hoạt động sản xuất của các chủ thể của nền kinh tế đô thị. Các chính sách thuế, giá cả, lãi suất, đầu tư là công cụ để điều chỉnh, khuyến khích hay hạn chế phát triển các lĩnh vực của nền kinh tế. + Thành phần kinh tế Nhà nước giữ vai trò bổ sung, chính quyền đô thị chỉ tham gia vào những hoạt động mang tính xã hội, cung cấp dịch vụ chung của xã hội như quốc phòng, an ninh, y tế, giáo dục. - Điều kiện vận dụng: 7 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  9. + Hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, trình độ dân trí cao, hệ thống tài chính ngân hàng hiện đại. + Hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, hệ thống thông tin hiện đại, giao thông tốt. + Mô hình này thường được áp dụng cho các đô thị ở các nước phát triển, có khả năng tài chính mạnh. - Ưu điểm của mô hình: + Các doanh nghiệp, tổ chức tự chủ sản xuất kinh doanh. + Bộ máy quản lý gọn nhẹ hiệu quả cao, trật tự xã hội tốt. - Nhược điểm: Tự do cạnh tranh gây nguy cơ khủng hoảng, thất nghiệp,… 1.1.4.2. Mô hình quản lý đô thị lấy quản lý kinh tế làm chủ đạo - Đặc trưng của mô hình: Chính quyền đô thị trực tiếp quản lý kinh tế thông qua các sở, ban chức năng. - Nội dung quản lý: + Quản lý theo kế hoạch, chủ trương của chính quyền cấp trên. + Hoạt động quản lý mang nặng tính hành chính. + Hệ thống pháp lý chung cho đô thị và nông thôn: Tỉnh tương đương với thành phố, quận tương đương với huyện, phường, xã, thị trấn tương đương với nhau. + Thành phần kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. - Điều kiện vận dụng: + Các nước quản lý nền kinh tế kiểu tập trung theo kế hoạch của chính phủ. + Các nước đang phát triển có trình độ đô thị hóa thấp, luật pháp chưa hoàn chỉnh. + Cơ sở hạ tầng kém không đồng bộ. - Ưu điểm của mô hình: Tạo điều kiện phát triển đô thị có trọng tâm trong điều kiện tài chính hạn chế, phân tán nguồn vốn. - Nhược điểm của mô hình: + Môi trường pháp lý bị xem nhẹ, các doanh nghiệp nhà nước kém chủ động, tệ nạn tham nhũng, lãng phí xuất hiện. + Quản lý bị chồng chéo thông tin bị sai lệch do qua nhiều lớp trung gian. + Bộ máy quản lý cồng kềnh kém hiệu quả. 1.1.4.3. Mô hình quản lý đô thị hỗn hợp - Đặc trưng của mô hình: + Quản lý kinh tế và xã hội được coi trọng như nhau. 8 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  10. + Chính quyền đô thị quản lý kinh tế thông qua các sở, ban chuyên ngành: Kế hoạch, kết hợp thị trường tạo nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước (định hướng xã hội chủ nghĩa). + Điều tiết gián tiếp các doanh nghiệp không phải Nhà nước thông qua công cụ tài chính và hoạt động của thị trường. + Tăng cường hệ thông pháp lý: từng bước pháp luật hóa các hoạt động kinh tế, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động phát triển kinh tế nhiều thành phần. - Điều kiện vận dụng: + Áp dụng cho những nước có nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam. + Hệ thống đô thị có cơ sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh. + Nền kinh tế chưa phát triển, dân trí chưa cao. + Hệ thống tài chính ngân hàng, thông tin liên lạc chưa hiện đại. - Ưu điểm của mô hình: + Ổn định kinh tế - xã hội, không gây xáo trộn lớn. Nhờ có chủ trương cổ phần những doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả mà chính quyền đô thị chuyển dần từ quản lý kinh tế sang quản lý xã hội. + Có khả năng tập trung vốn cho cơ sở hạ tầng trọng điểm. - Nhược điểm của mô hình: + Quản lý chồng chéo: mỗi doanh nghiệp bị UBND quản lý thông qua sở chuyên ngành, sở chuyên ngành bị Bộ chủ quản quản lý,… Mỗi vấn đề của đô thị như đất đai, công trình lại do nhiều cơ quan quản lý. + Pháp luật lỏng lẻo: Như ở Việt Nam đất đai thuộc sở hữu toàn dân nhưng bị lấn chiếm khi thu hồi Nhà nước lại phải đền bù như mua với giá thị trường. + Tình trạng buôn lậu, trốn thuế, tham nhũng gia tăng. Ở Việt Nam, cộng hòa liên bang Nga trong thời kì chuyển đổi nạn buôn lậu, trốn thuế phát triển nhanh chóng. 1.2. Quản lý nhà nước về xây dựng đô thị 1.2.1. Mục tiêu Công tác quản lý đô thị chính là tổng hợp tất cả các công tác quản lý chuyên môn, lĩnh vực. Chính vì vậy mục đích đầu tiên của quản lý xây dựng đô thị là đảm nhiệm 1 phần trong lĩnh vực xây dựng nhằm hỗ trợ cho công tác quản lý đô thị. Để quản lý sự tăng trường đô thị, các nhà quản lý phải điều phối các hoạt dộng của đô thị. Một đô thị phát triển bền vững là một đô thị có sự phát triển hài hoà giữa các thành phẩn và các giai đoạn phát triển. Trong quá trình tổ chức, xây dựng và phát triển 9 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  11. đô thị thì các công tác tiến hành quy hoạch, xây dựng luôn luôn là vấn đề trọng tâm. 1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng Xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chiến lược, đề án, quy hoạch, kế hoạch phát triển thị trường xây dựng và năng lực ngành xây dựng. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng. Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng. Tổ chức, quản lý thống nhất quy hoạch xây dựng, hoạt động quản lý dự án, thẩm định dự án, thiết kế xây dựng; ban hành, công bố các định mức và giá xây dựng. Hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng; quản lý chi phí đầu tư xây dựng và hợp đồng xây dựng; quản lý năng lực hoạt động xây dựng, thực hiện quản lý công tác đấu thầu trong hoạt động xây dựng; quản lý an toàn, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình. Cấp, thu hồi giấy phép, chứng chỉ, chứng nhận trong hoạt động đầu tư xây dựng. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động đầu tư xây dựng. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, phổ biến kiến thức, pháp luật về xây dựng. Đào tạo nguồn nhân lực tham gia hoạt động đầu tư xây dựng. Quản lý, cung cấp thông tin phục vụ hoạt động đầu tư xây dựng. Quản lý, lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hoạt động đầu tư xây dựng. 1.2.3. Bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng - Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về xây dựng trong phạm vi cả nước. - Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về xây dựng. - Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Xây dựng để thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng. - UBND các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn theo phân cấp của Chính phủ. 1.3. Lập, phê duyệt Quy hoạch xây dựng đô thị 1.3.1. Lập quy hoạch xây dựng đô thị Nội dung, nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng đô thị cần tập trung làm rõ mục 10 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  12. tiêu, quan điểm phát triển đô thị, ranh giới nghiên cứu và phạm vi lập quy hoạch chung xây dựng; tiềm năng, động lực phát triển; một số chỉ tiêu cơ bản dự kiến về dân số, đất đai và hạ tầng kỹ thuật, xã hội; các yêu cầu và nguyên tắc chủ yếu để nghiên cứu hướng phát triển đô thị, tổ chức cơ cấu không gian, công trình đầu mối và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật; danh mục hồ sơ đồ án. Tùy theo từng đối tượng cụ thể, cần tập trung vào các nội dung sau: - Đối với đô thị trực thuộc Trung ương, cần nghiên cứu những định hướng lớn về phân bố dân cư, phân khu chức năng, tổ chức hệ thống các trung tâm (hành chính, chính trị, thương mại - dịch vụ, văn hoá, y tế, giáo dục,...) cấp đô thị; các công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối và tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật chính, đặc biệt là hệ thống công trình ngầm có quy mô lớn (đường tàu điện ngầm, hầm đường bộ, bãi đỗ xe, ga tàu điện ngầm...) có mối quan hệ đến việc tổ chức không gian kiến trúc đô thị trên mặt đất và làm cơ sở cho việc lập quy hoạch chung xây dựng các quận. - Đối với các quận của các đô thị trực thuộc Trung ương, cần cụ thể hoá định hướng tổ chức không gian và các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật đã được quy định trong đồ án quy hoạch chung xây dựng toàn đô thị; xác định việc sử dụng đất và tổ chức không gian kiến trúc đô thị thuộc ranh giới quận theo định hướng của toàn đô thị; tổ chức các mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật (kể cả công trình ngầm nếu có) và công trình hạ tầng xã hội cụ thể trong phạm vi quận đảm bảo sự phù hợp, kết nối với khu vực xung quanh và toàn đô thị. Đối với các huyện ngoại thành của các đô thị trực thuộc Trung ương, có điều kiện và khả năng phát triển đã được xác định trong đồ án quy hoạch chung toàn đô thị thì tiến hành lập quy hoạch chung xây dựng theo nội dung đồ án quy hoạch chung xây dựng quận. - Đối với các đô thị mới cần phân tích và làm rõ cơ sở hình thành phát triển của đô thị; nghiên cứu về mô hình phát triển không gian, kiến trúc, môi trường phù hợp với tính chất, chức năng của đô thị; xác định các giai đoạn phát triển, kế hoạch thực hiện, các dự án có tính chất tạo động lực hình thành phát triển đô thị mới và mô hình quản lý phát triển đô thị. - Đối với các khu công nghệ cao và khu kinh tế đặc thù cần làm rõ tính đặc thù và mục tiêu phát triển; phân khu chức năng; tổ chức dân cư; xác định các giai đoạn phát triển, kế hoạch và nguồn lực thực hiện. - Đối với các khu chức năng khác ngoài đô thị (khu đô thị, khu du lịch, khu bảo tồn di sản, giáo dục đào tạo, y tế, cụm công nghiệp,...) có quy mô trên 500 ha cần làm rõ phân khu chức năng, việc kết nối với các công trình kỹ thuật ngoài hàng rào và xác định các khu dân cư, dịch vụ đảm bảo sự phát triển theo các giai đoạn. 11 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  13. 1.3.2. Phê duyệt quy hoạch xây dựng đô thị * Các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt các đồ án quy hoạch theo quy định của Chính phủ: - Bộ Xây dựng: Phê duyệt các nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ khi được ủy quyền và quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000, tỷ lệ 1/500 đối với các khu chức năng trong đô thị mới liên tỉnh có phạm vi lập quy hoạch thuộc địa giới hành chính nhiều tỉnh. - UBND cấp tỉnh: + Phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, vùng liên huyện, vùng huyện và các vùng khác trong phạm vi địa giới hành chính của tỉnh (vùng cảnh quan, vùng bảo tồn di sản,...); + Nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung xây dựng các đô thị loại 3, loại 4 và loại 5, đô thị mới có quy mô dân số tương đương với đô thị loại 3, loại 4 và loại 5, quy hoạch chung xây dựng các quận của thành phố trực thuộc Trung ương và các khu chức năng khác ngoài đô thị (khu đô thị, khu du lịch, khu bảo tồn di sản, giáo dục đào tạo, y tế, công nghiệp địa phương,...) có quy mô lớn hơn 500 ha; + Nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 các khu chức năng của đô thị loại đặc biệt, loại 1, loại 2, loại 3; quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 và tỷ lệ 1/500 đối với các khu vực có phạm vi lập quy hoạch liên quan tới địa giới hành chính hai quận, huyện trở lên; các khu chức năng khác ngoài đô thị (khu đô thị, khu du lịch, khu bảo tồn di sản, giáo dục đào tạo, y tế, công nghiệp địa phương,...); các khu chức năng thuộc đô thị mới; các khu chức năng thuộc khu công nghệ cao, khu kinh tế đặc thù; + Đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 và tỷ lệ 1/500 các khu chức năng trong đô thị mới liên tỉnh có phạm vi lập quy hoạch thuộc địa giới hành chính một tỉnh phải có ý kiến thống nhất về chuyên môn của Bộ Xây dựng trước khi phê duyệt; - UBND cấp huyện: + Phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 đối với các khu chức năng của đô thị loại 4 loại 5; quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 các khu chức năng của đô thị từ loại đặc biệt đến loại 5; quy hoạch chi tiết xây dựng các dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung; quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn (trừ những quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị quy định tại Điểm a khoản 3 mục III phần II của Thông tư này). + Đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 các khu chức năng thuộc đô thị loại 4 là trung tâm tỉnh lỵ thì trước khi phê duyệt Uỷ ban nhân dân cấp huyện cần phải xin ý kiến của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và có ý kiến thống 12 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  14. nhất về chuyên môn của Sở Xây dựng hoặc Sở Quy hoạch - Kiến trúc (đối với các tỉnh, thành phố có Sở Quy hoạch kiến trúc). + Nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng các khu dân cư, tái định cư,...thuộc các dự án do Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư (dự án thuỷ điện, dự án khai thác, chế biến khoảng sản,...); quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 các dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung sau khi có ý kiến thống nhất về chuyên môn của Sở Xây dựng hoặc Sở Quy hoạch - Kiến trúc (đối với các tỉnh, thành phố có Sở Quy hoạch kiến trúc). * Các nội dung quyết định phê duyệt: - Nội dung quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng chung xây dựng đô thị bao gồm: Phạm vi và ranh giới lập quy hoạch chung xây dựng đô thị; tính chất đô thị; một số chỉ tiêu cơ bản dự kiến về dân số, đất đai và hạ tầng kỹ thuật; các yêu cầu nghiên cứu chủ yếu về hướng phát triển đô thị, cơ cấu tổ chức không gian, các công trình đầu mối và giải pháp chính tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật; danh mục hồ sơ đồ án. - Nội dung quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị bao gồm: Phạm vi và ranh giới đô thị; tính chất, chức năng của đô thị; quy mô dân số, đất đai đô thị theo các giai đoạn phát triển; các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu và hướng phát triển đô thị; cơ cấu tổ chức không gian và ranh giới hành chính nội thành, ngoại thành, nội thị, ngoại thị; cơ cấu sử dụng đất theo các chức năng; vị trí, quy mô các khu chức năng chính; nguồn cung cấp, vị trí, quy mô, công suất các công trình đầu mối và mạng lưới chính của hạ tầng kỹ thuật đô thị (kể cả công trình ngầm nếu có); các quy định về kiến trúc, cảnh quan đô thị; các vấn đề có liên quan đến quốc phòng, an ninh và biện pháp bảo vệ môi trường; các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư và nguồn lực thực hiện; các vấn đề về tổ chức thực hiện. 13 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  15. CHƯƠNG II: QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ 2.1. Khái niệm và ý nghĩa 2.1.1. Khái niệm - Hệ thống hạ tầng kỹ thuật (hạ tầng kinh tế): là các loại công trình hạ tầng đáp ứng các nhu cầu của sản xuất, lưu thông và các hoạt động khác của con người. Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật bao gồm: các công trình giao thông, cấp điện và chiếu sáng công cộng, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, công viên cây xanh, xử lý các chất thải, nghĩa trang, thông tin và bưu chính viễn thông. - Hành lang kỹ thuật: Là phần đất và không gian để xây dựng các tuyến kỹ thuật (điện, cấp, thoát nước, thông tin liên lạc...) và phần đất dành cho giải cách ly an toàn các tuyến kỹ thuật. - Hạ tầng kỹ thuật khung: là hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật chính cấp đô thị bao gồm các trục giao thông, các tuyến truyền tải năng lượng, các tuyến truyền dẫn cấp nước, tuyến cống thoát nước, các tuyến thông tin viễn thông và các công trình đầu mối kỹ thuật. - Chỉ giới đường đỏ: Là đường ranh giới phân định giữa phần đất được xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông. Phần đất dành cho đường giao thông bao gồm: phần đường xe chạy, dải phân cách, dải cây xanh và hè đường. Quy định chỉ giới đường đỏ nhằm xác định giới hạn phần đất cho phép xây dựng nhà ở và công trình với phần đất chỉ để dành cho xây dựng đường giao thông. Chỉ giới đường đỏ là cơ sở để quản lý xây dựng theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Chỉ giới xây dựng: Là đường giới hạn cho phép xây dựng công trình trên lô đất dọc theo đường. Quy định chỉ giới xây dựng để làm cơ sở cấp phép xây dựng công trình và quản lý xây dựng dọc theo các tuyến đường phố quy hoạch. - Chỉ giới xây dựng ngầm: là đường giới hạn cho phép xây dựng nhà, công trình ngầm dưới đất (không bao gồm hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm). - Khoảng lùi: là khoảng cách giữa chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng. - Cao độ xây dựng khống chế là cao độ tối thiểu bắt buộc phải tuân thủ để đảm bảo cho công trình không bị ngập. - Cao độ xây dựng (cao độ san nền) là cao độ xây dựng khống chế có tính đến đặc điểm từng khu vực và hướng thoát nước cụ thể của từng khu vực đó. - Quy hoạch cao độ xây dựng là nghiên cứu giải quyết chiều cao nền xây dựng của công trình, các bộ phận đất đai của đô thị để độ cao của mặt đất có độ dốc phù hợp yêu cầu thoát nước mặt nhanh chóng, thỏa mãn yêu cầu bố trí và xây dựng công trình và cũng thỏa mãn yêu cầu về giao thông. 14 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  16. 2.1.2. Ý nghĩa Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất và phát triển của đô thị. Một đô thị muốn phát triển tốt trước hết phải có hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật phát triển, được đầu tư xây dựng bài bản, đồng bộ và hiện đại, đặc biệt là các cơ sở kinh tế, kỹ thuật và công nghiệp. Vì vậy, khi xây dựng các trục giao thông chính của đô thị phải đảm bảo đầu tư đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật khác như: cấp nước, thoát nước, thông tin, bưu chính viễn thông, cấp điện, chiếu sáng và cây xanh. 2.2. Nội dung và phương pháp quản lý 2.2.1. Quản lý cao độ xây dựng Quản lý cao độ xây dựng là quản lý các công trình xây dựng được đảm bảo xây dựng tuân thủ theo lựa chọn phù hợp với quy chuẩn về quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật. a. Cơ quan quản lý cao độ xây dựng - Đối với Thủ đô Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh: Sở Quy hoạch - Kiến trúc. - Đối với các địa phương còn lại: Sở Xây dựng. b. Mục đích xác định cao độ xây dựng - Bảo đảm thoát nước mạnh cho nền khu vực thiết kế, góp phần bảo vệ an toàn cho các công trình được xây dựng tại đô thị, quyết định cho việc phòng chống ngập úng. - Tạo nên sự phối hợp hợp lý giữa nền các công trình và hệ thống đường đô thị, sự kết nối giữa các công trình đường dây, đường ống và giữa công trình này với đường giao thông… - Góp phần quan trọng trong các giải pháp về tổ hợp không gian và tổ chức mặt bằng các công trình kiến trúc với nền đất xây dựng. c. Các giai đoạn thiết kế quy hoạch cao độ xây dựng Quy hoạch cao độ xây dựng được thực hiện trong các đồ án quy hoạch xây dựng và thiết kế đô thị, các dự án đầu tư xây dựng. Các giai đoạn thiết kế quy hoạch cao độ tương ứng với các giai đoạn quy hoạch xây dựng bao gồm: - Thiết kế quy hoạch cao độ giai đoạn quy hoạch chung xây dựng đô thị (thường thực hiện trên bản đồ có tỉ lệ 1/5.000-1/10.000 hoặc tỉ lệ 1/25.000 đối với đô thị đặc biệt). - Thiết kế quy hoạch cao độ giai đoạn quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị (thường thực hiện trên bản đồ địa hình và bản đồ địa chính tỷ lệ 1/500-1/2.000) đây là bước cụ thể hóa, chi tiết hóa quy hoạch chung. - Thiết kế quy hoạch xây dựng khu nhà ở, tiểu khu, đường phố và quảng trường (thường được thực hiện trên bản đồ địa hình 1/1.000) d. Nội dung quản lý cao độ xây dựng 15 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  17. - Trong quy hoạch chung cần tận dụng mọi khả năng để giữ lại địa hình tự nhiên của khu đất, vùng cây xanh và các lớp đất mặt. - Sử dụng những phương án thiết kế có hiệu quả cao nhất về thoát nước, khối lượng công tác đất thấp nhất, cũng như yêu cầu về cảnh quan, kiến trúc. - Trong những thành phố có hệ thống tiêu nước, quy hoạch cao độ cần tính toán cho nước tự chảy tới hệ thống đó. - Triệt tiêu những khu vực thấp dễ bị đọng nước. Trong trường hợp đặc biệt không triệt tiêu được thì phải đặt đường ống dẫn nước bẩn. - Những thiết kế của quy hoạch chi tiết không được thay đổi so với quy hoạch chung của toàn khu vực. - Cơ quan quản lý xây dựng các cấp có trách nhiệm cung cấp thông tin về địa điểm, chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ, cốt xây dựng và các thông tin có liên quan đến quy hoạch khi tổ chức cá nhân có yêu cầu trong phạm vi đồ án xây dựng do mình quản lý. e. Một số hạn chế trong quản lý, nhận thức vai trò và tầm quan trọng của cao độ xây dựng trong đô thị - Một số nơi cơ quan cấp phép xây dựng không cấp cao độ nền. - Thanh tra chỉ kiểm tra công trình xây bao nhiêu tầng, có phép hay không, hiếm khi kiểm tra nền công trình được xây dựng theo cao độ nào. - Phần lớn người dân chỉ quan tâm đến chỉ giới xây dựng, phá dỡ vào sâu bao nhiêu mét, ít người quan tâm đến cao độ nền và ngoài ra cũng không yêu cầu cấp phép cao độ nền đến khi có chuyện xảy ra mới khiếu nại thắc mắc. - Tư vấn thiết kế đường đô thị chưa tuân thủ nghiêm túc các cao độ khống chế của đường và nền hai bên theo quy hoạch chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt, dẫn đến khi thi công phê duyệt giữa đường và nền hai bên có sự chênh lệch nhau. - Sự thiếu phối hợp giữa các cơ quan quản lý xây dựng với nhau, giữa ban quản lý dự án với cơ quan quản lý và ngay cả trong ban quản lý dư án với tư vấn thiết kế liên quan tới quy hoạch, cấp phép, sự phù hợp của dự án xây dựng với quy hoạch xây dựng được cấp ở thẩm quyền phê duyệt. 2.2.2. Quản lý hệ thống công trình giao thông Các công trình giao thông chủ yếu gồm: - Mạng lưới đường, cầu, hầm, quảng trường, bến bãi, biển, sông ngòi, kênh rạch; - Các công trình đầu mối kỹ thuật giao thông: cảng hàng không, nhà ga, bến xa, cảng thuỷ. a. Quy định về thiết kế, quản lý và sử dụng hệ thống công trình giao thông - Đối với các công trình giao thông và các công trình phụ trợ giao thông: 16 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  18. + Phải thiết kế, thi công đồng bộ với nhau nhằm đảm bảo lưu thông thuận lợi cho người và phương tiện giao thông. + Đảm bảo tiêu chuẩn về chiếu sáng, vệ sinh môi trường, đảm bảo cho công tác phòng cháy, chữa cháy. + Có kiểu dáng, màu sắc đảm bảo yêu cầu mỹ quan và đặc thù. + Phù hợp với các công trình khác có liên quan, ưu tiên đường dành riêng cho người khuyết tật và người khiếm thị. - Đối với các công trình đảm bảo an toàn giao thông: + Phải được thiết kế đồng bộ với hệ thống giao thông, đảm bảo nguyên tắc thoát người nhanh khi xảy ra sự cố cháy, nổ hoặc thiên tai. + Hệ thống tín hiệu được xây dựng phải dễ quan sát, dễ nhận biết, có kích thước, kiểu dáng, màu sắc đảm bảo mỹ quan và đặc thù. - Người tham gia, điều khiển phương tiện giao thông phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về trật tự, an toàn giao thông. - Đối với các đơn vị quản lý hệ thống giao thông và các cơ quan liên quan khác cần phối kết hợp chặt chẽ với nhau để phát huy tốt nhất hiệu quả của hệ thống giao thông. - Phải sắp xếp các điểm, bãi đỗ xe hợp lý và quản lý tốt, góp phần đáng kể cho công tác quản lý và điều hành giao thông. b. Quy định về phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ - Phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ, phần trên không, phần dưới mặt đất, phần dưới mặt nước có liên quan đến an toàn công trình và an toàn giao thông đường bộ. - Giới hạn phạm vi hành lang an toàn đường bộ là bề rộng tính từ mép đường đến chỉ giới xây dựng theo đường hoặc theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Các công trình kỹ thuật đầu mối giao thông được giới hạn trong ranh giới khu đất theo hồ sơ đăng ký địa chính, khoảng cách ly và vùng bảo vệ xác định theo quy định. c. Một số hành vi bị cấm trong khai thác sử dụng hệ thống giao thông - Thiết kế, xây dựng đường không tuân thủ quy hoạch đã được phê duyệt. - Tự ý xây dựng, đào bới đường. Tự ý mở đường nhánh hoặc đấu nối trái phép vào đường chính. - Sử dụng đường để họp chợ, kinh doanh dịch vụ ăn uống, bày hàng hoá, vật liệu. - Đổ rác, phế thải và các hành vi gây mất vệ sinh môi trường đường. - Trông, giữ xe đạp, xe máy, xe ô tô và các phương tiện cơ giới khác trên hè phố, lòng đường không có giấy phép; để xe đạp, xe máy, đỗ ô tô không đúng nơi quy định. 17 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  19. - Lắp đặt, xây dựng bục, bệ dắt xe, bậc tam cấp vào nhà và công trình bên đường gây ảnh hưởng đến hoạt động của phương tiện giao thông, người đi bộ; gây mất mỹ quan. - Xây dựng các công trình trái phép vi phạm chỉ giới đường đỏ, hành lang an toàn đường bộ. 2.2.3. Quản lý hệ thống cung cấp năng lượng và chiếu sáng công cộng Năng lượng được sử dụng chủ yếu hiện nay là điện và khí đốt. Nguồn điện hiện có là thủy điện, nhiệt điện, máy phát điện chạy dầu. Hệ thống chiếu sáng công cộng nhằm đảm bảo ánh sáng vào ban đêm. Chiếu sáng công cộng là dạng đầu tư không thu lợi nhưng nhờ nó mà công tác an ninh xã hội đảm bảo, giảm thiểu tai nạn giao thông, tăng vẻ đẹp, nâng tầm văn hóa. a. Phạm vi bảo vệ - UBND các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện cũng như bảo vệ hệ thống điện tại địa phương. - Quản lý về quy hoạch về đầu tư phát triển điện lực; tiết kiệm điện; thị trường điện lực; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực và sử dụng điện, bảo vệ trang thiết bị điện, công trình điện lực và an toàn điện. - Công trình chiếu sáng được thiết kế, xây dựng thành một hệ thống độc lập và có phạm vi bảo vệ theo tiêu chuẩn, quy phạm chuyên ngành. b. Quy định đối với công trình cung cấp năng lượng và chiếu sáng công cộng - Trạm biến thế điện đã có, nếu ảnh hưởng đến mỹ quan, giao thông thì chính quyền phải có biện pháp cải tạo hoặc xây dựng mới, thay thế để đảm bảo các yêu cầu an toàn, mỹ quan và phải bố trí đi ngầm tối đa các đường dây. - Dây cấp điện trong đô thị phải được bố trí hợp lý trên nguyên tắc bỏ dây trần chuyển sang dây có bọc cách điện, tiến tới ngầm hoá toàn bộ. - Chiếu sáng công cộng trên đường phố hoặc riêng cho công trình, trên quảng trường, trong công viên phải hợp lý về chức năng, vị trí, thời gian chiếu sáng, độ rọi, an toàn, hiệu quả, tiết kiệm năng lượng. Việc chiếu sáng tại các khu vực, vị trí nêu trên phải phù hợp với quy hoạch xây dựng, tiêu chuẩn chiếu sáng hiện hành. Cấm lạm dụng chiếu sáng làm ảnh hưởng đến môi trường, sức khoẻ con người, an toàn và mỹ quan. c. Hành vi bị cấm trong khai thác sử dụng hệ thống cung cấp năng lượng - Vào trạm điện, tháo gỡ hoặc trèo lên các bộ phận của công trình lưới điện khi không có nhiệm vụ. - Trộm cắp, ném bắn, gây hư hỏng các bộ phận của công trình lưới điện. 18 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  20. - Sử dụng công trình lưới điện vào những mục đích khác khi chưa có sự thoả thuận với đơn vị quản lý. - Thả diều, vật bay gần công trình lưới điện cao áp; thả bất kỳ vật gì có khả năng gây hư hại đến công trình lưới điện cao áp - Lắp đặt ăng ten, dây phơi, giàn giáo, biển, hộp đèn quảng cáo và các vật dụng khác tại các vị trí mà khi bị đổ, rơi có thể va quệt vào công trình lưới điện cao áp. - Trồng cây hoặc để cành cây, dây leo vi phạm khoảng cách an toàn đối với đường dây điện trên không, trạm điện; để cây đổ vào đường dây điện khi phát quang tuyến. - Bắn chim đậu trên dây điện, trạm điện; quăng, ném bất kỳ vật gì lên đường dây điện, trạm điện; tháo gỡ dây néo, dây tiếp địa và các phụ kiện khác của cột điện; đào đất gây lún sụt công trình lưới điện cao áp; đắp đất vi phạm khoảng cách an toàn; sử dụng cột điện, trạm điện để làm nhà, lều, quán, buộc trâu, bò hoặc gia súc khác. - Nổ mìn, mở mỏ, xếp, chứa các chất dễ cháy nổ, các chất hoá học gây ăn mòn các bộ phận của công trình lưới điện; đốt nương rẫy, sử dụng các phương tiện thi công gây chấn động mạnh hoặc gây hư hỏng cho công trình lưới điện. - Các hành vi vi phạm khác hình thành trong quá trình khai thác, sử dụng d. Hành vi bị cấm trong khai thác sử dụng hệ thống chiếu sáng - Thiết kế, xây dựng chiếu sáng không tuân thủ quy hoạch, thiết kế đó được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Không tổ chức hoặc tổ chức chiếu sáng không đúng quy định. - Sử dụng nguồn điện cấp cho hệ thống chiếu sáng vào mục đích khác. - Trộm cắp, các thiết bị chiếu sáng. - Lạm dụng chiếu sáng làm ảnh hưởng đến môi trường, sức khoẻ con người, an toàn và mỹ quan. - Sản xuất, nhập khẩu nguồn sáng, thiết bị chiếu sáng không đúng với các quy chuẩn kỹ thuật quy định. - Quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng không đúng quy định. - Các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật hiện hành. 2.2.4. Quản lý hệ thống công trình cấp nước Hệ thống cấp nước tập trung hoàn chỉnh là một hệ thống bao gồm các công trình khai thác, xử lý nước, mạng lưới đường ống cung cấp nước sạch đến khách hàng sử dụng nước và các công trình phụ trợ có liên quan. Mạng lưới cấp nước là hệ thống đường ống truyền dẫn nước sạch từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, bao gồm mạng cấp I, mạng cấp II, mạng cấp III và các công trình phụ 19 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2