Bài giảng Quản lý xây dựng: Chương 3
lượt xem 4
download
Bài giảng Quản lý xây dựng: Chương 3 trình bày các nội dung chính sau: Nghiên cứu số liệu định mức kỹ thuật xây dựng, công cụ để nghiên cứu thời gian làm việc, chỉnh lý kết quả quan sát định mức, phân loại các tổn thất và lãng phí thời gian trong xây dựng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Quản lý xây dựng: Chương 3
- ĐỊNH MỨC – ĐƠN GIÁ – DỰ TOÁN Chương 3 NGHIÊN CỨU SỐ LIỆU ĐỊNH MỨC KỸ THUẬT XÂY DỰNG QLXD
- ĐỊNH MỨC – ĐƠN GIÁ – DỰ TOÁN 3.1. Nghiên cứu quá trình xây dựng và các hình thức quan sát 3.1.1. Phân loại hình thức quan sát Theo mục đích nghiên cứu quá trình xây dựng có thể phân làm 2 loại quan sát cơ bản : 1 2 Quan sát để Quan sát để chấn chỉnh tổ định mức chức QLXD
- ĐỊNH MỨC – ĐƠN GIÁ – DỰ TOÁN Phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu, phương thức thực hiện và kết quả yêu cầu có thể áp dụng các phương pháp sau: + Phương pháp thống kê kỹ thuật: được áp dụng chủ yếu để thu thập những tài liệu về mức độ thực hiện các định mức hiện hành. Độ chính xác của tính toán chi phí thời gian là 5 phút. + Phương pháp chụp ảnh quá trình: được sử dụng để nghiên cứu tất cả các loại chi phí thời gian làm việc. Độ chính xác của tính toán chi phí thời gian từ 0,5 đến 5 giây. + Phương pháp bấm giờ: thường dùng để nghiên cứu thời hạn của các bộ phận lặp đi lặp lại của các công tác chủ yếu. Độ chính xác của tính toán chi phí thời gian đến 0,1 giây. + Phương pháp quay phim: dùng để nghiên cứu các thao tác lao động, nó cho phép xác định với độ chính xác cao chi phí thời gian làm việc và lao động theo các bộ phận của quá trình và ghi lại tất cả các đặc điểm của quá trình . QLXD
- ĐỊNH MỨC – ĐƠN GIÁ – DỰ TOÁN + Phương pháp quan sát theo thời điểm: sử dụng để nghiên cứu mức độ sử dụng toàn bộ thời gian làm việc trong ca . Nó cho phép quan sát đồng thời đồng thời một số lượng lớn các đối tượng nghiên cứu và trong một thời gian nhận được những tài liệu đáng tin cậy về mức độ sử dụng thời gian của máy và của công nhân trong ca làm việc. + Phương pháp chụp ảnh ngày làm việc: được áp dụng để nghiên cứu tổn thất thời gian làm việc trong ca, tìm nguyên nhân và đề ra các biện pháp để loại trừ chúng. QLXD
- ĐỊNH MỨC – ĐƠN GIÁ – DỰ TOÁN Bảng 3.1: Bảng lựa chọn phương pháp quan sát Tính chất và mức độ chính xác Mục đích Phương pháp quan sát và ghi của việc thống kê chi phí thời nghiên cứu chép thời gian gian Lập định mức Chụp ảnh quá Ghi số, đồ thị Cá nhân 5-60 giây nghiên cứu trình Hỗn hợp Nhóm 0,5-1 phút phương pháp lao động tiên Bấm giờ (chọn lọc, liên tục) Cá nhân 0,5-1 phút tiến. Xác định mức độ hoàn Thống kê kỹ thuật Nhóm 0,5-1 phút thành định mức Cải tiến việc sử Ghi số, đồ thị Cá nhân 5-60 giây Chụp ảnh quá dụng thời gian trình Hỗn hợp Nhóm 0,5-1 Phút làm việc QLXD
- ĐỊNH MỨC – ĐƠN GIÁ – DỰ TOÁN 3.1.2. Các công tác chuẩn bị trước khi tiến hành quan sát - Thành lập tổ định mức - Chuẩn bị các dụng cụ, phương tiện để quan sát - Nghiên cứu một cách toàn diện quá trình xây dựng định mức - Lựa chọn đối tượng quan sát Đối tượng quan sát (khu vực xây dựng, loại công tác, máy móc, công nhân) cần đặc trưng cho trình độ tổ chức kỹ thuật tiên tiến và đáp ứng với yêu cầu tổ chức lao động hợp lý. Công nhân được chọn để quan sát phải là những công nhân có trình độ nghề nghiệp phù hợp với công việc, nắm vững kỹ thuật và quy trình công nghệ công việc của mình và luôn luôn hoàn thành các định mức hiện hành. QLXD
- ĐỊNH MỨC – ĐƠN GIÁ – DỰ TOÁN - Mô tả các điều kiện tổ chức kỹ thuật của quá trình: Các điều kiện tổ chức kỹ thuật của quá trình bao gồm: đặc tính của máy móc thiết bị, đặc tính sản phẩm, quy cách vật liệu, kết cấu, thành phần công nhân và chế độ trả lương đối với họ, phương pháp thi công và tổ chức sản xuất, lao động tại nơi làm việc ... - Phân chia quá trình ra các phần tử, xác định điểm ghi, chọn đơn vị đo sản phẩm. - Lựa chọn hình thức quan sát Thống kê kỹ thuật Chụp ảnh quá trình Bấm giờ - Xác định khối lượng quan sát: (Số lần quan sát và độ lâu quan sát) - Lập chương trình kế hoạch nghiên cứu QLXD
- ĐỊNH MỨC – ĐƠN GIÁ – DỰ TOÁN 3.2. Công cụ để nghiên cứu thời gian làm việc Công cụ phổ biến nhất được sử dụng để đo chi phí thời gian làm việc là đồng hồ bấm giây, ngoài ra để ghi chép kết quả đo được còn dùng biểu đồ bấm giờ. QLXD
- ĐỊNH MỨC – ĐƠN GIÁ – DỰ TOÁN 3.3. Các phương pháp quan sát: 3.3.1. Phương pháp thống kê kỹ thuật 3.3.2. Phương pháp chụp ảnh quá trình Phương pháp chụp ảnh quá trình dùng để nghiên cứu tất cả các loại chi phí thời gian làm việc và chỉ ra những tài liệu cần thiết để xây dựng định mức mới. Phương pháp này được xây dựng rộng rãi nhất trong xây dựng cả khi quan sát để chấn chỉnh tổ chức cũng như khi quan sát để định mức. Công việc ghi chép thời gian được áp dụng một trong 3 phương pháp sau đây : - Chụp ảnh ghi số - Chụp ảnh đồ thị - Chụp ảnh hỗn hợp QLXD
- ĐỊNH MỨC – ĐƠN GIÁ – DỰ TOÁN 3.3.3. Phương pháp bấm giờ: Phương pháp bấm giờ chọn lọc: Đo Phương pháp chi phí thời gian bấm giờ liên tục: theo từng phần tử Đo chi phí thời đã chọn gian của tất cả các phần tử. QLXD
- ĐỊNH MỨC – ĐƠN GIÁ – DỰ TOÁN 3.4. Chỉnh lý kết quả quan sát định mức: 3.4.1. Chỉnh lý kết quả quan sát bằng phương pháp chụp ảnh quá trình: Chỉnh lý cho từng tờ phiếu quan sát bằng cách tổng hợp chi phí thời gian hợp lệ và số lượng sản phẩm hợp quy cách của từng phần tử đã ghi chép được trên từng tờ phiếu quan sát, sau đó tuỳ thuộc vào tính chất của các quá trình xây dựng (không chu kỳ hay chu kỳ) Các kết quả tính toán này sẽ được trình bày vào các biểu chỉnh lý riêng biệt, từ đó xác định được tổng số chi phí thời gian cho từng phần tử và số lượng sản phẩm của từng phần tử nhận được sau mỗi lần quan sát. QLXD
- ĐỊNH MỨC – ĐƠN GIÁ – DỰ TOÁN Số lượng sản phẩm của phần tử tính cho 1 giờ làm việc thuần tuý được xác định như sau: 60.Q i S (3.1) Ti Trong đó : Qi : số lượng sản phẩm của phần tử i nhận được sau mỗi lần quan sát; Ti : tổng chi phí thời gian để thực hiện phần tử i sau mỗi lần quan sát (phút). QLXD
- ĐỊNH MỨC – ĐƠN GIÁ – DỰ TOÁN Số chu kỳ sau 1 giờ làm việc thuần tuý được xác định theo công thức: 3600 m (3.2) Ti Trong đó : Ti : chi phí thời gian để thực hiện phần tử i sau mỗi chu kỳ (giây). QLXD
- ĐỊNH MỨC – ĐƠN GIÁ – DỰ TOÁN 3.4.2. Chỉnh lý kết quả quan sát bằng phương pháp bấm giờ: Sau mỗi lần bấm giờ kết quả thu được là một dãy số biểu thị những lượng thời gian đã tiêu hao cho 1 phần tử nào đó của quá trình - gọi là dãy số bấm giờ. Mức độ phân bố của dãy số bấm giờ có thể biểu thị bằng hệ số phân tán (Kpt) t max K pt t min Việc đánh giá sự đúng đắn của dãy số được tiến hành như sau: - Loại trừ những con số quá sai khác của dãy số. Những con số này có thể do bấm giờ không chính xác hoặc do những nguyên nhân khác. - Sắp xếp dãy số theo thứ tự từ bé đến lớn và tính hệ số phân tán của dãy số. QLXD
- ĐỊNH MỨC – ĐƠN GIÁ – DỰ TOÁN Có 3 trường hợp sẽ xảy ra : + Nếu Kpt 1,3 => coi dãy số là hợp lý, không cần kiểm tra nữa. + Nếu 1.3 < Kpt 2 => thì kiểm tra bổ sung bằng phương pháp tìm trị số giới hạn. Nội dung của phương pháp này là: giả sử loại trừ con số lớn nhất hoặc con số bé nhất của dãy số, rồi tính trị số giới hạn lớn nhất và bé nhất cho phép theo công thức: t t -t i n K lim t n-1 -t1 max n-1 t -t t n-1 i 1 - K lim t n -t 2 min t1 , t2 ... tn-1, tn : là các trị số của dãy số xếp theo thứ tự tăng dần; Klim : hệ số phụ thuộc vào số lượng các con số của dãy số (không tính đến số đã dự định loại trừ). QLXD
- ĐỊNH MỨC – ĐƠN GIÁ – DỰ TOÁN Bảng giá trị Klim Số lượng trị số của dãy Klim Số lượng trị số của Klim số dãy số 4 1,4 9-10 1,0 5 1,3 11-15 0,9 6 1,2 16-30 0,8 7-8 1,1 31-50 0,7 QLXD
- ĐỊNH MỨC – ĐƠN GIÁ – DỰ TOÁN Nếu số lớn nhất hoặc bé nhất của dãy số định loại trừ nằm ngoài khoảng giới hạn [tmax], [tmin] thì ta loại trừ những số đó. Sau đó kiểm tra tiếp với dãy số mới đã loại. Ngược lại nếu những số đó nằm trong khoảng giới hạn của dãy số thì ta vẫn giữ lại. + Nếu Kpt > 2 thì kiểm tra bổ sung bằng phương pháp tìm độ lệch quân phương tương đối (phương pháp toán xác suất) t -t 2 1 ett i tb t tb n n-1 Sau khi tính được độ lệch quân phương tương đối thực tế của dãy số ett ta đem so sánh với độ lệch quân phương tương đối cho phép [e]. QLXD
- ĐỊNH MỨC – ĐƠN GIÁ – DỰ TOÁN Bảng: Giá trị độ lệch quân phương cho phép [e] Số phần tử của quá trình [e] (%) ≤5 7 >5 10 ≥ 10 12 QLXD
- ĐỊNH MỨC – ĐƠN GIÁ – DỰ TOÁN Nếu ett ≤ [e] thì dãy số coi như hợp lý. Nếu ett > [e] thì loại bỏ con số lớn nhất hoặc nhỏ nhất của dãy số và kiểm tra lại dãy số mới. Việc loại bỏ căn cứ vào 2 hệ số sau: K1 t -t i 1 Kn t -t t 2 i 1 i t -t i n Và t t -t n i 2 i Nếu : K1 ≤ Kn thì loại bỏ số bé nhất. Nếu : K1 > Kn thì loại bỏ số lớn nhất. Sau khi loại bỏ 1 trong 2 số lớn nhất hoặc bé nhất ta tiếp tục tính lại giá trị Kpt của dãy số mới. Nếu dãy số mới có Kpt 2 thì tiếp tục chỉnh lý theo trị số giới hạn. Nếu dãy số mới có Kpt > 2 thì tiếp tục chỉnh lý bằng phương pháp độ lệch quân phương tương đối. QLXD
- ĐỊNH MỨC – ĐƠN GIÁ – DỰ TOÁN Trường hợp sau khi kiểm tra lại ett vẫn lớn hơn [e] thì tiếp tục loại bỏ thêm những con số có sai lệch lớn nhất so với trị số trung bình và tiếp tục kiểm tra dãy số mới cho đến khi nào đạt yêu cầu thì thôi. Chú ý : Nếu dãy số có từ 5 đến 15 con số thì số con số loại bỏ không được lớn hơn 2. Nếu số lượng con số trong dãy số nhiều hơn thì số con số bị loại bỏ cũng không được vượt quá 10% tổng số các con số trong dãy số. Nếu vượt quá điều kiện này thì phải tiến hành quan sát, bổ sung thêm số liệu, khi bổ sung thêm số liệu phải giữ nguyên dãy số ban đầu và bổ sung từng trị số một vào trong dãy số sau đó tiến hành kiểm tra lại từ đầu. QLXD
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng môn Địa cơ nền móng (TS Nguyễn Minh Tâm) - Chương 1 (Phần 3)
32 p | 310 | 114
-
Bài giảng ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH - Chương 3
33 p | 340 | 89
-
Bài giảng Mạng lưới thoát nước: Chương 3 - Xử lý nước thải
30 p | 122 | 30
-
Kinh tế xây dựng và quản lý ( ĐH Nguyễn Tất Thành ) - Chương 3
36 p | 166 | 27
-
Bài giảng Quản lý khai thác đường bộ - Chương 3: Vật liệu trong bảo dưỡng mặt đường
64 p | 104 | 18
-
Bài giảng Thống kê học ứng dụng trong quản lý xây dựng: Phần 3 - TS. Nguyễn Duy Long
30 p | 96 | 17
-
Bài giảng Quản lý dự án xây dựng: Chương 3 – TS. Nguyễn Duy Long
23 p | 111 | 15
-
Bài giảng Kinh tế xây dựng: Chương 3 - NCS.ThS. Đặng Xuân Trường
19 p | 107 | 15
-
Bài giảng Tin học trong quản lý xây dựng: Chương 3 - ThS. Đỗ Thị Xuân Lan
37 p | 108 | 13
-
Bài giảng Những vấn đề cơ bản về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng: Chương 3
20 p | 70 | 9
-
Bài giảng Quản lý dự án xây dựng - Chương 3: Quản lý thời gian và tiến độ dự án
61 p | 21 | 7
-
Bài giảng Quản lý xây dựng: Chương 3 - TS. Nguyễn Duy Long
8 p | 81 | 6
-
Bài giảng Máy xây dựng: Chương 3 - Lê Hồng Quân
17 p | 22 | 5
-
Bài giảng môn Kinh tế xây dựng: Chương 3 - Lao động và tiền lương trong xây dựng
16 p | 24 | 4
-
Bài giảng Kinh tế xây dựng: Chương 3 - Quản lý và tổ chức sản xuất - kinh doanh trong doanh nghiệp xây dựng
67 p | 21 | 4
-
Bài giảng Quản lý dự án xây dựng: Chương 3 - Ths. Ngô Thị Phương Nam
21 p | 9 | 3
-
Bài giảng Mô phỏng hệ thống truyền thông: Chương 3 - TS. Nguyễn Đức Nhân
20 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn