intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kiến trúc Đình Bảng

Chia sẻ: Hoang Thi Be | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:13

99
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đình Bảng có cả cụm di tích văn hóa, nhất là những di tích về thời Lý, tạo thành một khu lưu niệm độc đáo, âm vang lịch sử, có tầm cỡ quốc gia, đủ cả: Đình, Đền, Chùa, Lăng, Tẩm .... đặc trưng của văn hóa làng Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kiến trúc Đình Bảng

  1. ĐÌNH BẢNG Cách Hà Nội 20km về  phía Bắc, Đình làng Đình Bảng (Đình Bảng)  thuộc thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh (xưa là Hương Cổ  Pháp). Vùng địa linh này  là quê hương Lý Công Uẩn (tức Lý Thái Tổ), người lập ra triều Lý và khai  sáng kinh đô Thăng Long (năm 1010). Đình Bảng có cả  cụm di tích văn hóa, nhất là những di tích về  thời Lý,  tạo thành một khu lưu niệm độc đáo, âm vang lịch sử, có tầm cỡ  quốc gia,   đủ  cả: Đình, Đền, Chùa, Lăng, Tẩm .... đặc trưng của văn hóa làng Việt  Nam. Đình Bảng là một trong những ngôi đình có kiến trúc đẹp nhất còn tồn  tại đến ngày hôm nay. Lịch sử: Đình làng Đình Bảng được xây dựng năm 1700 thời Hậu Lê kéo dài ba  mươi   sáu   năm   đến   năm 1736 mới   hoàn   thành.   Người   hưng   công   là   quan  Nguyễn Thạc Lương, người Đình Bảng (từng làm trấn thủ Thanh Hóa) và 
  2. vợ  là Nguyễn Thị  Nguyên, quê  ở  Thanh Hóa. Ông bà đã mua  gỗ  lim, một  loại gỗ quý và bền đem về cúng để dựng ngôi đình. Đình Bảng là nơi hội tụ văn hoá tín ngưỡng, nguyên trước Đình thờ 3 vị  nhiên thần: Cao Sơn  đại vương (Thần Đất), Thuỷ  Bá đại vương (Thần  Nước) và Bạch Lệ  đại vương (Thần Trồng Trọt), đây là các vị  thần được   cư  dân nông nghiệp tôn thờ, cầu mong mưa thuận gió hoà cho mùa màng  tươi tốt. Hàng năm vào tháng 12 âm lịch nhân dân lại mở hội cầu khẩn cho   một năm mùa màng bội thu. Cũng tại đình làng nhân dân cũng thờ Lục Tổ (6   vị  có công lập lại làng vào thế  kỷ  XV. Sau này khi đền Lý Bát Đế  bị  thực  dân pháp phá năm 1948, nhân dân đã tiếp nhận bài vị của tám vị vua triều Lý  về thờ tại đình Đình Bảng. Kiến trúc: Đình Bảng là hình  ảnh độc đáo của kiến trúc dân tộc, giữ  được hình   ảnh toàn vẹn kiểu thức nhà sàn dân tộc được áp dụng cho kiến trúc đình  làng. Nhìn lại lịch sử từ buổi đầu dựng nước, hình ảnh ngôi nhà sàn còn in  giữ  trên các trống đồng Đông Sơn ­ Một sáng tạo của cha ông ta trong lĩnh  vực kiến trúc nhà ở. Không thể đem ngôi đình đồ  sộ  sau mấy mươi thế  kỷ  đem so sánh với những nhà sàn trên trống đồng Đông Sơn nhưng phải nhận  thấy cả  hai mẫu hình này có phong thái thống nhất, có sự  kế  thừa và phát  triển truyền thống kiến trúc được xác lập từ buổi đầu dựng nước.
  3. Kiến trúc nhà sàn Đình Bảng gồm tòa đại đình đồ sộ nối với hậu cung phía sau theo dạng  mặt bằng hình chuôi vồ, còn gọi theo dạng chữ  Nho là kiểu "chữ  đinh"  ? .  Toà đại đình dài 20 m, rộng 14 m, cao 8 m, phần mái rủ  xuống đẹp đẽ  chiếm tới 5,5 m tổng chiều cao.
  4. Mặt bằng Đình Bảng Đình Bảng là một công trình kiến trúc quy mô, nguyên trước có cả  tam  quan, cửa giữa xây hai trụ gạch kiểu lồng đèn cao, hai bên có cửa cuốn tò vò  giả  mái, phía sau là khoảng sân rộng, hai bên là hai dãy tả  vu và hữu vu.  Cũng như  mọi ngôi đình khác, công trình quan trọng nhất của Đình Đình  Bảng về mặt kiến trúc nghệ thuật là toà Bái Đường (Đại Đình). Bái Đường của đình có hình chữ  nhật, dài 20m, rộng 14m chia làm bảy   gian, hai chái nằm trên nền cao bó đá xanh có hai bậc cấp. Vẻ  đồ  sộ  của   đình thể  hiện qua phần mái toả  rộng chiếm 2/3 chiều cao tổng thể  và 6   hàng, khoảng 60 cột lim lớn nhỏ có đường kính từ  0,55­ 0,65 mét được đặt  trên các tảng đá xanh vuông vức.
  5. Mặt đứng Đình Bảng Tòa đại đình được xây trên nền cao ba bậc đá xanh bao quanh. Bốn mặt   bưng kín bằng ván có thể tháo mở. Đại đình gồm 6 hàng chân cột với 60 cột   cái bằng gỗ lim, giúp công trình thêm vững chắc.
  6. Đình Bảng có kết cấu hệ kèo chồng rường, gồm bảy gian hai chái (gian  phụ). Đình mang kiến trúc nhà sàn với sàn gỗ  bề  thế  cao 0,7  m so với mặt  nền. Mặt cắt dọc Nóc đình cao tới 8 mét với tỷ lệ mặt đứng của phần mái lớn hơn phần   thân (mái chiếm hai phần ba chiều cao của đình) tạo nên cảm giác bề  thế.  Đình lợp ngói mũi hài và có các đầu đao vươn xa nhất trong các công trình  kiến trúc gỗ cổ truyền tại Việt Nam. Đình có cửa bức bàn bao quanh. Chi tiết cấu tạo mặt cắt ngang
  7. Tỉ lệ ĐÌnh Bảng
  8. Phối cảnh góc kết cấu mái Hoa văn trang trí trên các cấu kiện kiến trúc khác rất đa dạng, chạm trổ  tinh vi, chau chuốt, hài hoà. Kết cấu bộ khung đình khá vững chắc, gắn với  nhau bằng các loại mộng theo lối chồng giường "Thượng tam, hạ tứ". Mỗi   bức chạm khắc  ở  đình là một tác phẩm nổi tiếng độc nhất vô nhị. Càng  chiêm ngưỡng, càng thêm bị  cuốn hút: Bức "Bát mã quần phi" thể  hiện sự  sống động, thấy được sự phóng khoáng và nét thanh bình của mảnh đất này  qua hình ảnh và tư thế của từng chú ngựa. Bức Lưỡng nghê phục chầu, con   đực, con cái, mỗi con một vẻ. Những bức chạm rồng tuyệt xảo: Long vân  đại hội, Ngũ long tranh châu, Lục long ngự thiên...từng bức, từng bức gợi tả  bao điều.
  9. Trên 28 chiếc kẻ hiên là 28 đầu rồng, mỗi đầu mang một vẻ sinh động.   Có con rồng nhỏ  nhắn, hai chân nắm râu mép, hình dáng ngộ  nghĩnh, tươi  cười; có con mang nét oai phong, hùng dũng; con lại vô cùng hiền từ... Một đầu mái của đình được chạm gỗ  cầu kỳ, ngoài những hình rồng  còn có nhiều kiểu chạm khắc khác.
  10. Trước cửa bước vào hai con nghê trong tư thế chầu nhau, căng đầy sức  sống và vẻ mặt sinh động. Ở  chính điện là một bức cửa võng lớn, chia thành bảy lớp, chín ô theo   kiểu lồng hộp, trang trí dày đặc với các chữ  triện, các con vật như  rồng,  phượng, ngựa, sư tử, mây, các cây trong bộ tứ quý...
  11. Kết cấu mái nhìn từ bên trong. Tất cả hệ kèo, cột đều được chạm khắc,  các chi tiết không giống nhau. Nghệ thuật điêu khắc thể hiện xu hướng của 
  12. thời điểm cuối thế kỷ 17, đầu 18 là nghệ thuật cung đình lấn át nghệ  thuật  dân gian. Trên các cấu kiện đều chạm  khắc hình chữ triện, rồng với  nhiều chủ đề  như lưỡng long  vờn   mây,   lưỡng   long   chầu  nhật, ngũ long tranh châu, lục  long ngự thiên, kèm theo đó là  hình con phượng, nghê và hoa  lá... Hình   rồng   chiếm   số  lượng   lớn   với   khoảng   500  hình.   Con   rồng   mang   nhiều  lớp nghĩa, như  biểu hiện cho  mây,   mưa  và  ước  vọng  mùa  màng   thuận   lợi   của   người  nông   dân.   Rồng   cũng   biểu  hiện   cho   uy   quyền   của   bậc  đế   vương,   đặt   ở   đình   càng  tăng   thêm   vị   thế   của   Thành  hoàng làng. Theo   các   cụ   cao   niên  trong   làng,   đình   Đình   Bảng  có tất cả 28 kiểu chạm khắc  bộ   long   và   hàng   chục   kiểu  chạm   khắc   bộ   ly,   quy,  phượng,   không   một   bộ   nào  giống nhau về hình thể cũng như kích cỡ.
  13. Những   đường   nét   được  chạm khắc tinh xảo đến từng  chi tiết nhỏ. Nét tinh tế  trong  nghệ   thuật   điêu   khắc   ở   đình  Đình   Bảng   khiến   bất   cứ   ai  đến đây cũng phải khâm phục  bàn tay tài hoa của cha ông.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2