KIẾN TRÚC MỸ THUẬT CHÙA TÂY PHƯƠNG CHÙA KIM LIÊN THỜI LÊ TRỊNHNHỮNG PHÁT HIỆN MỚI
lượt xem 14
download
Xưa nay, đa số chúng ta chỉ tiếp cận với bản dịch của tác phẩm: Vũ trung tùy bút dựa theo bản dịch của Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến và tập hạ là Tang thương Ngẫu lục dựa theo bản dịch của Trúc Khê Ngô Văn Triện(1). Ngoài ra là dựa trên một số văn bia kể về lịch sử của hai chùa nhưng hiểu chưa được đầy đủ, phân tích cặn kẽ, có liên quan đến một số danh sĩ đã viết rất cụ thể về lịch sử chùa mà họ là người trong cuộc và là nhân chứng...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: KIẾN TRÚC MỸ THUẬT CHÙA TÂY PHƯƠNG CHÙA KIM LIÊN THỜI LÊ TRỊNHNHỮNG PHÁT HIỆN MỚI
- KIẾN TRÚC CHÙA TÂY PHƯƠNG CHÙA KIM LIÊN THỜI LÊ TRỊNH- NHỮNG PHÁT HIỆN MỚI
- Xưa nay, đa số chúng ta chỉ tiếp cận với bản dịch của tác phẩm: Vũ trung tùy bút dựa theo bản dịch của Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến và tập hạ là Tang thương Ngẫu lục dựa theo bản dịch của Trúc Khê Ngô Văn Triện(1). Ngoài ra là dựa trên một số văn bia kể về lịch sử của hai chùa nhưng hiểu chưa được đầy đủ, phân tích cặn kẽ, có liên quan đến một số danh sĩ đã viết rất cụ thể về lịch sử chùa mà họ là người trong cuộc và là nhân chứng lịch sử của ba triều đại kế tiếp nhau: Lê- Trịnh, Tây Sơn và Nguyễn.
- Những phát hiện trong quá trình tìm hiểu tác phẩm Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hồ, nhà nghiên cứu Trần Thị Kim Anh(2) đã công bố còn là các bản dịch còn thiếu hai đoạn nhắc đến việc trùng tu xây dựng chùa Kim Liên và chùa Tây Phương. Những tư liệu đó có thể góp phần vào việc xác định niên đại kiến trúc hai ngôi chùa này nên chúng tôi xin được trích dịch để bạn đọc tham khảo. Hai đoạn văn nói trên nằm trong văn bản được sao chép vào niên hiệu Thành Thái thứ 8 (1906), có nội dung sai khác khá nhiều so với văn bản Đông châu Nguyễn Hữu Tiến dịch ra quốc ngữ mà bạn đọc lâu nay vẫn quen thuộc. Hai đoạn văn này nằm ở tập hạ. Xin được dịch ra như sau: Đoạn một: “Nay khảo Hồng Đức bản đồ thì Câu Lậu ở Thừa Tuyên Sơn Tây chỉ vào ngọn núi ở làng Nguyên Xá, huyện Thạch Thất không còn nghi ngờ gì nữa. Trên núi có chùa Tây Phương thời Trinh Uy Vương (Trịnh Giang) đạo hương công tu sửa suốt ba năm không xong. Dân ở Sơn Tây nhiều nhà vì việc này mà khốn khổ. ông Trần Danh Tiêu thân bị đánh đập sỉ nhục, triều đình nghị bàn khép vào tội chết, sau nhờ bỏ tiền ra chuộc mới được miễn. Sau Tiêu trung hầu đi qua Di ái Đan Phượng bắt nhầm ông Trần Mô sai khiêng võng đến Vân Canh. Dân tình chấn động Tiêu mới thả Trần Công ra. Trần Công không chịu ôm cả đòn võng đến phủ Chúa trình tờ khải về việc sửa chùa, việc mới chịu dừng”
- Đoạn hai: “Chùa Kim Liên ở Làng Nghi Tàm, huyện Quảng Bá xưa kia không biết tên gì. Khoảng thời Cảnh Hưng Thánh tổ Thịnh Vương (Trịnh Sâm) sai nhặt nhạnh ở chùa Bảo Lâm đề làm rồi ban tên là Kim Liên Tự. ông Phan Trọng Phiên có phụng chỉ soạn văn bia: Xưa chùa Bảo Lâm ở phía Tây phủ Chúa, phía Bắc gần chùa Bào Thiên, Thời Dụ tổ Thuận Vương (uy vương Trịnh Giang) cho trùng tu. Hoạn quan là Tiêu trung Hầu coi xét công việc, đã cho lấy gỗ lim từ Nghệ An, lợp bằng ngói kiểu mới ở các lò ngói công, cực kỳ tráng lệ. Trước tòa tam bảo thờ tượng Thuận Vương đội mũ cổn, mặc áo cổ chéo, tay tả cầm ngọc khuê, tay hữu buông thõng, hai chân để trần. Đến khi Thịnh Vương Tổng chính, để tránh âm dương kỵ nhau mới dời điện và tượng đến Nghi Tàm... Khi Tây Sơn chiếm nước, Tư đồ Nguyễn Văn Dũng(3) từng lên chùa này chỉ vào tượng nói: - Sao lại có tượng ở đây? Người trụ trì trả lời: Đó là tượng vua. Dũng nói: Không được, đây là tượng chủ cũ của ngươi. Sau này cứ thờ ta như thờ chủ cũ của ngươi là được, sao không đem cất đi? Trụ trì bèn dời thẳng xuống hậu đường, thờ cùng với di tượng của Huệ hòa thượng”.
- Hai đoạn văn trên đã cho một số thông tin lịch sử sau: 1. Thời chúa Uy Vương Trịnh Giang cử Trung sứ xây dựng hai chùa Tây Phương và Bảo Lâm cùng một người chỉ huy là Tiêu Trung Hầu. Lúc xảy ra việc, ông tiến sĩ Trần Danh Tiêu có liên quan tới việc tu sửa chùa suốt ba năm không xong, nên bị đánh đập, sỉ nhục, triều đình nghi bàn khép vào tội chết. Khi Tiêu Trung Hầu đi bắt, lại bắt nhầm tiến sĩ Trần Mô sai khiêng võng đến Vân Canh. Tiêu Trung Hầu phát hiện ra là bắt nhầm nên đã thả Trần Mô. Lý do bắt nhầm vì hai ông có nhiều điểm giống nhau là: cùng họ Trần, cùng quê ở huyện Đan Phượng, cùng đỗ tiến sĩ khoa Quý sửu niên hiệu Long Đức thứ 2 (1733) (Thời xưa thường danh xưng bằng họ). Tiến sĩ Trần Mô khi được thả ra đã ôm cả đòn, võng đến phủ chúa trình tờ khải về việc sửa chữa chùa, việc mới chịu dừng (việc bắt ông). Những thông tin này cho thấy Tiêu Trung Hầu trông coi xây dựng hai chùa Tây Phương và Bảo Lâm nên đã có cùng một kiểu thiết kế kiến trúc mang đặc điểm là làm Hành cung của chúa Trịnh. 2. Đoạn thứ hai Phạm Đỉnh Hồ cho biết thời Thuận Vương, Tiêu Trung Hầu đã lấy gỗ lim từ Nghệ An, lợp ngói kiểu mới trung tu chùa Bảo Lâm ở phía Tây Phủ Chúa, cực kỳ tráng lệ. Đến đời chúa Trịnh Sâm (Thịnh Vương) đã cho dời về Nghi Tàm và đặt tên là chùa Kim Liên. Những sự việc này còn được ghi lại ở bia đá đời Vua Tự Đức thứ 21 (1867): “Năm Cảnh Hưng thứ 32 (1771) vua sai công thần là
- Thiều quận công Phan Huy Đĩnh và Thái giám Tuân sinh hầu Nguyễn Khắc Tuân di chuyển gỗ chùa Bảo Lâm ở phía Tây thành đến đây. Nhân có cái nền cũ mà xây dựng chùa gọi tên là Kim Liên” (tấm bia này hiện dựng tại chùa Kim Liên). Cũng sự việc này ta còn thấy ghi trong sách Tây hồ chí: “Năm Cảnh Hưng thứ 32 (1771) chúa Trịnh Sâm sai lấy gỗ chùa Bảo Lâm và chùa Quán sứ sang để sửa chữa chùa này và đổi tên thành Kim Liên. Quan Đại học sĩ thời ấy là Phan Trọng Phiên còn làm bia ghi lại nay vẫn còn”(4) ở phần hai (tư liệu mới phát hiện) Phạm Đình Hồ còn cho biết một số chi tiết quan trọng là tư đồ Nguyễn Văn Dũng đến thăm chùa Kim Liên và đã có một cử chỉ rất văn hóa là bắt cất tượng của uy vương Trịnh Giang đi mà không đập phá. Ông còn dạy rằng “sau này cứ thờ ta như thờ chủ cũ của ngươi là được”, lúc này là chùa Kim Liên còn nguyên vẹn. Như vậy ông đến thăm vào lúc nào? Đại tướng Võ Văn Dũng theo Quang Trung ra giải phóng Thăng Long tháng giêng năm Kỷ Dậu (1789) tiêu diệt quân Thanh, ông giữ chức Đại tư đồ tước quận công, Kinh lược sứ Bắc Hà, Tổng trấn binh mã 4 trấn Bắc Hà từ năm 1789 đến 1792. Sau chiến thắng Võ Văn Dũng còn phải lo việc phòng thủ, ổn định nhân dân nên ông chỉ có thế đến thăm chùa Kim Liên vào khoảng năm 1790 (trước khi về thăm quê làng Đan Giáp, Thanh Miện, Hải Dương) đến đầu năm 1792. Tháng 4 năm 1792, Đại tư đồ Võ Văn Dũng cùng Nguyễn Quang Thùy, Phan Huy ích, Võ Văn Tấn đưa Giả vương Phạm Công Tri sang Yên Kinh (Bắc Kinh) gặp vua nhà Thanh. Sự việc ông đến
- thăm thấy tượng thờ uy vương Trịnh Giang và bắt cất đi, sư trụ trì dời tượng xuống hậu đường thờ cúng cùng với di tượng của Huệ hòa thượng (sư Huệ trước đây là nội thị của chúa uy vương, đến thời Chúa Trịnh Sâm ông ra trụ trì chùa Kim Liên). Từ đó suy ra tấm bia “Hậu thần bi ký” niên hiệu Quang Trung thứ 1972 chỉ là sửa chữa nhỏ lặt vặt của dân phường Nghi Tàm, kinh phí nhỏ hẹp, thời gian ngắn (2 tháng) làm sao có thể tạo dựng được chùa hoành tráng đẹp đẽ đến như vậy. Khi tư đồ Võ Văn Dũng đến thăm chùa trước khi tu sửa ông còn thấy tượng uy vương ở tòa tiền đường liền bắt sư trụ trì mang xuống thờ ở hậu đường. Việc xây dựng lớn là hoang đường vì lý do sau: Biến cố ngày 29 tháng 7 năm Nhâm Tý (1792) Vua Quang Trung mất đột ngột mà ngay sau đó 1 tháng là tháng tám năm Nhâm Tý (1792) lại được phép trùng tu xây lớn, dựng lại hoàn toàn chùa Kim Liên là không thể xảy ra được vào thời điểm Hoàng đế Quang Trung mất. Năm năm sau, mùa thu năm Đinh Tỵ (1797) Phạm Đình Hồ cùng với ba người bạn đến thăm lại chùa, tả lại cảnh chùa khói sóng man mác, ông còn xuống hậu đường tả lại di tượng Chúa uy Vương, lúc đó mới gặp chú tiểu trong chùa đang bẻ hoa về tiến cúng, đón mời khách vào chơi. Ông Phạm Đình Hồ viết rất nhiều về lịch sử chùa, từ việc nhỏ đến việc lớn mà không hề có một chữ nào về việc đại trùng tu chùa, ta có thể hiểu là việc xây dựng lớn chùa Kim Liên năm 1792 là không có thực. Phạm Đình Hổ là người rất thân thiết với chùa Kim Liên? Trước kia Hòa thượng Huệ, Tả chí hầu là người bạn của thân phụ ông và là nội thỉ của chúa uy vương nên
- thỉnh thoảng ông đến chơi thăm chùa. ông có bài thơ Quá Kim Liên tự chép trong tập Đông Dã học ngôn thi tập. Bài thơ có hai câu mở đầu như sau: Binh ngạnh phiêu phù khách cố kinh. Kim Liên tự lý kỷ hồi kính. (Cánh bèo trôi nổi làm khách cố kinh. Chùa Kim Liên đã mấy lần qua lại). Là một nhân chứng lich sử, là một học giả luôn có ý thức ghi lại những điều tai nghe mắt thấy để giúp cho những bậc hiếu cổ sau này có căn cứ để khảo cứu thì lẽ nào khi nhắc đến lịch sử chùa... chuyện chùa được xây dựng lại hoàn toàn vào thời Tây Sơn lại không được ông nói đến? (dẫn theo Trần Thị Kim Anh) Sự nhầm lẫn về niên đại xây dựng chùa Tây Phương từ năm 1734 lùi xuống năm 1794 Trên thượng lương (xà nóc) chùa Tây Phương hiện nay còn ghi rõ dòng chữ: “Giáp Dần niên quý đông cát nhật tạo” (1734) là năm ghi ngày khởi công xây dựng chùa niên hiệu Long Đức. 5 tháng sau, tháng 4 năm ất Mão (1735) chúa Trịnh Giang lập vua ý Tông lên ngôi đổi niên hiệu là Vĩnh Hựu năm thứ nhất, việc làm chùa vẫn tiếp tục tới năm Canh Thân niên hiệu Vĩnh Hựu năm thứ 6 (1740). Đến tháng 3 năm 1740, bãi việc xây hành cung ở chùa Tây Phương và Quỳnh Lâm (Đại Việt sử ký tục biên trang 165). Đợt trùng tu, làm tượng này kéo dài tới 6 năm, chùa làm đã
- xong nên trong lời tự của Phan Huy ích về việc làm chùa Tây Phương vào đời Vĩnh Hựu là đúng và hoàn toàn phù hợp. Tiếc thay sách chùa Tây Phương viết: “Năm Giáp Dần ở đây gắn với năm Mậu Ngọ 1798) viết bài minh chuông, hẳn là năm 1794, đã dựng lại chùa theo đúng kiểu chùa Kim Liên (Hà Nội) dựng năm 1792” (Lịch sử chùa Tây Phương trang 12). Đây là lời suy luận rất vu vơ không dựa trên một chứng cớ cụ thể văn bản cổ nào. Bài Mỹ thuật thời Tây Sơn lấy lý do năm Giáp Dần (1734) chưa phải là niên hiệu Vĩnh Hựu nên cho lời Phan Huy ích viết làm chùa năm Vĩnh Hựu là không phù hợp, đẩy năm Giáp Dần lùi lại 60 năm và khẳng định phải là Giáp Dần năm 1794. Lúc đó là triều vua Cảnh Thịnh nhà Tây Sơn. Hai lý do tự suy luận này đã không thể đứng vững vì những sự kiện lịch sử thời điểm này của nhà Tây Sơn với những văn bản thư tịch, bia đá và những nhân chứng lịch sử đã biết và mới phát hiện như đã trình bày ở trên và sau đây: Kiến trúc và điêu khắc tượng phật, La Hán, Kim Cương chùa Tây Phương có được độc đáo đỉnh cao về nghệ thuật là do phát triển nghệ thuật tích tụ trong nhiều đời, một thời gian dài gần hai thế kỷ Lê Trịnh. Theo bia Tây Phương sơn sùng phúc tự bi: “Ngày 12 tháng 11 năm Nhâm Thân (1632) trùng tu chùa Sùng Phúc núi Tây Phương điện 3 gian. Hậu đường và hành lang 22 gian ... ngày 2 tháng 2 năm ất Hợi đặt lễ hội an tượng, khai quang điểm nhãn (1635)... Nguyên soái, tổng quốc chính
- sư phụ Thanh Vương” (Chúa Trịnh Tráng) sau đó còn kéo dài bổ sung do công chúa và Vương phi họ Trịnh đến năm 1639. Đợt trùng tu lớn thứ hai do chúa Trịnh Căn tu sửa lớn làm tam quan vào năm Canh Ngọ niên hiệu Chính Hòa 11 (1690) (bia Thập phương tín thí thạch bi). Sang thế kỷ XVIII chúa Trịnh Giang tiến hành sửa quy mô nhiều chùa, kể cả Tây Phương từ năm 1735 đến 1740. Chùa Tây Phương có một nhân chứng lịch sử là Phan Huy ích thường viết về lịch sử chùa. Ông luôn nhấn mạnh xây về đời Vĩnh Hựu. Phan Huy ích là một danh nhân trong lịch sử Việt Nam triều Tây Sơn. Ông sinh ra ở làng Thu Hoạch huyện Thiên Lộc, trấn Nghệ An, theo cha chuyển cư ra làng Thụy Khuê huyện Thạch Thất trấn Sơn Tây. Năm 1775 đỗ hội nguyên, bổ làm thửa chỉ. Năm 1777 làm đốc đồng Thanh Hóa, Thiêm sai Tri hình phủ Chúa. Năm 1786, Đốc đồng Nghệ An. Năm 1788 Nguyễn Huệ ra Bắc Hà, ông được tiến cử với Nguyễn Huệ được phong cho chức Tả thị lang bộ hộ tước Thụy nham hầu. Ông là học trò và là con rể Ngô Thì Sĩ, anh vợ Ngô Thì Nhậm. Năm 1789 Phan Huy ích từ Phú Xuân ra Bắc thành cùng với Ngô Thì Nhậm làm công việc bang giao với nhà Thanh. Năm 1792 được cử trong đoàn sứ hộ tống vua Quang Trung giả sang nhà Thanh. Năm 1788 khi về quê ông có bài thơ Qua chùa Tây Phương, ông viết ở lời chú: “Còn tượng phật chùa chiền dựng trên đỉnh núi là vào khoảng niên hiệu Vĩnh Hựu
- (1735- 1740) Thuận Vương (Trịnh Giang) có ủy cho viên Trung xứ đến xây”. Thời điểm này là ông theo vua Quang Trung ra Bắc, đánh Mãn Thanh xâm lược. Ông đã viết: “kịp khi vật đổi sao đời, vạn vật đổ nát... Mùa đông Mậu Thân (1788) tôi đến nơi đây, nhìn bóng tùng xưa mà lòng bồi hồi nhớ cảnh cũ”(5). Ông thấy chùa còn nhưng mất chuông. Chính vì vậy mà năm 1796 thời Tây Sơn, với tư thế một viên quan lớn của triều đại mới tước hầu, ông đã là hội chủ đứng ra hưng công đúc chuông, cúng 10 quan tiền cổ và nhận lời các vi kỳ lão trong thôn viết bài minh văn chuông. Sùng Phúc tự chung sau hai năm (1798). Đoạn mở đầu bài minh chuông ông đã khẳng định: “Trước đây dưới triều vua Lê niên hiệu Vĩnh Hựu, vua sai trung sứ xây dựng lại thiền viện to lớn, điêu khắc thông pháp, chế tác pháp âm tiếng kêu vang bên tai”, sau đó ông viết đoạn hồi tưởng năm 1788 như ở trên. Bài minh viết tiếp: “nay gặp lúc thịnh thời, thiện nam tín nữ trong ấp quyên góp tiền của, hưng công tu tạo đúc quả chuông lớn nặng chừng 200 cân. Tiếng chuông lại ngân vang như xưa. Mỗi khi rảnh rỗi, tôi thường đến đây thăm thú”. Như vậy, việc đại tu lớn về kiến trúc, làm tượng chùa Tây Phương năm 1794 thời Tây Sơn không xảy ra đề ông có thể ca ngợi, nói đến và viết vào bài minh trên chuông với tư cách ông quan Tây Sơn sau đó hai năm. Tới năm 1809, triều Nguyễn lên ông viết bài thơ: Mùa thu trèo lên chùa núi Tây Phương ghi lại những cảnh nhìn thấy (Thu đăng Tây Phương sơn tự ký kiến) cũng ghi lời chú nhấn mạnh rằng chúa Uy vương Trịnh Giang đã sai sửa chùa và tạc “mười pho tượng cực kỳ khéo léo” điều đó ông
- đã lại đề cập đến việc làm tám vị tượng kim cương, bộ tượng tam thế, tượng A đi đà tọa sen chạm khắc tinh vi họa tiết rực rỡ, trang trí cân đối, đẹp đẽ dưng di về tạo hình vào thế kỷ XVIII. Phan Huy ích là một ông quan lớn, hưởng lộc của triều Tây Sơn, năm 1802 ông cùng Ngô Thì Nhậm bị vua Gia Long bắt giam rồi cùng bị đem ra Văn Miếu đánh đòn. Ông đã góp nhiều công sức trong việc bang giao khôn khéo, hòa hiếu với nhà Thanh, đề cao tinh thần độc lập với nhà Thanh, luôn viết về lịch sử chùa Tây Phương mà lại không nói đến việc đại trùng tu thời Tây Sơn là điều ta buộc phải suy nghĩ rằng điều đó đã không xảy ra và không có nghệ thuật Tây Sơn. Bối cảnh lịch sử khó khăn, mâu thuẫn nhiều biến động bi tráng thời Tây Sơn Năm 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi ở Phú Xuân (Huế) sách danh lam xứ Huế viết: “Năm 1786 quân Tây Sơn chiếm Huế cùng chùa Thiền Lâm có quy mô to lớn, tráng lệ... chùa bị chiếm dùng làm dinh quan thái sư Bùi Đắc Tuyên. Ông dùng nơi này làm dinh thự làm việc, tiếp khách, có người hầu hạ. Phan Huy ích khi vào làm quan thượng thư đã lui tới nơi này (DLXH/22)... nhiều chùa bị biến thành cơ xưởng quân giới như chùa Hàm Long, Thiên Thọ... (Sđd/25) Phan Huy ích ở Huế năm 1797 ông trở lại thăm chùa Thiên Mụ, một ngôi chùa lớn và đẹp, thấy cảnh phật tiêu điều, hoang phế ở kinh đô Phú Xuân thời Tây Sơn không khỏi ngậm ngùi với hai câu thơ:
- Am xưa nay biến tế đàn Chùa xưa thờ Phật nay toàn để xe(6) Vương triều Tây Sơn nội bộ lục đục, chém giết, mâu thuẫn hai anh em sâu sắc. Từ tháng 1 đến tháng 5 năm 1787 Nguyễn Huệ mang quân đánh Nhạc. Năm 1788 ngày 25 tháng 11 ông lên ngôi Hoàng đế ra đánh Mãn Thanh, sau đó lo ổn định thù trong giặc ngoài chưa xong vua Quang Trung đột ngột mất giờ dạ tí (23-24 giờ đêm) ngày 29 tháng 7 âm lịch năm Mậu Tý (1792). Nguyễn Nhạc từ Quy Nhơn ra điếu tang đến Quảng Ngãi, nghe tin Vua Quang Toản cho đem 1000 quân vào Quảng Nam thì lập tức quay lại. Lợi dụng cơ hội này, chúa Nguyễn cho quân đánh Nha Trang, đánh Diên Khánh, đánh Bình Khang ( Phú Yên), vây thành Quy Nhơn. Nguyễn Nhạc đóng chặt cửa thành, viết thư cầu cứu Quang Toản. Quang Toản cho tướng Phạm Công Hưng vào giải vây. Khi vào thành, Nguyễn Nhạc cho con là Văn Bảo đến cảm tạ biếu 1 mâm vàng 1 mâm bạc nhưng Phạm Công Hưng bảo: “phải mang cả thành dâng cho vua” rồi sai quân tịch biên kho tàng, tịch biên khí giới và chiếm thành Quy Nhơn. Nguyễn Nhạc có ý chống lại nhưng không có ai giúp sức nên tức hộc máu chết mất ngày 13 tháng 12 năm 1793(7) Sau khi vua Quang Trung mất các con còn nhỏ, các quan triều Tây Sơn lục đục Thái sư Bùi Đắc Tuyên và Ngô Văn Sở mưu chiếm đoạt ngôi vua, chỉ còn 20 ngày nữa là khởi sự (1794). Nhưng Võ Văn Dũng phát hiện theo dõi bắt quả tang thư
- liên lạc giữa Bùi Đắc Tuyên với Ngô Văn Sở mà vua Quang Toản không biết. Võ Văn Dũng đã hợp binh với Thái bảo Hòa bắt Bùi Đắc Tuyên và con là Bùi Đắc Trụ giết đi, cùng lúc đó giả chiếu vua Quang Toản cho Hoàng đệ Quang Thùy mang chiếu ra Bắc bắt Ngô Văn Sở lúc đó là Tổng trấn Bắc thành đem về Phú Xuân (Huế) giết chết bằng cách trầm hà (dìm dưới nước). (Tổng tập Nghìn năm Văn hiến Thăng Long tập I/ Vương triều Tây Sơn trang 1560-1586) Những bi kịch này còn tiếp diễn vì quan phụ chính Bùi Đắc Tuyên có cháu là nữ tướng Bùi Thị Xuân vợ Trần Quang Diệu đem quân chống Võ Văn Dũng. Kết luận lại từ những tư liệu mới phát hiện trong tác phẩm Vũ trùng tùy bút giúp chúng ta hiểu biết về người trông coi xây dựng chùa Tây Phương và chùa Bảo Lâm là do Tiêu trung hầu nội thị trong phủ Chúa xây dựng kéo dài 6 năm đời Vĩnh Hựu. Hai chùa xây có mang yếu tố cung đình, một quan phủ chúa chỉ huy và là Quốc tự nên mới có yếu tố giống nhau. Đặc biệt chùa Tây Phương, chùa Kim Liên là do nhiều đời chúa Trịnh tôn tạo, làm tượng, có lễ lớn khai quang điểm nhãn. Chùa Bảo Lâm được nói rõ là chúa Trịnh Giang cho làm có cả tượng thờ ngài. Năm 1771 Thịnh Vương Trịnh Sâm lại cho dỡ chùa Bảo Lâm, sai Quận thiều Phạm Huy Đĩnh và Tuân sinh hầu trông coi việc trung tu chùa đặt tên mới là Kim Liên tự (ba đại tự này giát vàng) đặt ở tam quan cổng chùa. Tam quan chùa Kim Liên dựng trên 4 cột lớn đội các vì kèo chạm khắc, các đầu mái uốn cong vút gắn tứ linh bằng
- gốm nung màu cam lộng lẫy. Cổng tam quan của Kim Liên là lối kiến trúc vào vương phủ chúa Trịnh ở Thăng Long.(8) Ngoài ra những tư liệu lịch sử phức tạp khó khăn, mâu thuẫn của triều đình Tây Sơn từ 1789 đến 1792 được 3 năm vua Quang Trung chết. Đến năm 1793 vua Thái Đức, anh cả nhà Tây Sơn chết cho ta thấy rõ một triều đại quá ngắn ngủi vì nội bộ lục đục tự chém giết nhau, chưa đủ thời gian hưng thịnh để có thể xây dựng được những công trình kiến trúc, những pho tượng hiện thực, sinh động đẹp đẽ như vậy. Trong lời dẫn Nhà xuất bản Mỹ thuật có viết một câu rất hay: “Dù đã không ít bài và sách viết về chùa Tây Phương, song theo dõi vẫn thấy còn những mảng hổng và có một số thông tin chưa chuẩn xác” đó là những ý kiến nghiêm túc. Với những tư liệu mới và quá trình nghiên cứu trong thời kỳ đổi mới cho phép ta tư duy mới để đạt những kết quả nghiên cứu về mỹ thuật chuẩn xác về nghệ thuật cổ Việt Nam. Một điểm cần lưu ý về từ ngữ của danh sĩ Phan Huy ích, ông có ba lần nói về việc xây chùa làm tượng ở Tây Phương. 1. Trong lời chú của bài thơ Qua chùa Tây Phương năm 1788 viết: “Còn tượng phật chùa chiền dựng trên đỉnh núi là vào khoảng niên hiệu Vĩnh Hựu (1735-1740) Thuận Vương có ủy cho viên Trung xứ đến xây”
- 2. Năm 1798 ông viết trong bài minh chuông chùa Tây Phương, ông lại viết khác đi một chữ “Lê “: “Trước đây dưới triều vua Lê, niên hiệu Vĩnh Hựu, vua sai trung sứ xây dựng lại thiền viện to lớn, điêu khắc tượng pháp, chế tác pháp âm tiếng kêu vang bên tai”. Chữ Lê là chỉ vua Lê và ông đã không viết là chúa Trịnh Uy vương cho làm? Chính vì thời Tây Sơn lúc đó giương cao khẩu hiệu “Phù Lê diệt Trịnh” do mưu của Nguyễn Hữu Chỉnh bầy ra giúp cho Bắc Bình vương Nguyễn Huệ ra đánh Bắc Hà. Đặc điềm này cũng giúp cho bài minh và quả chuông tồn tại trong thời Tây Sơn là vua Lê, né tránh ca ngợi xây dựng của chúa Trịnh thật là khôn khéo của nhà ngoại giao. 3. Lần thứ ba năm 1809 thời Nguyễn, ông viết bài thơ về tả cảnh vật nhìn thấy chùa trên núi Tây Phương lại ghi lời chú nhấn mạnh chúa Uy vương Trịnh Giang sai sửa chùa và tạc: “Mười pho tượng cực kỳ khéo léo” để khẳng định lại là chúa Trịnh làm, không phải vua Lê hoặc Tây Sơn. Để kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, tôi xin trình bày bài viết này với mong muốn: rất cẩn thận trọng, suy nghĩ, nghiên cứu về Mỹ thuật cổ Việt Nam để không có những nhận thức sai lạc trong việc đánh giá Mỹ thuật cổ truyền thống, của các tiền nhân đã viết và làm ra một nền kiến trúc, điêu khắc đỉnh cao chói lọi và rực rỡ thế kỷ XVII, XVIII thời Lê Trịnh. Tác giả mong nhận được những lời
- trao đổi của bạn đọc trong “đối thoại khoa học về mỹ thuật”, cần sáng tỏ minh bạch để không bị nhầm lẫn đến lệch lạc, bóp méo lịch sử.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hình tượng con người trong điêu khắc kiến trúc đình làng Việt thế kỷ XVII
8 p | 231 | 46
-
KIẾN TRÚC CHÙA TÂY PHƯƠNG CHÙA KIM LIÊN THỜI LÊ TRỊNH
13 p | 246 | 32
-
CHÙA THẦY ĐỘC ĐÁO NÉT KIẾN TRÚC XỨ ĐOÀI XƯA
6 p | 113 | 19
-
NÉT ĐỘC DÁO CỦA KIẾN TRÚC CHỮ TAM CHÙA TÂY PHƯƠNG
6 p | 129 | 17
-
MỘT BIỂU TƯỢNG ĐẠO GIÁO TRONG NGÔI CHÙA TÂY PHƯƠNG
4 p | 101 | 14
-
Cảm nhận kiến trúc chữ tam chùa Tây Phương
4 p | 123 | 14
-
KIẾN TRÚC CỔNG LÀNG ƯỚC LỄ
11 p | 151 | 13
-
KIẾN TRÚC MỸ THUẬT CỔNG LÀNG ƯỚC LỄ
11 p | 158 | 13
-
QUANG LONG TỰ CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC ĐỘC ĐÁO
5 p | 113 | 12
-
Chùa cổ Vạn Niên: Nơi hội tụ tâm linh và nghệ thuật
5 p | 98 | 12
-
Chùa Đậu – Danh lam đệ nhất trời Nam
5 p | 100 | 12
-
MỸ THUẬT VIỆT NAM: CÓ HAY KHÔNG TƯỢNG QUAN VÂN TRƯỜNG Ở CHÙA TÂY PHƯƠNG?
8 p | 107 | 9
-
MỸ THUẬT ĐÔNG KINH - LAM KINH: RỪNG RỰC RỒNG - MÂY ĐAO LỬA - HÀO KHÍ THỜI LÊ SƠ
12 p | 176 | 9
-
Chùa Thầy: Một kiến trúc độc đáo của xứ Đoài, Hà Nội (Hà Tây cũ)
5 p | 98 | 9
-
BỘN BỀ PHO SỬ ĐÁ TRONG CÁC TÁC PHẨM MỸ THUẬT THỜI XƯA
7 p | 80 | 6
-
TƯỢNG PHẬT A DI ĐÀ Ở PHÁP TU TỊNH ĐỘ Ở CÁC NGÔI CHÙA ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
10 p | 87 | 5
-
GIẢI MÃ HÌNH ĐÔI TAY PHỤ NỮ TRÊN HAI CHIẾC SẬP ĐÁ CHẠM RỒNG MỸ THUẬT
6 p | 80 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn