intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

MỸ THUẬT VIỆT NAM: CÓ HAY KHÔNG TƯỢNG QUAN VÂN TRƯỜNG Ở CHÙA TÂY PHƯƠNG?

Chia sẻ: Dfsdfs Jjnjknkmn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

108
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chùa Tây Phương là một trong những ngôi chùa nổi tiếng ở Việt Nam. Dù không phải là người thực sự am hiểu về hệ thống tượng thờ trong các ngôi chùa Việt, nhưng hai bức tượng Đức Ông và Sơn Thần trong chùa Tây Phương từ lâu gây cho tôi sự hoài nghi về tên gọi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: MỸ THUẬT VIỆT NAM: CÓ HAY KHÔNG TƯỢNG QUAN VÂN TRƯỜNG Ở CHÙA TÂY PHƯƠNG?

  1. CÓ HAY KHÔNG TƯỢNG QUAN VÂN TRƯỜNG Ở CHÙA TÂY PHƯƠNG? Chùa Tây Phương là một trong những ngôi chùa nổi tiếng ở Việt Nam. Dù không phải là người thực sự am hiểu về hệ thống tượng thờ trong các ngôi chùa Việt, nhưng hai bức tượng Đức Ông và Sơn Thần trong chùa Tây Phương từ lâu gây cho tôi sự hoài nghi về tên gọi. Căn cứ vào những nghiên cứu ban đầu, người viết cho rằng hai pho tượng này là Quan Vũ và Quan Bình, hai vị tướng thời Tam Quốc. 1. Lai lịch Quan Vân Trường (162 ? - 220). Quan Vũ cũng gọi là Quan Công, tự Vân Trường, là thuộc hạ thân tín của Lưu Bị (thời Tam Quốc), khi còn sống là một trong Ngũ hổ tướng của nhà Tây Thục (Quan Vũ, , , và ). Quan Công về sau bị tướng Đông Ngô là Lã Mông lập kế chém chết. Danh tướng Tây Thục này sau khi mất đã được dân gian truyền tụng nhiều câu chuyện hiển linh huyền thoại. Quan Công là một hiện tượng đặc biệt trong lịch sử tín ngưỡng tam giáo. Ông đều được cả Nho - Lão - Phật cùng thờ. Nho giáo coi ông là biểu tượng toàn bích của Nhân - Nghĩa - Lễ - Trí - Tín - Dũng. Bình sinh chỉ
  2. là Hán thọ đình hầu, Quan Vũ qua các thời đại sau ngày càng được sùng kính, suy tôn. Hoàng đế Quang Tự nhà Thanh còn phong mỹ tự cho Quan lão gia tới 26 chữ, không đọc hết được trong một hơi: “Trung nghĩa thần vũ Linh hựu nhân nghĩa Hiển uy hộ quốc Bảo dân tinh thành Tuy tĩnh dực tán Tuyên đức Quan thánh Đại đế”. Lão giáo suy tôn ông làm Vũ Môn thần, chuyên chấn áp tà ma. Trong khoảng Minh Vạn Lịch (1573-1620), thậm chí phong cho Quan Vũ là “Tam giới phục quỷ Đại đế thần uy Viễn trấn thiên tôn Quan thánh Đế quân”. Quan Công đi vào thế giới tượng Phật khoảng vào đời nhà Tùy. Tổ thứ 4 phái Thiên Thai, ngài Trí Giả Đại Sư (538 - 597) là người có công đưa Quan Thánh Đế vào thế giới của chư Phật. Theo truyền thuyết kể lại, khi chọn mảnh đất ở Đương Dương, nơi có non xanh nước biếc làm chốn tu hành, đại sư hàng đêm thường gặp lũ yêu ma hiện hình quấy phá. Một đêm nọ, Đại sư gặp hai người nghi dung đường bệ đến bái kiến xưng là Quan Vũ và Quan Bình. Quan Vũ sau khi giãy bày nỗi niềm của kẻ trượng phu có chí mà không được hả, rồi ngỏ ý cùng với con là Quan Bình xin phát tâm hiến đất dựng chùa, dốc lòng thờ Phật. Kể từ đấy, Quan Vũ và người con nuôi là Quan Bình xuất hiện trong các già lam điện. Quan Vũ trở thành một vị hộ pháp trong các ngôi chùa Trung Hoa. Ngoài thuyết này, theo Từ điển Phật học Hán - Việt / NXB Khoa học kỹ thuật, Quan Đế còn học thiền của Thần
  3. Tú thiền sư. Nhưng cũng như Trí Giả đại sư, Thần Tú thiền sư là người sinh sau Quan Công vài trăm năm. ở Việt Nam, tục thờ Quan Công thường trong các cộng đồng người Hoa từ miền Trung trở vào; và chủ yếu trong các ngôi đền miếu riêng. 2. Những dấu hiệu nghi vấn Trong số các nhân vật anh hùng hào kiệt trong Tam Quốc, Quan Vũ và Gia Cát Lượng là hai nhân vật đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử mỹ thuật Trung Quốc và các nước châu á lân bang. Đặc điểm dễ nhận thấy của Quan Vân Trường là thân hình lực lưỡng, mặt đỏ, râu rồng mắt phượng, mày ngài xếch ngược lên. Trong những đặc điểm để nhận biết Quan Vũ, bộ râu dài đen mướt là dấu hiệu nhận dạng đặc biệt nổi trội. Tương truyền để lấy lòng Quan Công, Tào Tháo ngoài việc ba ngày đãi tiệc nhỏ, bẩy ngày đãi tiệc lớn, còn sai người may túi gấm đựng râu cho Quan Công. Trong thế giới mày râu nhẵn nhụi của Phật điện, một bức tượng râu dài đến rốn như của Quan Đế không lẫn vào đâu được. Cuốn Phật lục của Trần Trọng Kim (T.T.K) cho đến nay vẫn là cuốn sách đầu tiên cho chúng ta biết hệ thống bài trí tượng Phật trong chùa Tây Phương trước Cách mạng tháng 8. Một cuốn sách có giá trị học thuật khác nữa là cuốn Chùa Tây Phương của nhà nghiên cứu Chu Quang Trứ (C.Q.T). Trong cả hai công trình
  4. nghiên cứu này, các tác giả chưa hề đặt ra vấn đề nghi vấn về sự hiện diện vị dũng tướng thời Tam Quốc trong ngôi chùa Việt này. Điểm chung cho hai tác giả khi gọi tên bức tượng râu dài đến rốn này là thổ địa. Tác giả C.Q.T khi mô tả về bức tượng này có nhận xét rằng ở các ngôi chùa Việt, tượng Thổ địa thường có bộ râu bạc trắng; nhưng ở đây, râu vừa dài hơn lại đen óng. Tượng Thổ địa trong chùa là cách gọi nôm na về vị trưởng lão Cấp cô độc (Anàthapindika), người đã bỏ tiền mua lại khu vườn của thái tử Kỳ Đà để hiến cho Đức Thế tôn làm nơi giảng đạo. Anàthapindika vốn là chỉ là một đại thương gia giàu có, nhân hậu. Hình ảnh một ông già râu tóc bạc phơ, vóc dáng nhỏ nhắn chính là đặc điểm thường thấy nhất ở các ngôi chùa Việt. Tượng “Đức Ông” ở chùa Tây Phương căn cứ vào y phục thì vào hàng đế vương. Tấm bổ tử (tấm vải hình vuông thêu trước ngực) có hình con rồng đang vờn mây. Theo quy định của nhà Thanh (TQ) và nhà Nguyễn (VN) dân thường và quan lại không được tự ý thêu rồng phượng trên ngực. Tay trái cầm hốt, một biểu hiện rất đặc trưng của quan lại phong kiến thêm khẳng định đây không thể là một thương gia hay vị thần đất. Nhà nghiên cứu T.Q.T cho rằng đây là vị quan võ. Nhưng trang phục của vị “thần đất” này cũng không hoàn toàn võ phục. Nếu là người am tường đôi chút về y phục quan lại phong kiến, chúng ta có cảm giác vị thần này nửa giống quan võ, nửa giống quan văn. ống quần bên trái là quần của quan võ, đầu gối bọc giáp trụ, bắp chân bó chặt, ống quần bên phải lại mềm mại với những nếp gấp buông xuôi, phủ
  5. đến tận chiếc hài. Phải chăng vì Quan Công văn võ song toàn, là bậc hổ tướng lại làu làu kinh Xuân Thu, nên có sự “cố tình khập khiễng” trong trang phục này. Cũng có phần khiên cưỡng khi gán cho bức tượng ngồi ở phía đối diện là Giám trai (T.Q.T) hay Sơn Thần (T.T.K). Bức tượng này không có vẻ gì của một vị thần coi trông việc ăn uống của các sư tăng. Thực ra đây là Quan Bình, cùng với Châu Thương là hai nhân vật phối thờ cùng Quan Đế. Hình tướng phổ biến của Quan Bình là một vị quan mặt mày đầy đặn, đôn hậu. So với danh xưng Giám trai, cách gọi Sơn Thần phần nào hợp với Quan Bình hơn. Đối chiếu với câu truyện truyền thuyết Quan Vũ, Quan Bình đến tương kiến Trí Giả đại sư sau đây thì cách gọi Quan Vũ là Thổ địa, Quan Bình là Sơn Thần tuy không thật chuẩn nhưng phần nào phản ánh độ khúc xạ của văn hóa Việt. Trong hạn hẹp của bài viết này, tác giả xin tập trung vào hai vấn đề chính là: Sự xuất hiện của tượng Quan Vũ và sự “biến mất” của tượng Quan Vũ ở chùa Tây Phương. 3 . Sự “biến mất” của Quan Công Vì sao trong những nghiên cứu của bậc tiền bối như Trần Trọng Kim, danh xưng của Quan Công không được xướng lên, mà thay vào đó là cái tên Thổ địa ?
  6. Giả thuyết nghiên cứu của tôi là: hai bức tượng Quan Vũ và Quan Bình được những Hoa kiều cung tiến vào một ngôi chùa Việt; người Việt gọi tên theo cách hiểu vốn có của mình. Cách hiểu này tuy sai nhưng nó lại phản ánh độ khúc xạ văn hóa của người Việt. Những nhân vật anh hùng trong Tam Quốc đã trở nên quá phổ biến trong đời sống Bắc Việt hôm nay nhờ vào phong trào quốc ngữ, phát triển công nghệ in ấn đầu thế kỷ 20 và đặc biệt là phim truyền hình Trung Quốc những năm cuối thế kỷ này. Với tình trạng hơn 90 % mù chữ ở chốn thôn quê thời trước cách mạng, thì những nhân vật Tam Quốc dù mưu lược như thần, võ công cái thế cũng không mấy người biết. Một điểm lưu ý nữa liên quan đến phái Thiên Tông Thai (Phật giáo), đây là giáo phái phát sinh ở Triết Giang hay thờ Quan Công. Tông Phái này du nhập vào Việt Nam tương đối muộn. Nhưng một điều quan trọng nữa, người Việt có cách hiểu riêng về chữ “Trung” không hoàn toàn giống với cách hiểu của Nho giáo Trung Hoa. Quan Vũ sở dĩ được các triều đại Trung Hoa tôn thờ vì đây là một biểu tượng trung thành tuyệt đối với một triều đại. Vân Trường qua năm cửa ải chém năm tướng là để về với minh chúa của mình là Lưu Bị. Cái Trung của người Hán là trung với một bậc quân vương nào đó, một triều đại nào đó. Người Việt đặt chữ Trung với Nước lên trên hết. Người ta nhớ đến Trần Bình Trọng bởi câu nói “ Thà làm quỷ nước Nam, còn hơn làm vương đất Bắc”. Nguyễn Trãi ăn bổng lộc nhà Hồ, gia thế hưởng ân huệ nhà Trần, ấy vậy vì trung với nước mà theo về với Lê Lợi. Đây là vấn đề đã
  7. được các học giả kiến giải từ trước (như Gs Phan Ngọc trong cuốn “ Bản sắc văn hóa Việt Nam”) nên chúng tôi chỉ xin nhắc lại một cách vắn tắt. Trong ngôi đền danh nhân đất Việt, ít có các anh hùng thời nội chiến. Đinh Bộ Lĩnh đánh đông dẹp bắc, dẹp loạn mười hai sứ quân, nhưng quan trọng hơn là lập quốc hiệu và đúc tiền riêng, để nước Nam đứng riêng một cõi. Sự “xuất hiện” và “biến mất” của Quan Công trong hệ thống Phật điện chùa Tây Phương vừa phản ánh hiện tượng giao thoa tiếp xúc văn hóa, vừa thể hiện quá trình giải Hoa của nghệ thuật Việt thời phong kiến. Thay cho lời kết, với một giả thuyết khoa học cho vấn đề sự hiện diện của tượng Quan Vân Trường trong ngôi chùa Việt, tác giả nhận thấy khoảng trống trong nghiên cứu nghệ thuật Minh hương ở Việt Nam. Hy vọng những nghiên cứu liên ngành trong thời gian tới đây sẽ làm sáng tỏ hơn những tác động của hiện tượng tiếp xúc giao lưu văn hóa của người Việt với văn hóa của bộ phận người Hán chạy xuống phía Nam sau khi người Mãn lập nên triều đại nhà Thanh ở Trung Quốc.(1) (1). Xin đọc thêm các bài cùng về vấn đề liên quan trong: Một biểu tượng Đạo giáo trong ngôi chùa Tây phương - Tạp chí Mỹ thuật; Việt Nam có tượng Kim Cương - Tạp chí Mỹ thuật.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2