intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kiết lị

Chia sẻ: Viem Chinhlaem | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

101
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kiết lị là tình trạng viêm của lớp niêm mạc lót ruột già, sinh ra các triệu chứng tiêu chảy và sốt. Vi khuẩn Shigella được tống ra cùng với phân, và nếu không rửa tay sau khi đi cầu, tay có thể trở nên nhiễm trùng. Vi khuẩn sau đó sẽ do tiếp xúc và truyền đi. Bệnh kiết lị hiếm gặp ở những nước có điều kiện vệ sinh tốt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kiết lị

  1. Kiết lị Kiết lị là tình trạng viêm của lớp niêm mạc lót ruột già, sinh ra các triệu chứng tiêu chảy và sốt. Vi khuẩn Shigella được tống ra cùng với phân, và nếu không rửa tay sau khi đi cầu, tay có thể trở nên nhiễm trùng. Vi khuẩn sau đó sẽ do tiếp xúc và truyền đi. Bệnh kiết lị hiếm gặp ở những nước có điều kiện vệ sinh tốt. Bệnh có nghiêm trọng Kiết lỵ đặc biệt nghiêm trọng đối với trẻ em, do có nguy cơ bị mất nước. Triệu chứng có thể gặp  Bụng đau quặn.  Đi cầu ra phân lỏng, đi nhiều lần, cứ khoảng nửa giờ lại đi một lần, có thể có chất nhầy, máu và mủ trong phân.  Sốt.
  2.  Buồn ói.  Li bì và yếu ớt.  Ói mửa. Việc gì phải làm trước tiên? 1. Nếu bạn đang sống hoặc đi du lịch ở một vùng kém vệ sinh và con bạn đi tiêu nhiều lần ra phân lỏng, hãy kiểm tra xem phân cháu có máu, chất nhớt hay mủ không. Nếu nhận thấy có, bạn hãy đi khám bác sĩ ngay. 2. Kiểm tra thân nhiệt con bạn xem cháu có bị sốt không. 3. Hãy năng cho con bạn uống để duy trì được lượng nước uống vào. Có cần đi khám bác sĩ không? Hãy đi khám bác sĩ ngay, nếu bạn nhận thấy có chất nhớt, máu hay mủ trong phân tiêu chảy của cháu. Đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt, nếu con bạn vẫn tiếp tục đi tiêu chảy sau 12 giờ, hoặc nếu cháu ít đi tiểu và nước tiểu cô đặc (màu vàng sậm).
  3. Bác sĩ có thể làm gì?  Bác sĩ sẽ chửa trị chứng mất nước cho con bạn và gửi một mẫu phân của cháu tới phòng xét nghiệm để thử.  Trong trường hợp con bạn bị kiết lỵ nghiêm trọng, cháu có thể được nhập viện và cho truyền dịch để đối phó lại tình trạng mất nước. Ở nhiều nơi, các nhà chức trách về y tế công cộng phải nhận được báo cáo về mọi ca kiết lỵ, và người ta sẽ không chỉ thử có phân con bạn thôi mà thử phân luôn cho cả gia đình. Con bạn sẽ không được phép tới trường trước khi phân hoàn toàn hết vi khuẩn. Việc gì có thể làm để giúp? Nhấn mạnh về vấn đề giữ vệ sinh kỹ lưỡng mỗi khi con bạn đi cầu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2