Kinh doanh nông nghiệp - Chương 3: Kỹ năng xây dựng các dự án kinh doanh trong nông nghiệp
lượt xem 142
download
Nội dung tài liệu "Kinh doanh nông nghiệp - Chương 3: Kỹ năng xây dựng các dự án kinh doanh trong nông nghiệp" giới thiệu sơ lược về dự án kinh doanh nông nghiệp, các bước xây dựng dự án kinh doanh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kinh doanh nông nghiệp - Chương 3: Kỹ năng xây dựng các dự án kinh doanh trong nông nghiệp
- CHƯƠNG 3: KỸ NĂNG XÂY DỰNG CÁC DỰ ÁN KINH DOANH TRONG NÔNG NGHIỆP 1. Giới thiệu sơ lược về dự án kinh doanh nông nghiệp 1.1 Định nghĩa Dự án kinh doanh (DAKD) là một tài liệu mô tả cụ thể các công việc trong một kế hoạch mà đơn vị dự định làm 1.2 Lợi ích của việc lập DAKD - DAKD giúp xác định rõ hướng đi của đơn vị. - DAKD là bảng mô tả tóm tắt các hoạt động cụ thể của một kế hoạch, giúp lãnh đạo và các thành viên trong đơn vị hiểu được trình tự, yêu cầu, đòi hỏi của từng công việc trong kế hoạch - DAKD là tài liệu phân tích các điểm mạnh yếu, cơ hội, nguy cơ của đơn vị trong điều kiện kinh tế thị trường luôn thay đổi, nhằm giúp chủ sở hữu chủ động ra quyết định trong việc sản xuất kinh doanh - PAKD là tài liệu có tính thuyết phục cao đối với các đối tác bên ngoài như; khách hàng, cô đông, tổ chức tín dụng, nhà nước… 2. Các bước xây dựng dự án kinh doanh 2.1 Chuẩn bị ý tưởng làm dự án
- Ý tưởng kinh doanh là những dự định mà bạn dự định làm trong tương lai. Các ý tưởng kinh doanh luôn xuất phát từ những khó khăn hàng ngày nơi bạn đang sinh sống Ví dụ: STT Tình Huống Ý tưởng Kinh Doanh 1 Một bác nông dân nói với anh cán bộ nông hợp đồng bao nghiệp tiêu nông sản “ Dao nay, thương lái mua ép giá qua!” 2 Tiệm sữa xe Honda bị ế khách dự án kiểm tra xe honda miễn phí cho khác hàng 3 Đất bãi bồi ven biển nhiều, trên bờ cỏ dại Lập dự án “trên mọc nhiều dưới tán rừng phòng hộ dê, dưới hến” -Ý tưởng kinh doanh có thể tìm ra được nhờ vào phân tích các vấn đề khó khăn tại nơi bạn sinh sống - Giải thích rõ ràng đâu là nguyên nhân dẫn đến khó khăn cho cộng đồng. Khó khăn của cộng đồng, chính là mục tiêu của dự án sẽ làm Ví dụ: 90% xã viên của HTX trồng lúa, các hộ xã viên luôn làm đơn lẽ trong sản xuất & tiêu thụ sản phẩm. Do đó, chi phí sản xuất đầu vào thường cao và thu nhập đầu ra thường thấp và lợi nhuận của từng xã viên không cao. - Nông dân phải mua vật tư nông nghiệp, phân bón, thuốc trù sâu… với giá cao
- - Có nhiều nông dân bán lúa trong cùng một thời điểm, nên giá lúa thường thấp Đó chính là lý do HTX muốn làm dịch vụ cung cấp vật tư nông nghiệp và bao tiêu sản phầm. Phụ lục 1: Bảng câu hỏi để tìm ý tưởng kinh doanh (chú ý: bảng này chỉ giúp học viên tìm ra ý tưởng kinh doanh, giống như bảng nháp) 1. Những dự án nào tổ chức của bạn dự định làm trong thời gian tới ? Dự án thứ 1:…………………………………………………………………….. Dự án thứ 2:…………………………………………………………………….. Dự án thứ 3:…………………………………………………………………….. 2. Cộng đồng nơi bạn sinh sống cần nhất là dự án nào? giải thích tại sao? (chú ý: chỉ chọn ra 1 dự án) Dự án cộng đồng cần nhất là…………………..Bởi vì…………………………… 3. Dự án nào được sự ủng hộ của nhiều đối tượng khác nhau trong cộng đồng Dự án thứ 1:………..Số người đối tượng ủng hộ (nông dân,
- chính quyền, lãnh đạo tôn giáo, thiếu nhi, phụ nữ…) Dự án thứ 2:…………Số người đối tượng ủng hộ(………………………) Dự án thứ 3:…………Số người đối tượng ủng hộ (………………………) 4. Dự án nào mà tổ chức của bạn có nhiều cơ hội biến nó thành hiện thực ? Dự án thứ ????? 5. Dự án nào có khả năng cải thiện được những khó khăn hiện tại của cộng đồng 6. Dự án nàp phù hợp với các nguồn lực sẳn có của đơn vị 2.2 Mô tả tính cấp thiết của dự án Tính cấp thiết của dự án là bảng mô tả - Điều kiện hiện tại của vùng dự án: lý do tại sao dự án có thể làm được? có thuận lợi gì về mặt tài chính, nhân sự, sự ủng hộ của nhân dân, chính quyền… - Các khó khăn của cộng đồng trong vùng đang gặp: Nêu các khó khăn của vùng dự án và kỳ vọng sự phát triển giảm khó khăn sau khi có dự án Ví dụ: Em ở vùng nước nổi huyện An Phú, hàng năm có 4 tháng mùa nước nổi, người dân rất nông nhàn, không có việc làm, thu nhập thấp.
- Trong khi mùa nước nổi có nhiều bông điển điển, thuỷ sản…Do đó em dự định xây dựng dự án làm kinh doanh du lịch trong mùa nước nổi, dẫn khách du lịch từ Núi Sam Châu Đốc đến An Phú, ăn canh chua bông điên điển , thưởng thức các đặc sản mùa nước nổi…Như vây, em kỳ vọng dự án sẽ giải quyết được nhiều lao động nông nhàn trong mùa nước nổi và tăng thu nhập cho người dân. - Các thuận lợi về tự nhiên, địa lý… của vùng dự án: Hãy nêu ra các thuận lợi về mặt điều kiện tự nhiên, địa lý, khí hậu mà chỉ có nơi em làm dự án là tốt nhất, những vùng khác sẽ không có điều kiện thuận lợi bằng Ví dụ: - Nuôi thú hoang dã tại Tri Tôn, An Giang. Do Tri Tôn có nhiều núi và rừng, nên có điều kiện thuận lợi về đất đai, con giống - Nuôi cá bè, cá da trơn tại các khu vực vên sông tiền và sông Hâu - Quýt hồng Lai Vung, Cam Sành Tam Bình, Trà Ôn – Vĩnh Long - Nghiêu Bình Đại, Ba Tri - Bến Tre - Các lợi ích cho cộng đồng nhằm giảm khó khăn, tận dụng thuận lợi để phát triển cộng đồng Ví dụ: Tính cấp thiết của một dự án chăn nuôi bò HTX Nông Nghiệp An Châu có 80% xã viên là nông dân, sông xung quanh các lò gạch của khu vực thị trấn An châu. Ngoai thời gian 2 vụ lúa mỗi năm, các hộ xã viên rất nông nhàn, không có công việc đồng
- áng, nhiều hộ xã viên phải đi nơi khác để làm thuê. Hay vào làm thuê trong các lò gạch. Do đặc điểm khu vực có nhiều lò gạch, nên các chủ lò gạch thường mua đất từ nơi khác dữ trữ xung quanh nhà để làm nguyên liệu chính sản xuất gạch. Các gò đất dự trữ này là điều kiện tốt để các loại cỏ sinh sản tự nhiên. Đây là nguồn thức ăn dồi dào cho bò. Do đó, dự án chăn nuôi bò vỗ béo tại HTx An Châu ra đời nhằm: tận dụng nguồn thức ăn tại chỗ, và số lao động nông nhàn tại đại phương. Nâng cao đời sống của xã viên, và tăng lợi nhuận của HTX. 2.3 Xác định mục tiêu của dự án Mục tiêu của dự án là những gì công việc, nội dung, hay kết quản mà dự án mong muốn hay kỳ vọng đạt được Các mục tiêu của dự án có thể bao gồm - Lợi nhuận - Sự phát triển, sự gia tăng, sự lớn mạnh về qui mô, diện tích…. - Các lợi ích cho chủ sở hữu, cộng đồng… - Đối tượng hưởng lợi Ví dụ: Mục tiêu của dự án là tăng lợi nhuận của từng hộ xã viên bằng cách giảm chi phí đầu vào, tăng thu nhập đầu ra trong qua trình sản xuất và tiêu thụ lúa.
- - HTX sẽ làm trung gian để xã viên mua vật tư nông nghiệp trực tiếp từ các công ty - HTX sẽ đại diện cho các xã viên kí hợp đồng bao tiêu sản phẩm với công ty Ví dụ 2: Mục tiêu của dự án trồng rau nhúc kết hợp nuôi tôm đăng quầng là tăng thu nhập cho từng hộ nông dân trong mùa nước nổi Phụ lục 2: Bảng liệt kê và đánh giá mục tiêu của dự án (chú ý: bảng này chỉ giúp học viên tìm ra và đánh giá các mục tiêu dự án muốn đạt được, giống như bảng nháp, không nên kèm theo dự án) Mục tiêu 1 Mục tiêu 2 Mục tiêu 3 Tính chất của mục Tăng, giảm, hạn Tăng, giảm, Tăng, giảm, chế… hạn chế… hạn chế… tiêu Lĩnh vực thay đổi Đối tượng thay đổi %, con số %, con số %, con số Mức độ thay đổi Tháng, năm Tháng, năm Tháng, năm Thời gian thay đổi …………………….
- Ví dụ: Chi phí đầu vào Thu nhập đầu ra Tính chất của mục Giảm Tăng tiêu Trồng trọt (lúa) Lĩnh vực thay đổi Đối tượng thay đổi Chi phí trồng lúa Giá bán lúa 30% 20% Mức độ thay đổi 1 vụ lúa (3-4 tháng) Thời gian thay đổi 2.4 Xác định phương pháp và chiến lược thực hiện Phương pháp & chiến lược thực hiện dự án là việc mô tả chi tiết các kế hoạch của dự án nhằm: thực hiện được các mục tiêu vừa nêu trên từ lúc khởi đầu cho đến khi kết thúc dự án Cần chú ý các vấn đề sau: - Mô tả cụ thể các các phương pháp định làm - Nêu lý do và chứng minh tại sao chọn phương pháp này Để tìm ra được các phương pháp và chiến lược thực hiện, bạn nên tham khảo mục lục sau
- Phụ lục 3: Các câu hỏi để tìm ra phương pháp và chiến lược thực hiện dự án (chú ý: bảng này chỉ giúp học viên liệt kê những gì mình có, lý do tại sao chọn phương pháp, hay chiến lược…, đây là bảng nháp, không nên kèm theo dự án) 1. Nguồn lực của đơn vị không thể thay đổi được là gì? - Số vốn hiện có - Trình độ nhân viên - Diện tích đất 2. Những hoạt động nào giúp thực hiện được dự án - Thị trường đầu ra ổn định - Điều kiệnn tự nhiên thuận lợi - Trình độ quản lý cao, kinh nghiệm thực tế nhiều - Sự ủng hộ từ bên ngoài 3. Thời gian bắt đầu và kết thức cho từng hoạt động 4. Ai sẽ đảm trách hoạt động nào (tức phân công cụ thể cho từng thành viên) Phụ lục 4: Bảng phân công nhiệm vụ (chú ý: bảng này chỉ giúp học viên hiểu được công việc của từng thành viên, thời gian thực hiện và cần những hỗ trợ gì cho công tác này. đây là bảng nháp, không nên kèm theo dự án) thời gian Công Người Công việc bắt đầu cụ phụ trách và kết thúc hỗ trợ 1. Viết dự án Phòng kế hoạch 2. Liên hệ với cong ty lương Giám đốc thực
- 3. Kí hợp đồng với công ty Phó giám đốc lương thực 4. Quản lý theo dõi 5……………… 2.5 Xác định các nhu cầu cần cho dự án Nhu cầu nguyên vật liệu: - Cần sử dụng nguyên vật liệu gì, lấy từ nguồn nào. - Số lượng bao nhiêu, nhập về từng đợt hay một lần. Thời gian, số lượng... của từng lô hàng là bao nhiêu. Thời gian đặt hàng đến khi nhận được hàng là bao lâu. - Cần dự trữ nguyên vật liệu trong kho là bao nhiêu: Xem xét đến các yếu tố thời gian đặt hàng, nguồn nguyên vật liệu, yêu cầu của sản xuất, bán hàng.... - Kho nguyên vật liệu có cần được bảo quản đặc biệt không, có xảy ra hao hụt hay hỏng hóc không. - Có cần sử dụng nhà thầu phụ trong quá trình sản xuất không, nếu có thì tỷ lệ thuê thầu phụ là bao nhiêu phần trăm giá trị của sản phẩm. - Có sự phụ thuộc vào nhà thầu phụ không. Nếu có, phụ thuộc như thế nào. Nhu cầu về thiết bị: Bạn cần trả lời và làm các công việc sau:
- - Cần có thiết bị gì: Cân nhắc đến công suất máy, chi phí vận hành, phụ tùng thay thế, bảo hành, giá cả của thiết bị. - Xác định thực trạng của thiết bị hiện có: có cần nâng cấp hay thay mới hay không. - Tổng hợp nhu cầu trang thiết bị thành một bảng riêng. Nhu cầu về nhân sự (con người) cần trả lời các câu hỏi sau: - Dự án cần bao nhiêu người - Trình độ từng ngươi như thế nào? - Thời gian cần tường đối tượng bao lâu Các công trình, cơ sở cần xây mới, đầu tư, sữa chữa: Bao gồm các nhà xưởng, trạm bơm, phương tiện, công cụ…… Các thiết bị, công cụ, dụng cụ cần mua sắm Các loại phương tiện, hay kỹ thuật đòi hỏi phải có 2.6 Giải trình nhu cầu tài chính của dự án
- Bảng giải trình nhu cầu vốn của dự án ĐVT (đ) STT Nội dung Diễn Giải Tổng Tự Đòi tiền có hỏi Xây dựng mới cơ sở vật chất 1 Mua sắm máy móc thiết bị 2 Khấu hao tài sản, máy móc, nhà 3 kho Nguyên liệu, nhiên liệu, công cụ 4 dụng cụ Nhân công điều khiển. 5 Các chi phí khác hỗ trợ cho dự 6 án Lương 7 Các khoản chi khác (nếu có) 8 …………………….. 9 …………………….. 10 TỔNG CỘNG Chú ý: Để đơn giản, các bạn có thể tính các chi phí này ở một bảng riêng 2.7 Mô tả các hoạt động của dự án Khi mô tả qui trình sản xuất hay tiến hành của dự án, bạn phải trả lời các câu hỏi sau: - Các công đoạn sản xuất ra sản phẩm, - Công đoạn nào làm trước, công đoạn nào làm sau - Vẽ sơ đồ mô tả quá trình(nếu được) - Có công đoạn nào phải tách biệt với các công đoạn khác do những lý do về an ninh, vệ sinh, tiếng ồn....
- - Có công đoạn nào phải sử dụng hợp đồng phụ không, và chất lượng được quản lý như thế nào 2.8. Vẽ biểu đồ thời gian thực hiện dự án Biểu đồ thời gian là một công cụ quản lý, nó là một bảng mô tả thứ tự ưu tiên của các công việc trong dự án. Nó cho người quản lý biết: thời gian bắt đầu và kết thức của một công việc, công việc nào ưu tiên làm trước, công việc nào làm sau. Biểu đồ thời gian giúp cho nhà quản lý điều hành dự án được logic Biểu đồ thời gian Tính Tên Công Thời Gian thực hiện công việc (tháng) chất Việc 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Công việc Viết dự án Trình dự án với xã viên công ty công công ty ty Kí hợp đồng Hỗ trợ xã viên trên đồng ruộng Thu gom sản phẩm Tổng kết dự án (ghi chú: biểu thị thời gian không được trễ hơn.
- Biểu thị khoảng thời gian của công việc, biểu tượng này dành để biểu diễn các công việc mang tính dài ngày) 2.9 Phân tích thị trường Phân tích thị trường là quá trình bạn tìm hiểu các thông tin về thị trường cho dự án của bạn. Mục đích của việc phân tích thị trường nhằm dự đoán được khả năng tiêu thụ hàng hoá, hay dịch vụ của dự án bạn đinh làm( dự đoán đầu ra cho sản phẩm). Các vấn đề cần biết khi phân tích thị - Khách hàng của bạn là ai? họ cần sản phẩm hàng hoá gì? - Họ từ đâu tới? khách hàng này có đặc điểm gì? - Khách hàng mua hàng trong thời gian nào? - Tại sao khách hàng mua hàng của bạn? (mua về sử dụng, mua đi bán lại..) - Làm thế nào để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đảm bảo lợi nhuận cho bạn? - Khách hàng chấp nhận giá bao nhiêu? - Khách hàng cần cung cấp thông tin gì khi mua hàng Phân đoạn thị trường Phân đoạn thị trường tức là việc chia khách hàng của bạn thành nhiều đối tượng khác nhau để dễ dàng quản lý và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng * Phân đoạn thị trường bằng cách chia thị trường theo:
- - Khu vực địa lý: tp Hồ chí Minh, cần Thơ, Long Xuyên hay ấp, xã - Theo đối tượng khách hàng: khách hàng là nam hay nữ, khách hàng là nông dân hay công nhân viên, khách hàng là người địa phương hay người địa phương khác… Phân tích cạnh tranh Giá cả và chất lượng là hai yếu tố quyết định cho việc cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Tuy nhiên, còn 3 yếu tố nữa cũng không kém phần quan trọng đó là: - Địa điểm - Các dịch vụ hậu mãi sau bán hàng - Kỹ thuật bán hàng/phục vụ của nhân viên Khi phân tích tính cạnh tranh trên thị trường, các bạn phải trả lời các câu hỏi sau - Ai là đối thủ chính, cơ sở của họ ở đâu, đã hoạt động trong lĩnh vực này bao lâu, quy mô của họ lớn hay nhỏ, thị phần thế nào. - Đối thủ cạnh tranh có những điểm mạnh, yếu nào? - Tình hình cạnh tranh trên thị trường của dự án: + Tình trạng cung cấp của các đối thủ đang thừa hay thiếu + Cách cạnh của đối thủ (các đối thủ có liên kết với nhau để chống lại những người mới tham gia thị trường không?) Công cụ phân tích cạnh tranh Điểm Mạnh (Strengths)
- - Những thuận lợi nào bạn có ( ví dụ: chính quyền quan tâm, xã viên ủng hộ, ban quản trị có trình độ….) -Những dịch vụ, sản phẩm, công việc nào cơ quan bạn làm tốt Ví dụ: Sản xuất với giá thành thấp, có kinh nghiệm kí hợp đồng với cong tyNhững nguồn lực nào bạn đang có sẵn Tóm lại, ở phần này bạn liệt kê ra tất cả những điểm mạnh của của dự án, những điểm này nó giúp bạn cạnh tranh với đối thủ trên thị trường Điểm yếu (Weaknesses) - Cần cải tiến cái gì? (ví dụ: trạm bơm điện cũ, cần sửa chữa - Những vấn đề gì dự án không thể làm tốt (ví dụ: không thể đóng gói sản phẩm,chỉ bán sản phẩm thô..) Cơ hội (Opportunities) - Những hội tốt từ bên ngoài (Vd: UBND tỉnh có chính sách ưu tiên hỗ trợ vốn cho HTX mới thành lập, được đưa đi đào tạo miễn phí, sắp có sinh viên tốt nghiệp đại học về làm tình nguyện..) - Những cơ hội tốt từ bên trong (vd: sắp có thêm 50 xã viên mới, mỗi xã viên mua cổ phần hơn 30 triệu đồng…) - Các cơ hội mang lại từ thị trường, công nghệ, hay các chính sách của nhà nước…. vd: chính phủ miễn giảm thuế, nhà nước cấp đất cho HTX xây trụ sở… Đoe doạ, thách thức (Threats) - Những trở ngại từ bên trong và bên ngoài HTX đang gặp?
- VD trở ngại bên trong(kiểm soát được): không thu được tiền làm dịch vụ, thiều kế toán giỏi… Vd trở ngại bện ngoài(không kiểm soát được): tình hình lũ lụt thất thường, nguy cơ bể đê, hàng ngoại nhập … - Những đòi hỏi đặc biệt cho dự án má HTX không đáp ứng đượcWhat obstacles do you face? Cách phân tích: Sau khi liệt kê, các bạn đưa các yếu tố trên vào một bảng tổng hợp,nó sẽ giúp bạn có cái nhìn bao quát về dự án của mình ĐIỂM MẠNH (M) ĐIỂM YẾU (Y) CƠ HỘI (H) (M)+(H)= phát huy (Y)+(H)= cải thiện kết hợp các điểm mạnh điểm yếu và cơ hội để phát huy Dùng các cơ hội để cải sức cạnh tranh thiện các điểm yếu, nâng đỡ các điểm yếu THÁCH THỨC (M)+(T)= giảm nguy (Y)+(T)= chiến lược cải (T) cơ thiện Dùng các điểm mạnh kết hợp điểm yếu và để dự đoán, hạn chế thách thức để biết được ảnh hưởng của các tình hình của HTX, từ nguy cơ.làm giảm đó có chiến lược hành nguy cơ cạnh tranh động, nhằm hạn chế các
- yếu tố bất lợi 2.10 Phân tích tài chính Mục đích: Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư để triển khai PAKD. Tính toán chi phí cho các hạng mục được trình bày trong các phần trước và chi phí cần thiết khác. Trên cơ sở đó phân tích tài chính bằng cách tính toán một vài chỉ số tài chính. Xác định nhu cầu vốn đầu tư vốn Có thể tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư theo các nội dung sau 1.1. Trang thiết bị và công 1.3. Chi phí khởi đầu cụ - Giải phóng mặt bằng, đền bù - Thiết bị sản xuất - Khào sát, thiết kế, xây dựng - Chi phí lắp đặt - Phí tư vấn, pháp lý…. - Phân xưởng, nhà kho … - Phí đăng ký, xin cấp phép - Cơ sở hạ tầng (điện, nước - Phí tuyển dụng đào tạo …) - Sản xuất và thử nghiệm sản - Phương tiện vận chuyển phẩm - Thiệt bị văn phòng -Quảng cáo ban đầu - Chi phí thành lập 1.2. Tồn kho đầu kỳ 1.4. Vốn lưu động và các chi phí khác - Nguyên vật liệu
- - Bán thành phẩm - Chi phí nguyên vật liệu - Thành phẩm - Giá thành bán thành phẩm - Giá thành thành phẩm - Giá thành hàng hoá đã phân phối nhưng chưa thanh toán. - Tiền mặt cần thiết Trang thiết bị và công cụ - Xem xét các chi tiết như đặc điểm kỹ thuật của máy móc cần mua sắm, chi phí xây dựng hay cải tạo nhà xưởng, chi phí lắp đặt, thiết bị văn phòng… - Cân nhắc xem nên mua hay thuê trang thiết bị. - Liệt kê các nhà thầu, nhà cung cấp thiết bị tin cậy và phù hợp với điều kiện của HTX - Đối với máy móc thiết bị, nhà xưởng hiện có, liệt kê giá mua, giá trị khấu hao, và giá trị trên sổ sách. - Tổng hợp tất cả thông tin này trên cùng một bảng. Tồn kho đầu kỳ - Tất cả hàng hoá, nguyên vật liệu tồn kho điều phải được xác định bằng giá mua ban đầu.
- - Xem xét giá trị của mỗi đơn đặt hàng một cách kinh tế nhất. Cần phải cân đối giữa việc mỗi lần đặt hàng với số lượng ít để giảm vốn lưu động với việc đặt hàng số lượng lớn để giảm giá mua. - Sử dụng các thông tin nào để tính thời gian lưu kho, thiết bị bảo quản hàng lưu kho … để đảm bảo đáp ứng nhu cầu kinh doanh. - Tính toán thời gian và chi phí mua nguyên vật liệu. Chi phí khởi sự khác. - Tổng hợp thành bảng các loại chi phí, ví dụ chi phí quảng cáo ban đầu, dịch vụ phí về pháp luật, phí đăng ký kinh doanh, chi phí tuyển dụng lao động…. - Nếu phát sinh các chi phí khác như: chi phí giải phóng mặt bằng, đền bù, thuê đất…Cần xác định rõ với các nhà chức trách địa phương mức phí chung cho các công việc này. Vốn lưu động vá các chi phí khác Đây là số lượng vốn cần thiết để đảm bảo lượng tiền mặt có sẵn cần thiết, duy trì kho hàng cũng như hàng hoá đã được phân phối nhưng chưa thanh toán. Vốn lưu động = tài sản lưu động – Nợ ngắn hạn Cuối cùng tổng hợp các chi phí trên cùng một bảng chung Xác định nguồn vốn Nội Dung Số Tiền (đ) Vốn góp của xã viên Vốn vay
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
BÀI GIẢNG KINH DOANH NÔNG NGHIỆP CHUYÊN SÂU
95 p | 301 | 109
-
KINH DOANH NÔNG NGHIỆP- PHÂN TÍCH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP
22 p | 274 | 88
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh nông nghiệp
176 p | 114 | 13
-
Liên kết giữa hộ nông dân với doanh nghiệp trong kinh doanh nông nghiệp: Một số lý luận và thực tiễn
8 p | 53 | 5
-
Bàn về phương pháp giảng dạy kinh doanh nông nghiệp
10 p | 38 | 4
-
Chuyển đổi số - công nghệ góp phần thay đổi phương thức sản xuất - kinh doanh nông nghiệp và đời sống của nông dân
16 p | 27 | 4
-
Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động kinh doanh nông nghiệp bền vững của các hợp tác xã nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế
10 p | 34 | 4
-
Định giá đất khu vực nông thôn nhằm phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh nông nghiệp
7 p | 36 | 4
-
Tích tụ ruộng đất thúc đẩy sản xuất kinh doanh nông nghiệp ở vùng đồng bằng Bắc Bộ
13 p | 11 | 3
-
Kinh doanh nông nghiệp: Một số vấn đề lý luận, thực tiễn và khuyến nghị với Việt Nam
10 p | 11 | 3
-
Đào tạo kinh doanh nông nghiệp ở một số nước và bài học kinh nghiệm cho các trường đại học Việt Nam
13 p | 27 | 3
-
Sự cần thiết đào tạo “kinh doanh nông nghiệp” trong phát triển của tỉnh Sơn La
7 p | 14 | 3
-
Đào tạo nguồn nhân lực kinh doanh nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay
7 p | 21 | 2
-
Nghiên cứu nhu cầu đào tạo ngành kinh doanh nông nghiệp ở trường Đại học Kinh tế Quốc dân
11 p | 15 | 2
-
Đào tạo nguồn nhân lực - giải pháp quan trọng để nâng cao năng lực kinh doanh cho các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp
7 p | 31 | 2
-
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng các nhu cầu ngành kinh doanh nông nghiệp trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
8 p | 31 | 2
-
Ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp góp phần phát triển bền vững kinh tế nông thôn, bảo vệ môi trường cần trở thành một nội dung đào tạo nhân lực ngành kinh doanh nông nghiệp
12 p | 21 | 2
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng internet trong sản xuất và kinh doanh nông nghiệp của các nông hộ tại thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng
8 p | 9 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn