intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh Nghiệm Bón Phân Để Thanh Long Ra Trái Nghịch Mùa

Chia sẻ: Lotus_1 Lotus_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

189
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Theo thông tin TS. Nguyễn Đăng Nghĩa, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, chúng tôi đã tóm lược nội dung và ghi nhận lại cách bón phân để thanh long ra trái nghịch vụ vẫn đảm bảo cho trái phát triển tốt và đạt năng suất cao. Tùy theo đợt chông đèn mà chúng ta ứng dụng 4 đợt phân bón.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh Nghiệm Bón Phân Để Thanh Long Ra Trái Nghịch Mùa

  1. Kinh Nghiệm Bón Phân Để Thanh Long Ra Trái Nghịch Mùa Theo thông tin TS. Nguyễn Đăng Nghĩa, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, chúng tôi đã tóm lược nội dung và ghi nhận lại cách bón phân để thanh long ra trái nghịch vụ vẫn đảm bảo cho trái phát triển tốt và đạt năng suất cao. Tùy theo đợt chông đèn mà chúng ta ứng dụng 4 đợt phân bón. - Đợt thứ nhất: Khi thanh long đã kết thúc vụ thu hoạch trước hoặc lứa chông đèn trước đó, trên nhánh chỉ còn 10-15% số trái chưa. Nhằm giúp cho cây phục hồi sinh trưởng và hình thành vụ hoa kế tiếp, tăng cường quá trình tích lũy dinh dưỡng nhằ m chuẩn bị đợt hình thành hoa vụ kế tiếp. Thời kỳ này, cần ưu tiên bón phân hữu cơ, phân lân, phân đạm theo tỉ lệ N:P:K = 3:3:1.
  2. - Đợt thứ hai: Giai đoạn trước khi chông đèn từ 15 đến 20 ngày, cần chú ý bón tăng tỷ lệ phân lân và phân kali, giảm phân đạm giúp cho tỷ lệ C/N của cây tăng cao, thuận lợi cho quá trình hình thành mầ m hoa, phát triển hoa. Tỷ lệ N:P:K thích hợp giai đoạn này là 1:3:3, giai đoạn này cần bổ sung thêm các chất vi lượng (vi lượng B) . - Đợt thứ ba: Theo từng lứa trái sau thụ phấn đến khi trái phát triển tối đa về thể tích, cần bón cân đối các chất đa lượng NPK và chất trung lượng, vi lượng nhằm hạn chế tỷ lệ trái, tăng việc phát triển thể tích trái và vỏ trái tạo điều kiện cho tăng số trái trên cây và tăng trọng lượng trung bình trái. Đây là giai đoạn quan trọng cấu thành năng suất trái. - Đợt thứ tư: Trước khi thu hoạch 15 ngày, giai đoạn tích lũy và chuyển hóa các chất trái tăng độ chắc của trái và tăng chất lượng trái. Cần phân bón Kali, thêm đạ m, chất cali và vi lượng để giúp cho độ bóng, độ dày của vỏ trái và các ngoe được phát triển tốt , hạn chế sự tấn công mầm bệnh . Cần bón phân theo tỷ lệ N:P:K = 2:1:3 +Ca
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2