Kinh nghiệm kế toán quản trị chi phí theo chu kỳ sống của sản phẩm trên thế giới và vận dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam
lượt xem 5
download
Bài viết sẽ trình bày về kinh nghiệm vận dụng phương pháp kế toán quản trị chi phí theo chu kỳ sống của sản phẩm tại một số nước trên thế giới, thực trạng vận dụng một số mô hình tổ chức kế toán quản trị chi phí ở Việt Nam và liên hệ kinh nghiệm vận dụng các mô hình tổ chức quản trị chi phí tại các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kinh nghiệm kế toán quản trị chi phí theo chu kỳ sống của sản phẩm trên thế giới và vận dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 KINH NGHIỆM KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ THEO CHU KỲ SỐNG CỦA SẢN PHẨM TRÊN THẾ GIỚI VÀ VẬN DỤNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM EXPERIENCES OF PRODUCT LIFE CYCLE COST MANAGEMENT ACCOUNTING IN THE WORLD AND APPLICATIONS TO VIETNAMSESE BUSINESSES Nguyễn Thị Mai Hương Học viện Ngân hàng huongntm@hvnh.edu.vn TÓM TẮT Kế toán quản trị chi phí có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quản lý chi phí, các thông tin kế toán về chi phí và giá thành sẽ giúp nhà quản trị trong việc quản lý và điều hành các hoạt động của đơn vị mình. Kế toán quản trị tại Việt Nam được đánh giá còn trên đà hội nhập và phát triển, đang còn rất xa so với các quốc gia có bề dày kế toán quản trị phát triển như Nhật Bản, Mỹ và một số nước trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan hay Malaysia. Bài viết sẽ trình bày về kinh nghiệm vận dụng phương pháp kế toán quản trị chi phí theo chu kỳ sống của sản phẩm tại một số nước trên thế giới, thực trạng vận dụng một số mô hình tổ chức kế toán quản trị chi phí ở Việt Nam và liên hệ kinh nghiệm vận dụng các mô hình tổ chức quản trị chi phí tại các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam.” Từ khóa: Kế toán quản trị, kế toán quản trị chi phí hiện đại, quản trị chi phí triết lý Kaizen, kế toán Nhật Bản, kế toán Malaysia. ABSTRACT Cost management accounting is very important in managing cost, accounting information about costs and prices which helps administrators to manage and operate their businesses. Management accounting in Vietnam is assessed to be on the path of integration and development, which is still at low level compared to other countries with experienced management accounting such as Japan, the US and some South East Asian countries (as Thailand or Malaysia). This article investigates the experience of applying product life cycle cost management accounting method in some countries in the world, the situation of applying some models of cost management accounting in Vietnam and proposes some applications to Vietnamese enterprises’ cost management accounting models. Keywords: Management accounting, modern cost management accounting, Kaizen philosophy cost management, Japanese accounting, Malaysia accounting. 1. Đặt vấn đề Trong nền kinh tế thị trường để quản lý có hiệu quả hoạt động kinh doanh, một trong các thông tin quan trọng nhà quản trị cần đó chính là thông tin về chi phí. Nếu các thông tin không chính xác hoặc doanh nghiệp không làm chủ được về chi phí kinh doanh thì việc lực chọn phương án kinh doanh khó có thể đạt được sự tối ưu. Ở các cường quốc kinh tế, kế toán quản trị rất được coi trọng và ngày càng hoàn thiện về lý luận và khả năng ứng dụng vào thực tiễn. Ở Việt Nam, kế toán quản trị mới được nghiên cứu về lý luận để triển khai vận dụng vào thực tiễn trong thời gian gần đây, dấu mốc quan trọng là kể từ Thông tư số 53/2006/TT-BTC về hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp của Bộ Tài Chính. Sau hơn 10 năm tổ chức triển khai, rất cần có các nghiên cứu chuyên sâu để đánh giá mức độ áp dụng kế toán quản trị trong các loại hình doanh nghiệp ở từng lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Bài viết sẽ trình bày về kinh nghiệm vận dụng phương pháp kế toán quản trị chi phí theo chu kỳ sống của sản phẩm tại một số nước trên thế giới, thực trạng vận dụng một số mô hình tổ chức kế toán quản trị chi phí ở Việt Nam và đưa ra một số khuyến nhằm vận dụng các mô hình tổ chức quản trị chi phí theo chu kỳ sống của sản phẩm tại các doanh nghiệp tại Việt Nam. 1025
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 2. Vận dụng hệ thống phương pháp kế toán quản trị vào chu kỳ sống sản phẩm tại một số nước trên thế giới 2.1. Kinh nghiệm vận dụng phương pháp chi phí mục tiêu và phương pháp Kaizen tại Nhật Bản Thứ nhất, các công ty Nhật Bản đều triển khai phương pháp chi phí mục tiêu trong giai đoạn nghiên cứu thiết kế sản phẩm. Họ chú trọng việc thiết lập mối quan hệ tương tác giữa các bộ phận chức năng có liên quan, xác định rõ bộ phận nào tác động đến bộ phận nào và tác động đến sản phẩm, quy trình sản xuất như thế nào. Các bộ phận chức năng phải kết hợp với nhau ngay từ khâu đầu tiên của giai đoạn nghiên cứu thiết kế và phát triển sản phẩm vì điều này ảnh hưởng rất lớn đến chi phí mục tiêu dự kiến của sản phẩm mới. Các mối quan hệ tương tác này không chỉ giới hạn trong phạm vi công ty mà đã kết nối với các nhà cung cấp và khách hàng. Ý kiến đóng góp của khách hàng giúp các công ty điều chỉnh tính năng sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó, nhà cung cấp sẽ đưa ra các phương án sử dụng loại nguyên vật liệu hoặc linh kiện khác nhau để sản xuất sản phẩm. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến chi phí mục tiêu. Thứ hai, giám đốc sản xuất thường chịu trách nhiệm tổng thể về kế hoạch phát triển sản phẩm và mục tiêu cắt giảm chi phí trong giai đoạn nghiên cứu (theo nghiên cứu của Worthy). Giám đốc sản phẩm sẽ điều hành các nhóm nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch sản phẩm, thiết kế, phát triển sản phẩm và bộ phận kế toán. Thứ ba, việc tạo lập các nhóm tham gia quá trình chế tạo sản phẩm là yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình “chế tạo đồng thời – concurrent engineering”. Chế tạo đồng thời là việc thực hiện đồng thời việc nghiên cứu phát triển, sản xuất thử sản phẩm và điều chỉnh chi phí sản xuất/giá thành sản phẩm. Các công ty Nhật Bản đã vận dụng triệt để quan điểm này trong giai đoạn nghiên cứu, thiết kế sản phẩm. Sự thống nhất giữa nhóm làm việc và quan điểm “đồng thời” đã khiến cho các quyết định về sản phẩm, chi phí sản xuất và thậm chí là tổng chi phí cho cả chu kỳ sống của sản phẩm phải được đưa ra ngay từ đầu giai đoạn thiết kế đầu tiên. Thiết kế đầu tiên về sản phẩm sẽ làm ảnh hưởng đến việc lựa chọn nguyên vật liệu, số lượng linh kiện, quyết định đi mua hay tự sản xuất, yêu cầu về vốn đầu tư và cuối cùng là chi phí của quá trình sản xuất. Như vậy, nếu các nhà thiết kế mà làm việc đơn lẻ, không phối hợp với các nhóm khác (kỹ sư chế tạo, giám đốc sản xuất, kế toán quản trị,...) thì khả năng sẽ gặp rủi ro khi đưa ra quyết định và không đánh giá được đầy đủ các tác động của chúng. Cách làm này còn rút ngắn được thời gian nghiên cứu thiết kế sản phẩm mới. Minh họa về việc vận dụng kế toán quản trị theo chu kỳ sống tại Nhật Bản, đây là quốc gia vốn được xem là quê hương của hai phương pháp chi phí mục tiêu và phương pháp chi phí Kaizen. Do vậy, rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm được tiến hành tại các doanh nghiệp Nhật Bản. Tác giả Monden và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu về quá trình triển khai phương pháp Kaizen trong giai đoạn sản xuất đại trà tại các nhà máy sản xuất ô tô của công ty Daihatsu Motor, Osaka, Nhật Bản”(Daihatsu là công ty chuyên sản xuất ô tô cỡ nhỏ, đứng thứ bảy trong số chín công ty dẫn đầu về doanh số ô tô cỡ nhỏ tại thị trường nội địa, sản phẩm của công ty đã có mặt trên 120 quốc gia). Đặc điểm chu kỳ sống sản phẩm ô tô tại Nhật Bản có một số điểm như chu kỳ sống ngắn, thường từ hai đến bốn năm. Nhà thiết kế chỉ tiến hành bổ sung, thay đổi một số tính năng của sản phẩm cũ để tạo thành sản phẩm mới chứ không phải tạo ra một sản phẩm có đặc điểm, tính năng hoàn toàn khác biệt. Do vậy, kinh nghiệm vận dụng phương pháp Kaizen tại nhà máy Daihatsu là thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm tương đồng với chu kỳ sống ngắn tại Việt Nam. Theo tác giả Monden, phương pháp Kaizen được sử dụng tại công ty Daihatsu là một loạt các hoạt động nhằm duy trì mức chi phí sản xuất ô tô hiện tại và cắt giảm chi phí tới mức chi phí kỳ vọng dựa trên kế hoạch của công ty. 1026
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Quá trình cắt giảm chi phí được xây dựng bắt đầu từ việc lập dự toán năm, hoặc từ kế hoạch lợi nhuận năm (kế hoạch lợi nhuận ngắn hạn nằm trong kế hoạch lợi nhuận 5 năm của công ty). Các hoạt động cắt giảm chi phí được chi tiết cho từng bộ phận, từng kỳ kế toán. Kế hoạch cắt giảm chi phí được chia thành sáu kế hoạch chi tiết về: - Sản lượng sản xuất, tiêu thụ (doanh thu và mức lợi nhuận góp dự kiến). - Chi phí phụ tùng và nguyên vật liệu. - Cắt giảm chi phí biến đổi (trọng tâm ở khâu sản xuất). - Cắt giảm chi phí liên quan đến nhân sự. - Đầu tư tài sản cố định (nguồn vốn huy động và khấu hao). - Cắt giảm chi phí cố định ngoài sản xuất. Địa bàn trọng điểm triển khai phương pháp Kaizen là nhà máy/phân xưởng sản xuất. Tại công ty Daihatsu, việc cắt giảm chi phí bằng phương pháp Kaizen được gọi là quá trình “Quản trị tổng thể chi phí tại nhà máy – plant total expense management”. Sau khi kế hoạch cắt giảm chi phí được giao xuống nhà máy, từng nhà máy lại chi tiết mục tiêu cắt giảm và truyền tải đến từng bộ phận có liên quan theo quy trình: Lãnh đạo phân xưởng -> Bộ phận sản xuất -> Ca sản xuất -> Tổ sản xuất ->Dây truyền sản xuất cụ thể Việc triển khai này được thực hiện thông qua các cuộc trao đổi ở từng cấp độ sản xuất. Trong các buổi trao đổi, mục tiêu cắt giảm chi phí sẽ được cụ thể hóa dựa trên kinh nghiệm cắt giảm chi phí của các kỳ trước. Cách làm này khiến cho mục tiêu cắt giảm chi phí được chi tiết và hiện thực hóa đến cấp độ sản xuất nhỏ nhất, làm cho mọi người đều nhận thức về việc cắt giảm chi phí. Kế hoạch cắt giảm chi phí được chi tiết thành cắt giảm chi phí biến đổi và cắt giảm chi phí cố định. Cắt giảm chi phí biến đổi: Trước tiên, công ty Daihatsu xây dựng mức chi phí cơ sở dựa trên mức chi phí thực tế đã đạt được của năm trước (sơ đồ 1.1). Tổng chi phí biến đổi cơ sở của kỳ hiện tại được tính theo công thức: Tổng chi phí biến đổi cơ sở của Sản lượng thực tế của Chi phí biến đổi cơ sở của = x kỳ hiện tại kỳ hiện hành 1 sản phẩm Mức cắt giảm chi phí thực tế: Mức cắt giảm chi phí Tổng chi phí biến đổi cơ sở Tổng chi phí biến đổi thực tế = - thực tế (A) của kỳ hiện hành của kỳ hiện hành Mức chênh lệch chi Mức cắt giảm chi phí thực tế Mức cắt giảm chi phí kế = - phí (B) (A) hoạch/mục tiêu Mức chênh lệch chi phí B là chỉ số phản ánh thực tế việc thực hiện cắt giảm chi phí ở từng bộ phận. Mục tiêu cắt giảm chi phí vẫn bị xem là không đạt được nếu mức chênh lệch B là âm khi mức cắt giảm chi phí thực tế A là dương (có cắt giảm được so với chi phí biến đổi cơ sở của kỳ trước nhưng vẫn không đạt được kế hoạch cắt giảm chi phí) (Sơ đồ 1). Cắt giảm chi phí cố định Tổng mức dự toán chi phí cố định được xem như mức chi phí mục tiêu, nếu phi phí cố định thực tế phát sinh thấp hơn mức chi phí dự toán thì mục tiêu cắt giảm chi phí được xem như hoàn thành trên cơ sở đảm bảo chất lượng và số lượng sản phẩm sản xuất kế hoạch. Như vậy, công ty Daihatsu đã áp dụng phương pháp Kaizen ở giai đoạn sản xuất với địa bàn trọng tâm là nhà máy để thực hiện mục tiêu cắt giảm chi phí liên tục. Tác giả Monden nhận định phương pháp Kaizen đóng vai trò như một hệ thống kiểm soát ngân sách hoạt động song song với hệ thống định mức.“Mục tiêu của nó là cắt giảm chi phí xuống mức thấp hơn chi phí định mức. Đây chính là điểm đối lập giữa hai phương pháp Kaizen và phương pháp định mức.” 1027
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Sơ đồ 1: Mối quan hệ mức chi phí cơ sở mà mục tiêu cắt giảm chi phí 2.2. Kinh nghiệm vận dụng phương pháp chi phí định mức tại Malaysia Theo rất nhiều học giả thì phương pháp chi phí định mức dường như không còn phù hợp với điều kiện sản xuất hiện nay, tuy nhiên phương pháp chi phí định mức tại các doanh nghiệp Malaysia lại đưa đến nhiều thông tin đáng quan tâm. Tác giả Sulaiman và các đồng sự tiến hành gửi phiếu khảo sát đến 162 công ty Malaysia và 200 công ty tại Nhật Bản, các công ty Nhật bản làm nhóm đối chứng. Kết quả thu về 66 phiếu trả lời từ các công ty Malaysia và 21 phiếu trả lời từ các công ty Nhật Bản. Nội dung phiếu điều tra là đánh giá việc vận dụng phương pháp chi phí định mức trong hoạt động quản trị chi phí của doanh nghiệp. Kết quả điều tra cho thấy trên 70% doanh nghiệp ở Malaysia vẫn đang tiếp tục sử dụng phương pháp chi phí định mức. Phương pháp này được sử dụng để quản trị chi phí và đánh giá kết quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, chủ yếu ở giai đoạn sản xuất đại trà sản phẩm. Tầm quan trọng của phương pháp này đều được đánh giá ở mức điểm từ 4/5 trở lên trên thang điểm Likert. Sự khác biệt trong vận dụng phương pháp chi phí định mức ở các công ty Malaysia và Nhật Bản được thể hiện ở phần xây dựng hệ thống định mức. Các công ty Nhật Bản xây dựng định mức chi phí nguyên vật liệu và nhân công dựa trên tính toán nghiên cứu của các kỹ sư, nhà thiết kế (chiếm 81% số công ty được khảo sát). Trong khi đó, các công ty Malaysia chủ yếu xây dựng hệ thống định mức trên cơ sở số liệu bình quân của chi phí thực tế phát sinh các kỳ trước đó (chiếm 63% số công ty được khảo sát). Tần suất rà soát và điều chỉnh định mức giữa công ty Malaysia và Nhật Bản cũng khác nhau. Các công ty Nhật Bản thường tiến hành xem xét, đánh giá định mức theo chu kỳ 6 tháng một lần, trong khi các công ty Malaysia là 1 năm một lần. Như vậy, phương pháp chi phí định mức vẫn được áp dụng rộng rãi ở Malaysia và Nhật Bản. Ở trình độ quản trị nói chung và kế toán quản trị chi phí nói riêng là khác nhau, cách thức triển khai phương pháp chi phí định mức ở Nhật Bản và Malaysia cũng khác nhau. Cách thức xây dựng và điều chỉnh hệ thống định mức chi phí ở các công ty Nhật Bản có tính khoa học và thường xuyên hơn so với các công ty ở Malaysia. 1028
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 3. Thực trạng vận dụng mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay Kế toán quản trị chi phí đóng vai trò quan trọng trong việc ra quyết định kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc lựa chọn cho doanh nghiệp mình một mô hình kế toán quản trị chi phí phục vụ việc xác định chi phí SP cho phù hợp là một yêu cầu cần thiết.“Với mỗi mô hình, phương pháp xác định chi phí đều có những ưu nhược điểm riêng. Vì vậy, để lựa chọn được cho doanh nghiệp một mô hình chi phí phù hợp và hiệu quả, doanh nghiệp cần căn cứ vào đặc điểm sản phẩm, qui trình sản xuất kinh doanh, mục tiêu quản trị, tài chính cũng như cơ sở vật chất và trình độ đội ngũ kế toán của doanh nghiệp.” Thông tin về chi phí và giá thành được đánh giá là những thông tin vô cùng quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Phương pháp chi phí theo hoạt động và phương pháp chi phí truyền thống, đều có mục đích cuối cùng là xác định chi phí cho sản xuất sản phẩm. Nhưng các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam hiện nay, phương pháp xác định chi phí theo hoạt động, tập trung vào việc xác định chi phí trực tiếp, xác định nguồn gốc phát sinh chi phí (dựa trên mối quan hệ nhân – quả) còn phương pháp chi phí truyền thống, tập trung vào việc phân bổ chi phí và hầu như không quan tâm tới mối quan hệ nhân - quả (do các tiêu thức phân bổ chi phí thường dựa trên khối lượng sản phẩm sản xuất, không phải là nguồn gốc phát sinh của hầu hết các chi phí chung). Phương pháp xác định chi phí theo hoạt động sử dụng cả tiêu thức sản lượng sản xuất và tiêu thức phi sản lượng sản xuất, để xác định chi phí cho các sản phẩm.”Nhìn chung, số lượng tiêu thức áp dụng trong phương pháp xác định chi phí theo hoạt động thường nhiều hơn phương pháp chi phí truyền thống nên kết quả tính toán chi phí sản phẩm, chính xác hơn.“Chính vì vậy, phương pháp xác định chi phí theo hoạt động không chỉ cung cấp các thông tin chính xác hơn về chi phí sản phẩm, mà còn cung cấp thông tin về chi phí của các hoạt động.”Trên cơ sở các thông tin chi phí này và tầm quan trọng cũng như hiệu quả của các hoạt động các nhà quản lý sẽ có các cải tiến, để cho các hoạt động đơn giản hơn và sử dụng chi phí có hiệu quả hơn.“Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp xác định chi phí theo hoạt động đòi hỏi các doanh nghiệp phải có đủ đội ngũ nhân viên kế toán quản trị trình độ cao cũng như các cơ sở vật chất, điều kiện tài chính đủ lớn để tài trợ cho việc vận hành hệ thống xác định các hoạt động, phân nhóm chi phí theo hoạt động và phân bổ chi phí theo mức độ sử dụng các hoạt động. Như vậy, với các doanh nghiệp có nhiều hoạt động, nhu cầu quản trị nhằm đánh giá hiệu quả cho các hoạt động chính xác, hệ thống cơ sở vật chất và đội ngũ kế toán chuyên nghiệp, nên lựa chọn vận dụng phương pháp xác định chi phí theo hoạt động, khi đó sẽ giúp nhà quản trị kiểm soát chi phí cũng như các hoạt động hiệu quả.” Phương pháp chi phí mục tiêu (Target costing) là phương pháp quản trị chi phí được sử dụng, nhằm đạt được lợi nhuận đã đặt ra. Một số nghiên cứu cũng xác định các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam bắt đầu áp dụng một phần nội dung của phương pháp này. Bất kỳ doanh nghiệp nào trong quá trình hoạt động, để đạt được mức lợi nhuận mong muốn họ phải tìm cách giảm chi phí đến mức mong muốn trong giai đoạn nghiên cứu, thiết kế và cung ứng vật tư đối với mỗi loại sản phẩm. Hay nói cách khác, chi phí mục tiêu được định nghĩa là một công cụ quản lý chi phí để cắt giảm chi phí tổng thể của một sản phẩm, trên toàn bộ chu trình của nó, thông qua sự phối hợp của công đoạn: Thiết kế, nghiên cứu, kỹ thuật và sản xuất.” Để cạnh tranh hiệu quả, các tổ chức liên tục phải thiết kế lại sản phẩm của họ (hoặc dịch vụ) để rút ngắn chu kỳ sống của sản phẩm. Do đó, giai đoạn lập kế hoạch, phát triển và thiết kế của sản phẩm là rất quan trọng, đối với quá trình chi phí của một tổ chức quản lý. Xem xét giảm chi phí có thể ở giai đoạn này của chu kỳ sống của sản phẩm (chứ không phải trong quá trình sản xuất) hiện nay là một trong những vấn đề quan trọng nhất, đối với kế toán quản trị trong ngành sản xuất công nghiệp. Chi phí mục tiêu đảm bảo sự gắn kết trực tiếp giữa thị trường, với công ty và mục tiêu lợi nhuận trong dài hạn. Quá trình được bắt đầu với việc nghiên cứu thị trường, xác định sản phẩm tiềm năng với những khách hàng tiềm năng, từ đó xây dựng một mức giá phù hợp cho một số lượng khách hàng nhất định. Như vậy, giá bán lúc này không phải phản ánh giá hiện tại mà là trong tương lai. Từ các thông tin 1029
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 về giá bán, lợi nhuận mục tiêu, doanh nghiệp có thể điều chỉnh, để đưa ra một mức chi phí phù hợp cho quá trình thiết kế và sản xuất sản phẩm. Khi đó, chi phí mục tiêu là giao điểm giữa chi phí cho phép và chi phí ước tính hiện tại.” “Phương pháp chi phí Kaizen: Phương pháp này đã được áp dụng trong lĩnh vực y tế, tâm lý, chính phủ, ngân hàng, và nhiều ngành công nghiệp khác tại Nhật Bản. Khi được sử dụng trong ý nghĩa kinh doanh và áp dụng vào nơi làm việc, Kaizen đề cập đến các hoạt động cải tiến liên tục tất cả các chức năng và liên quan đến tất cả nhân viên, từ giám đốc điều hành cho đến công nhân dây chuyền lắp ráp. Nó cũng áp dụng cho các quá trình, chẳng hạn như mua và hậu cần, các chuỗi cung ứng. Bằng cách cải thiện các hoạt động tiêu chuẩn hóa và các quy trình, Kaizen nhằm loại bỏ lãng phí.” Triết lý Kaizen là doanh nghiệp phải liên tục cắt giảm chi phí. Để làm được điều này, các nhà quản trị phải liên tục phân tích sự thay đổi chi phí thực tế với các quy trình SX để cắt giảm tối đa chi phí về nguyên vật liệu, chi phí về nhân công. Với mục tiêu luôn luôn cải tiến, luôn luôn thay đổi với các mục tiêu được chia nhỏ như cải tiến năng suất lao động, cải tiến cắt giảm hao hụt nguyên vật liệu... Do đặt ra các mục tiêu nhỏ nên dễ thực hiện, vì vậy KC nhanh chóng trở lên phổ biến với các công ty và góp phần không nhỏ vào thành công của các tập đoàn lớn ở Nhật Bản.”Thực tế ở Việt Nam, quản trị chi phí hiện đại theo phương pháp Kaizen bắt đầu vận dụng từng phần (mô hình 2-6-2). Đi phân tích sâu hơn ta thấy, trong khi mục tiêu của phương pháp chi phí mục tiêu là phương tiện quan trọng của quản lý chi phí trong các giai đoạn phát triển và thiết kế sản phẩm mới. Triết lý Kaizen hỗ trợ hoạt động cải tiến liên tục trong giai đoạn sản xuất. Kaizen Costing có thể là một phương pháp thay thế cho mô hình quản lý chi phí kiểu ABC, với sự kết hợp Kaizen Costing với chi phí mục tiêu sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí trong một chu trình, đầy đủ từ khâu thiết kế đến phát triển sản phẩm và sản xuất sản phẩm.” Nghiên cứu này đã làm sáng tỏ hai vấn đề: Đánh giá mức độ áp dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam; và xem xét vai trò của kế toán quản trị trong quản lý từ nhận thức của các nhà quản lý và kế toán tại các doanh nghiệp này. Về mức độ áp dụng kế toán quản trị, kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy các kỹ thuật truyền thống của kế toán quản trị vẫn chiếm ưu thế, đặc biệt là các công cụ dự toán và đánh giá thành quả hoạt động. Song, kết quả khảo sát cũng hé lộ những biểu hiện tích cực khi một số kỹ thuật hiện đại của kế toán quản trị đã được các doanh nghiệp áp dụng dù còn ở mức khá khiêm tốn. Điều này đòi hỏi thời gian vì thực tế kế toán quản trị ở Việt Nam mới chính thức được thừa nhận trong Luật Kế toán (2003) và tại Thông tư số 53/2006/TT-BTC.” 4. Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam Mục tiêu vận dụng các phương pháp kế toán quản trị chi phí là cắt giảm chi phí, thực hiện kế hoạch lợi nhuận trong ngắn hạn và dài hạn.“Tuy nhiên, vận dụng các phương pháp chi phí mục tiêu, Kaizen và chi phí định mức như thế nào, vào giai đoạn nào của chu kỳ sống của sản phẩm thì còn phụ thuộc vào mức độ nhận thức của nhà quản trị, điều kiện áp dụng của từng doanh nghiệp và bối cảnh kinh tế của từng quốc gia.” Từ kinh nghiệm vận dụng các phương pháp kế toán quản trị gắn với chu kỳ sống của sản phẩm, có thể rút ra một số kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam như sau: Thứ nhất, doanh nghiệp sản xuất Việt Nam có hướng vận dụng phương pháp chi phí mục tiêu như Nhật Bản. Phương pháp chi phí mục tiêu là công cụ hiệu quả giúp nhà quản trị thực hiện mục tiêu lợi nhuận dài hạn thông qua việc cải thiện mức độ cạnh tranh của sản phẩm. Phương pháp chi phí mục tiêu đặt trọng tâm cắt giảm chi phí ở giai đoạn nghiên cứu thiết kế của sản phẩm.“Việc cắt giảm chi phí hiệu quả ở giai đoạn nghiên cứu đảm bảo cho sản phẩm làm ra có thể cạnh tranh trên thị trường và doanh nghiệp có lãi. Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập rất nhanh và toàn diện với nền kinh tế thế giới, các hàng rào thuế quan đang dần được dỡ bỏ, do vậy, muốn tồn tại, các doanh nghiệp Việt Nam phải nâng cao trình độ cạnh tranh của sản phẩm.” 1030
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Về mặt lý thuyết, phương pháp chi phí mục tiêu có thể áp dụng vào mọi giai đoạn trong chu kỳ sống sản phẩm, trong mọi hoạt động quản trị chi phí của doanh nghiệp.“Tuy nhiên, về mặt thực hành, kinh nghiệm triển khai phương pháp này ở Nhật Bản đã khẳng định giai đoạn trọng tâm của phương pháp này là nghiên cứu, thiết kế sản phẩm. Trong quá trình thiết kế, việc xây dựng mối quan hệ tương tác chặt chẽ và đồng thời giữa các bộ phận chức năng trong công ty sẽ rút ngắn thời gian nghiên cứu, thiết kế sản phẩm, đây chính là những kinh nghiệm mà các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý.” Thứ hai, định hướng vận dụng phương pháp quản lý chi phí theo triết lý Kaizen, kinh nghiệm áp dụng phương pháp Kaizen chỉ ra rằng trong quá trình sản xuất đại trà, doanh nghiệp còn có cơ hội để tiếp tục cắt giảm chi phí... Mục tiêu cắt giảm chi phí (bao gồm cả định phí và biến phí) phải được xây dựng và phân bổ chi tiết đến từng bộ phận thực hiện. Việc thường xuyên trao đổi và làm việc nhóm giữa nhà quản trị và người lao động là bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam.“Ở mức độ phát triển cao về hoạt động kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp, Daihatsu nói riêng và các doanh nghiệp Nhật Bản nói chung có xu hướng sử dụng phương pháp Kaizen song song hoặc thay thế hẳn phương pháp chi phí định mức trong giai đoạn sản xuất đại trà, đay sẽ là một gợi ý vận dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam.” Thứ ba, xem xét về tiếp tục có điều chỉnh việc quản lý chi phí theo phương pháp truyền thống chi phí định mức. Chi phí định mức là một trong những phương pháp chi phí ra đời sớm nhất, phương pháp này đến nay có nhiều tranh cãi trong thực tế, song vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp sử dụng và đánh giá cao hiệu quả phương pháp này trong kế toán quản trị chi phí và đánh giá kết quả hoạt động. Thực tế cho thấy Nhật Bản là quốc gia có trình độ phát triển kế toán quản trị cao hay như Malaysia, một quốc gia được đánh giá có trình độ kế toán quản trị khá phát triển, thì các doanh nghiệp ở hai quốc gia này vẫn sử dụng phổ biến chi phí định mức. Tuy nhiên, cách xây dựng và điều chỉnh hệ thống định mức chi phí cũng có sự khác biệt giữa hai quốc gia này. Để phù hợp với điều kiện sản xuất hiện đại, các doanh nghiệp tại Malaysia đã chọn cách điều chỉnh phương pháp định mức cho phù hợp với điều kiện mới hơn là từ bỏ phương pháp này. Đây là một gợi ý cho các doanh nghiệp Việt Nam vì thực tế là phương pháp chi phí định mức là phương pháp kế toán quản trị chi phí được sử dụng phổ biến nhất ở Việt Nam.” Từ kết quả nghiên cứu, có thể thấy để gia tăng mức độ áp dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam, tác giả đưa ra một vài khuyến nghị sau: - Nâng cao nhận thức cho các nhà quản lý doanh nghiệp về sự đa dạng của các kỹ thuật kế toán quản trị cũng như tính hữu ích của các công cụ này không chỉ giới hạn ở dự toán hay các mục tiêu ngắn hạn. - Tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư, tạo động lực cho kinh tế thị trường phát triển, từ đó sẽ thúc đẩy các cải cách trong quản trị doanh nghiệp và kết quả là sẽ thúc đẩy kế toán quản trị; khi các kỹ thuật truyền thống không còn đủ để đáp ứng yêu cầu quản lý trong bối cảnh kinh doanh mới thì sẽ là giai đoạn các doanh nghiệp chuyển sang ưu tiên áp dụng các kỹ thuật hiện đại. - Vai trò của các cơ sở đào tạo về quản trị kinh doanh và kế toán trong việc truyền bá các kiến thức mới, bám sát thực tiễn để gia tăng khả năng ứng dụng và triển khai. Do đó, vấn đề đổi mới giáo trình, tài liệu học tập theo hướng hiện đại, tiếp cận với sự phát triển của kế toán quản trị của các nước trong khu vực và thế giới cũng hết sức cấp thiết. 5. Kết luận Trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay, tăng cường năng lực cạnh trah của các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam đang tự đổi mới, đổi mới về tư duy quản lý, cách thức sản xuất để có thể sử dụng có hiệu quả nguồn lực kinh doanh, cắt giảm chi phí, giảm giá thành."Điều này đòi hỏi nhà quản trị cần có nguồn thông tin phù hợp, đáng tin cậy trong quá trình ra quyết định chính xác kịp thời và có hiệu quả. Nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức kế toán quản trị chi phí hiện đại theo chu kỳ sống của sản phẩm ở một số nước trên thế giới, bài viết mong muốn có chút đóng góp một vài ý kiến về vận dụng các phương pháp quản trị chi phí hiện đại tại các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam để có thể mang lại hiệu quả cao hơn trong việc cung cấp các thông tin huxu ích trong việc ra quyết định của nhà quản trị.” 1031
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Ngọc Quang (2014), Kế toán quản trị, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân. [2] Phạm Văn Dược (2011), Kế toán quản trị, Nhà xuất bản Lao động. [3] Phan Đức Dũng (2009), Kế toán quản trị, Nhà xuất bản thống kê. [4] Nguyễn Thị Mai Hương, (2018), “thực trạng và giải pháp khi áp dụng triết lý Kaizen và công cụ 5S trong quản trị sản xuất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa”, tạp chí Nghiên cứu khóa học tài chính. [5] Atkinson,A.A. R.D. Banker, R.S. Kaplan anh S.M.Young (2001), Management Accounting, Third Edition. [6] Bas Basuki, Mertzha Dwiputri Riediansyaf, (2014), “The Application of Time Driven Activity - Based Costing In the Hospitality Industry: An Exploratory Case Study”. [7] Horngren, C. and G. Foster (1991) Cost accounting: A managerial emphasis, 7th ed. (Prentice Hall, Englewood Cliffs, NJ ). [8] Nishimura, 2002, “Malaysia Accounting review”, Asean Economic Growth and management accouting”. [9] http://www.hoiketoanhcm.org.vn/vn/trao-doi/van-dung-mo-hinh-ke-toan-quan-tri-chi-phi- trong-cac-doanh-nghiep-viet-nam.htm. [10] http://www.tapchicongthuong.vn/bai-viet/nghien-cuu-muc-do-ap-dung-ke-toan-quan-tri-tai- cac-doanh-nghiep-san-xuat-giay-o-viet-nam-51857.htm. [11] http://nangsuatxanh.vn/ung-dung-kaizen-trong-cac-doanh-nghiep-viet-nam.html. 1032
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
450 Câu hỏi trắc nghiệm Thanh toán và tín dụng quốc tế
30 p | 491 | 32
-
TÀI LIỆU GIẢNG DẠY VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ - BÀI 7: CHUYỂN NHƯỢNG VÀ CHUYỂN QUYỀN SỰ DỤNG - GS. MICHAEL BLAKENEY
0 p | 126 | 30
-
QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP - PHÂN TÍCH SWOT KINH TẾ VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP
0 p | 160 | 27
-
TOÀN VĂN HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT MỸ - NHỮNG ĐIỀU KHOẢN QUAN TRỌNG - 1
18 p | 144 | 23
-
SLIDE KINH TẾ LƯỢNG: CHƯƠNG II: HỒI QUY 2 BIẾN
49 p | 157 | 20
-
TRẮC NGHIỆM MÔN HỌC KINH TẾ VI MÔ
12 p | 132 | 15
-
TOÀN VĂN HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT MỸ - NHỮNG ĐIỀU KHOẢN QUAN TRỌNG - 3
18 p | 93 | 12
-
CHIẾN LƯỢC HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN - 5
25 p | 129 | 12
-
TOÀN VĂN HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT MỸ - NHỮNG ĐIỀU KHOẢN QUAN TRỌNG - 4
18 p | 86 | 7
-
Tập bài giảng Kinh tế học vi mô - ĐH SPKT Nam Định
205 p | 55 | 5
-
Kinh tế công cộng 6
11 p | 43 | 4
-
Tài liệu về Kinh tế học
0 p | 73 | 4
-
Kinh tế công cộng 11
11 p | 59 | 4
-
Xu thế cải cách thuế thu nhập doanh nghiệp trên thế giới và gợi ý chính sách dành cho Việt Nam trong bối cảnh hội nhập sâu rộng
12 p | 5 | 3
-
Mở ngành Toán kinh tế tại trường Đại học Tài chính - Marketing
6 p | 28 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn