intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh nghiệm phát triển ngành công nghiệp phụ trợ ở một số quốc gia và bài học cho Việt Nam

Chia sẻ: ViSteveballmer ViSteveballmer | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

29
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phát triển công nghiệp phụ trợ hiện là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Chính phủ, được kỳ vọng sẽ làm thay đổi bộ mặt của ngành công nghiệp nước nhà. Trong phạm vi bài nghiên cứu xin giới thiệu mô hình phát triển công nghiệp phụ trợ ở một số nước thành công điển hình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh nghiệm phát triển ngành công nghiệp phụ trợ ở một số quốc gia và bài học cho Việt Nam

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ Ở MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM DEVELOPMENTAL EXPERIENCES IN SUPPORTING INDUSTRIES FROM SEVERAL COUNTRIES AND LESSONS FOR VIETNAM Trần Kim Anh Khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học Thương Mại TÓM TẮT Xét trên cả tầm nhìn trung và dài hạn, ngành công nghiệp phụ trợ đóng một vai trò quan trọng và là luận điểm cần thiết để xây dựng các giải pháp n ng cao năng lực cạnh tranh cho ngành công nghiệp Việt Nam. Phát triển công nghiệp phụ trợ hiện là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Chính phủ, được kỳ vọng sẽ làm thay đổi bộ mặt của ngành công nghiệp nước nhà. Việc nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia đ thành công trong việc phát triển ngành công nghiệp phụ trợ sẽ giúp Việt Nam rút ra được những bài học quan trọng để tìm ra được bài toán phát triển cho ngành công nghiệp phụ trợ trong nước. Trong phạm vi bài nghiên cứu xin giới thiệu mô hình phát triển công nghiệp phụ trợ ở một số nước thành công điển hình. ABSTRACT From both long term and short term perspective, the supporting industry takes a crucial role in comparative advantage development for Vietnamese Industrial economy. There is great expectation in its role as the kickstarter from the Vietnamese Government, thus researches in previous experience from other countries would pose a tremendous opportunity for Vietnam to follow suit. The article will aim to present successful past experiences in developing supporting industries from selected countries. 1. Sự Cần Thiết Của Việc Phát Triển Công Nghiệp Phụ Trợ Ở Việt Nam 1.1. Khái niệm về công nghiệp phụ trợ Thuật ngữ ―công nghiệp phụ trợ‖ (CNPT) đƣợc sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả nƣớc phát triển và đang phát triển. Tuy nhiên cho đến nay, vẫn chƣa có một cách hiểu chung nhất đối với thuật ngữ này. Tùy theo từng hoàn cảnh, mục đích sử dụng mà mỗi quốc gia đều có cách định nghĩa riêng về CNPT. CNPT không phải là điều gì mới mẻ đối với các nƣớc công nghiệp phát triển. Nó xuất hiện từ khi xã hội có sự phân công lao động ở trình độ cao. Ở Châu Á, khái niệm CNPT, bắt đầu xuất hiện ở Nhật Bản và sau này là các nƣớc công nghiệp trẻ nhƣ Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan,... nơi mà chi tiết các sản phẩm thƣờng đƣợc gia công ở một đơn vị sản xuất khác với nơi chế tạo, lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh cuối cùng. Theo đó, ở Nhật Bản, định nghĩa chính thức của quốc gia về CNPT đƣợc Bộ Kinh tế, Thƣơng mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) đƣa ra vào năm 1993: ―CNPT là các ngành công nghiệp cung cấp các yếu tố cần thiết như nguyên vật liệu thô, linh kiện và vốn… cho các ngành công nghiệp lắp ráp (bao gồm ô tô, điện và điện tử)”. Trong khi đó định nghĩa của Văn phòng phát triển CNPT Thái Lan (Bureau of Supporting Industries Development - BSID) là: ―CNPT là các ngành công nghiệp cung cấp linh kiện, phụ kiện, máy móc, dịch vụ đóng gói và dịch vụ kiểm tra cho các ngành công nghiệp cơ bản (nhấn mạnh các ngành cơ khí, máy móc, linh kiện cho ô tô, điện và điện tử là nh ng ngành công nghiệp phụ trợ quan trọng)”. Ở Việt Nam, quan niệm về CNPT xuất hiện trong các chƣơng trình hợp tác kinh tế với Nhật Bản. Khái niệm này đƣợc du nhập vào nƣớc ta thông qua vai trò của Diễn đàn kinh tế Việt Nam (VDF) và ảnh hƣởng của các luồng FDI Nhật Bản, đặc biệt gắn với việc chọn lựa địa điểm đặt các nhà máy sản xuất của những tập đoàn đa quốc gia. Thuật ngữ CNPT đƣợc sử dụng chính thức từ năm 2004, chủ yếu trong các chỉ thị, công văn chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ. Năm 2006, CNPT trở thành một nội dung chính trong Quy hoạch tổng thể phát 64
  2. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) triển các ngành công nghiệp Việt Nam theo các vùng lãnh thổ đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020 (Quyết định 73/2006/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ); nhƣng trong văn bản này, chƣa xuất hiện định nghĩa về CNPT, chỉ nêu các ngành CNPT cần tập trung phát triển. Năm 2011, tại Quyết định 12/2011/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ, CNPT đƣợc chỉ rõ: ―là các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu, phụ tùng linh kiện, phụ kiện, bán thành phẩm để cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp các sản phẩm hoàn chỉnh là tư liệu sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng”. 1.2. Sự cần thiết của việc phát triển công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam 1.2.1. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài CNPT có vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển ngành công nghiệp nói riêng và đối với phát triển kinh tế nói chung. Ngoài việc tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp chính, CNPT còn góp phần đẩy mạnh thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài và tạo thêm nhiều việc làm cho ngƣời lao động. Một ngành CNPT kém phát triển sẽ khiến cho các ngành công nghiệp chính thiếu đi sức cạnh tranh, làm cho nhiều công ty sản xuất thành phẩm cuối cùng khác phải phụ thuộc vào nhập khẩu, làm giảm hiệu quả của nhiều dự án đầu tƣ. Tỷ lệ của chi phí về CNPT cao hơn nhiều so với chi phí về lao động, do vậy một quốc gia có ƣu thế về lao động nhƣng CNPT yếu kém sẽ làm cho môi trƣờng đầu tƣ trở nên kém hấp dẫn. Nhiều chuyên gia cảnh báo rằng, trong quá trình mở cửa hoàn toàn thị trƣờng trong nƣớc, nếu không xây dựng đƣợc ngành CNPT tƣơng ứng, đủ sức cạnh tranh quốc tế và có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài thì sẽ có những nhà đầu tƣ nƣớc ngoài chuyển hƣớng đầu tƣ sang các nƣớc khác, có nhiều lợi thế hơn Việt Nam. 1.2.2. Thúc đẩy Công nghiệp hóa Phát triển CNPT có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của mỗi quốc gia, đặc biệt là ở những quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Đối với Việt Nam, muốn hình thành và phát triển một số ngành công nghiệp hiện đại, nhất là những ngành công nghiệp nhƣ sản xuất ô tô, xe máy; các sản phẩm điện tử, điện lạnh,... một cách hiệu quả thì cần phải thực hiện thành công việc nội địa hóa một cách cơ bản các ngành công nghiệp đó. Muốn vậy, chúng ta phải phát triển mạnh ngành CNPT để các sản phẩm của nó thay thế dần, tiến tới thay thế hoàn toàn các sản phẩm nhập khẩu. 1.2.3. Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Trong hội nhập kinh tế quốc tế, năng lực cạnh tranh là yếu tố then chốt quyết định sự phát triển của doanh nghiệp, của cả quốc gia. Khả năng cung cấp linh kiện phụ tùng có tính chất quyết định đến thành quả kinh doanh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng và ngành công nghiệp nói chung. CNPT phát triển hợp lý, cân đối sẽ tạo ra các sản phẩm đặc thù của quốc gia, có sức canh tranh hơn các sản phẩm đƣợc lắp ráp bởi các linh kiện và nguồn cung ứng toàn cầu. Tuy phát triển CNPT không phải là nhân tố trực tiếp mà là gián tiếp tác động đến năng lực cạnh tranh của các ngành công nghiệp chính, song thông qua vai trò hỗ trợ và tỷ lệ của nó trong sản xuất sản phẩm công nghiệp, vấn đề cốt lõi của việc nâng cao sức cạnh tranh trong sản phẩm công nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung chính là việc có một hệ thống CNPT phát triển hoàn chỉnh. 2. Kinh Nghiệm Phát Triển Ngành Công Nghiệp Phụ Trợ Ở Một Số Quốc Gia 2.1. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp phụ trợ của Nhật Bản Nhật Bản là quốc gia có nền công nghiệp phát triển nhất khu vực Đông Á. Các tập đoàn lớn của Nhật Bản nhƣ: Mitsubishi, Honda, Toshiba…đang khẳng định vị thế trên thị trƣờng thế giới. Để có thành quả nhƣ hiện nay một phần là nhờ chính phủ Nhật Bản đã đƣa ra chiến 65
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG lƣợc phát triển công nghiệp phù hợp, đặc biệt là việc quan tâm phát triển các ngành CNPT giúp đƣa đất nƣớc Nhật Bản từ chỗ phụ thuộc vào nƣớc ngoài, công nghiệp yếu kém trở thành quốc gia tự chủ về kinh tế với trình độ công nghệ hiện đại nhất thế giới. a) Xây dựng môi trƣờng kinh tế vĩ mô và cơ chế chính sách Ở Nhật Bản, từ năm 1956 đã có Luật xúc tiến công nghiệp chế tạo máy, áp dụng chính sách hỗ trợ cụ thể cho các ngành CNPT; Luật Phòng chống trì hoãn thanh toán chi phí thầu phụ; Luật Xúc tiến doanh nghiệp thầu phụ nhỏ và vừa (năm 1970)... Hiện nay, chính sách của Nhật Bản là thúc đẩy các doanh nghiệp liên kết với các doanh nghiệp nƣớc ngoài, sử dụng có hiệu quả các phụ tùng giá rẻ của nƣớc ngoài. Duy trì và tăng cƣờng ƣu thế về công nghệ và khâu khai thác phát triển sản phẩm mới, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, cải tiến mẫu mã và hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, thâm nhập thị trƣờng ngoài nƣớc. Các doanh nghiệp Nhật Bản rất thành công trong việc ―xuất khẩu sản xuất‖ tổ chức mạng lƣới tiêu thụ sản phẩm trên toàn cầu, khai thác hiệu quả thị trƣờng quốc tế với sức cạnh tranh cao. b) Xây dựng liên kết giữa các doanh nghiệp Để phục vụ nhà máy lắp ráp, Nhật Bản có hàng nghìn các doanh nghiệp vệ tinh khác sản xuất các linh kiện phụ tùng hỗ trợ cho doanh nghiệp đó. Hiện ở Nhật Bản có nhiều tên tuổi tầm cỡ thế giới nhƣng các công ty này chỉ chiếm 1% mà thôi và công việc chủ yếu vẫn là lắp ráp, sản xuất cuối cùng, còn 90% doanh nghiệp cấp thấp hơn sản xuất các linh kiện cho những công ty này là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN). Mối liên kết mạnh giữa các doanh nghiệp Nhật Bản, đƣợc phân chia thành các Tier, trong đó Tier 1 sẽ là các tập đoàn lớn đảm trách nhiệm vai trò tổng thầu; một dự án lớn sẽ thƣờng đƣợc chia nhỏ thành rất nhiều phần để chia tiếp cho các công ty nhỏ hơn (Tier 2, Tier 3), thậm chí là Outsource (hợp đồng thuê ngoài hay dịch vụ gia công) ra nƣớc ngoài để tiết giảm chi phí. Nhật Bản đã thành công trong việc liên kết các doanh nghiệp, điều này nhận thấy khi tất cả các doanh nghiệp cùng hƣớng đến những phƣơng thức quản lý nhƣ 5S (sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc, sẵn sàng) hay Kaizen (cải tiến, cải thiện). Chính sự liên kết này đã góp phần làm nên sự phát triển CNPT ở Nhật Bản c) Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Đặc biệt, chính phủ Nhật Bản còn có những chính sách nhằm hỗ trợ các DNVVN, luôn quan tâm đến DNVVN và luôn đánh giá họ rất cao trong việc thúc đẩy ngành CNPT phát triển. Từ năm 1936, đã có quỹ tài chính đầu tƣ vốn cho doanh nghiệp loại này. Chỉ mất 3 ngày, DNVVN có thể vay vốn. Ngoài ra, chính phủ Nhật Bản còn thành lập những đơn vị bảo lãnh tín dụng có khả năng bảo lãnh cho các DNVVN khi họ vay vốn cho các doanh nghiệp tƣ nhân khác. Bên cạnh những hỗ trợ về tài chính, chính phủ Nhật Bản còn hỗ trợ về công nghệ. Ở Nhật Bản hiện có tới 110 trung tâm hỗ trợ máy móc thiết bị để giúp đỡ các công ty nhỏ với khả năng tài chính có hạn có thể tiếp cận với máy móc thiết bị mới. Ngoài ra chính phủ Nhật Bản còn xây dựng 47 trung tâm hỗ trợ công nghệ. Nhật Bản còn quan tâm tới việc xúc tiến các liên kết giữa các nhà cung cấp linh kiện, thƣờng là các doanh nghiệp nhỏ với các công ty lớn bằng việc thiết lập cơ sở dữ liệu về CNPT. Các địa phƣơng đều có cơ sở dữ liệu riêng với sự tham gia của các quan chức chính quyền, các doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu. Các cơ sở dữ liệu này có chất lƣợng cao cung cấp thông tin chi tiết về các nhà cung cấp và rất dễ tiếp cận. Ngoài ra, Nhật Bản xây dựng tiêu chuẩn 5S đối với các doanh nghiệp sản xuất ngành CNPT, chủ yếu là các DNNVV, mục đích định hƣớng và quy định tạo khuôn khổ hoạt động của họ từ Chính phủ. d) Phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao Vấn đề nhân lực cũng là một trong những chiến lƣợc của Nhật Bản. Năm 1985 Luật khuyến khích phát triển nguồn nhân lực đã đƣợc đƣa vào thực tiễn. Nhà nƣớc có vai trò cung 66
  4. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) cấp cơ sở hạ tầng và thông tin thông qua các hạt nhân sáng tạo. Các cơ sở đào tạo có mối liên hệ thƣờng xuyên với cộng đồng doanh nghiệp, nắm rõ thực tiễn để cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu liên kết giữa doanh nghiệp trong nƣớc với các công ty mẹ. Nhật Bản đƣa ra chƣơng trình liên kết học đƣờng - doanh nghiệp, tạo ra những lao động kỹ năng cao. Hiện tại, Nhật Bản có 05 hạt nhân sáng tạo quốc gia và 41 hạt nhân sáng tạo cấp tỉnh. Bên cạnh đó, Nhật Bản đã thiết lập hệ thống mang tên ―meister‖ ở cấp quốc gia, tỉnh thành phố và công ty. Meister là thuật ngữ theo tiếng Đức dành cho ngƣời lao động có kỹ thuật cao trong các ngành chế tạo. Nhƣ vậy, chính sách phát triển nguồn nhân lực đƣợc phối hợp thực hiện ở tất cả các cấp nhằm khuyến khích lao động có trình độ kỹ thuật tốt ngày càng hoàn thiện chất lƣợng và họ đƣợc xã hội thừa nhận. Những kinh nghiệm từ việc nghiên cứu chính sách của Nhật Bản sẽ vô cùng có ích cho việc quy hoạch phát triển CNPT ở Việt Nam hiện nay. 2.2. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp phụ trợ ở Thái Lan Hiện nay, Thái Lan đang đứng đầu các nƣớc ASEAN về phát triển CNPT với 19 ngành CNPT ở 3 cấp: lắp ráp, cung cấp thiết bị phụ tùng và linh kiện, dịch vụ. Riêng trong ngành công nghệ ô tô với mục tiêu trở thành Detroite Châu Á, Thái Lan đã có đến 2000 doanh nghiệp sản xuất linh kiện, trong đó gần 400 nhà sản xuất chuyên về phôi đúc hoặc rèn khiến từ chỗ từng bƣớc nội địa hóa phụ tùng nay Thái Lan đã xuất khẩu cả ô tô với linh kiện đƣợc sản xuất tại chỗ. Mặc dù có 15 nhà máy lắp ráp, nhƣng Thái Lan có đến 1800 nhà cung ứng. Để có đƣợc những thành công kể trên, Thái Lan đã nghiên cứu, xây dựng và phát triển những chính sách phù hợp cho ngành CNPT nƣớc nhà. a) Xây dựng môi trƣờng kinh tế vĩ mô và cơ chế chính sách Hệ thống chính sách của Chính phủ Thái Lan nhằm phát triển CNPT là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của ngành CNPT. Ở Thái Lan, từ lâu ngƣời ta đã nhận ra là cần phải khuyến khích sự phát triển của CNPT và nhu cầu cấp bách này càng trở nên rõ ràng hơn khi Thái Lan theo đuổi chiến lƣợc hƣớng ra xuất khẩu năm 1970. + Trong giai đoạn đầu phát triển các ngành CNPT, Thái Lan chú trọng những chính sách khuyến khích và bảo vệ thị trƣờng nội địa nhƣ chính sách nội địa hoá (từ việc quy định về tỷ lệ nội địa hóa (1996): 40% với xe tải nhỏ, 54% với xe tải khác đã tiến đến yêu cầu động cơ diesel phải đƣợc sản xuất trong nƣớc), giảm thuế nhằm phát triển nhanh các ngành sản xuất, từ đó làm tăng nhu cầu đối với các ngành CNPT. + Khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ thông qua việc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế nhập khẩu máy móc thiết bị trong một thời gian nhất định đối với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNPT. b) Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Các DNVVN đang giữ vai trò là động lực phục hồi và tăng trƣởng kinh tế, DNVVN đóng góp 38% vào GDP. Hiện tại, Thái Lan có gần ba triệu DNVVN đăng ký và đang hoạt động trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, thu hút số lao động khoảng chín triệu ngƣời. Cuộc khủng hoảng kinh tế tại Thái Lan 1997, DNVVN gặp nhiều khó khăn nhất, Chính phủ đã cung cấp tiền, thành lập Cơ quan Hỗ trợ DNVVN Thái Lan (Osmep) có trách nhiệm chính đẩy mạnh sự phát triển DNVVN của nƣớc này. Osmep tích cực hỗ trợ, thúc đẩy DNVVN đi đầu trong CNPT về sản xuất các mặt hàng mới, áp dụng công nghệ mới, tạo thêm nhiều việc làm cho ngƣời lao động. Ngân hàng DNVVN Thái Lan là nơi cung cấp vốn chủ yếu với nhiều ƣu đãi cho DNVVN nƣớc này hoạt động. c) Xây dựng và phát triển cơ quan hỗ trợ công nghiệp phụ trợ Thái Lan thành lập nhiều cơ quan hỗ trợ CNPT phát triển nhƣ: Viện Nghiên cứu Ô tô - Xe máy; Văn phòng Phát triển CNPT; Uỷ ban Xúc tiến CNPT... Thậm chí khối doanh nghiệp 67
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG của Thái Lan đƣợc tham gia vào việc dự thảo, điều chỉnh và kiểm tra các chính sách phát triển. Bên cạnh các chính sách ƣu đãi cho phát triển CNPT, Thái Lan còn thành lập các ủy ban hỗ trợ về vấn đề này và các tổ chức chuyên lo phát triển xây dựng và hình thành mối liên kết công nghiệp trong nƣớc. Năm 1985, Thái Lan đã thành lập Phòng phát triển (BSID) trong Uỷ ban xúc tiến công nghiệp (DIP) thuộc Bộ Công nghiệp với sự hỗ trợ của Nhật Bản. Mục tiêu chính của BSID là hỗ trợ các DNVVN trong nƣớc hoạt động trong các ngành CNPT nhƣ phối hợp với Nhật Bản tổ chức các khóa đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề cho các lao động trong các doanh nghiệp này, và đƣa ra quy hoạch tổng thể cho phát triển CNPT. Uỷ ban đầu tƣ Thái Lan (BOI) đã thành lập bộ phận liên kết công nghiệp (BUILD) để thúc đẩy hợp tác giữa các công ty trong nƣớc và các công ty nƣớc ngoài trong ngành CNPT. Bộ phận này chịu trách nhiệm cung cấp thông tin về cơ sở dữ liệu các nhà cung cấp. Uỷ ban xúc tiến công nghiệp DIP cũng đƣa ra chƣơng trình phát triển các nhà cung cấp quốc gia (NSDP) và bắt đầu thực hiện. 2.3. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp phụ trợ ở Malaysia Cũng giống nhƣ Thái Lan, Malaysia theo đuổi chiến lƣợc khuyến khích FDI có chọn lọc để thúc đẩy phát triển CNPT. Tuy nhiên, ở Malaysia có những điển hình thành công nổi bật khác có ích cho việc học hỏi kinh nghiệm, giúp phát triển CNPT ở Việt Nam. a) Phát triển các chƣơng trình cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ + Chƣơng trình hỗ trợ phát triển các nhà cung cấp linh kiện. Mục tiêu chính của chƣơng trình này là tạo ra một thị trƣờng công nghiệp mà các công ty công nghiệp quy mô nhỏ và vừa của Malaysia có thể trở thành những nhà sản xuất và cung cấp đáng tin cậy các sản phẩm đầu vào công nghiệp nhƣ máy móc, thiết bị cho các ngành công nghiệp lớn; ngoài ra chƣơng trình cũng thúc đẩy mối liên kết giữa các ngành công nghiệp nhỏ và vừa, các ngành công nghiệp và các tập đoàn tài chính trong nƣớc và quốc tế. + Xây dựng cơ sở dữ liệu các nhà cung cấp linh phụ kiện, các công ty đa quốc gia, FDI có nhu cầu về sản phẩm CNPT (SE). SE cung cấp cơ sở dữ liệu trên máy tính nhằm giúp cho các DNVVN có tiềm năng có thể tiếp cận các công ty lớn để cung cấp các sản phẩm đầu vào công nghiệp. SE khuyến khích các DNVVN trong nƣớc tham gia vào các ngành CNPT hiện đại, cạnh tranh, năng động trong các lĩnh vực sau: ôtô, xe máy; các ngành công nghiệp cao su; điện, điện tử; nhựa; các ngành sản xuất đồ gỗ; máy móc cơ khí; dệt may. + Thực hiện Chương trình phát triển các nhà cung ứng linh kiện ô tô, Công ty Perusahaan Otomobil Nasional Bhd đƣợc coi là Công ty mỏ neo giúp các DNVVN phát triển và mở rộng kĩnh vực sản xuất ô tô; rồi đến Kế hoạch phát triển linh kiện điện và điện tử, do hai công ty nội địa lớn đứng làm ―công ty mỏ neo‖ có trách nhiệm trợ giúp phát triển, dẫn dắt, tạo thị trƣờng, hỗ trợ công nghệ, kỹ năng quản lý cho những nhà cung cấp hay các DNVVN. Malaysia phân chia các đối tƣợng thành các nhóm nhỏ, xây dựng những chƣơng trình hỗ trợ cho từng nhóm và có chính sách ƣu tiên thuế đối với các doanh nghiệp theo quy mô khác nhau. b) Phát triển cụm liên kết ngành Ở Malaysia, phát triển cụm liên kết ngành (CLKN) đƣợc gọi là Iskandar Malaysia. Mục đích của Iskandar là nhằm để phát triển một vùng lãnh thổ trở nên có sức cạnh tranh mạnh, năng động và có tính toàn cầu. Hiện tại, ở Malaysia có 09 CLKN bao gồm 06 lĩnh vực dịch vụ: tƣ vấn tài chính; sáng chế, sáng tạo; logistics; du lịch; giáo dục; y tế; và 03 lĩnh vực công nghiệp chế tác: điện và điện tử; hóa chất và hóa dầu; chế biến lƣơng thực và thực phẩm. Nâng cấp và phát triển CLKN đƣợc Malaysia chú trọng và xem là khâu đột phá trong chiến lƣợc và chính sách phát triển kinh tế đất nƣớc. Phần cấu thành có tính chiến lƣợc của khâu đột phá này là nâng cao tính gắn kết của mạng lƣới trong mỗi CLKN để tất cả các DN, các tổ chức trong CLKN có thể gắn kết, phối hợp với nhau một cách trôi chảy và thuận lợi nhất. 68
  6. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) c) Hoạt động của trung tâm phát triển kĩ năng Penang Việc thành lập và đi vào hoạt động của trung tâm phát triển kĩ năng Penang (PSDC) đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển của CNPT. PSDC đã cung cấp chƣơng trình nâng cao trình độ công nghiệp cho các lao động trong các công ty và những ngƣời vừa tốt nghiệp. Nó còn đƣa ra sáng kiến về chƣơng trình cung cấp toàn cầu (GSP) giúp giảm khoảng cách thông tin giữa các công ty đa quốc gia và các nhà cung cấp linh kiện trong nƣớc. PSDC còn là nơi các công ty đa quốc gia và các nhà cung cấp trong nƣớc gặp gỡ trao đổi thông tin cả chính thức lẫn không chính thức thông qua các khóa đào tạo kỹ thuật. Do tác động kết hợp của việc nâng cao công nghệ và giảm khoảng cách thông tin, PSDC đã góp phần vào sự phát triển của các liên kết. Tỷ lệ mua sắm nội địa của công ty Sony EMCS tại Penang đã đạt trung bình khoảng 30%-40%, tỷ lệ này đã xấp xỉ mức trung bình của thế giới về tỷ lệ mua sắm nội địa các công ty đầu tƣ Nhật Bản (40,3% trong năm 2003). Mô hình này có thể mang lại bài học quý giá cho Việt Nam trong việc thực hiện các chƣơng trình phát triển CNPT hiện nay và trong tƣơng lai. Ngoài ra, Malaysia ƣu đãi trong thu hút FDI vào các ngành công nghiệp phụ trợ thông qua Cơ quan công nghiệp nhà nƣớc Malaixia (MIDA). Cụ thể ƣu đãi thuế cho các doanh nghiệp FDI đầu tƣ vào sản xuất máy móc và linh kiện; sản xuất các thiết bị giao thông và linh kiện và phụ tùng; các ngành công nghiệp phụ trợ; sản xuất các thiết bị và linh kiện điện, điện tử; sản xuất các sản phẩm nhựa. 2.4. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp phụ trợ ở Trung Quốc a) Xây dựng môi trƣờng kinh tế vĩ mô và cơ chế chính sách Cuối năm 1990 Trung Quốc đã ban hành chính sách đa dạng hoá, tự do hoá, xây dựng mới kết cấu hạ tầng, ƣu đãi thuế đối với các doanh nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến. Để phát triển CNPT, Trung Quốc thành lập các tổ chức làm cầu nối giữa khu vực tƣ nhân và Nhà nƣớc, tăng cƣờng phát triển tiềm năng KH - CN quốc gia, đổi mới cơ chế tài chính, hỗ trợ các doanh nghiệp tƣ nhân hợp tác và tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất từ đối tác nƣớc ngoài, xúc tiến hợp tác nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân lực. Có cơ chế cho các doanh nghiệp phối hợp đề đạt với Chính phủ những yêu cầu hỗ trợ về mặt chính sách, cải thiện môi trƣờng hoạt động kinh doanh hƣớng vào thu hút FDI. b) Phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao Thực hiện tìm kiếm nguồn nhân lực chất lƣợng cao trên thế giới hay từ nguồn lực Hoa Kiều, Trung Quốc đã ban hành Cƣơng yếu quy hoạch nhân tài, với chủ trƣơng phát triển nhân tài tầm trung và dài hạn. Hiện nay, Chính phủ Trung Quốc đang triển khai thực hiện 16 dự án khoa học kỹ thuật quan trọng, phấn đấu đến năm 2020 đƣa tổng số cán bộ khoa học kỹ thuật loại hình sáng tạo cấp cao lên tới 40 nghìn ngƣời. Đồng thời, tăng cƣờng đào tạo nhân tài nghiên cứu phát triển, kỹ thuật khan hiếm và nhân tài quản lý; xây dựng cơ sở tập huấn sáng tạo đổi mới công trình; ấn định chính sách ƣu đãi, nhất là nhân tài hạt nhân dẫn đầu ngành sản xuất, nhân tài kỹ thuật công trình, v.v... c) Xây dựng mối liên kết giữa các doanh nghiệp Sự phát triển vƣợt bậc của ngành CNPT ở một đất nƣớc đông dân nhất thế giới, chính là nhờ mối liên kết hợp tác chặt chẽ giữa các doanh nghiệp nội địa. Các doanh nghiệp lắp ráp trong nƣớc có đƣợc nguồn cung các linh kiện, phụ tùng tại chỗ trong nƣớc với chất lƣợng đảm bảo, giá thành rẻ từ phía các nhà cung ứng nội địa, nhất là các DNVVN. Hiện tại Trung Quốc có tới 4.172 hãng cung cấp đồ linh kiện ô tô (các DNVVN chiếm tỷ lệ 70%). Ngoài sự liên kết các nhà cung cấp nội địa, Trung Quốc còn tăng cƣờng liên kết hợp tác với các công ty lắp 69
  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ráp nƣớc ngoài, các tập đoàn TNCs, MNCs… đƣa tổng giá trị xuất khẩu nhiều năm đạt kỷ lục cao. 3. Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam Về Phát Triển Công Nghiệp Phụ Trợ Từ những kinh nghiệm tổng kết kể trên, có thể rút ra cho Việt Nam một số bài học về phát triển CNPT nhƣ sau: 3.1. Từ phía Chính phủ Trong phát triển công nghiệp nói chung và CNPT nói riêng, Chính phủ đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Đối với chính sách, chương trình hành động về CNPT. Rút kinh nghiệm của Nhật Bản và Thái Lan, Việt Nam cần có chính sách về CNPT rõ ràng, ổn định, linh hoạt; các chƣơng trình hành động toàn diện, cụ thể và bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp. Việt Nam, cần xác định rõ cơ quan đầu mối phụ trách CNPT trong cơ quan hành chính của Chính phủ. Các quốc gia trên, ngay trong giai đoạn đầu tiên phát triển CNPT đã hình thành nhanh chóng cơ quan đầu mối, các cơ quan hỗ trợ để hoạch định, thực hiện và quản lý phát triển CNPT. Hiện tại Nhật Bản đang vận hành những cơ sở dữ liệu về CNPT chất lƣợng cao. Việt Nam, đang thiếu hụt thông tin liên quan về năng lực và khả năng của các doanh nghiệp hỗ trợ Việt Nam, hệ thống nhà cung cấp trong nƣớc để tìm kiếm đối tác hay liên kết sản xuất. Do đó, các hoạt động hỗ trợ phát triển CNPT chƣa huy động đƣợc sức mạnh tổng thể cho lĩnh vực này. Xây dựng chính sách phù hợp với thực tiễn. Từ bài học của các quốc gia nhƣ Thái Lan, Trung Quốc; Chính phủ Việt Nam khi xây dựng chính sách về CNPT cần có sự tham gia, trao đổi, đề đạt của các doanh nghiệp, xoá bỏ khoảng cách giữa chính sách đƣợc ban hành với việc thực thi chính sách. Việt Nam cũng đã có rất nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm giữa các nhà làm chính sách với các nhà đầu tƣ, nhƣng mới chỉ dừng lại ở những kết luận. Vì vậy, đã đến lúc Việt Nam phải có các hành động quyết liệt, chế tài nghiêm khắc trong việc thực thi sai chính sách. Nghiên cứu thành lập các quỹ bảo lãnh tín dụng tạo trung gian kết nối giữa ngân hàng với các DNVVN nhƣ kinh nghiệm của Nhật Bản và Thái Lan, giúp các DNVVN có thể vay vốn khi gặp khó khăn về tài sản thế chấp. Có cơ chế đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức quốc tế, thúc đẩy liên kết giữa các doanh nghiệp trong nƣớc với các công ty đa quốc gia (nhƣ Nhật Bản, Thái Lan). Ngoài ra, cần xây dựng doanh nghiệp nòng cốt có trách nhiệm dẵn dắt, tạo thị trƣờng, hỗ trợ phát triển DNVVN nhƣ các ―Công ty mỏ neo‖ của Malaysia. Ưu tiên ngành CNPT, sản phẩm CNPT. Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia đã rất thành công khi tập trung ƣu tiên phát triển một số ngành CNPT và tìm cho mình những linh kiện cơ bản để tập trung chuyên môn hóa. Việt Nam cần xác định rõ các ngành, các sản phẩn CNHT ƣu tiên để có thể tập trung nguồn lực cũng nhƣ định hƣớng để hấp dẫn doanh nghiệp đầu tƣ. Kinh nghiệm của Nhật Bản, Thái Lan giảm thuế cho các doanh nghiệp lắp ráp có tỉ lệ mua hàng trong nƣớc cao. Khi các DNVVN yếu thế trong cạnh tranh, trong khu vực kinh tế kém phát triển, khu vực nghèo đƣợc bảo hộ bằng ƣu đãi giảm, miễn thuế thu nhập và cho vay trực tiếp với lãi suất thấp và dài hạn. Việt Nam chƣa thực hiện đƣợc, các DNVVN vẫn phải vay với lãi suất cao và ngắn hạn. Chƣa có ƣu đãi các tập đoàn đa quốc gia về đất đai, hạ tầng, thuế trong việc kêu gọi các doanh nghiệp vệ tinh của họ vào sản xuất tại Việt Nam... Tăng cường đào tạo, phát triển tài năng cho CNPT. Nhật Bản, Malaysia, Trung Quốc rất thành công trong vấn đề này. Việt Nam cần có sự phối hợp của cả các doanh nghiệp trong và nƣớc ngoài, các cơ sở đào tạo; thành lập quỹ phát triển nhân lực, hỗ trợ chi phí đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, lao động kỹ năng cao và nhận thức cho cán bộ công chức về sứ mệnh của hệ thống doanh nghiệp đối với kinh tế xã hội quốc gia và vai trò trách nhiệm của Chính phủ, cụ thể là cán bộ công chức trong việc hỗ trợ, tƣ vấn cho doanh nghiệp phát triển. 3.2. Từ phía doanh nghiệp Tƣơng tự nhƣ các quốc gia khác trong khu vực, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chuyên sản xuất linh kiện hiện tại sẽ là lực lƣợng sản xuất CNPT ở Việt Nam. Từ kinh nghiệm của Nhật Bản, Trung Quốc và Thái Lan, các doanh nghiệp Việt Nam khi đƣợc đề nghị cần tích cực tham gia, đóng góp ý kiến trong việc hoạch định chính sách, chiến lƣợc, quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp nói chung và ngành CNPT nói riêng. 70
  8. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) Chủ động đầu tƣ, đổi mới công nghệ, trang thiết bị, nâng cao năng lực, chất lƣợng sản phẩm của doanh nghiệp. Bố trí cán bộ, công nhân trong doanh nghiệp tham gia các chƣơng trình đào tạo của ngành, địa phƣơng, hiệp hội... hoặc thuê các chuyên gia tổ chức đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực chất lƣợng cao ngay tại chỗ làm việc. Trong đó, chú trọng đào tạo phong cách, kỷ luật lao động và kiến thức thực tế, tinh thần tập thể trong doanh nghiệp. Xây dựng mối liên kết, hợp tác chặt chẽ để trở thành các doanh nghiệp vệ tinh, sản xuất sản phẩm phụ trợ cho bản thân doanh nghiệp; cung ứng cho hệ thống doanh nghiệp sản xuất linh phụ kiện và liên kết chặt chẽ với các nhà lắp ráp để giảm giá thành và qua đó học hỏi để chuyển giao công nghệ kỹ thuật. Xây dựng chiến lƣợc về thƣơng hiệu của doanh nghiệp để khẳng định sự hiện hữu của mình trên thƣơng trƣờng. Những thƣơng hiệu mạnh sẽ tạo nên giá trị riêng, có lợi thế cạnh tranh về chiến lƣợc kinh doanh tiếp thị sản phẩm. Tuy nhiên, điều này phải đi kèm với chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ, cung cách phục vụ tốt. Nhƣ vậy, thƣơng hiệu sẽ tạo nên thế mạnh cho doanh nghiệp. Tham gia và cung cấp thông tin, quá trình hoạt động của doanh nghiệp cho các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để tiến tới xây dựng cơ sở dữ liệu về CNPT quốc gia. Ngoài những bài học về thành công kể trên, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia cũng có những bài học thất bại hoặc ít thành công trong phát triển CNPT. Chẳng hạn nhƣ Thái Lan, khi xây dựng cơ chế, chính sách hợp tác với các tổ chức quốc tế và liên kết giữa các doanh nghiệp trong nƣớc với các công ty đa quốc gia nhằm thúc đẩy CNPT phát triển cũng chƣa đƣợc thành công, do thiếu sự phối hợp giữa các bộ, ngành và thiếu hiểu biết của doanh nghiệp về chính sách của Chính phủ Thái Lan. Hay ở Malaysia, khi thành lập ―Công ty mỏ neo‖, các doanh nghiệp đã thiếu sự nhiệt tình, do cơ chế mỏ neo - cung ứng của Chính phủ Malaysia có sự đối xử thiếu công bằng giữa các ngành, các nhóm thƣơng gia, dẫn đến CNPT một số ngành phát triển còn chênh lệnh (nhƣ ngành điện, điện tử và ngành ô tô)... Việt Nam là nƣớc đi sau, đây là những kinh nghiệm để Việt Nam nghiên cứu, lựa chọn phù hợp với điều kiện, thực tiễn của đất nƣớc nhằm phát triển CNPT ở Việt Nam hiệu quả. 4. Kết Luận Việt Nam đang nỗ lực phấn đấu trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại vào năm 2020. Để thực hiện thành công mục tiêu này, việc phát triển CNPT cần đƣợc coi là một trong những chính sách ƣu tiên hàng đầu trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành công nghiệp. Bên cạnh việc ban hành những chính sách phù hợp, cải thiện môi trƣờng kinh doanh thực tế thì việc nghiên cứu thực tiễn phát triển CNPT của các nƣớc là vô cùng quan trọng để Việt Nam có thể đƣa ra bƣớc đi đúng đắn cho mình. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trần Văn Thọ, (2005), ―Biến động kinh tế Đông Á và con đƣờng công nghiệp hoá Việt Nam‖ và ―Công nghiệp phụ trợ mũi đột phá chiến lƣợc‖, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. [2] Nguyễn Thị Xuân Thúy (2007), Công nghiệp hỗ trợ, tổng quan về các khái niệm, trong Xây dựng Công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam, Ohno K. (Chủ biên), VDF-GRIPS. [3] Nguyễn Văn Thanh (2007), "Kinh nghiệm phát triển các cụm liên kết công nghiệp ở các nƣớc đang phát triển", Tạp chí Nh ng vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 6. [4] Hoàng Văn Châu (Tuyển chọn) (2010), Công nghiệp hỗ trợ : Kinh nghiệm của các nước và giải pháp cho Việt Nam, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội. [5] Nguyễn Anh Trung (2014), ―Kinh nghiệm của một số quốc gia đang phát triển về phát triển công nghiệp phụ trợ‖, Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế-xã hội Quốc gia - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Trang điện tử Viện chiến lƣợc và chính sách khoa học và công nghệ, [online] available at http://www.nistpass.gov.vn/vi/tin-tuc/tin-quoc-te/1265-kinh-nghiem-cua-mot-so-quoc-gia-dang- phat-trien-ve-phat-trien-cong-nghiep-phu-tro [truy cập ngày 20 tháng 08 năm 2014] 71
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2