intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh nghiệm quản lý nhà nước về giáo dục đại học của Trung Quốc và khuyến nghị đối với Việt Nam: Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:180

12
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần 1 cuốn sách "Quản lý nhà nước về giáo dục đại học - Kinh nghiệm của Trung Quốc và khuyến nghị đối với Việt Nam" nêu tổng quan hệ thống chính sách đối với giáo dục đại học và kết quả thực hiện chính sách phát triển giáo dục đại học của Trung Quốc từ năm 1978 đến nay. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh nghiệm quản lý nhà nước về giáo dục đại học của Trung Quốc và khuyến nghị đối với Việt Nam: Phần 1

  1. Chịu trách nhiệm xuất bản GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP PHẠM MINH TU N Chịu trách nhiệm nội dung PHÓ GIÁM ĐỐC - PHÓ TỔNG BIÊN TẬP TS. ĐỖ QUANG DŨNG Biên tập nội dung: ThS. PHẠM THỊ KIM HUẾ TS. HOÀNG MẠNH TH NG ThS. NGUYỄN MINH HUỆ TRẦN THỊ THANH PHIỆT TRẦN PHAN BÍCH LIỄU Trình bày bìa: PHẠM DUY THÁI Chế bản vi tính: HOÀNG MINH TÁM Sửa bản in: PHÒNG BIÊN TẬP KỸ THUẬT Đọc sách mẫu: BAN KINH TẾ NGUYỄN VIỆT HÀ Số đăng ký xuất bản: 427-2021/CXBIPH/14-365/CTQG. Quyết định xuất bản số: 17-QĐ/NXBCTQG, ngày 18/02/2021. In xong và nộp lưu chiểu tháng 04/2021. Mã số ISBN: 978-604-57-6502-9.
  2. CHỦ BIÊN PGS.TS. MAI NGỌC ANH TẬP THỂ TÁC GIẢ PGS.TS. MAI NGỌC ANH PGS.TS. ĐỖ THỊ HẢI HÀ TS. NGUYỄN ĐĂNG N I TS. NGUYỄN Đ NH HƯNG TS. B I THỊ H NG VIỆT TS. KHIẾU THỊ NHÀN ThS. NGUYỄN MINH HUỆ
  3. LỜI NHÀ XUẤT BẢN Ở Việt Nam, cho đến nay, mặc dù Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành nhiều chính sách, thực hiện nhiều chương trình dự án hỗ trợ phát triển mạng lưới giáo dục đại học, song do việc thực hiện quy hoạch chưa tốt, chưa định hình được chính sách xây dựng các cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu... nên quy mô, danh tiếng của các trường đại học Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn so với các nước trong khu vực ASEAN và thế giới. Chất lượng đào tạo đại học chưa cao, các chương trình đào tạo liên thông được thế giới thừa nhận chưa nhiều, kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp phần lớn chưa đáp ứng được yêu cầu của đơn vị tuyển dụng lao động. Hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục đại học mới hình thành nên thể chế và tiêu chí đánh giá hoạt động cần được hoàn thiện. Hoạt động hỗ trợ cho sinh viên còn nhiều vướng mắc do các chính sách hỗ trợ tín dụng đối với sinh viên đang theo học còn nhiều bất cập... Trung Quốc có một số trường đại học có quy mô, danh tiếng được xếp hạng trên thế giới và khu vực. Có được kết quả đó do Trung Quốc đã ban hành nhiều chính sách đầu tư cho giáo dục đại học nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, có những công trình nghiên cứu được đưa vào thực tiễn đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội, thu hút nhân tài từ nước ngoài,... Sự thành công trong tăng trưởng và phát triển kinh tế của Trung Quốc có vai trò rất lớn từ kết quả thực hiện cải cách giáo dục đại học. Để giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo về vấn đề trên, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Quản lý nhà nước về giáo dục đại học: Kinh nghiệm của Trung Quốc và khuyến nghị đối với Việt Nam (Sách chuyên khảo)
  4. 6 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC: KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC... do PGS.TS. Mai Ngọc Anh chủ biên. Cuốn sách là kết quả nghiên cứu của đề tài cấp nhà nước KHGD/16-20.ĐT003: Quản lý nhà nước đối với giáo dục đại học: Một số kinh nghiệm của Trung Quốc và khuyến nghị cho Việt Nam, thuộc Chương trình Khoa học và Công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2016-2020: “Nghiên cứu phát triển khoa học giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam”, mã số KHGD/16-20. Nội dung cuốn sách gồm ba phần nêu tổng quan hệ thống chính sách đối với giáo dục đại học và kết quả thực hiện chính sách phát triển giáo dục đại học của Trung Quốc từ năm 1978 đến nay; phân tích thực trạng chiến lược, chính sách đối với phát triển giáo dục đại học của Việt Nam thời gian qua; qua đó các tác giả đã mạnh dạn đề xuất một số khuyến nghị về quản lý giáo dục đại học ở Việt Nam từ kinh nghiệm của Trung Quốc nhằm phát triển giáo dục đại học ở Việt Nam trong những năm tiếp theo. Việc xây dựng chiến lược, chính sách đối với giáo dục đại học có ý nghĩa thực tiễn quan trọng để cung cấp nguồn nhân lực dồi dào được trang bị những kiến thức, đóng góp vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước trong thời gian tới. Những nhận định, kiến nghị nêu trong cuốn sách có giá trị tham khảo tốt, nhưng vẫn còn có nhận định, kiến nghị của các tác giả cần tiếp tục được trao đổi, nghiên cứu thêm. Để thuận tiện cho bạn đọc trong theo dõi, nghiên cứu, tham khảo vấn đề này, Nhà xuất bản vẫn giữ nguyên các ý kiến, nhận xét của các tác giả và coi đây là quan điểm riêng của các tác giả. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để hoàn thiện nội dung cuốn sách trong lần xuất bản sau. Xin giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. Tháng 8 năm 2020 NHÀ XU T BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
  5. T NG QUAN H TH NG CHI N LƯ C, CHÍNH SÁCH C A NHÀ NƯ C TRUNG QU C Đ I V I GIÁO D C Đ I H C T NĂM 1978 Đ N NAY
  6. Chương 1 CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC, QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC, ĐẦU TƯ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CÁC ĐẠI HỌC, NGÀNH ĐÀO TẠO TRỌNG ĐIỂM CỦA TRUNG QUỐC TỪ NĂM 1978 ĐẾN NAY I. CHI N C H T TRI N GI C I H C CỦA TRUNG QUỐC QUA C C GIAI NT N M N NA 1. Giai đoạn thứ nhất (1978-1985): phục hồi và tái thiết giáo dục đại học Sau thời kỳ Cách mạng Văn hóa, hệ thống giáo dục đại học của Trung Quốc trở nên lạc hậu và bộc lộ nhiều bất cập liên quan đến đáp ứng nhu cầu từ thị trường lao động trong quá trình phát triển xã hội. Nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của giáo dục đại học đối với phát triển kinh tế - xã hội, Đặng Tiểu Bình và những người kế nhiệm, đã ban hành hàng loạt chính sách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống này theo hướng phục hồi và tái thiết giáo dục đại học nhằm giải quyết những yêu cầu từ hội nhập kinh tế toàn cầu. Năm 1979, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc thông qua “Quyết định về thống nhất lãnh đạo và tăng cường phân cấp quản lý hệ thống giáo dục đại học” (Decision on Strengthening the Higher Education System of Unified Leadership and Decentralized Management). Theo đó, sự phân chia quản lý hành chính đối với các cơ sở giáo dục đại học giữa chính quyền trung
  7. 10 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC: KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC... ương và chính quyền địa phương được thúc đẩy. Mặc dù hệ thống quản lý giáo dục đại học vẫn mang nặng tính tập trung ở thời kỳ này, chính quyền trung ương chịu trách nhiệm về xây dựng kế hoạch và quản lý hệ thống giáo dục đại học; song Quyết định năm 1979 đã tạo điều kiện để chính quyền địa phương từng bước tham gia tích cực vào quá trình điều hành, quản lý các cơ sở giáo dục đại học sau thời kỳ gián đoạn bởi Cách mạng Văn hóa. Bên cạnh đó, để tạo điều kiện cho nhiều người được tiếp cận đào tạo bậc đại học, Chính phủ Trung Quốc đã cho phép khu vực tư nhân chính thức tham gia thực hiện giáo dục đại học. Đại học Xã hội Trung Quốc, cơ sở giáo dục tư thục bậc đại học đầu tiên được thành lập, đi vào hoạt động năm 1982. Năm 1985, Quyết định cải cách hệ thống giáo dục được ban hành bởi Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, một quyết định mang tính lịch sử đối với sự phát triển của giáo dục đại học ở Trung Quốc trong kỷ nguyên mới. Theo đó, trách nhiệm điều hành vĩ mô hệ thống giáo dục đại học quốc gia được đặt lên vai Bộ Giáo dục. Chính quyền địa phương được trao nhiều quyền hơn đối với điều hành hệ thống giáo dục đại học. Bắt đầu từ thời điểm này, Bộ Giáo dục và các bộ, ngành ở trung ương của Trung Quốc chịu trách nhiệm quản lý, điều hành trực tiếp các cơ sở đại học trực thuộc; các cơ sở giáo dục đại học còn lại chuyển về hoạt động dưới sự quản lý, điều hành của chính quyền tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương và các khu tự trị. 2. Giai đoạn thứ hai (1986-2010): phát triển năng lực học thuật quốc gia, hướng đến đại chúng hóa giáo dục đại học Cùng với những thay đổi theo hướng tích cực từ quá trình phát triển kinh tế, xã hội ở Trung Quốc sau khi hội nhập quốc tế, Chính phủ Trung Quốc không ngừng hoàn thiện những khiếm khuyết của quản lý nhà nước nói chung, quản lý nhà nước đối với giáo dục đại
  8. Phần I: T NG QUAN HỆ THỐNG CHI N C CH NH CH... 11 học nói riêng. Đứng trước những yêu cầu ngày càng gia tăng về chất lượng nguồn nhân lực trên thị trường lao động, chiến lược phát triển giáo dục đại học của Trung Quốc giai đoạn này hướng đến hai mục tiêu cơ bản là: (i) Phát triển năng lực học thuật quốc gia; (ii) Thực hiện đại chúng hóa giáo dục đại học. Cương lĩnh cải cách và phát triển giáo dục, được chính phủ Trung Quốc ban hành năm 1993, khẳng định lại tinh thần Quyết định năm 1985 và nhấn mạnh sự cần thiết phải hình thành hệ thống giáo dục đại học phù hợp với những biến đổi của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa trong sự phát triển của hệ thống chính trị, hệ thống khoa học và công nghệ. Để nâng cao năng lực học thuật quốc gia, Chính phủ Trung Quốc bắt đầu đầu tư vào hệ thống phòng thí nghiệm ở nhiều cơ sở giáo dục đại học thông qua các chương trình, dự án như: Chương trình Tinh Hỏa (Spark Programm), Chương trình 973, Chương trình Hỏa Cự (Torch program)... Tiếp đến, năm 1992, Chính phủ Trung Quốc thúc đẩy việc thành lập các cơ sở giáo dục đại học đa ngành ở Dương Châu trên cơ sở sáp nhập các cơ sở giáo dục đại học chuyên ngành với các cơ sở giáo dục đại học đơn ngành. Việc sáp nhập được thực hiện trên tinh thần “phát triển, điều chỉnh, hợp tác, sáp nhập”. Từ nền tảng cơ sở vật chất và chất lượng hiện có của hệ thống giáo dục đại học, năm 1995 Chính phủ Trung Quốc chính thức triển khai Dự án 211 với mục tiêu phát triển 100 ngành trọng điểm, 100 đại học trọng điểm để thúc đẩy nâng cao năng lực học thuật hệ thống giáo dục đại học quốc gia. Ba năm sau, Chính phủ Trung Quốc tiếp tục triển khai Dự án 985 nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng các cơ sở giáo dục đại học đẳng cấp thế giới. Dự án 211, Dự án 985 ra đời vào các năm 1995, 1998 với các mục tiêu xây dựng đại học trọng điểm quốc gia, nâng cao năng lực giảng dạy của các ngành học trọng điểm tại các đại học thuộc Dự án 211;
  9. 12 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC: KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC... xây dựng một vài đại học đẳng cấp hàng đầu thế giới, các đại học được thế giới biết là các đại học thuộc Dự án 985. Trong đó, nhóm đại học được định hướng phát triển theo mô hình được thế giới biết đến tập trung xây dựng các chương trình đào tạo hàng đầu thế giới dựa trên lợi thế chương trình đào tạo quốc gia mà đại học đang đảm nhận. Các Dự án 211, Dự án 985 đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển chung của giáo dục đại học ở Trung Quốc, bao gồm cả chất lượng giáo dục đại học. Dự án 211, Dự án 985 là những dự án lớn nhất trong các dự án giáo dục đại học trọng điểm do Chính phủ Trung Quốc khởi xướng và thực hiện kể từ khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Bên cạnh mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục đại học, Chính phủ Trung Quốc còn đưa ra lộ trình đại chúng hóa giáo dục đại học với mục tiêu đến năm 2010, tối thiểu 15% dân số trong độ tuổi được tham gia giáo dục bậc đại học theo kế hoạch hành động cho sự phát triển giáo dục của thế kỷ XXI (Action Plan for Vitalizing for the 21st Century) được ban hành năm 1998. Kế hoạch năm 1998 cung cấp một hành lang pháp lý vững chắc cho phát triển hệ thống giáo dục đại học ngoài công lập, để hệ thống cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập cùng với các cơ sở giáo dục đại học công lập hoàn thành mục tiêu bậc thấp của đại chúng hóa giáo dục đại học được đề ra. Với quan điểm giáo dục là công cụ quan trọng thúc đẩy kinh tế, là điều kiện cần thiết để phát triển xã hội trong bối cảnh cạnh tranh của nền kinh tế toàn cầu. Kể từ khi cải cách và mở cửa, mặc dù giáo dục đại học của Trung Quốc đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, song sự thừa nhận của thế giới đối với chất lượng giáo dục đại học của Trung Quốc không thật sự cao. Đại học trọng điểm quốc gia của Trung Quốc vẫn còn duy trì một khoảng cách lớn với những đại học hàng đầu thế giới về tính chuyên nghiệp trong đào tạo và triết lý trong giáo dục. Sự xa rời giữa lý thuyết với thực tế phát triển của
  10. Phần I: T NG QUAN HỆ THỐNG CHI N C CH NH CH... 13 thời đại; nội dung và phương pháp đánh giá giảng dạy tỏ ra lỗi thời; đào tạo thực nghiệm, thực hành tương đối yếu; trách nhiệm xã hội của sinh viên, tinh thần sáng tạo, năng lực chủ động giải quyết các vấn đề xã hội rất hạn chế... là những vấn đề điển hình của giáo dục đại học ở Trung Quốc trong những năm cuối của thế kỷ XX. Do đó, phát triển giáo dục đại học của Trung Quốc giai đoạn 2001-2010, được Đảng và Chính phủ Trung Quốc định hướng tập trung vào 4 nội dung chính: (1) Cải cách chính sách và phát triển giáo dục đại học theo hướng tổng thể về giải quyết quy mô, chất lượng, cơ cấu và hiệu quả; (2) Trong quá trình thực hiện cải cách giáo dục đại học, các cải cách cơ cấu hệ thống giáo dục, cải cách giảng dạy là quan trọng, nên được ưu tiên hàng đầu, cải cách tư duy và quan điểm giáo dục là điều kiện tiên quyết cho các cuộc cải cách nói trên; (3) Cải cách chính sách và phát triển giáo dục đại học đáp ứng các yêu cầu đặt ra trên nền tảng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội của đất nước đồng thời bảo đảm tính tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học; (4) Các quy định và chính sách về phát triển giáo dục đại học từng bước hoàn thiện trên cơ sở khoa học và dân chủ. Trên cơ sở những định hướng về phát triển giáo dục đại học, Trung Quốc đã đặt ra những mục tiêu chiến lược cho phát triển giáo dục đại học giai đoạn 2001- 2010: (1) Tiếp tục mở rộng quy mô giáo dục, tối ưu hóa cơ cấu ngành đào tạo, nâng cao chất lượng và hiệu quả của giáo dục; (2) Ưu tiên phát triển các chương trình đào tạo nghề, đặc biệt là những chương trình phục vụ cho các nhu cầu nhân lực ở các vùng nông thôn; (3) Ưu tiên phát triển các lĩnh vực có định hướng ứng dụng cao, những ngành trọng điểm phát triển công nghiệp và quốc phòng; (4) Phấn đấu đến năm 2010, tổng số sinh viên cao đẳng, đại học và dạy nghề đạt ít nhất 9,5 triệu sinh viên. Để đạt được mục tiêu đại chúng hóa giáo dục đại học ở Trung Quốc, các chính sách về cải cách hệ thống quản lý giáo dục ở quốc
  11. 14 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC: KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC... gia này hướng đến nâng cao quyền hạn, trách nhiệm trong quản lý, điều hành các cơ sở giáo dục đại học của chính quyền địa phương; trao quyền tự chủ nhiều hơn cho các cơ sở giáo dục đại học, từ thực hiện quản trị nội bộ, đến liên kết hợp tác đào tạo quốc tế; các chính sách liên quan đến hỗ trợ học phí, tín dụng đối với người học và giải quyết việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp... Theo Zhong và Zhu (1997), ngoài ra, Chính phủ Trung Quốc cũng ban hành các chính sách nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bậc đại học; đổi mới nội dung và khung chương trình đào tạo để cập nhật với những kiến thức, kỹ năng và thái độ trong đào tạo đại học từ các quốc gia tiên tiến trên thế giới; đẩy mạnh công tác đánh giá chất lượng giáo dục đại học thông qua kiểm định chất lượng giáo dục đại học. Cũng trong thời gian này, Chính phủ Trung Quốc chủ trương đẩy mạnh sự phát triển của hệ thống “Newly-built undergraduate universities” (trường đại học mới xây dựng) nhằm giải quyết hai mục tiêu: (i) đẩy mạnh quá trình đại chúng hóa giáo dục đại học và (ii) giải quyết các yêu cầu đặc thù từ phát triển kinh tế ở các địa phương khác nhau trên toàn Trung Quốc. Hệ thống “Newly- built undergraduate universities” được xây dựng dựa trên nguyên tắc tiến hành đào tạo những môn khoa học ứng dụng liên quan đến những chuyên ngành về khoa học tự nhiên, toán, kinh tế nhằm cung cấp lao động cho các ngành công nghiệp và kinh doanh thương mại. Nói cách khác, hệ thống “Newly-built undergraduate universities” được Chính phủ Trung Quốc định hướng phát triển về đào tạo sinh viên theo hướng thực hành, nhằm đáp ứng nhu cầu về nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, cũng như hỗ trợ thực hiện mục tiêu chiến lược trong phát triển giáo dục đại học. Theo Wang và các tác giả (2011) cho biết, để phát triển trường đại học đẳng cấp thế giới, Dự án 985 được hình thành và phát triển qua hai giai đoạn dựa trên nền tảng lựa chọn từ các đại học thuộc
  12. Phần I: T NG QUAN HỆ THỐNG CHI N C CH NH CH... 15 Dự án 211. Giai đoạn đầu, Chính phủ Trung Quốc lựa chọn Đại học Bắc Kinh và Đại học Thanh Hoa, sau đó tiếp tục lựa chọn 7 cơ sở giáo dục đại học khác đưa vào tham gia dự án, hình thành 9 cơ sở giáo dục đại học xem như “Ivy League của Trung Quốc” để đầu tư với mục tiêu đưa những cơ sở giáo dục đại học này thành cơ sở giáo dục hàng đầu thế giới. Giai đoạn thứ hai của Dự án 985 bắt đầu vào năm 2004 và kết thúc năm 2007, có 30 cơ sở giáo dục đại học công lập khác được lựa chọn về sau có mục tiêu thấp hơn, trở thành các đại học được thế giới biết đến. 3. Giai đoạn thứ ba (2011-2020): phát triển giáo dục đại học tinh hoa trên nền tảng đại chúng hóa giáo dục đại học Tiếp đà những thành quả đạt được của phát triển giáo dục đại học ở Trung Quốc, Quy hoạch quốc gia về cải cách và phát triển giáo dục trung, dài hạn của Trung Quốc giai đoạn 2010-2020 hướng đến các nội dung lớn: (1) Phát triển chất lượng cao trên nền giáo dục đại học đại chúng; (2) Định hướng thị trường và hội nhập quốc tế; (3) Tăng tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học; (4) Liên kết giữa cơ sở giáo dục đại học và doanh nghiệp; (5) Các chính sách đòn bẩy cho phát triển giáo dục đại học. Quy hoạch 2010-2020 đã xác định 6 nhiệm vụ cải cách cần thực hiện, bao gồm: chính sách thu hút và bồi dưỡng nhân tài, chính sách tuyển sinh, quản trị nhà trường, quy định thành lập trường, quản lý nhà trường, và cải cách theo hướng giáo dục mở. Các mục tiêu cụ thể về phát triển giáo dục đại học được chỉ ra trong Quy hoạch giai đoạn 2010-2020 bao gồm: đến năm 2020 số năm giáo dục trung bình của lực lượng lao động đạt 11,2 năm; 40% số người trong độ tuổi được phổ cập giáo dục đại học... Nói cách khác, đến năm 2020, số lao động có trình độ văn hoá giáo dục bậc đại học tăng gấp đôi so với năm 2009.
  13. 16 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC: KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC... Trong khi tỷ lệ theo học của sinh viên khu vực phía Đông Trung Quốc luôn ở trên mức trung bình toàn Trung Quốc; tỷ lệ theo học đại học của sinh viên Trung Quốc ở khu vực phía Tây là thấp hơn mức trung bình toàn Trung Quốc bởi những bất lợi từ điều kiện tự nhiên, sự yếu kém từ kết cấu hạ tầng, tụt hậu về kinh tế, cũng như là khu vực tập trung nhiều người nghèo, người dân tộc thiểu số... Để thực hiện mục tiêu đại chúng hóa giáo dục đại học, Bộ Giáo dục, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, Bộ Tài chính Trung Quốc đã phối hợp ban hành Chương trình đổi mới giáo dục đại học khu vực phía Tây Trung Quốc vào năm 2013. Bộ Giáo dục, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, Bộ Tài chính Trung Quốc yêu cầu các tỉnh ở khu vực phía Tây xây dựng các nguyên tắc và thực hiện quy hoạch giáo dục đại học theo hướng quốc tế hóa, nâng cao thành tựu về nghiên cứu khoa học, thích nghi với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn; thúc đẩy sự kết hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp trong hợp tác tạo ra sản phẩm, tuyển dụng sinh viên... Chương trình ban hành năm 2013 nhấn mạnh: - Đối với chương trình đào tạo ở khu vực phía Tây, các cơ sở giáo dục đại học đang tham gia Dự án 211, Dự án 985 được đầu tư tăng cường nâng cao chất lượng của chương trình đào tạo liên quan đến công nghiệp quốc phòng, nông nghiệp, dầu khí, công nghiệp và các dịch vụ để hỗ trợ phát triển sinh kế... Những cơ sở giáo dục đại học chưa tham gia Dự án 211, Dự án 985 được tăng cường đầu tư theo hướng củng cố và phát triển các lĩnh vực đào tạo gắn liền với văn hóa biên giới, đồng bằng... - Đối với đào tạo giảng viên, Chương trình ban hành năm 2013 nhấn mạnh sự cần thiết của việc nâng cao trình độ giảng dạy cho giảng viên trẻ thông qua các chương trình học bổng và triển khai dự án đưa giảng viên đi đào tạo ở nước ngoài; tăng cường đào tạo song ngữ ở các vùng dân tộc thiểu số. Chương trình tập trung thực hiện
  14. Phần I: T NG QUAN HỆ THỐNG CHI N C CH NH CH... 17 đào tạo năng lực đặc biệt quốc gia “Đào tạo tiến sĩ theo nhu cầu đặc biệt quốc gia”... - Về phát triển nghiên cứu khoa học, Chương trình ban hành năm 2013 khẳng định, các cơ sở giáo dục đại học trực thuộc Bộ Giáo dục ở khu vực phía Tây sẽ được đầu tư phát triển phòng thí nghiệm trọng điểm phục vụ nghiên cứu khoa học, thúc đẩy việc hình thành liên minh học thuật ở khu vực này... Sẽ có thêm nhiều dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp quốc gia được trao cho các cơ sở giáo dục đại học trọng điểm ở khu vục này để mở rộng phạm vi hưởng lợi đối với các cơ sở giáo dục đại học trong khu vực. - Về nguồn lực: khuyến khích chính quyền địa phương đầu tư xây dựng các cơ sở giáo dục đại học nhằm phục vụ phát triển các ngành công nghiệp và sự phát triển của địa phương; chính quyền trung ương tiếp tục cải thiện hệ thống phân bổ ngân sách theo hướng hỗ trợ tín dụng sinh viên; học bổng; tín dụng với cơ sở giáo dục đại học... Trước sự biến động của thế giới đa cực, quá trình toàn cầu hóa, cách mạng công nghiệp 4.0, giáo dục đại học là yếu tố cốt lõi của nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Chính phủ Trung Quốc khẳng định lại quan điểm, các cơ sở giáo dục đại học là các trung tâm thực hiện giảng dạy, nghiên cứu và cung ứng dịch vụ xã hội. Trong đó đào tạo nhân tài là sứ mệnh, là bản chất của cơ sở giáo dục đại học “phải rất rõ ràng, giảng viên đại học là bản sắc đầu tiên, đào tạo nhân lực là ưu tiên hàng đầu”. Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 về phát triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc được ban hành bởi Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc nhấn mạnh cải cách và phát triển giáo dục đại học phải được triển khai toàn diện để nâng cao trình độ giảng dạy; một số cơ sở giáo dục đại học và một số chương trình đào tạo cần được đầu tư để đạt hoặc tiệm cận chuẩn chương trình đào tạo của các nước phát triển. Quan điểm của
  15. 18 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC: KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC... Bộ Giáo dục Trung Quốc đối với nâng cao chất lượng giáo dục đại học được thể hiện rõ như sau: Thứ nhất, khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học thực hiện phát triển “song hạng nhất”: (i) kiến thức chuyên ngành; (ii) tính chuyên nghiệp. Căn cứ vào những thay đổi của quá trình phát triển xã hội trong giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0, các cơ sở giáo dục đại học chủ động nghiên cứu để thích nghi. Một mặt, các cơ sở giáo dục đại học tập trung phát triển “kiến thức chuyên ngành”, hướng vào việc cập nhật, kế thừa để đổi mới hệ thống kiến thức; khuyến khích giảng viên ứng dụng các lý thuyết mới, kiến thức mới, công nghệ mới vào giảng dạy; chú ý hơn đến trau dồi ý thức sáng tạo, tinh thần và khả năng sáng tạo của sinh viên; thúc đẩy hợp tác với các ngành công nghiệp và doanh nghiệp để hình thành bài giảng gắn với thực tế đáp ứng được nhu cầu phát triển của các ngành công nghiệp. Bên cạnh việc phát triển “kiến thức chuyên ngành”, các cơ sở giáo dục đại học còn phải xây dựng cùng lúc “tính chuyên nghiệp”. “Tính chuyên nghiệp” là sự kết hợp giữa nhu cầu xã hội với hệ thống kiến thức, tập trung vào việc giáo dục nuôi dưỡng ý thức dân tộc, trách nhiệm xã hội của sinh viên; chú ý hơn đến thực tiễn, tăng cường năng lực của sinh viên để giải quyết vấn đề thực tế; sinh viên được đào tạo để thích nghi và tôn trọng sự đa dạng văn hóa của quá trình hội nhập, nhưng vẫn phải giữ vững màu sắc chính trị của Trung Quốc trong quá trình hội nhập và phát triển. Thứ hai, Trung Quốc nhấn mạnh giáo dục đại học là cơ sở để có được nền giáo dục chất lượng cao, không có nền giáo dục bậc đại học vững mạnh rất khó để đạt được giáo dục sau đại học hạng nhất; Chính phủ Trung Quốc cảnh báo tình trạng một số cơ sở giáo dục đại học chỉ chú ý đến phát triển giáo dục sau đại học mà bỏ bê giáo dục bậc đại học.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2