intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất qui định về tài sản số trong pháp luật Việt Nam

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất qui định về tài sản số trong pháp luật Việt Nam" hướng đến việc nghiên cứu về kinh nghiệm của một số quốc gia về quản lý tài sản số, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh tài sản số tại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất qui định về tài sản số trong pháp luật Việt Nam

  1. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ ĐỀ XUẤT QUI ĐỊNH VỀ TÀI SẢN SỐ TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM Phạm Thị Hồng Nhung1, Lưu Thị Tuyết2 Tóm tắt: Sự phát triển khoa học công nghệ kéo theo sự ra đời của nhiều loại tài sản mới được gọi chung là tài sản số. Hiện nay, với tốc độ phát triển và sự đa dạng của tài sản số, hàng loạt những vấn đề pháp lý mới đặt ra đòi hỏi cần sớm hoàn thiện khung pháp lý về tài sản số. Một số quốc gia trên thế giới đã hình thành khung pháp lý điều chỉnh tài sản số như Sebiria, Thụy Sỹ, Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác. Tại Việt Nam, thực tế các hoạt động liên quan đến tài sản số đã diễn ra rất sôi động, nhiều doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực liên quan đến tài sản kỹ thuật số, tuy nhiên, khung pháp lý điều chỉnh vấn đề này còn rất mờ nhạt. Do đó, bài viết hướng đến việc nghiên cứu về kinh nghiệm của một số quốc gia về quản lý tài sản số, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh tài sản số tại Việt Nam. Từ khóa: tài sản số, tài sản mã hóa, tài sản kỹ thuật số, khung pháp lý 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, những năm gần đây, nhiều hình thái tài sản mới đã được hình thành trên môi trường điện tử, trong đó có sự hình thành của các loại tài sản số hay còn gọi là tài sản kỹ thuật số, tài sản mã hóa (digital asset, hoặc crypto-asset: tài sản mã hóa). Theo Quỹ tiền tệ quốc tế - IMF, tài sản số là “một loại tài sản phi vật thể được tạo ra và lưu trữ hoặc truyền tải trên nền tảng kỹ thuật số, bao gồm tiền điện tử, token và các sản phẩm tài chính khác”. Nói cách khác, tài sản số là tài sản được số hóa trên môi trường điện tử từ tài sản vật thể hoặc được hình thành trên không gian mạng, trong môi trường phức hợp được hình thành bởi sự tương tác của người sử dụng, phần mềm và các dịch vụ trên Internet thông qua các thiết bị kỹ thuật và mạng lưới được kết nối. Nhìn chung, tài sản số có thể tồn tại dưới dạng tài sản vật lý hoặc không vật lý (tài sản vô hình), được biểu diễn dưới dạng số hóa và lưu trữ trên các hệ thống máy tính hoặc mạng Internet. Các loại tài sản số bao gồm: tiền kỹ thuật số (tiền ảo, tiền điện tử, tiền mã hóa…), tài sản vô hình (tài khoản game, tài sản trong game, tên miền Internet, địa chỉ hộp thư điện tử…) và tài sản vật thể được số hóa (tranh, ảnh, sách, bản nhạc, tác phẩm nghệ thuật…). Có thể nói, nguồn hình thành tài sản số là rất đa dạng. Bản chất phi tập trung của tài sản kỹ thuật số khiến các cơ quan quản lý đặc biệt quan tâm. Sàn giao dịch phi tập trung, nơi giao dịch tiền điện tử và tài sản kỹ thuật số, không duy trì sổ lệnh giới hạn hoặc các tính năng khác của sàn giao dịch chứng khoán hoặc hàng hóa thông thường. Họ là những người mua và bán trực tiếp ngang hàng. Sự vắng mặt của “chủ thể trung gian” – thường là đơn vị chịu sự quản lý của chính phủ – khiến các cơ quan quản lý lo ngại. Rõ ràng, khi thực hiện vai trò quản lý, điều quan trọng là phải có một cơ quan quản lý trung tâm 1 Học viện Tài chính 2 Học viện Chính sách và Phát triển
  2. 352 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM để các cơ quan quản lý khác có thể tương tác. Khi chỉ có các nút (như trong tài chính phi tập trung), là “bí danh” và có thể được phân phối trên toàn cầu, việc giám sát và thực thi trở nên khó khăn hơn. Do đó, quản lý tài sản số là một vấn đề cấp thiết và đặt ra nhiều thách thức cho xã hội, các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là đối với vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Trước năm 2021, tài sản kỹ thuật số thường không được coi là sản phẩm chính thống, nhưng khi giá Bitcoin tăng lên hơn 60.000 USD vào đầu năm 2021, sau đó giảm mạnh và lại quay trở lại mức cao hơn trước đó và khi các sản phẩm như stablecoin phát triển trở thành một phần không thể thiếu của những đổi mới hữu ích như tài chính tiền điện tử), quan điểm pháp lý bắt đầu nghiêng mạnh mẽ hơn về tài sản số.1 Tuy nhiên, bản chất phi tập trung của tài sản kỹ thuật số khiến các cơ quan quản lý đặc biệt quan tâm. Sàn giao dịch phi tập trung, nơi giao dịch tiền điện tử và tài sản kỹ thuật số, không duy trì sổ lệnh giới hạn hoặc các tính năng khác của sàn giao dịch chứng khoán hoặc hàng hóa thông thường. Họ là những người mua và bán trực tiếp ngang hàng. Sự vắng mặt của “người trung gian” – người thường là đơn vị chịu sự quản lý của chính phủ – khiến các cơ quan quản lý lo ngại. Rõ ràng, khi thực hiện hành động quản lý, điều quan trọng là phải có một cơ quan quản lý trung tâm để các cơ quan quản lý có thể tương tác. Khi chỉ có các nút (như trong tài chính phi tập trung), là “bí danh” và có thể được phân phối trên toàn cầu, việc giám sát và thực thi trở nên khó khăn hơn. Điều đó nói lên rằng, các thực thể tài sản kỹ thuật số như sàn giao dịch tiền điện tử, tương tác trực tiếp với người dùng cuối, được quy định cho cả mục đích bảo vệ người tiêu dùng và rủi ro hệ thống.2 Với mục tiêu đến năm 2025, Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử, kinh tế số đóng góp 20% GDP3, do đó, việc hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh tài sản số là yêu cầu cấp thiết ở nước ta. Hoàn thiện khung pháp lý về tài sản số sẽ đem đến nhiều lợi ích như: (i) Giúp tăng cường tính minh bạch và độ tin cậy của các hoạt động liên quan đến tài sản số. Nhờ vào việc quản lý và giám sát chặt chẽ bởi quy định của pháp luật, các hoạt động liên quan đến tài sản số sẽ trở nên an toàn và tin cậy hơn đối với các bên tham gia. (ii) Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến tài sản số sẽ có môi trường kinh doanh thuận lợi hơn, giúp họ có thể phát triển và mở rộng hoạt động một cách bền vững. Bên cạnh đó, với các quy định pháp lý chặt chẽ và đầy đủ, các nhà đầu tư cũng sẽ được bảo vệ quyền lợi tốt hơn, hạn chế những biến động trong thị trường. (iii) Hoàn thiện khung pháp lý về tài sản số sẽ khuyến khích, tạo điều kiện để các cá nhân, tổ chức sử dụng tài sản số. Từ đó giúp giảm chi phí và tăng tốc độ giao dịch, tăng tính hiệu quả của các hoạt động tài chính và đầu tư, đảm bảo tính an toàn và tuân thủ pháp lý cho các hoạt động này, đồng thời tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi và hiệu quả. Thông qua quá trình hỗ trợ các hoạt động tài chính và đầu tư mới, tài sản số có thể giúp tăng cường sự phát triển của các ngành kinh tế khác nhau. 1 Stephen Gannon, James Goldfarb, Matthew Comstock, Digital Asset Regulation in the United States: An Opportunity for Progress or a Threat to Innovation?, The US-Israel Legal Review 2021, p.103 2 Stephen Gannon, James Goldfarb, Matthew Comstock, Digital Asset Regulation in the United States: An Opportunity for Progress or a Threat to Innovation?, The US-Israel Legal Review 2021, p.104 3 Thủ tướng Chính Phủ, Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, ban hành ngày 03/06//2020;
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 353 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia về quản lý tài sản số Tài sản số là khái niệm rất mới và phức tạp nên việc đánh giá đầy đủ và xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh đối với tài sản số là thách thức không chỉ với Việt Nam mà còn với nhiều nước khác trên thế giới. Để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển tài sản số, các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thuỵ Sỹ hay các khu vực bên cạnh Việt Nam như Singapore, Hồng Kông và Thái Lan đều đã ban hành một số khung pháp lý chung để quản lý tài sản số. Vào cuối năm 2020, Sebiria đã thông qua Luật về tài sản kỹ thuật số, qua đó trở thành một trong những quốc gia đầu tiên quản lý hợp pháp lĩnh vực tài sản kỹ thuật số1. Tuy nhiên, khác với quan điểm của Serbia, một số quốc gia có xu hướng không ban hành đạo luật độc lập về quản lý tài sản số mà có xu hướng tích hợp tài sản kỹ thuật số vào trong các đạo luật hiện hành. Hoa Kỳ là một trong số các quốc gia theo quan điểm này. Đặc biệt trong nửa năm đầu 2023, thị trường tài sản số thế giới chứng kiến hai bước tiến về mặt pháp lý đó là: Khung quy định về thị trường tài sản số (Đạo luật MiCA) được Nghị viện châu Âu phê duyệt. Các chuyên gia đánh giá MiCA là khung quy định toàn diện nhất thế giới hiện nay đối với tài sản số. Bên cạnh đó, Hồng Kông cũng đã cho phép giao dịch bán lẻ tài sản số2.  Thậm chí, để bắt kịp với sự phát triển và tăng trưởng nhanh chóng của thị trường tài sản tiền điện tử và để đảm bảo những thành tựu về minh bạch thuế toàn cầu sẽ không bị suy giảm, tháng 10/2023, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã thiết lập liên minh gồm 48 quốc gia để lên kế hoạch xây dựng và áp dụng khung báo cáo tài sản tiền điện tử, được gọi là CARF, vào năm 2027. CARF được phát triển dựa trên sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường Tài sản tiền điện tử và theo yêu cầu của G20, cung cấp báo cáo thông tin thuế về các giao dịch trong tài sản tiền điện tử theo cách chuẩn hóa, nhằm tự động trao đổi thông tin đó với khu vực pháp lý nơi cư trú của người nộp thuế hàng năm. Khung này bao gồm phạm vi tài sản tiền điện tử được bảo vệ, các thực thể và cá nhân tuân theo yêu cầu thu thập và báo cáo dữ liệu, các giao dịch phải báo cáo và các thủ tục thẩm định để xác định người dùng tài sản tiền điện tử, đồng thời nhằm mục đích xác định khu vực pháp lý về thuế. Nội dung sau đây sẽ giới thiệu khái quát quy định của một số quốc gia về tài sản số hiện nay. a. Hoa Kỳ Hoa Kỳ là một trong những quốc gia rất chú trọng việc hoàn thiện khung pháp lý về tài sản số, trong đó đặc biệt hướng tới việc phát triển có trách nhiệm của loại tài sản này, gắn phát triển tài sản số với đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, quyền thu thuế của nhà nước. Ngay từ đầu năm 2022, Tổng thống Mỹ - Joe Biden đã ký Sắc lệnh số 14067, có tên chính thức là “Đảm bảo sự phát triển có trách nhiệm của tài sản kỹ thuật số”. Sắc lệnh này đặt ra 6 nhiệm vụ chính, trong đó có nhiệm vụ bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ ổn định tài chính quốc gia, hạn chế 1 Ranko P.Sovilj, Legal aspects of digital asset market in the republic of Serbia, 2021, xem tại: https://heinonline.org/ HOL/LandingPage?handle=hein.journals/rgllr2021&div=23&id=&page= 2 Nhĩ Anh, Hoàn thiện hành lang pháp lý tài sản số ở Việt Nam. Xem tại: https://vneconomy.vn/hoan-thien-hanh- lang-phap-ly-tai-san-so-o-viet-nam.htm, đăng ngày 27/7/2023, truy cập ngày 23/11/2023;
  4. 354 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM tài chính bất hợp pháp. Đặc biệt, ông Joe Biden đề cập đến vai trò của nước Mỹ trong hệ thống tài chính toàn cầu. Sắc lệnh yêu cầu tất cả các bộ phận phải báo cáo về tài sản số trong vòng 6 tháng. Nửa năm sau đó, vào ngày 16/9/2022, Chính quyền Biden công bố khung quy định dự thảo về tài sản số. Ở mức độ bang, các tiểu bang và vùng lãnh thổ của Mỹ, nhà lập pháp cũng đang đưa ra các quy định và chính sách mới để quản lý các hoạt động liên quan đến tài sản số, bao gồm cả giao dịch, mua bán, lưu trữ và quản lý tài sản số. Ví dụ, New York đã đưa ra BitLicense - giấy phép cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực tiền điện tử, để đảm bảo tuân thủ các quy định pháp lý và bảo vệ người dùng. Tháng 7/2023, Hạ viện và Thượng viện Hoa Kỳ ban hành dự luật nhằm quản lý tài sản kỹ thuật số, tuy nhiên, cả hai dự luật này đều tìm cách tích hợp quy định về tài sản kỹ thuật số và các công cụ phái sinh tài sản kỹ thuật số vào các quy định hiện hành - khung pháp lý của Hoa Kỳ - chủ yếu là của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) và Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai Hàng hóa (CFTC) - thay vì tạo ra một khuôn khổ độc lập.1 Ngày 25/8/2023, Bộ Tài chính Hoa Kỳ, IRS công bố các quy định đề xuất về việc bán và trao đổi tài sản kỹ thuật số của các nhà môi giới. Theo các quy định được đề xuất, năm đầu tiên các nhà môi giới được yêu cầu báo cáo bất kỳ thông tin nào về việc bán và trao đổi tài sản kỹ thuật số là vào năm 2026, đối với việc bán và trao đổi vào năm 2025.2 b. Thụy Sĩ Thụy Sĩ là cũng một trong những quốc gia đi đầu trong việc tiếp cận và quản lý tài sản số. Trong vài năm qua, Thuỵ Sĩ đã phát triển khung pháp lý và hệ thống quản lý rủi ro cho các hoạt động liên quan đến tài sản số, bao gồm các quy định về thuế, bảo vệ người dùng và quản lý rủi ro. Với việc kết nối tích cực cùng các trung tâm blockchain quốc tế khác và đã áp dụng một số luật ủng hộ tiền điện tử, Thụy Sĩ được các nhà đầu tư cũng như doanh nhân coi là một trong những quốc gia thân thiện với tiền điện tử nhất. Nhiều thành phố của Thụy Sĩ đã thúc đẩy việc sử dụng tiền điện tử cho mục đích giao dịch. Thụy Sĩ đang tận dụng mọi cơ hội để khẳng định mình là quốc gia dẫn đầu toàn cầu trong không gian tiền điện tử. Không giống như nhiều quốc gia khác, Thụy Sĩ phân loại tiền điện tử như một loại tài sản thay vì chứng khoán, xử lý các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu và chuyển nhượng tiền ảo ngang hàng với các loại tài sản khác như tài sản hoặc vàng. Cơ quan quản lý thuế liên bang Thụy Sĩ (SFTA), cơ quan quản lý thuế hàng đầu của đất nước, đã áp dụng thuế tài sản, thu nhập và lãi vốn cho tiền điện tử một cách công bằng và minh bạch, từ đó loại bỏ mọi sự mơ hồ liên quan đến việc bán hoặc chuyển tiền ảo. Các hoạt động liên quan đến tài sản số và tiền điện tử tại Thuỵ Sĩ được quản lý bởi Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ (SNB) và Cơ quan Quản lý tài chính Thụy Sĩ (FINMA). FINMA quản lý tất cả các vấn đề liên quan đến quy định tiền ảo và các dịch vụ tài sản kỹ thuật số khác như tài chính phi tập trung (DeFi). Thụy Sỹ coi các sàn giao dịch tiền điện tử được thành lập ở nước này 1 https://www.sidley.com/en/insights/newsupdates/2023/07/us-congressional-leaders-introduce-two-landmark-bills- to-create-a-digital-assets-regulatory-scheme 2 https://home.treasury.gov/news/press-releases/jy1705
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 355 là hợp pháp nếu hoạt động có giấy phép. Tùy thuộc vào tính chất chính xác của dự án blockchain, FINMA cấp bốn loại giấy phép tiền điện tử khác nhau kết hợp với Công ty AG hoặc GMBH của Thụy Sĩ đã đăng ký tại quốc gia này. Các công ty đủ điều kiện có thể lựa chọn giấy phép fintech, sàn giao dịch, quỹ đầu tư hoặc ngân hàng, đồng thời phải tuân theo đạo luật liên bang tổng quát của Thụy Sĩ về chống rửa tiền và tài trợ khủng bố, Đạo luật chống rửa tiền (AMLA). Hiện nay, một số quốc gia khác như Hàn Quốc, Singapore cũng đã xây dựng khung pháp lý cho tài sản số. Trong đó, điểm chung về quan điểm pháp lý của các quốc gia này là đều quy định các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài sản số phải đăng ký và được cấp phép trước khi tiến hành hoạt động. 2.2. Thực trạng quy định về tài sản số tại Việt Nam và giải pháp hoàn thiện Có thể thấy, tài sản mã hóa là xu hướng phát triển tất yếu của thế giới, do đó Việt Nam cũng như các quôc cần có phương án quản lý phù hợp. Do tính chất phức tạp của tài sản mã hóa, kinh nghiệm quốc tế về quản lý tài sản mã hóa rất phong phú, đa dạng. Hiện nay, Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới không công nhận tiền mã hóa là đồng tiền pháp định; đồng thời, cũng chưa ghi nhận giá trị pháp lý của tài sản mã hóa là một loại hàng hóa hay một loại tài sản. Tại Việt Nam, chưa có quy định pháp lý cụ thể về tài sản số cũng như nguyên tắc vận hành. Các văn bản quy phạm pháp luật này chưa quy định phân loại và định danh một cách dứt khoát, rõ ràng các loại “tài sản mã hóa”, pháp luật đồng thời cũng chưa công nhận quyền sở hữu đối với tài sản số. Tuy vậy, hoạt động giao dịch, khai thác tài sản số vẫn diễn ra một cách sôi động trong làn sóng phát triển mạnh mẽ của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Trên thực tế các giao dịch liên quan tới tài sản mã hóa vẫn diễn ra trên thị trường và không ngừng phát triển. Do tài sản mã hóa chưa được công nhận tính pháp lý là phương tiện thanh toán, hay tài sản, hàng hóa,... nên việc áp dụng các chính sách thuế hoặc quản lý như một loại chứng khoán là không có cơ sở. Điều này làm cho Nhà nước thất thu đối với các hoạt động phát sinh nhiều lợi nhuận... Hiện tại, tài sản số đã bắt đầu xâm nhập vào các hoạt động đầu tư, quan hệ dân sự, tác động đến đời sống kinh tế-xã hội của người dân nên đòi hỏi phải nhanh chóng xây dựng khung khổ pháp lý để bảo đảm thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, phúc đáp yêu cầu cấp bách của thực tiễn trong việc quản lý tài sản số, điều chỉnh các quan hệ phát sinh liên quan đến tài sản số, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư, người dân, đặc biệt là vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, việc quản lý và tạo hành lang pháp lý như thế nào cho sự phát triển này hiện vẫn còn có nhiều quan điểm và cách tiếp cận khác nhau mà khung khổ pháp luật hiện hành vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu, hoàn thiện. Theo tác giả, để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cũng như tạo điều kiện phát triển tài sản số, Việt Nam cần sớm thừa nhận giá trị pháp lý và quyền sở hữu đối với tài sản số, cần khẩn trương và chủ động bổ sung khái niệm tài sản số trong các văn bản pháp lý. Trong đó, cần công nhận tài sản số là một loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự, không nên đưa khái niệm tài sản số vào quy định trong các luật chuyên ngành như: Luật các Tổ chức tín dụng hay Luật viễn thông... vì sẽ hạn chế giới hạn, phạm vi của loại tài sản này. Đồng thời, cần thể chế hóa quy định về tài sản số trong các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư, kinh doanh như
  6. 356 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán, Luật Thương mại… Trong tiến trình hội nhập và phát triển, việc thừa nhận “tài sản ảo” là tài sản trong Bộ luật Dân sự sẽ tạo cơ sở pháp lý vững chắc xác định các giao dịch liên quan đến tài sản ảo với tư cách là tài sản trong giao dịch dân sự để có thể xác lập quyền sở hữu; đồng thời tạo cơ sở để giải quyết các hành vi phạm tội, trộm cắp, lừa đảo “tài sản ảo” đang ngày càng tăng. Bên cạnh đó, quyền sở hữu và sở hữu trí tuệ đối với tài sản số cũng là nội dung cơ bản cần phải làm rõ. Cách tiếp cận cần thiên về yếu tố kinh tế, đặc biệt là quyền sở hữu tài sản, từ đó ban hành quy định chính sách một cách hợp lý, cởi mở, thân thiện với các ngành công nghệ mới để tạo lợi thế trong việc cạnh tranh phát triển trong bối cảnh chuyển đổi số toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng. Nhà nước cần tham khảo, học hỏi kinh nghiệm xây dựng khung pháp lý cũng như cách tiếp cận tài sản số của các quốc gia đi trước, nhằm ban hành thí điểm trong một phạm vi lĩnh vực cụ thể trước khi thí điểm quản lý tài sản số trên diện rộng. Khi hành lang pháp lý đã được hoàn thiện, các cá nhân, tổ chức có thể bảo vệ và khai thác các tài sản trí tuệ trên môi trường điện tử một cách hiệu quả, minh bạch. 3. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu có thể thấy, việc xây dựng khung pháp lý để thúc đẩy mạnh mẽ việc phát triển và ứng dụng công nghệ Blockchain, tài sản số, quản lý tài sản ảo, tiền ảo, tài sản mã hóa, tiền mã hóa là rất cần thiết nhưng đây cũng là vấn đề rất phức tạp, đòi hỏi các nhà nghiên cứu cần nghiên cứu kỹ đặc thù của tài sản, kết hợp ứng dụng công nghệ, tham khảo kinh nghiệm quốc tế để có những quy định pháp lý điều chỉnh phù hợp. Bên cạnh đó, mức độ điều chỉnh của pháp luật đối với vấn đề này cũng cần thận trọng, đảm bảo sự cân bằng giữa mục tiêu khuyến khích, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và bảo vệ lợi ích của các tổ chức, cá nhân trong xã hội./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Murtuza Merchant, An overview of the cryptocurrency regulations in Switzerland, xem tại: https:// cointelegraph.com/learn/an-overview-of-the-cryptocurrency-regulations-in-switzerland 2. Nguyễn Đoan Hùng, Tiếp cận tài sản số nhìn từ kinh nghiệm quốc tế, xem tại: https://www. tinnhanhchungkhoan.vn/tiep-can-tai-san-so-nhin-tu-kinh-nghiem-quoc-te-post323461.html, đăng ngày 14/06/2023, truy cập ngày 20/11/2023; 3. Bài viết “Cần xây dựng khung pháp lý cho tài sản số trong bối cảnh chuyển đổi số bùng nổ”, xem tại: https://danviet.vn/can-xay-dung-khung-phap-ly-cho-tai-san-so-trong-boi-canh-chuyen-doi-so-bung- no-20230515100214392.htm 4. Nhĩ Anh, Hoàn thiện hành lang pháp lý tài sản số ở Việt Nam. Xem tại: https://vneconomy.vn/hoan- thien-hanh-lang-phap-ly-tai-san-so-o-viet-nam.htm, đăng ngày 27/7/2023, truy cập ngày 23/11/2023; 5. https://www.sidley.com/en/insights/newsupdates/2023/07/us-congressional-leaders-introduce-two- landmark-bills-to-create-a-digital-assets-regulatory-scheme 6. https://home.treasury.gov/news/press-releases/jy1705 7. Stephen Gannon, James Goldfarb, Matthew Comstock, Digital Asset Regulation in the United States: An Opportunity for Progress or a Threat to Innovation?, The US-Israel Legal Review 2021; 8. Thủ tướng Chính Phủ, Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, ban hành ngày 03/06//2020; 9. Ranko P.Sovilj, Legal aspects of digital asset market in the republic of Serbia, 2021, xem tại: https:// heinonline.org/HOL/LandingPage?handle=hein.journals/rgllr2021&div=23&id=&page=
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2