intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh nghiệm quốc tế về thúc đẩy đầu tư bảo vệ môi trường trong khu vực tư nhân

Chia sẻ: K Loi Roong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

75
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của bài viết tổng hợp các kinh nghiệm quốc tế về thúc đẩy đầu tư bảo vệ môi trường trong khu vực tư nhân trên thế giới, một số nguyên nhân cơ bản hạn chế đầu tư của khu vực tư nhân cho bảo vệ môi trường và các biện pháp đã và đang được sử dụng trên thế giới để giải quyết các nguyên nhân trên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh nghiệm quốc tế về thúc đẩy đầu tư bảo vệ môi trường trong khu vực tư nhân

See discussions, stats, and author profiles for this publication at: https://www.researchgate.net/publication/318553055<br /> <br /> Kinh nghiệm quốc tế về thúc đẩy đầu tư bảo vệ<br /> môi trường trong khu vực tư nhân (international<br /> experience on enhancing...<br /> Working Paper · February 2017<br /> CITATIONS<br /> <br /> READS<br /> <br /> 0<br /> <br /> 41<br /> <br /> 1 author:<br /> Nam Hoang Nguyen<br /> National Economics University<br /> 12 PUBLICATIONS 0 CITATIONS <br /> SEE PROFILE<br /> <br /> Some of the authors of this publication are also working on these related projects:<br /> USAID green annamites project on "Feasibility Assessment for Payment for Forest Environmental<br /> Services (PFES) Expansion in Quang Nam and Thua Thien Hue provinces, Vietnam" View project<br /> ADB CDTA 8592 VIE: Improving Payment for Forest Ecosystem Service Implementation View project<br /> <br /> All content following this page was uploaded by Nam Hoang Nguyen on 20 July 2017.<br /> <br /> The user has requested enhancement of the downloaded file.<br /> <br /> Kinh nghiệm quốc tế về thúc đẩy đầu tư bảo vệ môi trường trong khu vực tư nhân<br /> Nguyễn Hoàng Nam<br /> Khoa Môi trường và Đô thị, Đại học Kinh tế Quốc dân<br /> nguyenhoangnam275@gmail.com<br /> <br /> 1. Mở đầu<br /> Môi trường tự nhiên là điều kiện cho kinh tế phát triển và kinh tế phát triển là cơ<br /> sở tạo nên các biến đổi của môi trường tự nhiên. Đó là một mối quan hệ chặt chẽ mà bất<br /> cứ quốc gia nào cũng cần phải quan tâm trong quá trình lập kế hoạch phát triển của mình.<br /> Với quan điểm đó, phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường đang là cách tiếp cận<br /> được nhiều quốc gia trên thế giới lựa chọn. Tại Việt Nam, Luật Bảo vệ Môi trường ngay<br /> từ năm 2005 đã chỉ rõ:<br /> “Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch<br /> đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường;<br /> khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý<br /> và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học” (Khoản 3, Điều 3, Luật<br /> BVMT năm 2005).<br /> Luật cũng xác định“Đầu tư bảo vệ môi trường là đầu tư phát triển” (Khoản 5,<br /> Điều 5, Luật BVMT năm 2005). Vì vậy, kể từ năm 2006, ngân sách cho bảo vệ môi<br /> trường của Việt Nam thường xuyên chiếm trên 1% tổng ngân sách Nhà nước hàng năm,<br /> và vẫn liên tục tăng nhanh. Năm 2015, tổng chi ngân sách cho bảo vệ môi trường là<br /> 11400 tỷ đồng, gần gấp đôi so với năm 2010 (Thời báo tài chính, 2016). Tuy nhiên, trong<br /> khi hoạt động phát triển kinh tế đang nhận được rất nhiều nguồn đầu tư khác nhau, hoạt<br /> động bảo vệ môi trường vẫn dựa khá nhiều vào ngân sách nhà nước. Vì vậy, bài viết này<br /> nghiên cứu “Các kinh nghiệm quốc tế về thúc đẩy đầu tư bảo vệ môi trường trong khu<br /> vực tư nhân”, nhằm đa dạng hóa nguồn đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường, giảm phụ<br /> thuộc vào ngân sách nhà nước.<br /> Bài viết này tổng hợp các kinh nghiệm quốc tế về thúc đẩy đầu tư bảo vệ môi<br /> trường trong khu vực tư nhân trên thế giới. Kết cấu của bài viết bao gồm bốn phần chính:<br /> Ngoài phần mở đầu, Phần 2 bàn về một số nguyên nhân cơ bản hạn chế đầu tư của khu<br /> vực tư nhận cho bảo vệ môi trường; Phần 3 trình bày các biện pháp đã và đang được sử<br /> dụng trên thế giới để giải quyết các nguyên nhân đã nêu ở phần 2; cuối cùng là kết luận.<br /> <br /> 1<br /> <br /> 2. Một số nguyên nhân hạn chế đầu tư của khu vực tư nhân cho bảo vệ môi trường<br /> Trong bối cảnh các vấn đề môi trường ngày càng trở nên khó kiểm soát và ngân<br /> sách của nhiều quốc gia đang suy giảm, đầu tư tư nhân được coi là một động lực quan<br /> trọng cho công tác bảo vệ môi trường trên thế giới. Hiện nay, khái niệm đầu tư tư nhân<br /> cho bảo vệ môi trường không chỉ là đầu tư cho bảo vệ môi trường của doanh nghiệp 1 mà<br /> còn bao gồm các hoạt động đầu tư trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của xã hội nói chung,<br /> ví dụ như các doanh nghiệp chuyên hoạt động trong lĩnh vực xử lý rác thải, xử lý nước<br /> thải,... Tại châu Âu, khi đầu tư từ ngân sách nhà nước cho bảo vệ môi trường giảm 5,2%<br /> thì đầu tư tư nhân tăng 3,2% trong giai đoạn 2006-2014. Tới năm 2014, đầu tư tư nhân đã<br /> chiếm 59% tổng đầu tư trong lĩnh vực này trên toàn châu Âu (Eurostat, 2016). Tại Việt<br /> Nam, nhiều nghiên cứu điểm nhận định rằng đầu tư tư nhân trong lĩnh vực bảo vệ môi<br /> trường của nước ta còn rất thấp, chưa tương xứng với đầu tư từ ngân sách nhà nước (Bộ<br /> Kế hoạch và Đầu tư, 2016; Hồng, 2008; Minh, 2013). Nhằm tìm ra các giải pháp thúc đẩy<br /> đầu tư tư nhân cho bảo vệ môi trường, phần này của bài viết sẽ bàn về một số nguyên<br /> nhân cơ bản có thể làm hạn chế hoạt động này. Đây là những nguyên nhân phát sinh<br /> khách quan và chủ quan trong quá trình phát triển, xuất hiện ở nhiều nền kinh tế, trong đó<br /> có Việt Nam.<br /> Thứ nhất là nguyên nhân từ thói quen đầu tư và quy mô của các doanh nghiệp<br /> thuộc khu vực tư nhân. So với nhiều lĩnh vực đầu tư khác, bảo vệ môi trường là một lĩnh<br /> vực mới. Do đó, các doanh nghiệp chưa có thói quen và chưa tạo được trào lưu đầu tư để<br /> có thể hỗ trợ nhau trong quá trình hoạt động. Ngoài ra, các doanh nghiệp tham gia trong<br /> lĩnh vực này sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro của người đi đầu, rủi ro về thiếu thông tin,<br /> kinh nghiệm và cả rủi ro về lợi nhuận, khi các giá trị môi trường thường rất khó đo đếm<br /> và được đánh giá rất khác nhau ở các khu vực. Một nhà đầu tư trong lĩnh vực cô lập<br /> carbon (carbon capture and storage) có thể rất thành công tại châu Úc, nhưng sẽ phải đối<br /> mặt với nhiều rủi ro hơn nếu bắt đầu tại Trung Quốc hay Việt Nam, do các nước này chưa<br /> có người mua trong thị trường này. Ngoài ra, nếu quy mô của một doanh nghiệp tư nhân<br /> nhỏ thì doanh nghiệp đó sẽ thường không chú ý tới yếu tố môi trường. Tại Việt Nam, theo<br /> thông tư 16/2013/TT-BTC ban hành ngày 08/02/2013, khoảng 96% các doanh nghiệp tư<br /> nhân hiện nay là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đặc điểm của các doanh nghiệp này là số vốn<br /> tương đối ít (dưới 100 Tỷ đồng) nên thường phải ưu tiên các khoản mục đầu tư nhỏ, ngắn<br /> hạn, quay vòng vốn nhanh. Trong khi đó, đầu tư cho bảo vệ môi trường thường có chi phí<br /> ban đầu lớn và quá trình vận hành dài. Ví dụ, một nhà máy xử lý nước thải nhỏ cũng cần<br /> <br /> “Đầu tư cho bảo vệ môi trường của doanh nghiệp bao gồm tất cả những khoản chi để hình thành tài sản của doanh<br /> nghiệp nhằm thu gom, xử lý, kiểm soát, giảm thiểu, phòng ngừa hay loại bỏ ô nhiễm/chất ô nhiễm trong quá trình<br /> hoạt động sản xuất” (Hồng, 2008).<br /> 1<br /> <br /> 2<br /> <br /> tính toán đầu tư cho giai đoạn từ 10-15 năm, với chi phí ban đầu hàng tỉ đồng. Vì vậy, các<br /> doanh nghiệp vừa và nhỏ thường có xu hướng tránh né các lĩnh vực đầu tư này.<br /> Thứ hai, hệ thống quản lý môi trường có thể chưa tạo cơ chế cạnh tranh công bằng<br /> cho các doanh nghiệp. Đặc biệt đáng lưu ý, các thiệt hại môi trường thường không giới<br /> hạn ở một phạm vi địa lý nhỏ hẹp. Ví dụ, một doanh nghiệp sản xuất thép xả thải gây ô<br /> nhiễm ở tỉnh này nhưng vẫn có thể gây ảnh hưởng tới nguồn nước của một doanh nghiệp<br /> thép tương tự ở tỉnh khác. Vậy nếu không có biện pháp khiến doanh nghiệp thứ nhất nội<br /> hóa các chi phí ngoại ứng tiêu cực mà họ gây ra (như áp dụng thuế, phí, giấy phép xả thải<br /> có thể chuyển nhượng,…), hoặc các biện pháp không triệt để thì sản phẩm thép của doanh<br /> nghiệp thứ hai sẽ có lợi thế hơn so với doanh nghiệp thứ hai. Kết quả là doanh nghiệp<br /> thép đầu tiên sẽ không có động lực đầu tư giảm thải bảo vệ môi trường, thậm chí họ sẽ<br /> muốn xả nhiều hơn. Điều này rất dễ xảy ra khi công tác quản lý môi trường được chia<br /> theo tỉnh, với các mức độ quản lý chặt, lỏng khác nhau (Yunze, 2011). Ngoài ra, do quyền<br /> sở hữu về môi trường ở nhiều quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam chưa được<br /> ấn định rõ ràng, nên việc áp dụng cơ chế thỏa thuận bồi thường trên cơ sở kinh tế thị<br /> trường như ở các nước phát triển, theo định lý Coase (1960), không thể thực hiện được.<br /> Khi đó, gánh nặng lên khả năng áp dụng các công cụ quản lý và kiểm tra, giám sát của<br /> nhà nước là rất lớn, không tránh khỏi việc một số doanh nghiệp cố tình vi phạm nhằm cắt<br /> giảm chi phí cho bảo vệ môi trường và tăng lợi nhuận.<br /> Thứ ba, một số chính sách phát triển xung đột với chính sách khuyến khích đầu tư<br /> cho bảo vệ môi trường. Điều này vẫn tồn tại ở nhiều nước đang phát triển, trong đó có<br /> Việt Nam. Ví dụ, việc miễn thủy lợi phí tại Việt Nam, quy định tại Nghị định số<br /> 115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008, đã triệt tiêu động lực sử dụng nước tiết kiệm của các<br /> doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông nghiệp. Hệ quả là một số nơi tại Tây Nguyên<br /> tiêu thụ tới 800 lít nước cho một lần tưới trên mỗi cây cà phê, trong khi mức tiêu chuẩn<br /> chỉ cần 350-400 lít nước mỗi lần tưới (Haggar & Schepp, 2012). Tương tự là trường hợp<br /> trợ cấp giá nhiên liệu hóa thạch (than và khí đốt) đối với Tập đoàn điện lực Việt Nam<br /> (EVN). Năm 2012, giá nhiên liệu than bán cho đơn vị sản xuất điện bằng 70% giá thành<br /> sản xuất và 60% giá xuất khẩu (World Bank & Ministry of Planning and Investment of<br /> Vietnam, 2016, p. 264). Điều này khiến giá thành sản xuất điện từ nhiên liệu hóa thạch<br /> thấp, giảm động lực của doanh nghiệp đối với việc thay đổi cơ cấu năng lượng, hướng tới<br /> các nguồn ít ô nhiễm và thân thiện với môi trường hơn.<br /> <br /> 3<br /> <br /> 3. Các biện pháp thúc đẩy đầu tư bảo vệ môi trường trong khu vực tư nhân<br /> Ở nhiều nước trên thế giới, đầu tư tư nhân đã trở thành động lực chính cho công<br /> tác bảo vệ môi trường, và Việt Nam cũng sẽ không nằm ngoài xu thế ấy. Tuy nhiên, như<br /> đã trình bày ở trên, có một số nguyên nhân hạn chế động lực của các doanh nghiệp tư<br /> nhân. Vì thế, cần có các biện pháp nhằm giảm thiểu tác động và tiến tới xóa bỏ các<br /> nguyên nhân này. Các nhóm biện pháp thường được áp dụng bao gồm:<br /> 3.1. Nhóm biện pháp đẩy mạnh tự do hóa thương mại và hội nhập quốc tế<br /> Các chính sách này bao gồm nới lỏng sự can thiệp của nhà nước, chính phủ vào<br /> lĩnh vực trao đổi, buôn bán quốc tế như: gỡ bỏ các hàng rào thuế quan, giảm việc bảo hộ<br /> một số ngành nội địa,… Tại châu Âu, việc ký kết các thỏa thuận thương mại tự do (Free<br /> Trade Agreements – FTAs) đã được tiến hành từ những năm 1990 và hiện nay đang được<br /> mở rộng với nhiều nước Nam Mỹ và châu Á. Điều này khiến các doanh nghiệp trong<br /> nước chịu áp lực từ yêu cầu của các đối tác, bạn hàng, khách hàng về việc đáp ứng các<br /> tiêu chuẩn quốc tế về môi trường, bao gồm cả tiêu chuẩn trong quy trình sản xuất và tiêu<br /> chuẩn sản phẩm. Từ đó, họ có thêm động lực để đầu tư bảo vệ môi trường. Thực tế, có thể<br /> xuất hiện ý kiến cho rằng việc tự do hóa thương mại sẽ tăng tính cạnh tranh của thị trường<br /> (tiệm cận với thị trường cạnh tranh hoàn hảo), khiến lợi nhuận trên mỗi sản phẩm của các<br /> doanh nghiệp giảm, và do đó, các doanh nghiệp sẽ tìm cách tăng lợi nhuận bằng việc<br /> giảm chi phí, trong đó có chi phí cho môi trường. Tuy nhiên, trong bối cảnh mới hiện nay,<br /> khi nhận thức về môi trường của người tiêu dùng ngày càng cao, các tiêu chuẩn quốc tế<br /> về môi trường cũng rất rõ ràng và chặt chẽ, chi phí cho môi trường sẽ là một hạng mục<br /> không thể cắt bỏ của các doanh nghiệp trong thế kỷ 21 (Kawamura, 2000; World Bank,<br /> 2002, p. 44). Đây là thời kỳ mà các doanh nghiệp sẽ cạnh tranh bằng tiêu chuẩn môi<br /> trường của mình, bên cạnh các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.<br /> 3.2. Nhóm biện pháp sử dụng luật pháp và tiêu chuẩn môi trường quốc gia<br /> Các biện pháp thuộc nhóm này bao gồm việc xây dựng, ban hành và thực thi luật<br /> pháp, quy định, tiêu chuẩn môi trường đối với quá trình sản xuất và kinh doanh của các<br /> doanh nghiệp. Nhóm biện pháp này được sử dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới và<br /> trong nhiều trường hợp đã đem lại hiệu quả tích cực trong việc điều chỉnh hành vi của<br /> doanh nghiệp, thúc đẩy đầu tư của khu vực tư nhân cho môi trường. Ví dụ, sau khi Nghị<br /> định thư Montreal về việc giảm phát thải lượng khí CFCs (các khí gây thủng tầng Ôzôn)<br /> được ký vào năm 1987, Liên minh châu Âu đã ban hành điều luật số 2037/2000 quy định<br /> rõ thời hạn và tiêu chuẩn cụ thể. Ngay lập tức, các nhà sản xuất đã phải đầu tư tìm cách<br /> 4<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1