Trên diện tích ruộng gò 3.000m2, hiệu quả trồng lúa kém, anh Nguyễn Văn Ba ở ấp Hội Nhơn, xã Hội Xuân, huyện Cai Lậy, Tiền Giang đào mương xẻ liếp lập vườn trồng đu đủ.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Kinh nghiệm trồng đu đủ
- Kinh nghiệm trồng đu đủ
Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn
Trên diện tích ruộng gò 3.000m2, hiệu quả trồng lúa kém, anh Nguyễn Văn
Ba ở ấp Hội Nhơn, xã Hội Xuân, huyện Cai Lậy, Tiền Giang đào mương xẻ liếp
lập vườn trồng đu đủ. Trước khi đào mương, anh cuốc lớp đất mặt có độ sâu
15cm, sau đó anh đắp thành những mô hình tròn, có đường kính đáy = 70cm,
đường kính mặt trên = 40cm, chiều cao = 50cm, theo kích cỡ, mô cách mô = 2m,
hàng cách hàng = 2,5m, chờ mô đất khô hoai, anh xáo lớp đất mặt mô, đổ lên mỗi
mô 5kg phân chuồng hoai và rơm mục, đồng thời rải thêm 200g vôi bột, xong anh
trộn đều tất cả với đất trước khi tiến hành trồng.
Theo anh, để có giống đu đủ tốt, nên chọn loại đu đủ có trái thon dài được
làm dấu từ hoa lưỡng tính lớn lên của cây mẹ khỏe mạnh, không bị sâu bệnh. Lấy
trái sắp chín có điểm đỏ đều, cắt bỏ phần đầu đít, lấy hạt ở đoạn giữa trái, loại bỏ
những hạt nổi trong nước, lấy số hạt chìm đem chà cho dập vỏ lụa rồi gieo ngay
trên luống đã bầm đất nhỏ được bón lót phân tro, để mặt luống bằng phẳng hạt
không lọt kẽ. Sau đó rải đều hạt, gieo thưa để cây con không mọc dính chùm, khi
gieo xong, anh rải thêm một lớp phân tro trên mặt để che khuất hạt, anh dùng vòi
búp sen nhuyễn tưới ướt đều, phía trên anh đậy tàu dừa để giữ độ ẩm cho hạt mau
lên. Khoảng một tuần sau hạt sẽ nảy mầm mọc đều, anh dỡ bỏ tàu dừa ra, theo
kinh nghiệm của anh, hạt tươi gieo ngay sẽ mọc nhanh hơn (chỉ một tuần) so với
hạt phơi khô đem gieo phải mất 2 tuần mới mọc.
Chờ cây lên cao khoảng 10 – 15cm, anh chọn các cây cao vượt trội nhổ bỏ,
vì đó là những cây lai giống, thường cho trái tròn. Sau đó anh bứng các cây con
- còn lại đem trồng trên mô đã móc lỗ sẵn và được bón lót mỗi lỗ 100g phân lân,
trồng xong anh phủ mặt mô bằng phẳng. Khoảng 15 ngày sau cây con châm rễ
đều, bắt đầu ngâm phân DAP + urê hòa nước (liều dùng 30g DAP + 15g
urê/thùng), tưới quanh gốc cây con, theo định kỳ 10 ngày/lần. Khi đu đủ được 3
tháng tuổi, anh tiếp tục bón phân NPK 16-16-8-13S quanh gốc, theo chu kỳ mỗi
tháng/lần (liều dùng 150g/cây), mùa nắng anh tưới nước đều đặn, mỗi ngày 1 lần
để cây mau phát triển. Ngoài ra, anh còn phun thêm phân bón lá HVP loại 20-20-
15 theo khuyến cáo, để giúp cây mau tăng trưởng có khả năng chống chịu sâu
bệnh, mùa mưa anh xẻ rãnh giữa các hàng cây để có đường tiêu thoát nước, nhằm
ngăn ngừa hiện tượng nước ứ đọng gây thối rễ chết cây, đồng thời làm sạch cỏ dại
quanh gốc để cỏ không cạnh tranh dinh dưỡng và hạn chế sâu hại quanh gốc.
Với cách trồng và chăm sóc như trên, diện tích = 3.000m2, với gần 660 cây
đu đủ, anh thu trong thời gian kéo dài khoảng 6 tháng đạt được cả thảy 12 tấn trái,
bán theo giá từ 1.500 – 2.000đ/kg, anh thu được hơn 20 triệu đồng, trừ chi phí SX
gần 4 triệu đồng, anh còn thực lãi hơn 16 triệu. Theo anh, đu đủ ở miền Nam,
muốn đạt hiệu quả cao nên trồng vào khoảng tháng 7 – 8 âm lịch để cây cho trái
sớm trước mùa chính vụ sẽ bán được giá cao, tăng thu nhập. Để có được trái tương
đối to đều đặn, sau mỗi lần hái trái đều phải bón tiếp phân NPK 16-16-8-13S hoặc
20 – 20 – 15 để các chùm trái tầng trên không nhỏ lắm so với tầng dưới. Còn
muốn hạn chế đến mức thấp nhất căn bệnh vàng bạc, một loại bệnh phổ biến trên
cây đu đủ thì nhất thiết phải bón vôi bột lót đáy lúc trồng. Sau đó, khi cây cho trái
cũng cần rải thêm vài đợt vôi bột vào gốc sẽ hạn chế được bệnh, giúp cây sống thọ
đến khi thu hoạch dứt trái.