Kinh tế học Vĩ mô - Bài 1
lượt xem 193
download
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của Kinh tế học Vĩ mô. Sự khan hiếm nguồn lực và đường giới hạn khả năng sản xuất. Xác định và phân tích các mục tiêu (tăng trưởng cao, giảm thất nghiệp, kiềm chế lạm phát,...) và các chính sách Kinh tế Vĩ mô (chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách thu nhập, chính sách kinh tế đối ngoại)
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kinh tế học Vĩ mô - Bài 1
- Bài 1: Khái quát về Kinh tế học Vĩ mô BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ Nội dung Mục tiêu • Đối tượng và phương pháp nghiên cứu • Giúp học viên nắm được mục tiêu, đối tượng của Kinh tế học Vĩ mô và phạm vi nghiên cứu của Kinh tế học Vĩ mô • Sự khan hiếm nguồn lực và đường giới • Học viên hiểu và nắm vững được các khái hạn khả năng sản xuất niệm, các mục tiêu, các công cụ cơ bản nhất của kinh tế vĩ mô • Xác định và phân tích các mục tiêu (tăng • Bắt đầu cho học viên làm quen với cách tư trưởng cao, giảm thất nghiệp, kiềm chế lạm phát,...) và các chính sách Kinh tế Vĩ duy kinh tế và khoa học kinh tế, phân biệt mô (chính sách tài khóa, chính sách tiền Kinh tế học Vi mô và Kinh tế học Vĩ mô tệ, chính sách thu nhập, chính sách kinh • Sử dụng được các phương pháp và công cụ tế đối ngoại) phân tích các mô hình kinh tế • Phân tích biến động của sản lượng, việc làm, và giá cả trong nền kinh tế trên mô hình AD – AS • Phân tích mối quan hệ giữa các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản • Phân tích các nội dung các nhà kinh tế học vĩ mô nghiên cứu (dự báo kinh tế vĩ mô, phân tích kinh tế vĩ mô, nghiên cứu Thời lượng học kinh tế vĩ mô) và giải thích vì sao các nhà kinh tế học vĩ mô có nhiều quan • 10 tiết điểm khác nhau 1
- Bài 1: Khái quát về Kinh tế học Vĩ mô Các kiến thức cần có Học viên chỉ cần nắm vững kiến thức đã học ở phổ thông là có thể bắt đầu học môn Kinh tế học Vĩ mô nói chung và bài 1 nói riêng. Tuy nhiên, nếu học viên đọc thêm kiến thức môn học Kinh tế học Vi mô thì khả năng tiếp cận của học viên về bài 1 sẽ tốt hơn. Cụ thể: • Các kiến thức về đại số: Học viên phải biết cách giải các hệ phương trình bậc nhất cơ bản. • Kiến thức về hình học: Học viên có thể sử dụng đồ thị để phân tích các sự biến đổi của các biến số Kinh tế Vĩ mô. • Xã hội: Thường xuyên cập nhật các kiến thức kinh tế – xã hội trong và ngoài nước bằng các phương tiện thông tin đại chúng để vận dụng và phân tích các biến số, chính sách kinh tế vĩ mô được hiệu quả hơn và mang ý nghĩa thực tiễn hơn. Hướng dẫn học • Học viên nên đọc kỹ nguồn tài liệu tham khảo để chọn ra những tài liệu tham khảo hữu ích nhất. • Học viên cần xem các nguồn tài liệu và thứ tự tài liệu được cung cấp cho bài này để học tập tốt hơn. • Bài 1 là bài khái quát về môn học. Học viên chỉ cần nắm vững các khái niệm, các kiến thức cơ bản, để làm nền tảng nghiên cứu các bài sau. 2
- Bài 1: Khái quát về Kinh tế học Vĩ mô 1.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của Kinh tế học Vĩ mô 1.1.1. Khái niệm Kinh tế học Vĩ mô 1.1.1.1. Khái niệm Kinh tế học là môn khoa học xã hội nghiên cứu những sự lựa chọn mà các cá nhân, doanh nghiệp, Chính phủ, và toàn xã hội đưa ra khi trong thực tế họ không thể có mọi thứ như mong muốn. Kinh tế học bao gồm hai bộ phận là Kinh tế học Vi mô và Kinh tế học Vĩ mô. Kinh tế học Vĩ mô nghiên cứu sự vận động và những mối quan hệ kinh tế chủ yếu của một đất nước trên bình diện toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Đây là một môn khoa học quan tâm đến việc nghiên cứu, phân tích và lựa chọn các vấn đề kinh tế tổng hợp của toàn bộ nền kinh tế của “một bức tranh lớn”. 1.1.1.2. Phân biệt kinh tế học Vi mô và Kinh tế học Vĩ mô Kinh tế học Vĩ mô có sự khác biệt với Kinh tế học Vi mô – một môn học chuyên nghiên cứu những vấn đề kinh tế cụ thể của nền kinh tế (hay còn gọi là các tế bào trong nền kinh tế). Tuy nhiên, Kinh tế học Vi mô và Kinh tế học Vĩ mô có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Chúng ta sẽ không thể hiểu được các hiện tượng kinh tế vĩ mô nếu không tính đến các quyết định Kinh tế Vi mô, vì những thay đổi trong toàn bộ nền kinh tế phát sinh từ các quyết định của hàng triệu cá nhân. Chẳng hạn, một nhà kinh tế có thể nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp cắt giảm thuế thu nhập đối với mức sản xuất hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế. Để phân tích vấn đề này, anh ta phải xem xét ảnh hưởng của biện pháp cắt giảm thuế đối với quyết định chi tiêu mua hàng hóa và dịch vụ của các hộ gia đình. 1.1.2. Đối tượng nghiên cứu Kinh tế học Vĩ mô Kinh tế học Vĩ mô nghiên cứu sự lựa chọn của mỗi quốc gia trước những vấn đề kinh tế xã hội cơ bản như: Tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thất nghiệp, mức giá chung, cán cân thương mại, sự phân phối nguồn lực và phân phối thu nhập giữa các thành viên trong xã hội, các chính sách kinh tế (chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách thu nhập…). Phân tích kinh tế vĩ mô hướng vào giải đáp các câu hỏi như: Điều gì quyết định giá trị hiện tại của biến số này? Điều gì quy định những thay đổi của các biến số này trong ngắn hạn và dài hạn. Trong kinh tế vĩ mô, chúng ta sẽ khảo sát mỗi biến số ứng với mỗi khoảng thời gian khác nhau: Hiện tại, ngắn hạn, và dài hạn. Mỗi khoảng thời gian lại đòi hỏi chúng ta phải sử dụng các mô hình thích hợp để tìm ra các nhân tố quyết định các biến số kinh tế vĩ mô này. 1.1.3. Phương pháp nghiên cứu Trong khi phân tích các hiện tượng và mối quan hệ kinh tế quốc dân, Kinh tế học Vĩ mô sử dụng chủ yếu phương pháp phân tích cân bằng tổng hợp quát, do L. Walras – người Pháp phát triển từ năm 1874. Theo phương pháp này, Kinh tế học Vĩ mô khác với Kinh tế học Vi mô, xem xét sự cân bằng đồng thời của tất cả các thị trường của các hàng hoá và các nhân tố, xem xét đồng thời khả năng cung cấp và sản lượng của toàn bộ nền kinh tế; từ đó xác định đồng thời giá cả và sản lượng cân bằng – những yếu tố quyết định tính hiệu quả của hệ thống kinh tế. Ngoài ra, kinh tế vĩ mô cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu phổ biến như: tư duy trừu tượng, phân tích thống kê số lớn, mô hình hoá kinh tế, sử dụng mô hình kinh tế lượng... Đặc biệt trong những năm gần đây và dự đoán trong nhiều năm tới, các mô hình kinh tế lượng sẽ chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong các lý thuyết kinh tế vĩ mô hiện đại. 3
- Bài 1: Khái quát về Kinh tế học Vĩ mô 1.2. Sự khan hiếm nguồn lực và đường giới hạn khả năng sản xuất Sự khan hiếm nguồn lực (Scarcity Resources) 1.2.1. Theo David Begg, một nguồn lực khan hiếm là nguồn lực mà tại điểm giá bằng không thì lượng cầu về nó lớn hơn lượng cung sẵn có. Như vậy, đối với các nguồn lực có mức giá lớn hơn không (có nghĩa là chúng ta phải trả một mức giá nhất định nào đó để có được một sản phẩm mà chúng ta cần) thì đó là các nguồn lực khan hiếm, còn đối với các nguồn lực có giá bằng không (có nghĩa là cho không) thì khả năng cung ứng không đủ cho nhu cầu. Hầu hết các loại nguồn lực xung quanh chúng ta đều là những nguồn lực khan hiếm. Sản xuất cái gì? Sản xuất như Sự khan hiếm nguồn lực thế nào? Và sản xuất cho ai? Sẽ chẳng thành vấn đề nếu nguồn tài nguyên sẵn có không bị hạn chế. Nếu có thể sản xuất một số lượng vô tận về mọi hàng hoá hoặc nếu thoả mãn được đầy đủ mọi nhu cầu của con người, thì nếu có sản xuất quá nhiều một loại hàng hoá nào đó cũng không sao; hoặc nếu có kết hợp lao động, máy móc thiết bị một cách không khôn ngoan cũng chẳng sao. Bởi vì, tất cả mọi người muốn bao nhiêu cũng có, nên phân phối hàng hoá và thu nhập như thế nào giữa các giai cấp và con người cho hợp lý. Trong thực tế cuộc sống lại không như vậy, mọi hàng hoá đều không cho không, bởi vì nguồn lực bị hạn chế, tài nguyên ngày một khan hiếm và cạn kiệt. Mức sản xuất ngày càng tăng, mức tiêu thụ ngày càng cao, tình trạng khan hiếm sẽ ngày càng gay gắt. Nhu cầu ngày càng tăng, càng đa dạng và phong phú, nhất là chất lượng hàng hoá và dịch vụ ngày càng cao, chẳng hạn người ta muốn có nước máy trong nhà, hệ thống sưởi ấm, điều hoà nhiệt độ, tủ lạnh, học hành,lương thực, tivi, sách báo, ôtô, du lịch, thể thao, hoà nhạc, chỗ ở, quần áo, không khí trong lành, đủ công ăn việc làm, an toàn,.v.v. Nhưng tài nguyên để thoả mãn nhu cầu trên là có hạn, ngày một khan hiếm và cạn kiệt: Lao động, đất đai, khoáng sản, hải sản, lâm sản,.v.v. Do vậy, vấn đề lựa chọn kinh tế tối ưu ngày càng phải đặt ra một cách nghiêm túc, gay gắt và thực hiện một cách rất khó khăn. Đó là đòi hỏi tất yếu của nhu cầu ngày một tăng và tài nguyên ngày một khan hiếm. 1.2.2. Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) 1.2.2.1. Giả định xây dựng đường giới hạn khả năng sản xuất Khảo sát một nền kinh tế với giả định sản xuất 2 loại hàng hoá là lương thực và quần áo và có 4 công nhân (CN). Mỗi công nhân có thể làm việc hoặc trong ngành lương thực hoặc trong ngành sản xuất quần áo. Đường giới hạn khả năng sản xuất 4
- Bài 1: Khái quát về Kinh tế học Vĩ mô Bảng 1.1: Khảo sát khả năng sản xuất lương thực và quần áo Lương thực (X) Quần áo (Y) Phương án ∆Q ∆Q CN SL CN SL 4 30 30 0 0 0 A 3 24 –6 1 10 10 B 2 17 –7 2 17 7 C 1 9 –8 3 22 5 D 0 0 –9 4 25 3 E Ghi chú: CN: Số công nhân SL: Sản lượng Từ các số liệu trong bảng, ta xác định được các điểm trên đồ thị, nối các điểm của các khả năng sản xuất ta được đường cong, gọi là đường giới hạn khả năng sản xuất PPF. 1.2.2.2. Khái niệm đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) Đường PPF là một tập hợp các phối hợp tối đa số lượng các sản phẩm mà nền kinh tế có thể sản xuất được, là đường gồm tập hợp tất cả các điểm biểu thị sự kết hợp các nguồn lực thích hợp để sản xuất ra một khối lượng sản phẩm nhất định của nền kinh tế. Đường PPF cho biết các mức phối hợp tối đa của sản lượng mà nền kinh tế có thể sản xuất được khi sử dụng toàn bộ nguồn lực sẵn có. Từ bảng số liệu 1.1, các phương án A, B, C, D, và E biểu thị sự kết hợp giữa số lượng lương thực (X) và số lượng quần áo (Y). Giả sử chúng ta biểu thị lượng lương thực (X) trên trục hoành và lượng quần áo (Y) trên trục tung, các phương án A, B, C, D, và E biểu thị các điểm trên đồ thị, mô tả các khả năng sản xuất tối đa của nền kinh tế trong điều kiện nguồn lực có hạn là chỉ có 4 lao động. Nối tất cả các điểm đó ta được đường PPF. Các phương án A, B, C, D, E nằm trên đường PPF là các phương án sản xuất có hiệu quả. Các phương án nằm trong đường PPF (ví dụ phương án G) là những phương án sản xuất không hiệu quả vì chưa sử dụng hết nguồn lực. Các phương án nằm ngoài không thể đạt được do nguồn lực là khan hiếm. Lượng quần áo Y 30 A B H 24 C 17 9 G 0 10 22 25 17 Lương thực X Hình 1.1. Đường giới hạn khả năng sản xuất 1.2.2.3. Phân tích các điểm trên đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) Nhìn vào hình 1.1. chúng ta nhận thấy rằng: • Những phương án nằm trên đường PPF như (A, B, C, D, E) là những phương án tối ưu. Ta nhận thấy rằng, đường PPF có dáng cong lồi ra phía ngoài (cong và lõm về gốc toạ độ). Nó uốn vòng quanh điểm sản lượng bằng không đối với cả 2 mặt hàng. Sở dĩ như vậy là do quy luật lợi tức giảm dần (Diminishing Returns). 5
- Bài 1: Khái quát về Kinh tế học Vĩ mô • Các khoảng trượt từ A → B → C: Mỗi đoạn tương ứng với việc chuyển một công nhân từ ngành quần áo sang ngành lương thực và mỗi lần chuyển này làm giảm theo đầu người trong ngành quần áo nhưng lại tăng sản lượng theo đầu người trong ngành lương thực. Với mỗi một lần chuyển công nhân chúng ta nhận được ít hơn sản lượng lương thực sản xuất thêm và phải chịu mất một lượng tăng thêm của sản lượng quần áo. Những sự lựa chọn như vậy cho ta xác định được chi phí cơ hội. • Để giải thích tại sao đường cong từ A → E lại được gọi là đường “giới hạn khả năng sản xuất”, chúng ta xét điểm G. Tại điểm này xã hội sản xuất ra 9 đơn vị lương thực và 17 đơn vị lương thực. Đây là mức phối hợp khả thi. Ta thấy rằng mức phối hợp này đòi hỏi một người trong ngành quần áo và 2 người trong ngành lương thực. Nhưng nếu chỉ với 3 công nhân làm việc thì xã hội còn thừa nguồn lực vì người thứ 4 chưa làm việc. G không phải là điểm trên PPF vì rằng còn có khả năng sản xuất một mặt hàng nhiều hơn mà không phải cắt bớt sản xuất mặt hàng khác. Nếu đưa thêm 1 người làm việc trong ngành quần áo chúng ta sẽ ở điểm C, nhận được thêm 8 đơn vị quần áo với lượng lương thực vẫn như cũ. Còn nếu đưa thêm một người làm việc ở ngành lương thực chúng ta sẽ ở điểm D, có thêm 5 đơn vị lương thực nhưng vẫn không bị mất sản lượng quần áo. • Như vậy, đường PPF cho biết những điểm mà tại đó xã hội sản xuất một cách có hiệu quả. Tăng thêm sản lượng của một mặt hàng chỉ có thể đạt được bằng cách hy sinh sản lượng của mặt hàng khác. • Các điểm, như điểm G nằm trong đường giới hạn, là những điểm không hiệu quả vì ở đó xã hội bỏ phí các nguồn lực. Tăng thêm sản lượng của một mặt hàng mà không đòi hỏi phải cắt bớt sản lượng mặt hàng khác. • Những điểm nằm ngoài đường PPF, chẳng hạn như điểm H, là những điểm không thể đạt được. Hẳn là sẽ tốt hơn, nếu có thêm lương thực và quần áo, nhưng không thể thực hiện được mức kết hợp như vậy giữa các mặt hàng khi chỉ có một số lượng lao động nhất định. Sự khan hiếm về các nguồn lực buộc xã hội phải chọn các điểm nằm trong hoặc trên đường PPF. Để đạt được các điểm này, cần phải tìm cách đẩy đường PPF ra ngoài bằng các biện pháp: Đổi mới công nghệ, thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô,… Ý nghĩa của việc phân tích đường PPF • Đường PPF góp phần làm sáng tỏ 3 vấn đề kinh tế cơ bản trong giới hạn cho phép của các nguồn lực (sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai?). • Qua đường PPF ta thấy rõ hơn rằng kinh tế học là môn khoa học về sự lựa chọn, lựa chọn các nguồn lực khan hiếm. Nguồn lực ngày càng khan hiếm thì sự lựa chọn ngày càng khó khăn, do đó sự lựa chọn ngày càng chặt chẽ hơn. Như vậy, đường PPF là công cụ mô tả sự khan hiếm và chi phí cơ hội của việc lựa chọn. • Sử dụng đường PPF để minh hoạ mối quan hệ kinh tế quan trọng nhất như: Quy luật lợi suất giảm dần (đề cập khối lượng đầu ra ngày càng giảm, khi liên tiếp bỏ ra những đơn vị bằng nhau của một đầu vào biến đổi (như lao động) với một số lượng cố định của một đầu vào khác (như đất đai)). • Đường PPF cho biết mối quan hệ đánh đổi giữa các hàng hóa và dịch vụ khi chúng ta di chuyển các phương án từ trên xuống dưới. Đường PPF lồi ra phía ngoài cho ta biết quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng lên. 6
- Bài 1: Khái quát về Kinh tế học Vĩ mô 1.2.2.4. Tác động của sự thay đổi công nghệ làm dịch chuyển đường PPF Qua phân tích đường PPF cho chúng ta thấy rằng, nếu nền kinh tế chỉ sản xuất ở những phương án nằm trên đường PPF thì sản lượng của nền kinh tế sẽ bị giới hạn, không thể thúc đẩy tăng trưởng được nữa. Mong muốn của xã hội là đạt được những phương án sản xuất nằm ngoài đường PPF vì những phương án đó cho chúng ta số lượng các loại hàng hóa càng nhiều. Đạt được những phương án nằm ngoài đường PPF, xã hội cần phải tìm cách đẩy đường PPF ra ngoài. Vậy có những cách thức nào để đẩy được đường PPF ra phía ngoài? Một số biện pháp như đổi mới trình độ khoa học – công nghệ, hoăc thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô hợp lý,… là những ngoại lực làm tăng năng suất lao động, tăng khả năng sản xuất của nền kinh tế, tạo ra mức sản lượng cao hơn cho xã hội. Lượng quần áo Y A H 32 27 B 19 C D 12 G E 0 19 24 27 Lượng lương thực X 11 Hình 1.2. Tác động của sự thay đổi công nghệ làm dịch chuyển đường PPF Ví dụ: Nếu tiến bộ công nghệ được áp dụng vào quá trình sản xuất sẽ đẩy đường PPF dịch ra xa gốc toạ độ. Hình 1.2 biểu thị tác động của sự thay đổi công nghệ làm dịch chuyển đường PPF ra phía ngoài gốc tọa độ, sản lượng X và Y đều tăng lên. 1.2.3. Chi phí cơ hội (Opportunity Cost) Chi phí cơ hội của một lựa chọn thay thế được định nghĩa như chi phí do đã không lựa chọn cái thay thế "tốt nhất kế tiếp". Hãy xem xét vài ví dụ về chi phí cơ hội: Ví dụ 1: Giả sử bạn đang sở hữu một toà nhà mà bạn sử dụng làm cửa hàng bán lẻ. Nếu cách sử dụng tốt nhất kế tiếp với toà nhà là cho ai đó thuê, chi phí cơ hội của việc sử dụng toà nhà đã dùng cho việc kinh doanh của bạn là tiền thuê mà bạn có thể nhận được. Nếu cách sử dụng kế tiếp tốt nhất cho toà nhà là bán nó cho một người khác, chi phí cơ hội hàng năm của việc sử dụng toà nhà cho việc kinh doanh của bản thân bạn là lợi tức mà bạn có thể nhận được (ví dụ, nếu lãi suất là 5% và toà nhà có giá trị 1000000 đôla), bạn từ bỏ 50000 đôla lãi suất hàng năm do giữ toà nhà, giả sử là giá trị toà nhà vẫn không thay đổi trong năm – giảm giá hoặc tăng giá sẽ được tính vào nếu giá trị toà nhà thay đổi theo thời gian). Ví dụ 2: Chi phí cơ hội của một lớp học tại trường đại học gồm: Học phí, chi phí cho sách vở và dụng cụ (chỉ tính chi phí ăn và ở nếu những chi phí này khác với mức chi phí phải trả cho sự lựa chọn tốt nhất kế tiếp của bạn); thu nhập dự tính trước (thường là chi phí lớn nhất liên quan tới việc học đại học); chi Chi phí cơ hội phí tinh thần (căng thẳng, lo lắng do việc nghiên cứu, lo lắng về điểm, v.v...). 7
- Bài 1: Khái quát về Kinh tế học Vĩ mô Nếu bạn đi xem một bộ phim, chi phí cơ hội bao gồm không chỉ chi phí của vé xem phim và đi lại mà còn chi phí thời gian cần để xem bộ phim. Khi các nhà kinh tế thảo luận về chi phí và lợi ích đi cùng với những lựa chọn thay thế, thảo luận này thường tập trung vào lợi ích cận biên và chi phí cận biên. Lợi ích cận biên thu được từ một hoạt động là lợi ích tăng thêm có được khi mức độ hoạt động tăng lên một đơn vị. Chi phí cận biên được định nghĩa là chi phí tăng lên nảy sinh khi mức độ hoạt động tăng lên một đơn vị. Các nhà kinh tế cho rằng các cá nhân cố tối đa hoá lợi ích ròng thu được từ mỗi hoạt động. Nếu lợi ích cận biên vượt quá chi phí cận biên, lợi ích ròng sẽ tăng nếu mức độ hoạt động tăng. Vì vậy, mỗi cá nhân lý trí sẽ tăng mức độ của bất kỳ hoạt động nào nếu lợi ích cận biên vượt quá chi phí cận biên. Ngược lại, nếu chi phí cận biên vượt quá lợi ích cận biên, lợi ích ròng tăng khi mức độ hoạt động giảm. Không có lý do nào để thay đổi mức độ của một hoạt động (và lợi ích ròng là tối đa) tại mức hoạt động có lợi ích cận biên bằng với chi phí cận biên. Trong Kinh tế học, chi phí cơ hội là sự lựa chọn tốt nhất bị bỏ lỡ. Bất cứ quyết định nào bao gồm trong số nhiều lựa chọn đều có chi phí cơ hội. Ví dụ, nếu một thành phố quyết định xây một bệnh viện trên một khu đất trống của mình, thì chi phí cơ hội là một dự án nào khác có thể được thực hiện trên khu đất đó và kinh phí xây dựng bệnh viện. Khi xây bệnh viện, thành phố đã lỡ mất cơ hội xây một trung tâm thể thao, hay một bãi đỗ xe trên đó, hoặc khả năng bán khu đất ấy đi để thanh toán bớt các khoản nợ của chính quyền thành phố. Chi phí cơ hội với một người không nhất thiết phải được đánh giá về mặt tiền bạc mà nên được đánh giá theo thứ có giá trị nhất với người đó. Ví dụ, một người chọn xem một trận bóng đá giữa MU – Chelsea trên ti vi vào tối Chủ nhật thì sẽ không xem được bất kỳ chương trình ti vi nào khác, chi phí cơ hội với người đó có thể là một bộ phim cuối tuần tuyệt vời trên VTV1 nếu người đó thích xem phim, hoặc là một chương trình ca nhạc rất sôi động trên VTV3, nếu người đó thích ca nhạc. Tại sao bạn lại chọn? Chi phí cơ hội là một trong những điểm khác biệt mấu chốt giữa khái niệm chi phí kinh tế và chi phí kế toán. Đánh giá chi phí cơ hội là cơ sở để đánh giá chính xác chi phí thực tế của bất cứ hoạt động nào. Trong trường hợp không có một chi phí kế toán, hay chi phí bằng tiền rõ ràng nào gắn với hoạt động đó, thì việc bỏ qua chi phí cơ hội có thể tạo ra ảo tưởng rằng các lợi ích có thể đạt được mà không mất một chi phí nào. Chi phí cơ hội không nhìn thấy trở thành chi phí ẩn của hoạt động đó. Phân vân lựa chọn Ví dụ: Một người có ngôi nhà mặt phố Hàng Bông mở một shop nhỏ kinh doanh quần áo thời trang, mỗi tháng cô ta phải chi ra 50 triệu tiền giá vốn hàng bán, 5 triệu cho chi phí điện thoại, điện, nước, thuế môn bài... liên quan đến hoạt động kinh doanh. Doanh thu của cửa hàng đạt 70 triệu/tháng. Chủ cửa hàng cho rằng mình có lợi nhuận 15 triệu. Trên thực tế, chủ cửa hàng đã bỏ qua số tiền 20 triệu có thể thu được nếu đem cho người khác thuê cửa hàng thay vì tự kinh doanh (20 triệu/tháng), và 5 triệu thu nhập cô ta có thể thu được nếu đi làm ở chỗ khác thay vì ở nhà bán hàng. 25 triệu này chính là chi phí ẩn trong hoạt động kinh doanh quần áo nói trên. Điều đáng nói là theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, những chi phí ẩn này không được hạch toán vào chi phí khi tính thuế. 8
- Bài 1: Khái quát về Kinh tế học Vĩ mô Cần lưu ý chi phí cơ hội không phải là tổng giá trị các lựa chọn bị bỏ lỡ mà chỉ là giá trị của lựa chọn tốt nhất có thể bởi vì người ta không thể nào cùng một lúc sử dụng nhiều lựa chọn thay thế được. Trong ví dụ ban đầu, chi phí cơ hội của quyết định xây bệnh viện là việc mất một khu đất trống để xây trung tâm thể thao, xây bãi đậu xe, hoặc số tiền có thể thu được nếu bán khu đất đó, chứ không thể là tổng của 3 lựa chọn đó vì xét cho cùng khu đất đó không thể nào cùng lúc được sử dụng cho hơn một mục đích được. Tuy nhiên, hầu hết các chi phí cơ hội rất khó so sánh. Chi phí cơ hội chỉ có ý nghĩa trong điều kiện khan hiếm nguồn lực, vì khi đó người ta sẽ buộc phải đánh đổi, nếu tiến hành hoạt động này thì phải bỏ hoạt động khác. Chi phí cơ hội thường được thể hiện dưới dạng giá tương đối, tức là giá của một lựa chọn trong tương quan với lựa chọn khác. Ví dụ: Giá một bình sữa là 4 $ và một ổ bánh mì là 2 $ thì giá của một bình sữa là 2 ổ bánh mì. Đặc trưng này thể hiện rất rõ trong phân tích lợi thế so sánh của David Ricardo. Khái niệm chi phí cơ hội được sử dụng rộng rãi trong nhiều lý thuyết, phân tích kinh tế như: • Lựa chọn của khách hàng • Khả năng sản xuất • Giá của tư bản (vốn) • Quản lý thời gian • Lựa chọn nghề nghiệp • Phân tích lợi thế so sánh • Lựa chọn loại hàng hóa dịch vụ để sản xuất Đường PPF phản ánh chi phí cơ hội ngày càng tăng. Hệ số góc tại các điểm trên đường PPF biểu thị chi phí cơ hội về sự đánh đổi giữa các mặt hàng tại điểm đó, giả sử góc phân tích là α, khi đó: tgα = (–).(∆X/∆Y). Theo ví dụ trên ta tính được chi phí cơ hội (bảng 1.1): 7 Trên hình 1.1, trong khoảng BC: Giá trị chi phí cơ hội là : = 1, biểu thị muốn có thêm 1 7 đơn vị X thì phải từ bỏ 1 đơn vị Y trong khoảng này do nguồn lực có hạn. 8 Trên hình 1.1, trong khoảng CD: Giá trị chi phí cơ hội là: = 1,6, biểu thị muốn có thêm 1 5 đơn vị X thì phải từ bỏ 1,6 đơn vị Y trong khoảng này do nguồn lực có hạn. 1.3. Mục tiêu và các công cụ kinh tế vĩ mô 1.3.1. Mục tiêu của kinh tế vĩ mô 1.3.1.1. Ba dấu hiệu của thành tựu kinh tế vĩ mô Thành tựu kinh tế vĩ mô của một đất nước thường được đánh giá theo 3 dấu hiệu chủ yếu: Ổn định, tăng trưởng và công bằng xã hội. • Sự ổn định kinh tế là kết quả của việc giải quyết tốt những vấn đề kinh tế cấp bách như lạm phát, suy thoái, thất nghiệp trong thời kì ngắn hạn. • Tăng trưởng kinh tế đòi hỏi giải quyết tốt những vấn đề Thành tựu của kinh tế vĩ mô dài hạn hơn, có liên quan đến việc phát triển kinh tế. • Công bằng trong phân phối vừa là vấn đề xã hội vừa là vấn đề kinh tế. 9
- Bài 1: Khái quát về Kinh tế học Vĩ mô 1.3.1.2. Các mục tiêu của kinh tế vĩ mô Để có thể đạt được sự ổn định, tăng trưởng, công bằng, các chính sách kinh tế vĩ mô phải hướng tới các mục tiêu cụ thể sau: • Mục tiêu đạt mức sản lượng cao và tốc độ tăng trưởng nhanh Mỗi quốc gia có điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau nên mức sản lượng o không thể giống nhau. Mục tiêu đặt ra của đại đa số các quốc gia trên thế giới là đạt được sản lượng thực tế cao, tương ứng với mức sản lượng tiềm năng. Trong đó, mức sản lượng tiềm năng (Y*) là mức sản lượng tối đa mà các quốc gia có thể sản xuất ra trong điều kiện toàn dụng nhân công và không gây nên lạm phát. Mức sản lượng thực tế cao Mức sản lượng tiềm năng Y* được xác định tại điểm đường tổng cung trong dài hạn cắt trục hoành. Mức giá (P) ASL 0 Sản lượng Y* (Y) Hình 1.3. Mức sản lượng tiềm năng Y* Đạt được mức sản lượng Y* không được gây nên lạm phát → nền kinh tế bình ổn về giá cả, tỷ lệ lạm phát thực tế coi như bằng 0 → mọi người đều có việc làm → tỷ lệ thất nghiệp bằng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Đạt được mức sản lượng Y* nhưng không được làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên và tài nguyên, thiên nhiên. Đạt được tốc độ tăng trưởng cao và bền vững Tăng trưởng kinh tế là sự tăng thêm hay sự gia tăng về o quy mô sản lượng của một nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm). Đó là kết quả của các hoạt động sản xuất – kinh doanh các loại hàng hoá và dịch vụ do nền kinh tế tạo ra. Mỗi quốc gia muốn phát triển thì phải có sự tăng trưởng sản lượng, điều này nhằm đảm bảo mối quan hệ kinh tế ổn định, đảm bảo sự phát triển Cơ giới hóa của nền kinh tế. 10
- Bài 1: Khái quát về Kinh tế học Vĩ mô GDP t − GDP t −1 Công thức xác định tốc độ tăng trưởng kinh tế: g t = ⋅100% o GDP t −1 Trong đó: gt là tốc độ tăng trưởng kinh tế của năm t GDPt là tổng sản phẩm quốc nội của năm t GDPt–1 là tổng sản phẩm quốc nội của năm cơ sở (t–1) Bảng 1.2: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trên mỗi lao động hàng năm của một số nước trên thế giới 1961 − 1970 1971 − 1980 1981 − 1990 1991 − 2000 1961 − 2000 Pháp 4.9 2.8 2.3 1.5 2.9 Đức 4.2 2.6 1.7 1.6 2.5 Italy 6.2 2.6 1.6 1.5 3 Ireland 4.2 3.7 3.8 3.5 3.8 Nhật 8.6 3.7 3.1 0.9 4.1 Hà Lan 3.9 2.7 1.6 1.2 2.4 Anh 2.6 1.6 2.2 1.9 2.1 Mỹ 2.3 1.2 1.3 1.8 1.7 Nguồn: Giáo trình Kinh tế học Vĩ mô của Mankiw Bảng 1.3: GDP và xuất khẩu của Việt Nam từ năm 1986 đếm năm 2004 Dân số GDP/ XK Tỷ lệ tăng GDP (tỷ Tỷ lệ tăng XK trên Năm (triệu người (triệu xuất khẩu USD) GDP (%) GDP (%) người) (USD) USD) (%) 1986 61,1093 5367,26 87,8 2,84 789 13 14,7 1987 62,4524 5547,6 88,8 3,36 854 8,2 15,39 1988 63,7274 5881,02 92,3 6,01 1038 21,6 17,65 1989 64,774 6156,24 95 4,68 1946 87,4 31,61 1990 66,0167 6469,64 98 5,09 2404 23,5 37,16 1991 67,2424 8001,85 119 5,81 2087 –13,2 28,08 1992 68,4501 9925,26 145 8,7 2581 23,7 26 1993 69,6445 13232,5 190 8,08 2985 15,7 25,56 1994 70,8245 16148 228 8,83 4054 35,8 25,11 1995 71,9955 20806,7 289 9,54 5449 34,4 26,19 1996 73,1567 24653,8 337 9,34 7256 33,2 29,43 1997 74,3069 27047,7 364 8,15 9185 26,6 33,96 1998 75,4563 27239,7 361 5,76 9360 1,9 34,36 1999 76,5967 28723,8 375 4,77 11541 23,3 40,18 2000 77,6354 31209,4 402 6,79 14455 25,5 46,32 2001 78,6858 32654,6 415 6,89 15027 4 46,02 2002 79,7274 35080,1 440 7,08 16706 11,2 47,62 2003 80,9024 37654,9 465,4 7,34 20176 20,8 53,58 2004 82,0698 40550,6 494 7,69 26003 28,9 64,12 Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam 11
- Bài 1: Khái quát về Kinh tế học Vĩ mô Hình 1.4. GDP, % xuất khẩu, và xuất khẩu trong GDP Khi các nhà kinh tế nghiên cứu tăng trưởng kinh tế, họ quan tâm đến tăng trưởng của mức sản lượng thực tế (hay sản lượng trên mỗi đầu người) qua một thời kỳ dài để có thể xác định được các yếu tố làm tăng GDP thực tế tại mức tự nhiên trong dài hạn. • Tạo công ăn việc làm tốt và giảm tỷ lệ thất nghiệp Muốn tăng thu nhập cho người dân và tăng thu nhập cho nền kinh tế thì chính phủ o phải tạo được nhiều công ăn, việc làm tốt. Hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp (và duy trì ở mức tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên) nhằm tạo ra o mức sản lượng cao cho xã hội. • Ổn định giá cả và tỷ lệ lạm phát thấp Giá cả là mục tiêu đầu ra của nền kinh tế, sản xuất, tiêu dùng. Khi giá cả biến động o thì sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế, do đó để bình ổn được giá cả thì nên có sự can thiệp của Nhà nước. Phải ổn định được giá cả và kiềm chế được lạm phát trong điều kiện thị trường tự do. o Giá cả tiêu dùng leo thang Tình trạng lạm phát • Kinh tế đối ngoại Cân bằng cán cân thanh toán quốc tế: Cán cân thanh toán là một bảng kết toán tổng o hợp luồng bán buôn hàng hoá và dịch vụ, luồng chu chuyển về vốn giữa một công dân, một quốc gia với các quốc gia còn lại trên thế giới. 12
- Bài 1: Khái quát về Kinh tế học Vĩ mô Khi cán cân thanh toán mất cân đối → nền kinh tế không ổn định. Muốn cân bằng cán cân thanh toán thì phải ổn định tỷ giá hối đoái. Ổn định tỷ giá hối đoái o Tỷ giá hối đoái là giá cả tiền tệ của một quốc gia được tính bằng tiền tệ của một quốc gia khác. Giá ngoại tệ không ổn định sẽ ảnh hưởng đến những hoạt động của nền kinh tế. Phải ổn định được tỷ giá hối đoái và bảo đảm cán cân thanh toán quốc tế. Quan hệ kinh tế đối ngoại • Phân phối công bằng Đây vừa là mục tiêu kinh tế vừa là mục tiêu chính trị – xã hội, nó đề cập đến việc hạn chế sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Dân cư đều phải được chăm sóc sức khoẻ, chăm sóc giáo dục và văn hoá thông qua các hàng hoá công cộng của quốc gia. Một số nước coi mục tiêu phân phối công bằng là một trong các mục tiêu quan trọng. Nghiên cứu các mục tiêu trên đây, chúng ta cần lưu ý: Đó là những mục tiêu thể hiện một trạng thái lí tưởng, o trong đó sản lượng đạt được ở mức toàn dụng nhân Phân phối công bằng công, lạm phát thấp, cán cân thanh toán quốc tế thăng bằng và tỷ giá hối đoái là cố định. Trên thực tế, các chính sách Kinh tế vĩ mô chỉ có thể tối thiểu hoá sai lệch giữa thực tiễn so với ý niệm mà con người mơ tưởng. Các mục tiêu trên thường bổ sung cho nhau và trong chừng mực nhất định, chúng o hướng vào việc đảm bảo sự tăng trưởng sản lượng của nền kinh tế. Tuy nhiên, trong những hoàn cảnh lịch sử cụ thể, có thể xuất hiện các xung đột hoặc các mâu thuẫn cục bộ. Do vậy, các nhà hoạch định chính sách phải lựa chọn thứ tự ưu tiên và đôi khi phải chấp nhận một sự “hy sinh” nhất định trong một thời kì ngắn hạn. Về mặt dài hạn, thứ tự ưu tiên trên đây cũng khác nhau giữa các quốc gia. Ở các o nước đang phát triển, tăng trưởng thường giữ vị trí ưu tiên số một. Tuy nhiên, một số nước đã thành công trong việc giải quyết đồng thời các mục tiêu kinh tế nêu trên trong quá trình phát triển của mình. Các nhà kinh tế thường sử dụng hệ số Gini để phản ánh công bằng trong việc phân o phối thu nhập. Giá trị của hệ số Gini thường được xác định bởi công thức: A Gini = A+B Thu nhập cộng dồn A B Dân số cộng dồn Hình 1.5. Mục tiêu phân phối thu nhập cân bằng Ở Việt Nam, hệ số Gini là 0,34 năm 1993 và tăng lên mức 0,37 năm 2004. 13
- Bài 1: Khái quát về Kinh tế học Vĩ mô 1.3.2. Các công cụ kinh tế vĩ mô Để đạt được mục tiêu kinh tế vĩ mô nêu trên, Nhà nước có thể sử dụng nhiều công cụ chính sách khác nhau. Mỗi chính sách lại có những cộng cụ riêng biệt. Dưới đây là một số chính sách kinh tế vĩ mô chủ yếu mà các Chính phủ ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển thường sử dụng trong lịch sử lâu dài và đa dạng của họ. 1.3.2.1. Chính sách tài khoá Chính sách tài khoá nhằm điều chỉnh thu nhập và chi tiêu của Chính phủ để hướng nền kinh tế vào một mức sản lượng và việc làm mong muốn. Chính sách tài khoá có hai công cụ chủ yếu là chi tiêu của Chính phủ và thuế. Chi tiêu của Chính phủ có ảnh hưởng một cách trực tiếp tới quy mô của chi tiêu công cộng, do đó có thể trực tiếp tác động đến tổng cầu và sản lượng. Thuế làm giảm các khoản thu nhập, do đó làm giảm chi tiêu của khu vực tư nhân và từ đó cũng tác động đến tổng cầu và sản lượng. Thuế khoá cũng có thể tác động Chính sách tài khoá đến đầu tư và sản lượng về mặt dài hạn. Trong ngắn hạn: 1 năm đến 2 năm, chính sách tài khoá có tác động đến sản lượng thực tế và lạm phát, phù hợp với các mục tiêu ổn định kinh tế. Về mặt dài hạn, chính sách tài khoá có thể có tác dụng điều chỉnh cơ cấu kinh tế, giúp cho sự tăng trưởng và phát triển lâu dài. 1.3.2.2. Chính sách tiền tệ Chính sách tiền tệ chủ yếu nhằm tác động đến đầu tư tư nhân, hướng nền kinh tế vào mức sản lượng và việc làm mong muốn. Chính sách tiền tệ có hai công cụ chủ yếu là lượng cung về tiền tệ và lãi suất. Khi NHTƯ thay đổi lượng cung về tiền, lãi suất sẽ tăng hoặc giảm, tác động đến đầu tư tư nhân, do vậy sẽ có ảnh hưởng đến tổng cầu và sản lượng. Chính sách tiền tệ có tác động quan trọng đến GNP thực tế, về mặt ngắn hạn, song do tác động đến đầu tư, nên nó cũng có ảnh Chính sách tiền tệ hưởng lớn đến GNP tiềm năng về mặt dài hạn. 1.3.2.3. Chính sách thu nhập Chính sách thu nhập bao gồm hàng loạt các biện pháp (công cụ) mà Chính phủ sử dụng nhằm tác động trực tiếp đến tiền công, giá cả để kiềm chế lạm phát. Chính sách này sử dụng nhiều loại công cụ, từ các công cụ có tính chất cứng rắn như giá cả, tiền lương, những chỉ dẫn chung để ấn định tiền công và giá cả, những quy tắc pháp lý ràng buộc sự thay đổi giá cả và tiền lương,... đến những công cụ mềm dẻo hơn như việc hướng dẫn, khuyến khích bằng thuế thu nhập, ... Chính sách thu nhập 1.3.2.4. Chính sách kinh tế đối ngoại Chính sách kinh tế đối ngoại trong các nước thị trường mở là nhằm ổn định tỷ giá hối đoái và giữ cho thâm hụt cán cân thanh toán ở mức có thể chấp nhận được. 14
- Bài 1: Khái quát về Kinh tế học Vĩ mô Chính sách này bao gồm các biện pháp giữ cho thị trường hối đoái cân bằng, các quy định về hàng rào thuế quan bảo hộ mậu dịch, và những biện pháp tài chính và tiền tệ khác có tác động đến hoạt động xuất khẩu. Trên đây là tập hợp các chính sách và công cụ chính sách chủ yếu mang sắc thái lý thuyết phù hợp với nền kinh tế thị trường đã phát triển. Trong thực tế, biểu hiện và sự vận dụng các chính sách này rất đa dạng, đặc biệt là các nước có nền kinh tế đang phát triển. Tuy nhiên, đó là đối tượng nghiên cứu của môn học lý thuyết phát triển. Trong các bài sau, chúng ta sẽ trở lại thảo luận sâu hơn về cơ chế tác động của chính sách này trong Chính sách đối ngoại một nền kinh tế thị trường mang tính chất tiêu biểu. 1.4. Hệ thống kinh tế vĩ mô Có nhiều cách mô tả hoạt động của nền kinh tế. Theo cách tiếp cận hệ thống, nền kinh tế được xem như một hệ thống gọi là hệ thống kinh tế vĩ mô. Hệ thống này – như Paul.A.Samuelson mô tả – được đặc trưng bởi ba yếu tố: Đầu vào, đầu ra và hộp đen kinh tế vĩ mô. • Các yếu tố đầu vào bao gồm: o Những tác động từ bên ngoài, bao gồm chủ yếu các biến số phi kinh tế như thời tiết, dân số, chiến tranh, v.v... o Những tác động của các biến số kinh tế như các chính sách kinh tế, bao gồm các công cụ của Nhà nước nhằm điều chỉnh hộp đen kinh tế vĩ mô, hướng tới các mục tiêu đã định trước. • Các yếu tố đầu ra bao gồm: Sản lượng, việc làm, giá cả, xuất nhập khẩu. Đó là các biến do hoạt động của hộp đen kinh tế vĩ mô tạo ra. • Yếu tố trung tâm của hệ thống là hộp đen kinh tế vĩ mô, còn gọi là nền kinh tế vĩ mô (Macroeconomy). Hoạt động của hộp đen như thế nào sẽ quyết định chất lượng của các biến đầu ra. 2 lực lượng quyết định sự hoạt động của hộp đen kinh tế vĩ mô là tổng cung và tổng cầu. 1.4.1. Sơ đồ hệ thống kinh tế vĩ mô Sơ đồ hệ thống kinh tế vĩ mô 1.4.2. Các vấn đề cơ bản về tổng cung (AS) và tổng cầu (AD) của nền kinh tế Tổng cung và tổng cầu là 2 thuật ngữ được các nhà kinh tế sử dụng khá thường xuyên. Chúng là những nhân tố làm cho nền kinh tế thị trường hoạt động. Mô hình tổng cung và tổng cầu chỉ ra sản lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra và mức giá chung của nền kinh tế. Bây giờ, chúng ta sẽ lần lượt xem xét qua các khái niệm cơ bản và các yếu tố tác động đến tổng cung và tổng cầu. 15
- Bài 1: Khái quát về Kinh tế học Vĩ mô 1.4.2.1. Tổng cung (AS) • Khái niệm Tổng cung bao gồm tổng khối lượng các sản phẩm quốc dân mà các doanh nghiệp sẽ sản xuất và bán ra trong một thời kỳ tương ứng với giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất đã cho. Tổng cung liên quan đến khái niệm sản lượng tiềm năng. Đó là sản lượng tối đa mà nền kinh tế có thể sản xuất ra trong điều kiện toàn dụng nhân công, mà không gây nên lạm phát. Sản lượng tiềm năng phụ thuộc vào việc sử dụng các yếu tố sản xuất, đặc biệt là lao động. • Đồ thị đường tổng cung AS Đường tổng cung là đường có hướng dốc lên: Đường tổng cung dài hạn là đường song song với trục tung và cắt trục hoành ở mức o sản lượng tiềm năng. Đường tổng cung ngắn hạn: Đường tổng cung ban đầu tương đối nằm ngang, khi o vượt qua điểm sản lượng tiềm năng, đường tổng cung sẽ dốc ngược lên. Mức giá (P) ASL ASS 0 Sản lượng Y* (Y) Hình 1.6. Đường tổng cung trong ngắn hạn và dài hạn Đường tổng cung trong dài hạn là đường thẳng đứng (ASL) cắt trục hoành tại mức sản lượng tiềm năng Y*. Đường tổng cung trong ngắn hạn là đường ASS có xu hướng dốc lên. Điều này nói lên rằng, ở dưới mức sản lượng tiềm năng, một sự thay đổi nhỏ về giá cả đầu ra sẽ khuyến khích các hãng tăng nhanh sản lượng để đáp ứng nhu cầu tăng lên. Sở dĩ có các hành động như vậy vì, trong khoảng thời gian ngắn, đứng trước giá đầu vào cố định, họ có thể đồng thời tăng sản lượng và tăng giá nhẹ để thu lợi nhuận. Về mặt dài hạn, chi phí đầu vào đã điều chỉnh thì các hãng không còn động lực để tăng sản lượng. Giá cả sẽ tăng lên nhanh chóng để đáp ứng với sự thay đổi của tổng mức cầu. Đường cung dài hạn do đó là đường thẳng đứng. • Những nhân tố ảnh hưởng tới tổng cung Tổng cung phụ thuộc vào chủ yếu vào giá cả và chi phí. Khi giá cả và chi phí sản xuất thấp, các doanh nghiệp có thể sản xuất ít hơn sản lượng tiềm năng. Với mức giá cao hơn, thì ngược lại. Tuy nhiên, các doanh nghiệp luôn muốn tăng sản lượng của mình để đạt tới mức sản lượng tiềm năng. Do vậy, ngoài yếu tố giá cả và chi phí, tổng cung còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố làm tăng sản lượng tiềm năng. Cụ thể, tổng cung phụ thuộc vào các yếu tố sau: Các yếu tố làm thay đổi đồng thời tổng cung ngắn hạn và tổng cung dài hạn: o 16
- Bài 1: Khái quát về Kinh tế học Vĩ mô Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực mà càng đông thì khối lượng sản phẩm và dịch vụ sản xuất càng lớn. Nguồn nhân lực có trình độ học vấn cao, thành thạo nghề nghiệp thì năng suất lao động càng cao. Cơ sở vật chất kỹ thuật, tiến bộ công nghệ: Máy móc thiết bị, cơ sở vật chất càng nhiều, càng hiện đại, thì năng suất lao động càng cao và khối lượng sản phẩm dịch vụ sản xuất càng lớn. Trình độ công nghệ có ảnh hưởng quan trọng đối với tổng cung. Việc phát minh các phương pháp sản xuất mới, hiệu quả hơn, cho phép các xí nghiệp sản xuất nhiều hơn với cùng một khối lượng yếu tố sản xuất. Ngay cả khi dân số và cơ Tổng cầu sở vật chất không đổi, tiến bộ kỹ thuật có thể làm tăng sản lượng và tổng cung. Vốn con người: Nguồn nguyên liệu: Sự dồi dào, phong phú của nguồn nguyên liệu có tác động rất đáng kể đối với sản lượng. Việc phát hiện ra các nguồn nguyên liệu mới góp phần làm giảm chi phí sản xuất và tăng sản lượng. Ngược lại, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên sẽ có tác động làm giảm sản lượng. Thời tiết, khí hậu: Thời tiết chắc chắn có ảnh hưởng đối với sản lượng, đặc biệt trong nông nghiệp. Thời tiết thuận lợi sẽ làm tăng sản lượng, còn thời tiết bất lợi sẽ làm giảm sản lượng. Những thay đổi trong thành phần của GDP thực: Khi các vùng và các thành phần của nền kinh tế phát triển theo cùng một nhịp thì thành phần của GDP thực ổn định. Ngược lại khi có một vài khu vực tăng trưởng nhanh trong khi một số khu vực khác lại sa sút thì thành phần của GDP thực thay đổi nhanh chóng. Trong trường hợp này, nguồn nhân lực sẽ chuyển dịch để thích ứng với sự thay đổi của cơ cấu kinh tế, làm cho tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên tăng, tổng cung giảm xuống. Những yếu tố kích thích: Đây là những yếu tố (thường là các chính sách) có tác dụng khuyến khích hoặc ngăn cản người ta đi đến một hành động nào đó. Những yếu tố này cũng có thể có ảnh hưởng đối với tổng cung. Một mức thuế quá cao có thể không khuyến khích dân chúng làm việc, không khuyến khích tiết kiệm hoặc tích luỹ vốn. Do đó chính sách tăng thuế có tác dụng làm giảm tổng cung. Những yếu tố chỉ làm thay đổi tổng cung ngắn hạn: o Tiền lương: Tiền lương có ảnh hưởng đối với tổng cung ngắn hạn vì tiền lương là một bộ phận quan trọng của chi phí sản xuất. Tiền lương càng cao, phí tổn sản xuất của các xí nghiệp càng lớn và do đó xí nghiệp sẽ giảm khối lượng sản phẩm cung ứng đối với mọi mức giá. Giá của các yếu tố sản xuất khác: Giá của các yếu tố sản xuất khác cũng có tác động tương tự như tác động của tiền lương đối với tổng cung ngắn hạn. Mọi mức tăng giá của các yếu tố sản xuất đều làm tăng chi phí sản xuất của xí nghiệp và xí nghiệp sẽ giảm sản lượng đối với mọi mức giá. 1.4.2.2. Tổng cầu (Agrregate Demand – AD) • Khái niệm Là tổng khối lượng hàng hoá và dịch vụ mà các tác nhân trong nền kinh tế muốn mua và có khả năng mua ở mức giá cả, thu nhập và các biến số kinh tế khác nhau đã cho. 17
- Bài 1: Khái quát về Kinh tế học Vĩ mô Tổng khối lượng hàng hoá, dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân là tổng giá trị nền kinh tế quốc dân. Ví dụ: Theo Tổng cục Thống kê, năm 2008 tổng sản phẩm quốc nội (tổng cầu) của Việt Nam là 87 tỷ USD. • Đồ thị đường tổng cầu AD Đường tổng cầu AD là đường dốc xuống, có độ dốc âm; trục tung biểu thị mức giá chung (chẳng hạn là chỉ số CPI) ký hiệu là P, còn được gọi là mặt bằng giá; Y là mức sản lượng (hoặc thu nhập), ta thường dùng GNP thực tế để tính. Mức giá (P) AD 0 Sản lượng thực tế (Y) Hình 1.7. Đường tổng cầu Đường tổng cầu là đường dốc xuống về phía phải biểu thị mối quan hệ giữa mức giá chung và sản lượng thực tế. Tại sao đường cầu dốc xuống? Trong trường hợp một sản phẩm cá biệt, dạng dốc xuống của đường cầu sản phẩm là tương đối dễ giải thích. Nếu giá của một loại nước ngọt nào đó tăng thì khối lượng cầu của loại nước ngọt đó giảm vì người tiêu dùng sẽ chuyển sang sử dụng các loại nước ngọt khác. Cũng có thể giải thích tương tự đối với dạng dốc xuống của đường cầu của tất cả các sản phẩm cùng một loại. Ví dụ: Nếu giá của tất cả các loại nước ngọt đều tăng, thì khối lượng cầu của mặt hàng nước ngọt giảm vì người tiêu dùng sẽ chuyển sang tiêu dùng các loại nước giải khát khác hoặc các loại sản phẩm khác. Nếu giá của tất cả các loại sản phẩm và dịch vụ đều tăng (mức giá tăng) thì khối lượng chi tiêu của toàn bộ nền kinh tế có xu hướng tăng lên, tổng cầu tăng lên? Nguyên nhân dẫn đến điều đó là do khi giá cả giảm, thu nhập thực tế của công chúng tăng lên, tiêu dùng thực tế sẽ cao hơn, tổng cầu cũng sẽ cao hơn. 1.4.2.3. Những nhân tố làm thay đổi tổng cầu • Mức giá cả chung trong nền kinh tế quốc dân: Giá cả tăng thì tổng mức cầu giảm và ngược lại. Khi mức giá chung thay đổi, tổng cầu sẽ không đổi mà xảy ra sự vận động các điểm dọc theo đường tổng cầu. • Các nhân tố khác: Các nhân tố này thay đổi sẽ làm cho đường tổng cẩu dịch chuyển sang vị trí mới. o Nhân tố lãi suất: Nếu tất cả các yếu tố khác không đổi, khi lãi suất tăng sẽ làm giảm tổng cầu. o Lạm phát được dự đoán: Khi tỷ lệ lạm phát được dự đoán tăng, tổng cầu tăng, nếu các yếu tố khác không đổi. o Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng đến tổng cầu vì nó chi phối đồng thời giá mà người nước ngoài phải trả để mua sản phẩm sản xuất ở trong nước và giá mà 18
- Bài 1: Khái quát về Kinh tế học Vĩ mô người trong nước phải trả để mua sản phẩm của nước ngoài. Khi đồng nội tệ tăng giá so với đồng ngoại tệ, tổng cầu sẽ giảm. Lợi nhuận dự đoán: Khi xuất hiện những nhân tố làm tăng mức dự đoán về lợi nhuận, o tổng cầu tăng, vì một tình hình kinh doanh lạc quan hơn sẽ kích thích các doanh nghiệp tăng đầu tư, đổi mới thiết bị, công nghệ. Mặt khác, triển vọng tăng thu nhập khuyến khích người ta tăng chi tiêu. Khối lượng tiền (Mức cung tiền): Một sự thay đổi của mức cung tiền sẽ có sự thay o đổi của lãi suất và tác động tới tổng cầu. Thu nhập của người tiêu dùng tăng: Thu nhập của người tiêu dùng tăng, chi tiêu về o hàng hoá và dịch vụ sẽ tăng, tổng cầu sẽ tăng. Cầu về hàng hoá và dịch vụ của Chính phủ có tác động trực tiếp tới tổng cầu. o Giả định thuế không đổi, khi Chính phủ tăng chi tiêu cho các công trình xây dựng cầu, đường thì tổng cầu sẽ tăng,... Ngoài ra còn có các nhân tố: Thuế và chi chuyển nhượng; xuất nhập khẩu; dân số, o v.v... cũng có tác động rất lớn đến tổng cầu. Đầu tư của của các hãng tư nhân, v.v... o 1.4.3. Phân tích biến động của sản lượng, việc làm, và giá cả trong nền kinh tế trên mô hình AD–AS 1.4.3.1. Trạng thái cân bằng của nền kinh tế Nếu đưa hai đồ thị AD và AS vào cùng một hệ trục tọa độ ta sẽ thấy hai đường đó cắt nhau tại E0. Điểm E0 gọi là điểm cân bằng. Cân bằng tổng cung, tổng cầu còn gọi là cân bằng của thị trường hàng hoá và dịch vụ của quốc gia. Đường tổng cung và đường tổng cầu cắt nhau tại E0 xác định mức giá cân bằng P0 và thu nhập cân bằng tại mức sản lượng tiềm năng Y*. Điểm E0 là điểm cân bằng dài hạn của nền kinh tế, tại đó AD = ASL=ASS. Mức giá P0 gọi là giá cân bằng của nền kinh tế, tại điểm E0, nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng, các hãng luôn luôn đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu của nền kinh tế. Tại trạng thái cân bằng dài hạn, mức sản lượng Y0 bằng mức sản lượng tiềm năng Y*, tại đó tỷ lệ lạm phát bằng lạm phát dự kiến, giá cả bình ổn, và tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Hầu hết các quốc gia đều muốn đạt được trạng thái cân bằng này. Mức giá (P) ASL ASS E0 ADO Sản lượng Y* (Y) Hình 1.8. Trạng thái cân bằng của nền kinh tế trong mô hình AS–AD 19
- Bài 1: Khái quát về Kinh tế học Vĩ mô 1.4.3.2. Sự di chuyển và dịch chuyển đường tổng cung và tổng cầu Cần phân biệt sự di chuyển tổng cung và tổng cầu và sự dịch chuyển toàn bộ hai đường đó trong hệ trục: • Sự di chuyển theo đường AS và AD biểu thị những thay đổi trong tổng mức cung hoặc tổng mức cầu tuỳ thuộc vào giá cả thay đổi. • Sự dịch chuyển toàn bộ đường AS và AD biểu thị những thay đổi của tổng cung hoặc tổng cầu, phụ thuộc vào tác động của những biến số khác ngoài giá cả. Đường tổng cầu dịch chuyển sang trái hoặc sang phải chủ yếu tuỳ thuộc vào tác động của các biến chính sách như thuế, chi tiêu của Chính phủ, lãi suất,... Đường tổng cung dịch chuyển sang trái hoặc phải phụ thuộc vào tác động của lao động, tài nguyên, kỹ thuật và các chi phí đầu vào khác. Khi nghiên cứu tác động của một yếu tố nào đó đến AD hoặc AS người ta thường cố định những nhân tố khác, làm cho việc phân tích trở nên dễ dàng hơn. Ví dụ: Sự tác động của tổng cung, tổng cầu đến sản lượng cân bằng của nền kinh tế. • Trường hợp 1: Giả sử nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái, các doanh nghiệp lâm vào tình trạng làm ăn đình đốn, kinh doanh trì trệ, họ không muốn đầu tư thêm, các hộ gia đình không muốn chi tiêu thêm cho tiêu dùng, do đó tổng cầu của nền kinh tế đạt ở mức thấp so với sản lượng tiềm năng, người lao động bị đẩy vào tình trạng mất việc, thất nghiệp gia tăng. Mục tiêu đặt ra của Chính phủ trong trường hợp này là phải giảm thất nghiệp bằng cách mở rộng tổng cầu như sau: Khi sản lượng thấp hơn Y*, Chính phủ tăng chi tiêu của chính phủ làm tăng tổng cầu từ AD0 → AD1. Sản lượng cân bằng của nền kinh tế tăng từ Y0 đến Y*, mức giá tăng lên từ P0 đến P1. Mức giá (P) ASL ASS P1 E1 P0 AD1 E0 AD0 0 Y* Y0 Sản lượng (Y) Hình 1.9. Sự dịch chuyển đường tổng cầu (a) Khi Chính phủ tăng mức chi tiêu, làm cho tổng cầu (AD) tăng từ AD1 đến AD0. Sản o lượng cân bằng của nền kinh tế tăng từ Y0 lên Y* (sản lượng tiềm năng), giá tăng từ P1 đến P* (mức giá cân bằng của thị trường). Do giá cả thị trường tăng, các doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn để phát triển sản xuất tìm kiếm lợi nhuận, do đó đã tạo ra nhiều việc làm góp phần làm cho thất nghiệp giảm. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Lý thuyết Kinh tế học vi mô: Phần 1
349 p | 814 | 184
-
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô: Phần 1 - PSG.TS. Vũ Kim Dũng (chủ biên)
139 p | 751 | 162
-
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô: Phần 1 - Cao Thúy Xiêm (ĐH Kinh tế Quốc dân)
131 p | 231 | 77
-
Giáo trình Nguyên lý kinh tế học vĩ mô: Phần 1
140 p | 215 | 54
-
Giáo trình Kinh tế học vi mô I: Phần 1
108 p | 129 | 38
-
Đại cương Kinh tế học vĩ mô: Phần 1
84 p | 164 | 22
-
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô: Phần 2 - N. Gregory Mankiw, Vũ Đình Bách
148 p | 25 | 10
-
Giáo trình Nguyên lý kinh tế học vi mô: Phần 1 - TS. Vũ Kim Dung
126 p | 29 | 9
-
Giáo trình Kinh tế học vi mô cơ bản (Tái bản lần 1): Phần 1
72 p | 14 | 8
-
Giáo trình Kinh tế học vi mô 1: Phần 1 - PGS. TS. Phan Thế Công
148 p | 43 | 7
-
kinh tế học vĩ mô: phần 1 - nxb giáo dục
113 p | 68 | 7
-
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô: Phần 1 - N. Gregory Mankiw, Vũ Đình Bách
117 p | 30 | 6
-
Tài liệu học tập Kinh tế học vĩ mô: Phần 1
153 p | 14 | 5
-
Đề cương môn Kinh tế học vi mô 1 - Trường ĐH Kinh tế Quốc dân
13 p | 14 | 5
-
Nghiên cứu kinh tế học vi mô: Phần 1
142 p | 6 | 2
-
Nghiên cứu Kinh tế học vĩ mô 1: Phần 1 - TS. Trần Việt Thảo
153 p | 5 | 1
-
Nghiên cứu Kinh tế học vĩ mô 1: Phần 2 - TS. Trần Việt Thảo
195 p | 3 | 1
-
Đề cương chi tiết học phần Kinh tế học vĩ mô 1 (Mã học phần: KHMA 1101)
11 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn