intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh tế nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

Chia sẻ: Nguyen Quoc Cuong | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:13

496
lượt xem
84
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tỉnh Thừa Thiên Huế có tổng diện tích đất tự nhiên là 5053,99 km, dân số 1.105.494 người, mật độ dân số bình quân toàn tỉnh là 218,7 người/km, nông thôn Thừa thiên Huế chiếm 97% diện tích tự nhiên và hơn 70% dân số toàn tỉnh. Là một tỉnh có địa hình phức tạp, ruộng đất tập trung ko lớn, hậu quả chiến tranh còn khá nặng nề, thiên tai thường xuyên xảy ra, kết cấu hạ tầng còn nhiều khó khăn, yếu kém, đời sống thu nhập người dân còn thấp, không đồng đều giữa các vùng....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh tế nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

  1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế trước khi áp dụng mô hình cơ giới hóa: Tỉnh Thừa Thiên Huế có tổng diện tích đất tự nhiên là 5053,99 km, dân số 1.105.494 người, mật độ dân số bình quân toàn tỉnh là 218,7 người/km, nông thôn Thừa thiên Huế chiếm 97% diện tích tự nhiên và hơn 70% dân số toàn tỉnh. Là một tỉnh có địa hình phức tạp, ruộng đất tập trung ko lớn, hậu quả chiến tranh còn khá nặng nề, thiên tai thường xuyên xảy ra, kết cấu hạ tầng còn nhiều khó khăn, yếu kém, đời sống thu nhập người dân còn thấp, không đồng đều giữa các vùng. Điều kiện khí hậu của các tỉnh miền Trung, đặc biệt là tỉnh Thừa Thiên Huế rất khắc nghiệt ( nắng lắm, mưa nhiều). Về mùa nắng, nhiệt độ môi trường cao, gây hạn hán, tình trạng thiếu nước thường xuyên xảy ra mặc dù đã có hệ thống kênh mương thủy lợi cung cấp cho khâu làm đất, tưới cho lúa nhưng chỉ có những vùng ở gần vùng sông, đập nước thì mới được cung cấp nước đầy đủ, còn những vùng khác ở những vị trí cao thì rất bị động về khâu tưới, chủ yếu dựa vào trời mưa. Về mùa mưa, xảy ra tình trạng ngập úng, các hệ thống thoát nước chưa đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu nước của đồng ruộng, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp ( chi phí sản xuất, sản lượng nông sản, giá trị nông sản phẩm…) Do đó sản xuất nông nghiệp ở Thừa Thiên Huế mang tính thời vụ. Nông nghiệp của Thừa Thiên Huế đang từng bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của dịch vụ, du lịch và công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp – nông thôn.Tập quán canh tác ở 1 số vùng còn lạc hậu. Việc xác định cây trồng, vật nuôi chính và loại máy móc cần thiết còn nhiều lúng túng. Sản xuất hàng hóa chưa có quy mô lớn; khả năng cạnh tranh của 1 số sản phẩm còn thấp. Công nghiệp chế biến nông sản, nghành nghề và dịch vụ nông thôn phát
  2. triển còn chậm. Đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân 1 số vùng còn thấp. Chậm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ mới. Nói chung người dân còn có quá nhiều khó khăn trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp trước yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Theo Niên giám thống kê – Chi cục thống kê tỉnh, diện tích trồng lúa là 51.684 ha, năng suất đạt 45,6 tạ/ha ( hai vụ ) (2004) cần dữ liệu mới Các loại máy và thiết bị đã có của tỉnh hiện nay mới chỉ đáp ứng 1 phần cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, trong đó một số khâu có mức độ cơ giới hóa cao: làm đất chiếm 60- 65% diện tích ( riêng diện tích gieo cây lúa tỷ lệ cơ giới hóa tới 80- 85% ), bơm nước đạt 58% diện tích; vận chuyển đập lúa đạt trên 70%; xay xát lúa gọa trên 95% sản lượng lương thực. Một số khâu như gieo, cấy, gặt lúa chủ yếu là lao động thủ công. Từ những yêu cầu thực tế trên, kết hợp với sự phê duyệt của hội đồng khoa học và công nghệ, khoa Cơ khí - Công nghệ của trường đại học Nông Lâm Huế đã tiến hành thực hiện dự án : “ xây dựng mô hình nông hộ áp dụng mô hình cơ giới hóa trong trồng trọt và sơ chế, bảo quản 1 số nông sản có giá trị kinh tế” tại 1 số địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Trong 3 huyện : Hương Trà, Quảng Điền, Phong Điền thuộc vùng triển khai dự án, khoa Cơ khí - Công nghệ của trường đại học Nông Lâm Huế đã chọn 1 xã trong mỗi huyện để triển khia dự án với lý do : * Là xã có đặc điểm tự nhiên và xã hội điển hình của huyện, có đủ điều kiện để xây dựng mô hình nông hộ. * Là địa bàn có nhu cầu cấp thiết áp dụng cơ giới hóa một số công đoạn trong quá trình sản xuất lúa phổ biến trên địa bàn tỉnh. Các nông hộ có tiềm lực về lao động, đất đai, vốn và phát triển sản xuất..
  3. Dự án đã đầu tư cho mỗi hộ được chọn để thực hiện mô hình cơ giới hóa cây lúa là 50% tổng giá mua các thiết bị mô hình. TT Hạng mục Mã hiệu Số Đơn giá Thành Đầu tư 50% lượng tiền (triệu tổng giá mua (triệu đồng) thiết bị (triệu đồng) đồng) 1 Máy gieo lúa GL-01/L6 01 1,5 1,5 0,75 2 Máy gặt lúa GRH_1.2 01 15,2 15,2 7,6 rải hang 3 Máy sấy lúa SLG-2 01 18,8 18,8 9,4 Tổng 17,75 cộng Theo kết quả điều tra: Khâu gieo lúa: thường thì thời gian gieo cấy của địa phương ở địa bàn triển khai dự án khoảng 10-15 ngày, lúc này mọi công tác thủy lợi như cấp nước đối với mùa hạn và tiêu nước đối với mùa úng đang được triển khai. Thời gian gieo cấy khoảng 10-15 ngày/vụ này còn quy dịnh thời gian thu hoạch ( thời gian gặt ) cũng vậy. Tập tục gieo lúa bằng tay không có công cụ hỗ trợ làm cho nông dân rất vất vả (làm ngày , làm đêm) để kịp thời vụ. gieo lúa bằng tay có nhiều nhược điểm: mật độ gieo không đều, rải trên toàn bộ bề mặt và phụ thuộc người vung hạt giông, tỷ lệ nẩy
  4. mầm thấp hơn và tốn kém thóc giống, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của lúa ( theo tài liệu trung tâm NC & CG năng lương mới, ĐHNL TPHCM.) Năng suất gieo bằng tay ( 0,05ha/giờ) thấp hơn rất nhiều so với gieo lúa bằng công cụ sạ hàng (0,2- 0,3ha/giờ). Khi sử dụng công cụ sạ hàng, rút ngắn được thời gian gieo, đảm bảo mật độ gieo theo yêu cầu nông học, tiết kiệm được thóc giống, tạo điều kiện tối ưu hóa cho quá trình sinh trưởng và phát triển của lúa. Gieo bằng công cụ sạ hàng còn tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chăm sóc cũng nhue thu hoạch bằng máy gặt (hàng thằng và đều), tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất.khi tính thời vụ đòi hỏi cấp bách thì công cụ gieo sạ hàng càng thể hiện tính ưu việt của nó. Bên cạnh đó, máy gieo sạ hàng không những phục vụ cho nông hộ có máy mà còn làm thuê cho các nông hộ khác không có máy, tăng hệ số thời gian làm việc của máy trong năm. Hiệu quả kinh tế - xã hội của máy gieo sạ hàng: • Chọn loại máy: GL-01/L6, một người kéo tay.Loại máy bằng nhựa. • Giá mua máy : 1.500.000 đồng. • Năng suất lý thuyết cảu máy : 0.3 ha/giờ, ngày làm 8 giờ sẽ được 2,4 ha/ngày. Nhưng thực tế do phỉa kiểm tra điều chỉnh máy, xử lý ruộng nên năng suất máy chỉ khoảng 80%, nên năng suất thực tế 1,92 ha/ngày. Máy cần 1 người phục vụ. • Giá thuê sạ hàng thủ công : 3000đ/sào (500m2) tuowng uwngs 60.000dd/ha. • Thời gian gieo lúa trong 1 năm 2 vụ : 10 x 20 = 38,4 ha/ năm. • Tổng thu trong 1 năm : 38,4 x 60.000 đ/ha = 2.304.000 đ/ năm. • Tổng chi phí trong 1 năm gồm:  Chi phí sửa chữa thường xuyên trong 1 năm : 50.000 đồng.
  5.  Khấu hao máy bình quân ( tính cho 6 năm ) : 1.500.000/6 = 250.000 đồng.  Trả công lao động : 20 ngày x 60.000đ/ ngày = 1.200.000 đồng. • Lợi nhuân : sau khi trừ chi phí, máy thu lãi được : 804.000đ/ năm. • Tỷ suất lợi nhuận trên đồng vốn đầu tư trong 1 năm : 804.000/1.500.000 ~ 0,536 Kết luận : đầu tự máy gieo sạ hàng bỏ vốn không lớn nhưng có nhiều lợi ích, thời gian hoàn vốn sớm hơn nhiều so với độ bền của máy. Ngoài ra gieo sạ hang còn tiết kiệm hạt giống ( 30-50kg/ha), gieo thằng hàng thuận lợi cho việc làm cỏ, sục bùn và thu hoạch bằng máy gặt hàng. Gieo máy sạ hàng tiết kiệm hơn gieo thủ công, 1 ha từ 30 đến 60kg giống 9 tùy theo mật độ gieo và giống lúa ) Bảng 1: một số chỉ tiêu kinh tế của công cụ gieo sạ hàng : TT Các chỉ tiêu Gieo bằng tay Gieo sạ máy Chênh lệch 1 Năng 0,05-0,07 0,2-0,3 4 lần suất(ha/giờ) 2 Mức hạt giống 80-150 50-90 30-60 (kg/ha) 3 Công lao động 30-35 60 30 (1000 đ)
  6. 4 Tỷ suất lợi - 0,536 - nhuận Khâu gặt lúa : phương pháp gặt lúa bằng các dụng cụ thủ công như liềm, hái hiện nay quá vất vả; thời gian thu hoạch lâu, sức lao động bỏ ra quá nhiều, ảnh hưởng đến thời vụ thu hoạch cũng như thời vụ canh tác của vụ sau. Gặt lúa bằng máy cũng là một biện pháp để rút ngắn thời gian thu hoạch, giảm tổn thất và nâng cao chất lượng hạt thóc. Sử dụng máy gặt hàng năm làm giảm nhẹ sức lao động của người nông dân, tăng năng suất ( gấp 15- 20 lần so với gặt tay), giảm giá thành thu hoạch và một vấn đề đặc biệt là đẩm bảo đưuọc thời vụ cho vụ sau, tăng hiệu quả kinh tế. Bảng 2: một số chỉ tiêu kinh tế của máy gặt lúa. TT Các chỉ tiêu Gặt bằng tay Gặt bằng máy Chênh lệch 1 Năng suất (ha/ngày 8 giờ) 0,025 – 0,030 1,6 – 1,8 ~ 40 lần 2 Tỷ lệ hao hụt (%) 3-5 2-3 ~1,5 3 Chi phí thuê lao động 70 – 80 15 + 15 ~2,2 (1000đ/s) 4 Thời gian thu hoạch 1 sào 8 giờ 0,25 giờ ~30 5 Tỷ suất lợi nhuận - 0,57 -
  7. Phân tích hiệu quả kinh tế : • Chọn máy GRH-1,2 của công ty cơ khí An Giang, động cơ xăng công suất 2,5kw, bề rộng làm việc 1,2m . • Giá mua máy: 13.000.000đ. • Năng suất lý thuyết của máy : 0,82ha/giờ, ngày làm 8 giờ sẽ đựơc 2,24ha. Nhưng thực tế do phải kiểm tra điều chỉnh máy, xử lý ruộng nên năng suất máy chỉ khoảng 70%, nên năng suất thực tế 1,57ha/ngày. Máy cần 2 người phục vụ. • Giá thuê gặt: 300.000đ/ha( không gom lúa ) • Thời gian gặt lúa trong 1 năm 2 vụ : 2 x 15ngày = 30 ngày. Diện tích mà máy gặt trong 1 năm là: 1,57 x 30 = 47 ha. • Tổng thu trong 1 năm : 47 x 300.000 = 14.100.000 đ. • Tổng chi phí trong 1 năm : 6.565.000đ trong đó gồm:  Chi phí nhiên liệu và dầu mỡ : mức tiêu hao nhiên liệu: 2,5(lit xăng pha nhớt/ha). Trong 1 năm máy dung hết : 47 x 2,5 = 116,5 lít. Thành tiền : 116,5 x 10.000đ/l = 1.165.000đ.  Chi phí luơng công nhân trong 1 năm : 30 ngày x 40.000đ x 2 người = 2.400.000 đ  Chi phí sửa chữa thuơng xuyên và thay thế trong 1 năm : 1.000.000đ.  Khấu hao máy bình quân năm ( tính cho 7 năm ): 2.000.000đ.
  8. • Lợi nhuận trong 1 năm : sau khi trừu chi, máy thu lãi được : 7.450.000đ. • Tỷ suất loiự nhuận trên đồng vốn dầu tư trong 1 năm: 7.450.000/13.000.000 ~ 0,57 Kết luận: Khi đầu tư máy gặt rải hàng hộ nông dân phải bỏ vốn ban đầu lớn nhưng có mức lãi cao. Máy làm việc ổn định, an toàn và phù hợp với điều kiện đồng ruộng và các giống lúa trên địa bàn . Tỷ suất lợi nhuận cao và thời gian hoàn vốn sớm so với độ bền của máy. Khâu sấy lúa :Hàng năm, khâu phơi sấy sau khi thu hoạch lúa là rất bị động, phụ thuộc 100% vào thời tiết ( chờ trời nắng ). Vì vậy, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm, tăng tỷ lệ hao hụt, mất mát ( do thối nát, nảy mầm…) Đặc biệt vào vụ Hè – thu, khi thu hoạch lúa đã vào mùa mưa lũ, tình trạng lúa hoặc là chờ thời tiết tốt mới thu hoạch ( rất dễ bị lũ ngâm, có thể bị nảy mầm hay mất trắng ) hoặc là gặt về nhà nhưng không thể phơi đưuọc dẫn đến tình trạng nảy mầm ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng sản phẩm. Sử dụng máy sấy không những chủ động trong khâu phơi sấy mà còn tăng chất lượng sản phẩm sau khi sấy, giảm tỷ lệ hao hụt, tăng giá thành phẩm. Đặc biết đối với những vùng chuyển canh sản xuất lúa giống thì sấy lúa đúng chế độ còn đảm bảo chỉ tiêu nấy mầm của thóc giống. máy sấy sẽ phát huy tác dụng rõ rệt trong những trường hợp thời tiết mưa lũ thì lúa vẫn có thể sấy được, không làm ảnh hưởng đến chất lượng cũng như sản lượng của lúa. Sử dụng máy sấy có thể làm chủ được thời vụ ( chủ động trong khâu sấy do đó có thể gặt lúa khi cần thiết ), giảm nhẹ sức lao động của người nông dân, củng cố quan niệm “ sấy tốt hơn phơi “, giảm tối thiểu sau thu hoạch và nâng cao chất lượng lúa gạo.
  9. Máy sấy lúa kiểu tĩnh ngang có cấu tạo đơn giản, dễ sử dụng, phù hợp với quy mô nông hộ sản xuất lúa tại nông thôn, nó không những phục vụ cho việc sấy lúa mà còn có thể sấy các loại nông sản khác như sắn, khoai, đậu, đỗ… Hiệu quả kinh tế : Bảng 3: Một số chỉ tiêu kinh tế khi sử dụng máy sấy: TT Các chỉ tiêu Phơi nắng Sấy máy 1 Năng suất (T/ngườix24h) < 0,5 >1 2 Tổn thất (%) 11 3 -Tỷ lệ nứt mầm (%)
  10. 5 Diện tích sân phơi, nhà xưởng (m2) 200 40 (sân có nắng) (nhà mái che) 6 Số lao động phục vụ (người) 3 2 7 Tính chủ động Bị động Chủ động Qua bảng 3 ta thấy, ở những điều kiện thời tiết bình thường thì chi phí phơi sấy của máy sấy cao hơn so với cách phơi sấy bằng thủ công. Tuy nhiên, trong một số trường hợp như trời mưa, không nắng, lũ ngâm thì máy sấy lại phát huy được tác dụng của nó. Mặt khác tỷ lệ hao hụt khi phơi sấy bằng máy sấy thấp hơn so với cách sấy nhờ năng lượng mặt trời, đặc biệt vào những ngày mưa lụt thì tỷ lện mất mát đối với cách sấy phơi nắng truyền thống rất cao, có khi mất trắng do không làm chủ được khâu phơi sấy mặc dù đã gặt lúa về nhà. Hiệu quả của việc thực hiện mô hình không chỉ được đánh giá về mặt kinh tế mà còn là mặt xã hội, phơi sấy thủ công giữa trời nắng để cào, đảo nhiều lần là công việc lao động nặng nhọc và đôc hại; Mùa thu hoạch lại dồn nhiều loại cây hoa màu ̣ khác cùng lục ( săn, lạc, ngô, khoai….) do đó thiếu lao động mang tính thời vụ. • Loại máy sấy : SL-G2, động cơ điện 3 pha công suất 2,2kW kéo quạt gió. • Giá mua máy: 18.800.000 đ. • Năng suất lý thuyết của máy : 2 T/mẽ trong 12 giờ.
  11. • Trong thực tế do phải cấp thóc vào và xã thóc ra nên cần thêm thời gian chuẩn bị giữa hai mẽ sấy, năng suất thực tế 2T/mẽ trong 14-16 giờ. Máy cần 2 người phục vụ. • Giá thuê phơi sấy tự nhiên : 150.000đ/tấn. Giá thuê máy sấy trên thị trường cho thóc giống ( công ty Giống cây trồng TT Huế) là 200.000đ/t chưa kể tiền chuyên chở. • Thời gian có thể sấy trong 1 năm: 2 vụ lúa x 15 ngày = 30 ngày. Ngoài ra máy có thể sấy các loiaj nông sản khác nhue ngô, đậu, sắn, cà phê… do đó có thể tạm tính thời gian hoạt động thêm ngoại thời vụ lúa là 10 ngày. Như vậy tổng thời gian sự dụng máy là 40 ngày. • Tổng thu trong 1 năm: 40 x 2T/mẽ = 80T ( coi răng mỗi ngày đêm bình quân sấy được 1 mẽ). • Tổng thu trong 1 năm : 80T x 200.000đ/t = 16.000.000 đ. • Tổng chi phí trong 1 năm :  Chi phí nhiên liệu: cần đốt 5-7 kg than đá trong 1 giờ, tức một mẽ sấy cần 70-90 kg ( phụ thuộc độ ẩm ban đầu của thóc và quá trình sấy có chế độ chỉ chạy quạt gió mà không gia nhiệt ). Để sấy 80T lúa cần sấy 40 mẽ và dùng hết : 80 kg than x 40 = 1.600 kg than. Thành tiền : 1.600 x 1000đ/kg = 1.600.000 đ.  Chi phí lương công nhân trong 1 năm : 20 người x 40 ngày x 30.000 đ/ ngày = 2.400.000đ.  Chi phí sửa chữa thường xuyên và thay thế trong 1 năm : 100.000đ.  Khấu hao nhà xưởng : tạm tính cho 1 gian 20m2 nhà cấp 4 trong 1 năm là 2.000.000đ.
  12.  Khấu hao máy bình quân ( cho 8 năm ): 18.800.000/8 = 2.350.000đ.  Chi phí tiền điện chạy quạt gió: 10h x 40 ngày x 2,2 kW x 600đ/kWh = 528.000đ. Tổng chi phí : 8.978.000đ. • Lợi nhuận : sau khi trừ chi, máy thu lãi được : 7.022.000đ. • Tỷ suất lợi nhuận: 7.022.000/18.800.000 = 0.38. • Chi phí trên 1kg thóc sấy : 200.000đ/1000kg = 200đ. Chi phí cho công phơi nắng tự nhiên và sân bãi : 150.000đ/1000kg = 150đ. Kết luận: Đầu tư máy sấy tuy phải bỏ vốn ban đầu lớn nhưng chủ động trong vấn đề chống tổn thất Hiệu quả kinh tế của việc thực hiện mô hình cơ giới hóa: Việc áp dụng các thiết bị máy móc hỗ trợ cho các khâu trong sản xuất nông nghiệp là rất cần thiết và phù hợp với điều kiện sản xuất địa phương. Các mô hình nông hộ áp dụng cơ giới hóa vào các khâu trong sản xuât đã góp phần nâng ca thu nhập, cải thiện đời sông vật chất và tinh thần cho người dân, đẩy nhanh tiến trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Phần lợi nhuận hằng năm tăng thêm cho mô hình trồng lúa hơn 15 triệu đồng chưa kể các hiệu quả xã hội khác như giảm nhẹ sức lao động nặng nhọc, đảm bảo thời vụ và nâng cao chất lượng sản phẩm.
  13. Thông qua các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật tại các địa phương, dự án góp phần nâng cao dân trí, mang kiến thức khoa học và công nghệ và giúp cho người dân áp dụng các kỹ thuật mới, hiệu quả hơn trong các khâu sản xuất nông nghiệp. Một số vấn đề hạn chế của dự án: Do đặc điểmcần số vốn lớn đầu tư cho mua máy mócx ban đầu nên chỉ phù hợp với các nông hộ có tiềm lực về vốn và lao động để làm dịch vụ. Nông dân thiếu vốn đầu tư cho sản xuất, thậm chí “ lấy công làm lãi”. Trình độ sử dụng máy, quy mô sản xuất và mức độ thâm canh chưa đồng bộ trong phần lớn nông hộ nên chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất. Nhà nước chưa thực sự có những chương trình cụ thể đầu tư cho nông dân trong lĩnh vực cơ giới hóa nông nghiệp và CBNS tại nông hộ mặc dù đã xác định là cấp thiết và làm động lực cho phát triển nông nghệp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0