intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

KINH TẾ QUỐC TẾ - TOÀN CẦU HOÁ

Chia sẻ: Hoang Thi Thien Nhan Nhan | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:63

871
lượt xem
333
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Làn sóng toàn cầu hoá gần đây nhất bắt đầu năm 1980 đã bùng nổ do sự kết hợp của những tiến bộ trong ngành giao thông vận tải và công nghệ truyền thông, và do các nước đang phát triển lớn tìm kiếm đầu tư nước ngoài bằng cách mở cửa tham gia vào thương mại quốc tế. Đây là làn sóng toàn cầu hoá thứ 3 trở lại từ năm 1870.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: KINH TẾ QUỐC TẾ - TOÀN CẦU HOÁ

  1. Toàn cầu hoá là gì? 15/12/2005 - 12:04 AM Toàn cầu hoá là một hiện tượng không thể tránh khỏi trong lịch sử loài người. Toàn cầu hoá đem thế giới lại gần hơn thông qua việc trao đổi hàng hoá và các sản phẩm, thông tin, kiến thức và văn hóa. Nhưng trong suốt vài thập kỷ qua, tốc độ hội nhập toàn cầu đã trở nên nhanh và sâu sắc hơn rất nhiều do có những tiến bộ chưa từng thấy trong công nghệ, truyền thông, khoa học, giao thông vận tải và công nghiệp. Trong khi toàn cầu hoá là một chất xúc tác cho và cũng là hệ quả của tiến bộ loài người, nó cũng là một quá trình hỗn độn cần có sự điều chỉnh, và nó cũng tạo ra những thách thức và các vấn đề lớn. Lịch sử của toàn cầu hoá Làn sóng toàn cầu hoá gần đây nhất bắt đầu năm 1980 đã bùng nổ do sự kết hợp của những tiến bộ trong ngành giao thông vận tải và công nghệ truyền thông, và do các nước đang phát triển lớn tìm kiếm đầu tư nước ngoài bằng cách mở cửa tham gia vào thương mại quốc tế. Đây là làn sóng toàn cầu hoá thứ 3 trở lại từ năm 1870. Làn sóng thứ nhất kéo dài từ năm 1870 đến đầu cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Làn sóng này được khuấy động bởi những thành tựu đạt được trong giao thông vận tải và việc giảm những hàng rào thương mại. Thu nhập từ hoạt động xuất khẩu của thế giới đã gấp đôi lên 8% khi thương mại thế giới bùng nổ. Toàn cầu hoá cũng dẫn đến sự di cư hàng loạt do mọi người muốn tìm kiếm những công việc tốt hơn. Khoảng 10% dân số thế giới di cư sang các nước mới. 60 triệu người di cư từ Châu Âu sang Bắc Mỹ và các khu vực khác của Thế Giới Mới. Điều tương tự cũng xảy ra ở những nước đông dân cư như Trung Quốc và Ấn Độ. Những người ở các nước này di cư đến những nước ít dân cư hơn như Sri Lanka, Burma, Thái Lan, Philíppin và Việt Nam. Kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất đã mở ra một kỷ nguyên của chế độ bảo hộ. Hàng rào thương mại như thuế quan lại được dựng lên. Tăng trưởng kinh tế thế giới chững lại và xuất khẩu với tư cách là một phần của thu nhập thế giới đã giảm bằng mức của năm 1870. Ngay sau chiến tranh thế giới thứ 2, làn sóng thứ 2 của toàn cầu hoá nổi lên, kéo dài từ khoảng năm 1950 tới 1980. Làn sóng lần này tập trung vào sự hội nhập giữa các nước phát triển như Châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản. Những nước này đã lập lại các mối quan hệ thương mại qua một loạt việc nới lỏng thương mại đa phương. Giai đoạn này đã chứng kiến sự trỗi dậy của các nền kinh tế của các nước trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển, những nước này đã tham gia vào sự bùng nổ thương mại. Tuy nhiên, các nước đang phát triển phần lớn vẫn bị cô lập khỏi làn sóng hội nhập này, không thể tham gia vào giao thương ngoài trừ việc xuất khẩu những hàng hoá thô. Tại sao tôi nên quan tâm? Toàn cầu hoá đã gây ra một trong những cuộc tranh cãi mạnh mẽ trong suốt thập kỷ qua. Khi mọi người phê phán, chỉ trích những tác động của toàn cầu hoá họ nói chung thường đề cập đến vấn đề hội nhập kinh tế. Hội nhập kinh tế xảy ra khi các nước hạ thấp các rào cản như thuế nhập khẩu và mở của các nền kinh tế cho đầu tư và thương mại của các nước khác trên thế giới. Những người chỉ trích này phàn nàn rằng những bất bình đẳng trong hệ thống
  2. thương mại toàn cầu hiện nay sẽ ảnh hưởng xấu đến các nước đang phát triển và làm lợi cho các nước phát triển. Những người ủng hộ quá trình toàn cầu hoá thì phát biểu rằng những nước như Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ và Uganda - những nước mà đã mở cửa cho nền kinh tế thế giới – đã giảm đáng kể được tình trạng nghèo đói. Những người chống lại toàn cầu hoá lại cho rằng quá trình này đã bóc lột những người ở các nước đang phát triển, gây ra sự chia rẽ hàng loạt và đem lại rất ít lợi ích. Nhưng để tất cả các nước có thể thu được lợi ích từ quá trình toàn cầu hoá, cộng đồng quốc tế phải tiếp tục nỗ lực để giảm những bóp méo trong thương mại quốc tế (cắt giảm trợ cấp nông nghiệp và các hàng rào thương mại), những thứ làm lợi cho các nước phát triển, và tạo ra một hệ thống công bằng hơn. Một số nước đã làm lợi được từ quá trình toàn cầu hoá - Ấn Độ: Giảm được một nửa tỉ lệ nghèo đói trong suốt hai thập kỷ qua. - Trung Quốc: Quá trình cải cách đã dẫn đến một sự giảm nghèo đói lớn nhất trong lịch sử. Số người nghèo ở nông thôn đã giảm từ 250 triệu năm 1978 xuống còn 34 triệu năm 1999 - Việt Nam: Những điều tra về các hộ nghèo nhất trong nước đã cho thấy 98% người dân đã cải thiện được điều kiện sống trong những năm 90. Chính phủ đã tiến hành một cuộc đầu tra hộ gia đình ngay khi bắt đầu các cuộc cải cách và 6 năm sau cũng đúng ở những hộ gia đình được điều tra trước đó đã thấy một sự sút giảm ấn tượng tình trạng nghèo khổ. Người dân đã có nhiều lương thực để ăn hơn và trẻ em đã được đi học trung học. Tự do thương mại là một trong nhiều nhân tố đóng góp cho sự thành công của Việt Nam. - Uganda: Nghèo đói giảm 40% trong những năm 90 và tỉ lệ đến trường đã tăng gấp đôi. Một số khác thì không - Nhiều nước ở Châu Phi đã thất bại trong việc thu được những lợi ích của toàn cầu hoá. Xuất khẩu của những nước này vẫn giới hạn ở một số mặt hàng thô. - Một số chuyên gia cho rằng cơ sở hạ tầng và các chính sách yếu kém cũng như các thể chế lỏng lẻo và nạn tham nhũng đã gạt những nước này ra khỏi nhịp điệu phát triển. - Các chuyên gia khác tin rằng bất lợi về mặt địa lý và khí hậu đã cản trở các nước tham gia vào sự tăng trưởng toàn cầu. Ví dụ, những nước ở giữa đất liền sẽ khó khăn trong việc cạnh tranh trên thị trường sản xuất và dịch vụ toàn cầu. Trong vài năm qua cũng có những phản đối chống lại các tác động của toàn cầu hoá ở Mỹ và Châu Âu. Tuy nhiên theo một điều tra gần đây do Trung tâm The Pew tiến hành thì ở rất nhiều nước đang phát triển có sự ủng hộ mạnh mẽ cho các lĩnh vực khác nhau của sự hội nhập - đặc biệt là thương mại và đầu tư trực tiếp. Ở vùng Châu Phi hạ Sa-ha-ra, 75% hộ gia đình nói rằng họ nghĩ việc các công ty đa quốc gia đầu tư vào nước họ là một điều tốt. Dec 16, '08 9:07 PM Toàn Cầu Hóa là gì ? for everyone Hệ thống toàn cầu hoá thay thế hệ thống chiến tranh lạnh hi ện nay là 1 hệ th ống qu ốc tế với rất nhiều những biểu hiện đặc trưng. Đầu tiên, không gi ống nh ư h ệ th ống chi ến tranh lạnh, toàn cầu hoá không phải là một hệ thống tĩnh mà là một quá trình luôn bi ến đổi. Toàn cầu hóa liên quan tới việc hội nhập tất yếu vào các thị trường, các th ể ch ế và công nghệ ở mức độ chưa từng có trước đây - theo đó mỗi cá nhân, m ỗi t ổ ch ức, m ỗi
  3. thể chế quốc gia có thể tiếp cận với thế giới sâu rộng hơn, nhanh h ơn và ít t ốn kém hơn so với trước đây đồng thời cũng tạo ra phản ứng d ữ d ội từ nh ững th ế l ực hung tàn hoặc dễ bị tụt hậu. Tư tưởng chủ đạo đằng sau toàn cầu hoá là chủ nghĩa t ư bản thị trường tự do - bạn càng để cho các thế lực thị trường điều chỉnh nền kinh t ế c ủa bạn càng mở cửa, tự do hoá thương mại và cạnh tranh đồng th ời n ền kinh t ế s ẽ hoạt đ ộng hiệu quả hơn, thịnh vượng hơn. Toàn cầu hoá có nghĩa là chủ nghĩa tư bản tự do th ị trường sẽ lan rộng ra mọi quốc gia trên toàn thế giới. Toàn c ầu hoá cũng đ ặt ra nh ững quy tắc kinh tế riêng : những quy tắc liên quan t ới vấn đề m ở cửa, bãi b ỏ các quy đ ịnh khắt khe và tư hữu hoá nền kinh tế. Không giống hệ thống chi ến tranh l ạnh, toàn c ầu hoá có văn hoá chủ đạo riêng với xu hướng tương đồng gi ữa các qu ốc gia. Nh ững k ỷ nguyên trước đây, sự tương đồng về văn hoá chỉ diễn ra trên quy mô m ột vùng, khu vực - văn hoá Hy Lạp ở Cận Đông, văn hoá địa trung hải ở Hy L ạp, văn hoá Th ổ Nhĩ Kỳ ở Trung Á….vv… Về phương diện văn hoá, toàn cầu hoá là s ự ảnh h ưởng sâu rộng, không hẳn là văn hoá Mỹ hoàn toàn - t ừ Big Macs t ới iMacs hay Mickey Mouse mà có thể là bất cứ nền văn hóa nào. Toàn cầu hoá phát tri ển nh ững công ngh ệ riêng như : vi tính hoá, thu nhỏ, số hoá, vệ tinh, cáp và Internet. Nh ững công ngh ệ m ới này tạo nên những viễn cảnh mới cho toàn cầu hoá. Nếu xu hướng của chiến tranh lạnh là sự phân chia biệt lập giữa các quốc gia thì xu hướng của toàn c ầu hoá là h ội nh ập . Biểu tượng của chiến tranh lạnh là một bức tường - chia rẽ mọi người thì biểu tượng của toàn cầu hoá là một Website - liên kết tất cả mọi người lại với nhau. Công cụ sử dụng trong thời kỳ chiến tranh lạnh là "hiệp định chính tr ị" còn th ời toàn c ầu hoá là "Thoả thuận thương mại". [ Tham khảo tài liệu của TL.Friedman – Chuyên gia bình luận hàng đầu của Mỹ về quan hệ quốc tế. Ông tốt nghiệp đại học Oxford , đại học Brandeis và tr ường St.Anthony. Trưởng phân xã báo “New York Times” tại Beirut và Jerusalem. Cu ốn sách đầu tay của ông “Từ Beirut đến Jerusalem” đoạt giải quốc t ế National Book Award năm 1988, các sách well-known của ông mà các bạn trẻ Việt nam đ ều biết là “Th ế Gi ới Phẳng” và “Chiếc Lexus và cây Ô liu” ] Toàn cầu hóa chưa thực sự xuất hiện trên phạm vi toàn cầu, còn lâu n ữa m ới đ ến lúc ai ai over the world cũng lên mạng Internet đ ược .Nh ưng toàn c ầu hóa đang th ực s ự hình thành theo nghĩa là hầu như ai cũng cảm nh ận đ ược nó, gián ti ếp hay tr ực tiếp .Đó là những áp lực, những gò bó và những cơ hội để áp dụng dân ch ủ hóa công nghệ, tài chính và thông tin – trọng tâm của toàn c ấu hóa. 1. Dân chủ hóa trong công nghệ : là sản phẩm của 1 loạt phát kiến được tập hợp lại trong những năm 1980, bao gồm nhiều lĩnh vực như vi tính hóa, vi ễn thông, thu nh ỏ, k ỹ thuật nén và số hóa….Ví dụ như tiến bộ trong công nghệ vi xử lý giúp Computer tăng công suất gấp 2 lần sau mỗi chu kỳ 18 tháng (định luật Moore). Ti ến b ộ trong công nghệ nén làm số lượng thông tin lưu trữ trên máy tính tăng 60% m ỗi năm, tính t ừ 1991. Trong khi chi phí để lưu 1 Megabite dữ liệu giảm từ 5USD xu ống còn 5cent, làm công suất computer tăng lên rõ rệt trong khi giá thành gi ảm đáng kể - giúp cho nhi ều ng ười lao động có cơ hội tiếp cận máy vi tính. Những cải ti ến trong công ngh ệ vi ễn thông đã giảm dần được chi phí điện thoại hay truyền dữ liệu, đồng thời tăng t ốc đ ộ truy c ập, mở rộng vùng phủ sóng, tăng sức tải và bộ nhớ các dữ liệu mỗi lần giao d ịch qua đi ện thoại, cáp, radio hoặc Internet. 0 những bạn có thể gọi đt đ ến bất c ứ đâu mà có th ể g ọi từ bất cứ nơi đâu, từ Laptop, trên đỉnh núi, gi ữa bi ển kh ơi, trên máy bay hay t ừ nóc nhà thế giới đỉnh Everest. Những ability đó xuất hiện khi technology đã thu nh ỏ size c ủa
  4. máy vi tính, điện thoại và máy nhắn tin. Những thiết bị thông tin nh ỏ g ọn này có th ể di chuyển tới những vùng xa xôi hẻo lánh và cung cấp cho nh ững ng ười dân nông thôn có mức thu nhập thấp. Kỹ thuật số hóa cho phép chúng ta chuyển hóa giọng nói, âm thanh, phim ảnh, tín hi ệu truyền hình, âm nhạc, màu sắc, hình ảnh, ngôn ngữ, tài li ệu, thông s ố và b ất c ứ lo ại hình dữ liệu nào thành …. những bit dữ liệu. Rồi truyền chúng đi qua đ ường đi ện tho ại, vệ tinh hay cáp quang đi over the world. Những ký tự máy tính là đ ơn v ị đo đ ếm trong máy tính, thể hiện 1 cách đơn giản bằng sự kết hợp khác nhau c ủa nh ững t ập h ợp gồm 2 con số 0 và 1. Số hóa có nghĩa là chuyển đ ổi âm thành, picture ….. vv.. mã hóa chúng thành những tập hợp gồm 0 và 1, truyền qua 1 đi ểm khác thông qua 1 s ố công cụ, nơi mà chúng được giải mã trở lại nguyên bản như cũ. Quá trình vi tính hóa, kỹ nghệ thu nhỏ equipment, viễn thông và s ố hóa đã t ạo ra quá trình dân chủ hóa công nghệ, ý nói là giúp hàng trăm triệu người trên thế gi ới liên hệ với nhau để trao đổi thông tin, kiến thức, tiền bạc, giao dịch thương mại, âm nh ạc,… và các chương trình truyền hình bằng những cung cách tr ước đây ch ưa t ừng có. Nói đơn giản, công cuộc dân chủ hóa công nghệ đã cho phép “toàn cầu hóa s ản xu ất”. Ngày nay ai cũng có thể trở thành 1 nhà sản xuất, Toàn cầu hóa th ời nay 0 còn cho thấy việc các nước đang phát triển vận chuyển nguyên liệu thô sang các n ước phát triển, để những nước này tinh chế thành thành phẩm, rồi chở chúng quay tr ở l ại. Ngày nay, nhờ có dân chủ hóa công nghệ, nhiều quốc gia khác nhau có c ơ h ội t ự quy t ụ công nghệ mới, nguyên liệu và vốn để phát triển trở thành các nhà s ản xu ất hay nh ận hợp đồng gia công những sản phẩm, dịch vụ với độ phức tạp cao – 1 yếu t ố g ắn bó các quốc gia lại với nhau. Có thể nói dân chủ hóa công nghệ đã giúp Thái Lan, trong vòng 15 năm, từ 1 nước thuần túy trồng lúa, thu nh ập rất thấp tr ở thành qu ốc gia đ ứng thứ 2 trên thế giới về công nghệ SX xe vận tải (đối thủ cạnh tranh trực tiếp v ới hãng xe Detroit) và là nước đứng thứ 4 trên thế giới trong vi ệc SX xe gắn máy. 2. Dân chủ hóa tài chính : Dân chủ hóa công nghệ dẫn tới sự thay đổi quan trọng th ứ hai của quá trình toàn cầu hóa, đó là sự thay đ ổi trong cung cách chúng ta đ ầu t ư, hay cón gọi quá trình dân chủ hóa tài chính. Ngày nay, các nhà đ ầu t ư không ch ỉ mua và bán chứng khoán, trái phiếu ra toàn thế gi ới mà còn có th ể th ực hi ện vi ệc mua và bán này thông qua máy tính ở nhà. Những trang web môi gi ới trên Internet có th ể cung c ấp cho họ thông tin và các công cụ phân tích để thực hiện các giao d ịch mà không c ần phải trả phí hay gọi điện cho một nhà môi giới (brocker) nào. Ch ủ t ịch c ủa NASDAQ International, John T.Wall ước tính trong vòng 10 năm 70% giao d ịch ch ứng khoán c ủa công ty sẽ được thực hiện bằng máy tính ở nhà có nối mạng Internet. Càng nhi ều người làm như vậy, họ càng cần nhiều thông tin và công cụ phân tích v ề các n ền kinh tế và các công ty khác nhau và càng dễ kiếm tiền, thua lỗ thu ộc về nh ững ng ười kém và phần thưởng giành cho những người tài giỏi Bất kỳ ai dù ở b ất c ứ n ơi đâu cũng có thể truy cập vào những thông tin mới nhất của công ty mà b ạn mu ốn đầu t ư. Các báo cáo ngành, báo cáo tài chính, thông tin về quản lý, dự báo s ẽ giúp b ạn cách đánh giá các loại chứng khoán trên toàn thế giới. Chỉ khoảng vài năm n ữa thôi, th ậm chí b ạn không cần ngồi ở nhà trên bàn máy computer nữa vì bước tiến tri ển ti ếp theo s ẽ gi ải phóng mọi người khỏi máy tính để bàn, chúng ta có thể n ối mạng b ằng nh ững chi ếc máy điện thoại di động thông minh không dây và nh ững chi ếc máy tính c ầm tay. Nh ững trang Web của NASDAQ và những trang khác giống nh ư v ậy thực s ự giúp cho dân ch ủ
  5. hoá tài chính, công nghệ và thông tin gắn kết với nhau, thể hi ện m ức đ ộ toàn c ầu hoá trong lĩnh vực tài chính 3. Dân chủ hóa thông tin : Sự thay đổi trong cung cách chúng ta quan sát thế gi ới. Nhờ các vệ tinh, Internet và truyền hình, chúng ta ngày nay có th ể nhìn và l ắng nghe, xuyên qua hầu như tất cả các tấm màn chắn.Nhờ quá trình Dân chủ hóa công ngh ệ đặc biệt khả năng thu nhỏ thiết bị, hàng triệu người trên world có thể ti ếp nh ận các tín hiệu thông qua loại angten nhỏ như cái chảo, lắp trên ban công nhà. Công ngh ệ “nén thông tin” xuất hiện các loại đĩa video kỹ thuật số như đĩa DVD có kh ả năng ch ứa nhiều bộ phim, với âm thanh và phụ đề…. Với các loại máy ảnh, máy quay phim và máy đèn chiếu Kỹ thuật số, ai ai cũng có thể trở thành nhà làm phim. Không nh ững làm được phim, bạn còn có thể truyền bá phim của bạn đi khắp thế gi ới thông qua Internet với chi phí thấp nhất .Video clip nhan nhản trên trang web Youtube là 1 ví d ụ rõ nét. Trụ cột của quá trình dân chủ hóa thông tin là Internet, song song v ới công ngh ệ truyền hình cáp và viễn thông qua vệ tinh. Mạng Internet đ ược phi t ập trung hóa, 0 ai sở hữu Internet cả và cũng 0 ai có thể xóa bỏ nó cả. Sự tiến bộ của Internet chính là sự phối hợp giữa các cá nhân – nhiều người trong số h ọ ch ả bao j ờ gặp nhau, nh ưng họ cooperate on work trên mạng, đóng góp sáng ki ến, ý t ưởng v ới nhau nhi ều khi mi ễn phí. Internet quan trọng 0 khác jì cuộc sống của chính chúng ta hi ện nay, d ẫu 0 nhi ều người hiểu ngọn ngành của Internet. Nguồn gốc sâu xa, Internet được phát minh khi Hoa Kỳ phản ứng lại s ự ki ện chạy đua vũ trang 4/10/1957 Liên Xô phóng vệ tinh Sputnik c ủa h ọ vào qu ỹ đ ạo. Sự kiện này đặc biệt quan trọng, đánh dấu sự khởi đầu 0 chỉ kỷ nguyên 0 gian mà còn k ỷ nguyên 0 gian ảo nữa. Sau buổi họp báo phản ứng lại sự kiện đó ngày 9/10/1957, t ổng th ống Hoa Kỳ Dwight D. Eisenhower đã thuyết phục Quốc hội cho phép l ập c ơ quan nghiên cứu các dự án Kỹ thuật cao – ARPA. Từ đó các dự án tên lửa và hàng không tách ra thành NASA, phần còn lại ARPA sau này do Lầu 5 góc ph ụ trách và tr ở thành c ơ quan nc cải tiến công nghệ thông tin và vi tính. Chính “Phòng x ử lý công ngh ệ thông tin” c ủa ARPA là cơ quan đầu tiên xây dựng ngyuên mẫu và đặt n ền tảng đẩu tiên cho Internet thời nay. Chính ARPAnet – 1 mạng nội bộ thô sơ nối giữa Bộ qu ốc phòng và 1 s ố trường đại học và phòng thí nghiệm của chính phủ là nguyên mẫu Internet đ ầu tiên được trình làng năm 1969. Tuy vậy, để phát triển thành ph ương tiện đ ại chúng cho nghiên cứu , thương mại và liên lạc, Internet phải có thêm 3 phát minh nữa – phần mềm trình duyệt (Web browser), công cụ tìm kiếm (search engine) và công ngh ệ mã hóa bảo mật cao (high-grade encryption technology) ………… Chưa bao giờ trong lịch sử thế giới, con người lại hiểu biết nhi ều nh ư ngày nay, v ề s ố phận đồng loại của mình, về các loại sản phẩm và tri thức.Internet cho phép download phim, âm nhạc, đi chợ thương mại điện tử trong 0 gian ba chi ều. T ừ Laptop đi trên đường bạn có thể hội họp, giao dịch với đồng nghiệp và khách hàng nhi ều n ơi trên th ế giới. Nhờ dân chủ hóa thông tin, các chính phủ ngày nay 0 thể b ưng bít thông tin x ảy ra bên ngoài lũy tre làng hay ngoài biên gi ới đ ất n ước n ữa. Thông tin v ề cu ộc s ống ở nước ngoài 0 còn bị bóp méo hay bôi xấu, thông tin trong n ước cũng 0 còn b ị tô v ẽ theo lối tuyên truyền. Chính vì vậy, Internet trở nên nguy hi ểm v ới các nhà n ước đ ộc tài vì họ 0 thể kiểm soát thông tin như trước kia được Ba quá trình dân chủ hóa giúp tháo gỡ các rào c ản khi tham gia th ương m ại toàn c ầu ví như hiện nay chỉ cần 1 cái computer, 1 thẻ tín dụng Visa Card, 1 đ ường truy ền Internet, 1 Modem, máy in màu, 1 đường điện tho ại, 1 trang Web và 1 tài kho ản chuy ển
  6. tiền nhanh qua bưu điện, bất cứ ai cũng ngồi nhà mà kh ởi s ự doanh nghi ệp c ủa mình được. Cách mạng thông tin sẽ đưa các doanh nghiệp t ới gần khách hàng h ơn, t ạo cho khách hàng 1 thứ quyền năng để nhanh chóng ph ản h ồi v ề ch ất l ượng hàng hóa và nhu cầu mới nảy sinh của họ. Chỉ qua 1 đêm sau khi thành lập, các d ịch v ụ mà DN bạn cung cấp với chi phí thành lập rất rẻ có thể canh tranh trên toàn c ầu at once. Ví d ụ như trang www.amazon.com được hình thành trong b ối cảnh dân ch ủ hóa ông ngh ệ (máy vi tính tại gia), dân chủ hóa tài chính (thẻ tín dụng cho m ọi ng ười) và dân ch ủ hóa thông tin (Internet cho mọi ngườ). Nó 0 chỉ là 1 tiệm sách ph ục v ụ thói quen mua sách mà còn là dịch vụ mở cửa 24/24h, ai ai ở over the global các múi gi ờ đ ều có th ể vào mua. Tất nhiên, sau đó bạn phải duy trí và đảm bảo dịch vụ của bạn rẻ nhất, bán được nhanh nhất, bán liên tục nế 0 bạn sẽ bị tiêu diệt. Tuy nhiên, toàn cấu hóa cũng mang đến bệnh tật, đó là 1 ch ứng b ệnh mang tính chính trị, đó là hội chứng suy giảm hệ miễn nhiễm Microchip (Microchip Immune Deficiency Syndrome – MIDS) Bệnh này thường lây nhiễm vào những nhà nước và công ty 0 đ ược tiiêm chủng miễn dịch trước các làn sóng do công nghệ vi mạch (microchip) t ạo nên, cũng như những làn sóng dân chủ trong thông tin, tài chính và công ngh ệ đã t ạo nên 1 thị trường nhanh hơn, cởi mở hơn nhưng phức tạp hơn, có những h ệ giá tr ị m ới. MIDS xuất hiện khi 1 country hay 1 firm tỏ ra ngày càng thi ếu khả năng tăng năng su ất, lương, điều kiện sống, tri thức và tính cạnh tranh cũng nh ư trì tr ệ trong vi ệc áp d ụng những thách thức đến từ thế giới hiện đại. Liều thuốc duy nhất có thể chữa ch ứng bệnh này được gọi là “quá trình dân chủ hóa thứ tư”. Đây là sự dân chủ hóa trong hoạch định chính sách và đáp ứng các thông tin, phi t ập trung hóa quy ền l ực, giúp cho dân trong 1 nước hay nhân viên tron 1 cty chia sẻ ki ến th ức và thông tin đ ể thay đ ổi và cải cách nhanh chóng hơn. Điều này khiến họ theo kịp nh ững đòi h ỏi ngày càng tăng của người tiêu dùng, thường đòi hỏi hàng hóa và d ịch v ụ rẻ và h ợp s ở thích c ủa mình. MIDS có thể dẫn tới sự diệt vong đất nước hay công ty nếu 0 được chữa trị thích h ợp. 4. Quá trình dân chủ hóa thứ tư – dân chủ hóa trong hoạch định chính sách, phi t ập trung hóa quyền lực đồng thời chia sẻ thông tin hay còn g ọi là dân ch ủ hóa chính tr ị. Bạn có thể liên tưởng đến trường hợp liên bang Xô Viết (Liên Xô) tr ước đây.Chính quyền tập trung toàn bộ chức năng lãnh đạo vào 1 b ộ phận nh ỏ ở trung ương, toàn b ộ chính sách là do trung ương quyết định. Trung ương truyền đạt cho b ạn nh ững jì b ạn dân chủ phép nghĩ, hành động, tuân thủ và chỉ đạo ý thích c ủa bạn. Trung ương quy t ụ toàn bộ các đầu mối thông tin, và chỉ 1 nhóm nhỏ đầu não m ới bi ết dân ch ủ b ức tranh toàn cảnh của đất nước. Các nghiên cứu chính trị đánh giá rằng trong th ời Chiến tranh L ạnh, th ời c ủa nh ững bức tường, các nhà lãnh đạo thường khuyến khích dân chúng hãy so sánh đ ời h ọ so với đời cha ông họ là thấy sướng hơn rồi. Ngày nay, dân chúng có nhiều thông tin h ơn thông qua truyền hình, vệ tinh, DVD và Internet, h ọ so sánh v ới đ ời s ống dân n ước láng giềng, dân nước khác. Ngày trước lãnh đạo 1 cty th ường d ựa vào kinh nghi ệm và kỹ năng lỗi thời của bản thân để vạch quyết định. Vì lãnh đạo n ắm được nhi ều thông tin nhất, vì thế có tầm nhìn xa mà 0 ai trong cty có đ ược, vì th ế tôi v ạch quy ết đ ịnh ai cũng phải nghe. Nhưng cái thế giới đó nay 0 còn nữa . Toàn cầu hóa Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Bước tới: menu, tìm kiếm
  7. Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hoá, kinh tế, v.v. trên quy mô toàn cầu. Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại hay "tự do thương mại" nói riêng. Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại, kỹ thuật, công nghệ, thông tin, văn hoá. Lịch sử của toàn cầu hoá Toàn cầu hoá, theo nghĩa cổ điển, đã bắt đầu vào khoảng thế kỷ thứ 15, sau khi có những cuộc thám hiểm hàng hải quy mô lớn. Cuộc thám hiểm lớn lần đầu tiên vòng quanh thế gi ới do Ferdinand Magellan thực hiện vào năm 1522. Cũng như việc xuất hiện các trục đường trao đổi thương mại giữa châu Âu, châu Á, châu Phi và châu Mỹ không phải là hiện tượng gần đây. Ngoài những trao đổi về hàng hoá vật chất, một số giống cây cũng được đem trồng từ vùng khí hậu này sang vùng khí hậu khác (chẳng hạn như khoai tây, cà chua và thuốc lá). Do có hai khía cạnh kỹ thuật và chính trị, "toàn cầu hoá" sẽ có nhiều lịch sử khác nhau. Thông thường trong phạm vi của môn kinh tế học và kinh tế chính trị học, toàn cầu hoá chỉ là lịch sử của việc trao đổi thương mại không ngừng giữa các nước dựa trên những cơ sở ổn định cho phép các cá nhân và công ty trao đổi hàng hoá với nhau một cách trơn tru nhất. Thuật ngữ "tự do hoá" xuất hiện để chỉ sự kết hợp của học thuyết kinh tế về thị trường tự do tuyệt đối và sự hủy bỏ các rào cản đối với việc lưu thông hàng hoá. Điều này dẫn tới sự chuyên môn hoá không ngừng của các nước trong lĩnh vực xuất khẩu, cũng như tạo ra áp lực chấm dứt hàng rào thuế quan bảo hộ và các rào cản khác. Thời kỳ bắt đầu dùng vàng làm tiêu chuẩn của hệ thống tiền tệ (bản vị vàng) và tự do hoá trong thế kỷ thứ 19 thường được chính thức gọi là "thời kỳ đầu của toàn cầu hoá". Cùng với thời kỳ bành trướng của đế quốc Anh (Pax Britannica) và việc trao đổi hàng hoá bằng các loại tiền tệ có sử dụng tiền xu, thời kỳ này là cùng với giai đoạn công nghiệp hoá. Cơ sở lý thuyết là công trình của David Ricardo nói về lợi thế so sánh và luật cân bằng chung của Jean-Baptiste Say, cho rằng, về cơ bản các nước sẽ trao đổi thương mại một cách hiệu quả, và bất kỳ những bất ổn tạm thời về cung hay cầu cũng sẽ tự động được điều chỉnh. Việc thiết lập bản vị vàng bắt đầu ở các nước công nghiệp hoá chính khoảng giữa năm 1850 và năm 1880, mặc dù chính xác khi nào các nước này áp dụng bản vị vàng vẫn còn là đề tài gây nhiều tranh cãi. "Thời kỳ đầu của toàn cầu hoá" rơi vào thoái trào khi bắt đầu bước vào Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, và sau đó sụp đổ hẳn khi xảy ra khủng hoảng bản vị vàng vào cuối những năm 1920 và đầu những năm 1930. Trong môi trường hậu Chiến tranh thế giới lần thứ hai, thương mại quốc tế đã tăng trưởng đột ngột do tác động của các tổ chức kinh tế quốc tế và các chương trình tái kiến thiết. Kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai, các Vòng đàm phán thương mại do GATT khởi xướng, đã đặt lại vấn đề toàn cầu hoá và từ đó dẫn đến một loạt các hiệp định nhằm gỡ bỏ các hạn chế đối với "thương mại tự do". Vòng đàm phán Uruguay đã đề ra hiệp ước thành lập Tổ chức thương mại thế giới hay WTO, nhằm giải quyết các tranh chấp thương mại. Các hiệp ước thương mại song phương khác, bao gồm một phần của Hiệp ước Maastricht của châu Âu và Hiệp ước mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) cũng đã được ký kết nhằm mục tiêu giảm bớt các thuế quan và rào cản thương mại. Từ thập kỷ 1970, các tác động của thương mại quốc tế ngày càng rõ rệt, cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực.
  8. [sửa] Ý nghĩa của toàn cầu hóa Thuật ngữ toàn cầu hoá xuất hiện vào những năm 1950, với sự phổ biến các phương tiện vận tải có động cơ và sự gia tăng các trao đổi thương mại; và được chính thức sử dụng rộng rãi từ những năm 1990 của thế kỷ thứ 20. "Toàn cầu hóa" có thể có nghĩa là: • Sự hình thành nên một ngôi làng toàn cầu — dưới tác động của những tiến bộ trong lĩnh vực tin học và viễn thông, quan hệ giữa các khu vực trên thế giới ngày càng gần gũi hơn, cộng với sự gia tăng không ngừng về các trao đổi ở mức độ cá nhân và sự hiểu biết lẫn nhau cũng như tình hữu nghị giữa các "công dân thế giới", dẫn tới một nền văn minh toàn cầu, • Toàn cầu hoá kinh tế — "thương mại tự do" và sự gia tăng về quan hệ giữa các thành viên của một ngành công nghiệp ở các khu vực khác nhau trên thế giới (toàn cầu hoá một nền kinh tế) ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia trong phạm vi kinh tế. Xem bài nói riêng về toàn cầu hoá kinh tế • Tác động tiêu cực của các tập toàn đa quốc gia tìm kiếm lợi nhuận — việc sử dụng các phương tiện luật lệ và tài chính mạnh mẽ và tinh vi để vượt qua giới hạn của các tiêu chuẩn và luật pháp địa phương hòng lợi dụng nhân công và dịch vụ của các vùng phát triển chưa đồng đều lẫn nhau. • Sự lan rộng của chủ nghĩa tư bản từ các quốc gia phát triển sang các quốc gia đang phát triển. Khái niệm này cũng chia sẻ một số tính chất với khái niệm quốc tế hoá và có thể dùng thay cho nhau được, mặc dù có một số người thích dùng "toàn cầu hoá" để nhấn mạnh sự mờ nhạt của ý niệm nhà nước hay biên giới quốc gia. Toàn cầu hóa được định nghĩa một cách khách quan nhất là sự phụ thuộc qua lại không ngừng giữa các quốc gia và các cá nhân. Sự phụ thuộc qua lại có thể xảy ra trên lĩnh vực kinh tế, công nghệ, môi trường, văn hoá hay xã hội.... Rõ ràng cần phân biệt toàn cầu hoá kinh tế với khái niệm rộng hơn là toàn cầu hoá nói chung. Khái niệm chủ nghĩa toàn cầu, nếu chỉ được sử dụng trong phạm vi kinh tế, có thể được xem là trái ngược hẳn với khái niệm chủ nghỉa kinh tế quốc gia và chủ nghĩa bảo hộ. Nó có liên quan đến khái niệm chủ nghĩa tư bản không can thiệp và chủ nghĩa tân tự do. [sửa] Các dấu hiệu của toàn cầu hoá Có thể nhận biết toàn cầu hoá thông qua một số xu hướng, hầu hết các xu hướng đó bắt đầu từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Trong số đó có lưu thông quốc tế ngày càng tăng đối với hàng hoá, tiền tệ, thông tin và người; cùng với việc phát triển các công nghệ, tổ chức, hệ thống luật lệ và cơ sở hạ tầng cho việc lưu thông này. Hiện nay vẫn còn nhiều tranh luận xung quanh sự tồn tại của một số xu hướng. • Gia tăng thương mại quốc tế với tốc độ cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới • Gia tăng luồng tư bản quốc tế bao gồm cả đầu tư trực tiếp từ nước ngoài • Gia tăng luồng dữ liệu xuyên biên giới thông qua việc sử dụng các công nghệ như Internet, các vệ tinh liên lạc và điện thoại • Gia tăng trao đổi văn hoá quốc tế, chẳng hạn như việc xuất khẩu các văn hoá phẩm như phim ảnh hay sách báo.
  9. • Toàn cầu hoá cũng tác động đến ý thức con người, khiến con người chú ý hơn đến những vấn đề có ảnh hưởng toàn cầu như vấn đề nóng lên của khí hậu, khủng bố, buôn lậu ma tuý và vấn đề nâng cao mức sống ở các nước nghèo. • Sự tràn lan của chủ nghĩa đa văn hoá và việc cá nhân ngày càng có xu hướng hướng đến đa dạng văn hoá, mặt khác, làm mất đi tính đa dạng văn hoá thông qua sự đồng hoá, lai tạp hoá, Tây hoá, Mỹ hoá hay Hán hoá của văn hoá. • Làm mờ đi ý niệm chủ quyền quốc gia và biên giới quốc gia thông qua các hiệp ước quốc tế dẫn đến việc thành lập các tổ chức như WTO và OPEC • Gia tăng việc đi lại và du lịch quốc tế • Gia tăng di cư, bao gồm cả nhập cư trái phép • Phát triển hạ tầng viễn thông toàn cầu • Phát triển các hệ thống tài chính quốc tế • Gia tăng thị phần thế giới của các tập đoàn đa quốc gia • Gia tăng vai trò của các tổ chức quốc tế như WTO, WIPO, IMF chuyên xử lý các giao dịch quốc tế • Gia tăng số lượng các chuẩn áp dụng toàn cầu; v.d. luật bản quyền Các rào cản đối với thương mại quốc tế đã giảm bớt tương đối kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai thông qua các hiệp ước như Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch (GATT). Các đề xuất của GATT cũng như WTO bao gồm: • Thúc đẩy thương mại tự do o Về hàng hoá: giảm hoặc bỏ hẳn các loại thuế quan; xây dựng các khu mậu dịch tự do với thuế quan thấp hoặc không có o Về tư bản: giảm hoặc bỏ hẳn các hình thức kiểm soát tư bản o Giảm, bỏ hẳn hay điều hoà việc trợ cấp cho các doanh nghiệp địa phương • Thắt chặt vấn đề sở hữu trí tuệ o Hoà hợp luật sở hữu trí tuệ giữa các quốc gia (nói chung là thắt chặt hơn) o Công nhận sở hữu trí tuệ ở quy mô giữa các nước (v.d. bằng sáng chế do Việt Nam cấp có thể được Mỹ thừa nhận) Có khá nhiều thảo luận mang tính học thuật nghiêm túc quanh việc xem toàn cầu hoá là một hiện tượng có thật hay chỉ là một sự đồn đại. Mặc dù thuật ngữ này đã trở nên phổ biến, nhiều học giả lý luận rằng các tính chất của hiện tượng này đã từng được thấy ở một thời điểm trước đó trong lịch sử. Tuy vậy, nhiều người cho rằng những dấu hiệu làm người ta tin là đang có tiến trình toàn cầu hoá, bao gồm việc gia tăng thương mại quốc tế và vai trò ngày càng lớn của các tập đoàn gia quốc gia, thực sự không rõ ràng như ta tưởng. Do vậy, nhiều học giả thích dùng thuật ngữ "quốc tế hoá" hơn là "toàn cầu hoá". Để cho đơn giản, vai trò của nhà nước và tầm quan trọng của các quốc gia lớn hơn nhiều trong khái niệm quốc tế hoá, trong khi toàn cầu hoá lại loại trừ vai trò các nhà nước quốc gia theo bản chất thực sự của nó. Chính vì vậy, các học giả này xem biên giới quốc gia, trong một nghĩa rộng, còn lâu mới mất đi, do vậy tiến trình toàn cầu hoá căn bản này vẫn chưa thể xảy ra, và có lẽ sẽ không bao giờ xảy ra vì dựa trên lịch sử thế giới người ta thấy rằng quốc tế hoá sẽ không bao giờ biến thành toàn cầu hoá — chẳng hạn như trường hợp Liên hiệp châu Âu và NAFTA hiện tại. [sửa] Tác động của toàn cầu hoá [sửa] Khía cạnh kinh tế
  10. Các tổ chức quốc gia sẽ mất dần quyền lực (xem ảnh hưởng về khía cạnh chính trị phía dưới), quyền lực này sẽ chuyển về tay các tổ chức đa phương như WTO. Các tổ chức này sẽ mở rộng việc tự do đối với các giao dịch thương mại, và thông qua các hiệp ước đa phương hạ thấp hoặc nâng cao hàng rào thuế quan để điều chỉnh thương mại quốc tế. Toàn cầu hóa cũng làm cho hiện tượng "chảy máu chất xám" diễn ra nhiều và dễ dàng hơn, kéo theo biến tướng là nạn "săn đầu người". Hai hiện tượng này đã góp phần gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển, giữa từng khu vực riêng biệt trong một đất nước. [sửa] Khía cạnh văn hoá, xã hội và ngôn ngữ Toàn cầu hoá sẽ tạo ra những hiệu quả trái ngược ở mức độ cá nhân hay dân tộc, mà kết cục thế nào đến nay cũng vẫn chưa ngã ngũ. Toàn cầu hoá sẽ tạo ra: • Một sự đa dạng cho các cá nhân do họ được tiếp xúc với các nền văn hoá và văn minh khác nhau. Toàn cầu hoá giúp con người hiểu hơn về thế giới và những thách thức ở quy mô toàn cầu qua sự bùng nổ các nguồn thông tin, việc phổ thông hoá hoạt động du lịch, việc tiếp cận dễ dàng hơn với giáo dục và văn hoá; • Một sự đồng nhất đối với các dân tộc qua ảnh hưởng của các dòng chảy thương mại và văn hoá mạnh. Trên thực tế, thông tin tạo ra chính kiến và vì thế một vài tập đoàn truyền thông lớn, chủ yếu là phương Tây có thể tạo ra (và làm giả) thông tin đưa đến dân chúng. Sự độc quyền trong lĩnh vực văn hoá và thông tin này được xem như một sự " Mỹ hoá " thế giới. Mỗi người nhìn toàn cầu hoá theo một kiểu khác nhau. Có hai xu hướng chính: • nỗ lực che dấu những khác biệt về bản sắc, thay vì để lộ ra. • cảm giác toàn cầu hoá sẽ mang lại sự tự do cá nhân, ngay cả khi điều đó đi cùng với một sự đồng nhất hoá toàn cầu một cách tương đối. Ở góc độ ngôn ngữ, chúng ta thấy khuynh hướng rõ ràng hướng tới đồng nhất hoá việc dùng "tiếng Anh toàn cầu" ("globish", viết tắt của global English), một thứ tiếng Anh nghèo nàn do những người không phải là người Anglo-Saxon dùng khi họ ở nước ngoài. (Lưu ý là "tiếng Anh toàn cầu" không phải là tiếng Anh cơ bản như trong phiên bản Wikipedia bằng tiếng Anh đơn giản). Sự phổ cập của tiếng Anh toàn cầu gắn với việc mất đi quyền lực chính trị ở cấp độ thế giới: thay vì một chính sách văn hoá quốc tế có sự phối hợp để có thể dẫn đến việc chọn một thứ tiếng có quy luật rõ ràng và ngữ âm học rõ ràng, phần lớn các nước đều chọn dạy tiếng Anh cho giới trẻ dựa trên lựa chọn của các nước khác! Do sự bắt chước một cách máy móc và sự trơ ì chính trị, tiếng Anh đã trở thành một ngôn ngữ của thế giới và được gọi là "tiếng Anh toàn cầu" ("globish") vì các yếu tố cơ bản của tiếng Anh Oxford đã bị biến dạng về phát âm, ngữ pháp, từ vựng, v.v.). Đối với một số những người nói tiếng Anh, "tiếng Anh toàn cầu" là kết quả của chủ nghĩa đế quốc về ngôn ngữ của nước họ. Vấn đề là liệu có thể dễ dàng cho rằng các nỗ lực hướng đến việc dạy tiếng Anh thay vì giảng dạy các thứ tiếng khác sẽ làm giảm chất lượng của các ngôn ngữ khác hay không (như tiếng Pháp lai Anh - franglais). [sửa] Khía cạnh chính trị Toàn cầu hoá sẽ làm tăng lên nhiều lần các mối quan hệ giữa các công dân trên thế giới và cũng như các cơ hội cho từng người. Tuy nhiên nó đặt ra vấn đề là phải tìm ra một giải pháp thay thế cho hệ thống chính trị và hiến pháp hiện tại dựa trên khái niệm nhà nước-quốc gia. Các thực thể này đã từng gây ra những tác động tiêu cực trong suốt lịch sử do tính chất can
  11. thiệp mạnh bạo của nó. Ảnh hưởng của chúng giảm dần do sự toàn cầu hoá, và không còn đủ tầm xử lý nhiều thách thức mang tính toàn cầu ngày nay. Từ đó nảy sinh thách thức cần thiết lập một toàn cầu hoá dân chủ thể chế nào đó. Kiểu toàn cầu hoá này dựa trên khái niệm "công dân thế giới", bằng cách kêu gọi mọi người sống trên hành tinh này tham gia vào quá trình quyết định những việc liên quan đến họ, mà không thông qua một bức màn "quốc tế". Các tổ chức phi chính phủ muốn thay vào khoảng trống này, tuy nhiên họ thiếu tính hợp pháp và thường thể hiện các tư tưởng đảng phái quá nhiều để có thể đại diện tất cả công dân trên thế giới. [sửa] Phản ứng xung quanh toàn cầu hoá [sửa] Chống toàn cầu hoá Bài chính: "Chống toàn cầu hoá". Các nhà hoạt động xã hội vì lợi ích cộng đồng coi một số khía cạnh của toàn cầu hoá là nguy hại. Phong trào này không có tên gọi thống nhất. "Chống toàn cầu hoá" là thuật ngữ mà báo chí hay dùng nhất. Ngay chính các nhà hoạt động xã hội như Noam Chomsky đã cho rằng tên này không có ý nghĩa gì cả vì mục tiêu của phong trào là toàn cầu hoá sự công bằng. Trên thực tế, có một tên phổ biến là "phong trào đòi công bằng toàn cầu". Nhiều nhà hoạt động xã hội cũng tập hợp dưới khẩu hiệu "có thể có một thế giới khác", từ đó ra đời những tên gọi như altermondisme hay altermondialisation, đến từ tiếng Pháp. Có rất nhiều kiểu "chống toàn cầu hoá" khác nhau. Nói chung, những phê phán cho rằng kết quả của toàn cầu hoá hiện không phải là những gì đã được hình dung khi bắt đầu quá trình tăng cường thương mại tự do, cũng như nhiều tổ chức tham gia trong hệ thống toàn cầu hoá đã không xét đến lợi ích cho các nước nghèo cũng như giới lao động. Các lý luận kinh tế của các nhà kinh tế theo học thuyết thương mại công bằng thì cho rằng thương mại tự do không giới hạn chỉ đem lại lợi ích cho những ai có tỷ lệ vốn lớn (v.d. người giàu) mà không hề đếm xỉa đến người nghèo. Nhiều nhà hoạt động xã hội "chống toàn cầu hoá" coi toàn cầu hoá là việc thúc đẩy chương trình nghị sự của những người theo chủ nghĩa tập đoàn, một chương trình này nhằm mục tiêu giới hạn các quyền tự do cá nhân dưới danh nghĩa lợi nhuận. Họ cũng cho rằng sự tự chủ và sức mạnh ngày càng tăng của các tập đoàn dần dần hình thành nên các chính sách chính trị của nhà nước quốc gia. Một số nhóm "chống toàn cầu hoá" lý luận rằng toàn cầu hoá chỉ đơn thuần là hình thức đế quốc, là một trong những lý do căn bản dẫn đến chiến tranh Irac và là cơ hội kiếm tiền của Mỹ hơn là các nước đang phát triển. Một số khác cho rằng toàn cầu hoá áp đặt một hình thức kinh tế dựa trên tín dụng, kết quả là dẫn tới các nợ nần và khủng hoảng nợ nần chồng chất không tránh khỏi. Sự phản đối chủ yếu nhắm vào sự toàn cầu hoá không kiểm soát (như trong các chủ nghĩa tân tự do và tư bản tự do tuyệt đối) do các chính phủ hay các tổ chức gần như chính phủ (như Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng thế giới) chỉ đạo và không chịu trách nhiệm đối với quần chúng mà họ lãnh đạo mà thay vào đó gần như chỉ đáp ứng lợi ích của các tập đoàn. Rất nhiều các cuộc hội thảo giữa các vị bộ trưởng tài chính và thương mại các nước trong trục toàn cầu hoá đã gặp phải những phản kháng rầm rộ, đôi khi cũng có bạo lực từ các đối tượng chống đối "chủ nghĩa toàn cầu tập đoàn".
  12. Phong trào này quy tụ nhiều thành phần, bao gồm các nhóm tín ngưỡng, các đảng phái tự do dân tộc, các đảng phái cánh tả, các nhà hoạt động vì môi trường, các hiệp hội nông dân, các nhóm chống phân biệt chủng tộc, các nhà chủ nghĩa xã hội tự do và các thành phần khác. Đa số theo chủ nghĩa cải cách (hay ủng hộ chủ nghĩa tư bản nhưng mang tính nhân bản hơn) và một thiểu số tương đối thuộc thành phần cách mạng (ủng hộ một hệ thống nhân bản hơn chủ nghĩa tư bản). Nhiều người đã chê trách sự thiếu thống nhất và định hướng của phong trào, tuy nhiên một số khác như Noam Chomsky thì cho rằng sự thiếu tập trung hoá kiểu này trên thực tế có thể lại là một sức mạnh. Những người phản đối bằng phong trào công bằng toàn cầu đã tổ chức các cuộc gặp mặt quốc tế lớn ở những thành phố nhỏ thay vì những trung tâm đô thị lớn như trước đây. [sửa] Ủng hộ toàn cầu hoá (chủ nghĩa toàn cầu) Những người ủng hộ toàn cầu hoá dân chủ có thể được gọi là những người ủng hộ chủ nghĩa toàn cầu. Họ cho rằng giai đoạn đầu của toàn cầu hoá là hướng thị trường, và sẽ được kết thúc bởi giai đoạn xây dựng các thiết chế chính trị toàn cầu đại diện cho ý chí của toàn thể công dân thế giới. Sự khác biệt giữa họ với những người ủng hộ chủ nghĩa toàn cầu khác là họ không định nghĩa trước bất kỳ hệ tư tưởng nào để định hướng ý chí này, mà để cho các công dân được tự do chọn lựa thông qua một tiến trình dân chủ. Những người ủng hộ thương mại tự do dùng các học thuyết kinh tế như lợi thế so sánh để chứng minh thương mại tự do sẽ dẫn đến một sự phân phối tài nguyên hiệu quả hơn, với tất cả những ai tham gia vào quá trình tìm kiếm lợi ích từ thương mại. Thương mại tự do sẽ cho những nhà sản xuất tại các nước một thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn dẫn đến lợi nhuận cao hơn. Đồng thời tạo ra sự cạnh tranh giữa các nguồn tư bản, từ đó đem lại lợi ích cho người lao động trên toàn thế giới; cũng như cạnh tranh giữa nguồn nhân công trên toàn thế giới sẽ mang lại lợi ích cho các nhà tư bản và trên hết là cho người tiêu thụ. Nói chung, họ cho rằng điều này sẽ dẫn đến giá thành thấp hơn, nhiều việc làm hơn và phân phối tài nguyên tốt hơn. Toàn cầu hoá đối với những người ủng hộ dường như là một yếu tố dẫn đến phát triển kinh tế cho số đông. Chính từ điều này mà họ chỉ nhìn thấy trong sự truyền thông hoá khái niệm "toàn cầu hoá" một cố gắng biện minh đầy cảm tính và không duy lý của chủ nghĩa bảo hộ kinh tế. Những người ủng hộ chủ nghĩa tự do cá nhân và những người ủng hộ chủ nghĩ tư bản tự do tuyệt đối cho rằng mức độ tự do cao về kinh tế và chính trị dưới hình thức dân chủ và chủ nghĩa tư bản ở phần thế giới phát triển sẽ làm ra của cải vật chất ở mức cao hơn. Do vậy họ coi toàn cầu hoá là hình thức giúp phổ biến nền dân chủ và chủ nghĩa tư bản. Họ phê phán phong trào chống toàn cầu hoá chỉ sử dụng những bằng chứng vụn vặt để biện minh cho quan điểm của mình, còn họ thì sử dụng những thống kê ở quy mô toàn cầu. Một trong những dẫn chứng này là tỉ lệ phần trăm dân chúng ở các nước đang phát triển sống dưới mức 1 đôla Mỹ (điều chỉnh theo lạm phát) một ngày đã giảm một nửa chỉ trong hai mươi năm [1]. Tuổi thọ gần như tăng gấp đôi ở các nước đang phát triển kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai và bắt đầu thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển nơi ít có sự cải thiện hơn. Tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh đã giảm ở các khu vực đang phát triển trên thế giới [2]. Bất bình đẳng trong thu nhập trên toàn thế giới nói chung đang giảm dần [3]. Nhiều người ủng hộ chủ nghĩa tư bản cũng phản đối Ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế với lý luận rằng những tổ chức này đều tham ô, quan liêu do các nhà nước kiểm soát và cung cấp tài chính, chứ không phải các tập đoàn kinh doanh. Nhiều khoản cho vay chỉ đến tay những lãnh đạo độc tài không thực hiện bất kỳ một cải cách nào, rốt cuộc chỉ dân thường là những người phải trả những khoản nợ này về sau. Một số nhóm đặc biệt như các liên đoàn
  13. thương mại của thế giới phương Tây cũng phản kháng sự toàn cầu hoá vì mâu thuẫn quyền lợi. Tuy nhiên, thế giới ngày càng chia sẻ những vấn đề và thách thức vượt qua khỏi quy mô biên giới quốc gia, nhất là vấn đề ô nhiễm môi trường tự nhiên, và như vậy phong trào được biết đến trước đây với tên gọi phong trào chống toàn cầu hoá từ nay đã biến thành một phong trào chung của các phong trào vì toàn cầu hoá; họ tìm kiếm, thông qua thử nghiệm, các hình thức tổ chức xã hội vượt qua khỏi khuôn khổ nhà nước quốc gia và nền dân chủ đại diện. Do đó, cho dù các lý lẽ của phe chống toàn cầu hoá lúc ban đầu có thể bị bác bỏ thông qua các thực tế về quốc tế hoá như ở trên, song sự xuất hiện của một phong trào toàn cầu là không thể chối cãi và do đó chúng ta có thể nói về một tiến trình thực sự hướng tới một xã hội nhân bản ở quy mô toàn cầu của tất cả các xã hội Chỉ số toàn cầu hóa Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Bước tới: menu, tìm kiếm Chỉ số toàn cầu hóa (tiếng Anh: Globalization Index) được công bố thường niên bởi Tạp chí chính sách đối ngoại và Hãng tư vấn A. T. Kearney, nhằm xếp hạng và đưa ra giải thích về những bước thăm trầm trong quá trình toàn cầu hóa của 72 quốc gia trên thế giới (chiếm 97% GDP và 88% dân số thế giới). [sửa] Phương pháp luận Chỉ số toàn cầu hoá được công bố lần đầu vào năm 2000 dựa trên đánh giá 5 nhóm thành tố. Chỉ số toàn cầu hóa 2007 dùng dữ liệu của năm 2004 và dựa trên bốn nhóm chỉ tiêu gồm: hội nhập kinh tế (ngoại thương & đầu tư trực tiếp từ nước ngoài), kết nối cá nhân (chuyển giao thu nhập từ hoạt động viễn thông quốc tế, du lịch, kiều hối), kết nối công nghệ (lượng người dùng dịch vụ mạng internet, số máy chủ phục vụ mạng, các giải pháp bảo đảm an ninh máy chủ mạng), cam kết chính trị (tham gia các tổ chức quốc tế, tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, tham gia các thỏa ước quốc tế, chuyển giao tín dụng giữa các nhà nước). Bảng xếp hạng 2007 bởi KOF Index of Bảng xếp hạng 2006 bởi Hãng A.T. Kearney Globalization' Thứ Chỉ số toàn Quốc gia 2006 2005 2004 2003 Quốc gia tự cầu hoá 1 Bỉ 91,96 Singapore 1 1 2 4 2 Áo 91,60 Thụy Sĩ 2 3 3 2 3 Thụy Điển 89,89 Hoa Kỳ 3 4 7 11 4 Vương quốc Liên 89,29 Ireland 4 2 1 1
  14. hiệp Anh và Bắc Ireland 5 Hà Lan 89,15 Đan Mạch 5 7 10 6 6 Pháp 87,71 Canada 6 6 6 7 7 Canada 87,49 Hà Lan 7 5 4 5 8 Thụy Sĩ 85,53 Úc 8 13 13 21 9 Phần Lan 84,84 Áo 9 9 9 8 10 Cộng hòa Séc 84,46 Thụy 10 8 11 3 Điển 11 Đan Mạch 84,27 New 11 11 8 16 Zealand 12 Ireland 83,09 UK 12 13 12 9 13 Bồ Đào Nha 83,06 Phần Lan 13 10 5 10 14 Tây Ban Nha 82,52 Na Uy 14 14 17 13 15 Đức 82,48 Israel 15 17 22 19 16 Singapore 82,14 Cộng hòa 16 15 14 15 17 Hungary 81,15 Séc 18 Úc 80,91 Slovenia 17 20 19 25 19 Hoa Kỳ 80,83 Đ ức 18 21 18 17
  15. 20 Ý 80,61 Malaysia 19 19 20 18 21 Ba Lan 78,22 Hungary 20 23 26 23 22 Na Uy 77,75 Panama 21 24 27 30 23 Malaysia 75,81 Croatia 22 16 23 22 24 Hy Lạp 74,94 Pháp 23 18 15 12 25 Luxembourg 74,18 Bồ Đào 24 22 16 14 Nha 26 New Zealand 73,46 Tây Ban 25 26 24 20 Nha 27 Slovakia 72,58 Slovakia 26 25 21 27 28 Estonia 72,11 Ý 27 27 25 24 29 Israel 70,83 Nhật Bản 28 28 29 35 Các Tiểu Vương 30 70,39 quốc Ả Rập Thống nhất Hàn Quốc 29 30 32 28 31 Nga 69,91 Romania 30 35 39 40 32 Chile 69,91 Philippine 31 32 33 54 s 33 Croatia 69,30 Hy Lạp 32 29 28 26 34 Slovenia 68,82 Ba Lan 33 31 31 32 35 Iceland 67,75
  16. 36 Bungary 65,51 Chile 34 34 37 31 37 Trung Quốc 65,26 Republic of China 35 36 36 34 (Taiwan) 38 Hàn Quốc 64,82 Uganda 36 33 38 36 39 Jordan 64,74 Tunisia 37 37 35 39 40 Nhật Bản 64,22 Botswana 38 38 30 33 41 Argentina 64,12 Ukraina 39 39 43 43 42 Malta 63,78 Maroc 40 40 47 29 43 Kuwait 63,51 Sénégal 41 41 40 42 44 Thổ Nhĩ Kỳ 63,45 México 42 42 45 51 45 Romania 63,34 Argentina 43 47 34 50 46 Litva 63,30 Ả Rậ p 47 Jamaica 62,87 44 45 41 41 Saudi 48 Síp 62,48 Thái Lan 45 46 48 49 49 Nam Phi 62,45 Sri Lanka 46 43 51 45 50 Ukraina 61,83 Nga 47 52 44 46 51 Uruguay 61,79 Nigeria 48 44 42 37
  17. 52 Latvia 61,62 Nam Phi 49 48 49 38 53 Bahrain 60,93 Peru 50 53 52 60 54 Brasil 59,60 Trung 51 54 57 53 Quốc 55 Philippines 59,00 Brasil 52 57 53 58 56 El Salvador 58,03 Kenya 53 49 54 44 57 Panama 57,58 Colombia 54 51 50 56 58 Peru 57,12 Ai Cập 55 59 60 48 59 Thái Lan 56,87 Pakistan 56 50 46 52 60 Ghana 56,01 Thổ Nhĩ 57 56 55 47 Kỳ 61 México 55,49 Banglades 62 Costa Rica 55,00 58 58 56 55 h 63 Ecuador 54,50 Venezuela 59 55 58 61 64 Ai Cập 54,18 Indonesia 60 60 59 59 65 Honduras 53,99 Ấn Độ 61 61 61 57 66 Namibia 53,79 Iran 62 62 62 62 67 Venezuela 53,75
  18. 68 Ả Rập Saudi 53,69 69 Nigeria 52,97 70 Maroc 52,93 71 Pakistan 52,35 72 Colombia 52,30 73 Tunisia 51,81 74 Zambia 51,76 75 Dominica 51,76 76 Oman 51,67 77 Nicaragua 51,63 78 Indonesia 51,31 79 Trinidad & Tobago 50,79 80 Paraguay 50,33 81 Guatemala 49,98 82 Ấn Độ 49,70 83 Sri Lanka 49,67
  19. 84 Gabon 49,20 85 Kenya 49,12 86 Bolivia 49,11 87 Mauritius 48,75 88 Sénégal 48,55 89 Fiji 48,53 90 Bahamas 47,88 91 Guyana 47,38 92 Belize 47,29 93 Botswana 46,80 94 Algérie 45,50 95 Côte d'Ivoire 45,44 96 Uganda 44,49 97 Malawi 43,73 98 Barbados 43,45 99 Tanzania 43,22
  20. 100 Mali 42,40 101 Togo 42,23 102 Albania 42,01 103 Bénin 41,73 104 Papua New Guinea 41,55 105 Cameroon 41,32 106 Guiné-Bissau 40,68 107 Zimbabwe 40,06 108 Tchad 39,56 109 Syria 39,09 110 Congo 38,78 111 Madagascar 37,45 112 Bangladesh 36,01 Cộng hoà Dân chủ 113 35,49 Congo 114 Nepal 35,27 115 Iran 35,19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2