Kinh tế tài chính - Chương 5 - Kế toán lao động và tiền lương
lượt xem 238
download
Giúp người học nhận thức đối tượng kế toán là lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp. Trang bị cho người học phương pháp hạch toán lương chình, lương phụ, trích BHXH, BHYT và KPCĐ theo chế độ trong doanh nghiệp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kinh tế tài chính - Chương 5 - Kế toán lao động và tiền lương
- Chương 5. Kế toán lao động và tiền lương Chương 5. KẾ TOÁN LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG Mục tiêu chung - Giúp người học nhận thức đối tượng kế toán là lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp. - Trang bị cho người học phương pháp hạch toán lương chính, lương phụ; trích BHXH, BHYT và KPCĐ theo chế độ trong doanh nghiệp. 5.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 5.1.1. Nội dung kế toán Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của của bộ phận sản phẩm xã hội mà người lao động được sử dụng để để bù đắp hao phí lao động của mình trong quá trình sản xuất nhằm tái sản xuất sứ lao động. Tiền lương là bộ phận cấu thành giá trị sản phẩm do lao động tạo ra. Nó có thể được coi là yếu tố đầu vào với chức năng là chi phí lao động sống, cũng có thể coi là cấu thành của thu nhập doanh nghiệp. Tiền lương là bộ phận cấu thành chủ yếu trong thu nhập của người lao động. Ngoài thu nhập bằng tiền lương, người lao động có thể còn nhận được tiền thưởng theo qui định của doanh nghiệp. Trong những trường hợp người lao động tạm thời hay vĩnh viến mất sức lao động như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí mất sức hay tử tuất… sẽ được hưởng thay lương khoản trợ cấo xã hội góp phần giảm khó khăn trong cuộc sống đó là trợ cấp BHXH. Đóng BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc theo mức lương tối thiểu vùng. Các doanh nghiệp trích, nộp kinh phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động và các khoản phụ cấp lương (nếu có). Các khoản phụ cấp lương làm căn cứ để trích, nộp kinh phí công đoàn thống nhất với khoản phụ cấp làm căn cứ trích nộp bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế gồm: Phụ cấp chức vụ, phụ cấp chức vụ bầu cử, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thâm niên, không tính phụ cấp khu vực. Đối với các đơn vị, tổ chức không hưởng lương từ ngân sách nhà nước và các doanh nghiệp nơi có tổ chức công đoàn hoạt động thi thủ trưởng đơn vị, tổ chức; giám đốc doanh nghiệp có trách nhiệm trích, nộp đủ kinh phí công đoàn mỗi quý một lần vào tháng đầu quý cho cơ quan công đoàn theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Theo chế độ hiện hành, kể từ ngày 01/01/2010. thì việc trích lập và sử dụng quĩ BHXH, BHYT và KPCĐ theo lương như sau: (ĐVT: %) BHXH BHYT KPCĐ Cộng A. Phần trích lập 22,0 4,5 2,0 28,5 1. Doanh nghiệp, tính vào chi phí 16,0 3,0 2,0 21,0 2. Người lao động, trừ vào lương 6,0 1,5 0,0 7,5 B. Phần nộp lên các cơ quan quản 16,0 4.5 1,0 21,5 lý (BHXH, BHYT) C. Phần sử dụng tại d.nghiệp 6,0 0,0 1,0 7,0 Kế toán Tài chính 1 141
- Chương 5. Kế toán lao động và tiền lương 5.1.2. Nhiệm vụ kế toán - Ghi chép, tính toán, kiểm tra lao động và sử dụng lao động - Ghi chép, tính toán, kiểm tra thanh toán lương, các khoản theo lương - Ghi chép, tính toán tổng hợp, phân bổ lương, các khoản theo lương - Lập báo về thu nhập, về lương, về sử dụng các khoản theo lương 5.1.3. Các hình thức trả lương chủ yếu trong các doanh nghiệp 5.1.3.1. Trả lương theo thời gian Đây là hình thức lương được xác định dựa trên khả năng thao tác, trình độ kỹ thuật và thời gian làm việc thực tế. Hình thức này mang tính bình quân, không đánh giá đúng kết quả lao động của mỗi người, không đảm bảo nguyên tắc "làm theo năng lực, hưởng theo lao động". Chính vì những hạn chế này nên hình thức trả lương theo thời gian chỉ được áp dụng trong những công việc không thể xác định hao phí lao động đã tiêu hao vào đó như: với những người làm công tác quản lý, những người làm ở bộ phận gián tiếp không trực tiếp tạo ra sản phẩm. Hình thức trả lương theo thời gian bao gồm 2 chế độ: - Theo thời gian giản đơn. - Theo thời gian có thưởng. 1) Chế độ trả lương theo thời gian giản đơn Đây là chế độ trả lương mà tiền lương nhận được của mỗi người công nhân do mức lương cấp bậc cao hay thấp với thời gian làm việc nhiều hay ít quyết định. Có 3 hình thức lương theo thời gian đơn giản: - Lương áp dụng cho người lao động làm những công việc kéo dài nhiều ngày: Tiền lương = Lương cấp bậc + Lương Phụ cấp (nếu có). - Lương ngày: áp dụng cho những công việc có thể chấm công theo ngày. Hình thức này có ưu điểm là khuyến khích người lao động đi làm đều. + Lương giờ: áp dụng cho những công việc đem lại kết quả trong một thời gian ngắn. Ngoài ra còn có hình thức trả lương theo công nhật: áp dụng cho các lao động tạm thời chưa sắp xếp vào bảng lương của doanh nghiệp và tiền lương còn phụ Kế toán Tài chính 1 142
- Chương 5. Kế toán lao động và tiền lương thuộc vào công việc thực tế. 2) Chế độ trả lương theo thời gian có thưởng Chế độ trả lương này là sự kết hợp giữa chế độ trả lương theo thời gian đơn giản với tiền thưởng khi đạt được những chỉ tiêu về số lượng hoặc chất lượng đã qui định. Tiền lương = Lương thời gian + Thưởng. => Hình thức này có tác dụng thúc đẩy công nhân tăng năng suất lao động, tiết kiệm vật tư vật liệu và bảo đảm chất lượng sản phẩm. x {Hệ số luơng + Tổng Hs các khoản phụ Mức lương tháng = Mức lương cơ bản cấp} Mức lương Mức lương tháng x 12 tuần = 52 tuần Mức lương Tháng Mức lương = ngày 26 (hoặc 22) ngày 5.1.3.2. Hình thức tiền lương tính theo sản phẩm Là hình thức tiền lương mà số lượng của nó nhiều hay ít là phụ thuộc vào số lượng sản phẩm được sản xuất ra hoặc số lượng công việc đã hoàn thành. Tiền lương theo sản phẩm căn cứ trực tiếp vào kết quả lao động sản xuất của mỗi người. Vì vậy nó có tác dụng khuyến khích người lao động quan tâm đến kết quả sản xuất của mình, tích cực và cố gắng hơn trong quá trình sản xuất, tận dụng thời gian làm việc, nâng cao năng suất và chất lượng lao động. 1) Trả lương theo sản phẩm trực tiếp Theo hình thức này tiền lương của công nhân được xác định theo số lượng sản phẩm sản xuất ra và đơn giá lương sản phẩm. Kế toán Tài chính 1 143
- Chương 5. Kế toán lao động và tiền lương Lt = Q x Đg Trong đó: Lt : Là tiền lương theo sản phẩm cá nhân trực tiếp Q : Số lượng sản phẩm hợp quy cách Đg: Đơn giá lương một sản phẩm Đơn giá lương sản phẩm là tiền lương trả cho một đơn vị sản phẩm hoàn thành và được xác định căn cứ vào mức lương cấp bậc công việc và định mức thời gian hoặc định mức số lượng cho công việc đó. Ngoài ra trong đơn giá còn được tính thêm tỉ lệ khuyến khích trả lương sản phẩm hoặc phụ cấp khu vực (nếu có) Công thức xác định: Ml x Đt (100+K1+K2) Đg = 100 Trong đó: Ml: Mức lương giờ (ngày) của cấp bậc công việc. Đt: Định mức thời gian đơn vị sản phẩm (giờ hoặc ngày) K1: Tỉ lệ khuyến khích trả lương sản phẩm do nhà nước qui định (%) K2: Tỉ lệ phụ cấp khu vực (nếu có) (%) Hình thức này đơn giản, dễ hiểu đối với mọi người công nhân. Nó được áp dụng rộng rãi trong các xí nghiệp công nghiệp đối với những công nhân trực tiếp sản xuất có thể định mức và hạch toán kết quả riêng cho từng người. Tuy nhiên hình thức này có nhược điểm là người lao động quan tâm đến số lượng sản phẩm chứ không quan tâm đến việc sử dụng tốt máy móc, tiết kiệm vật tư. 2) Trả lương theo sản phẩm gián tiếp Lương sản phẩm cá nhân gián tiếp được áp dụng đối với những công nhân phụ, phục vụ và hỗ trợ cho sản xuất chính như công nhân điều chỉnh máy, sửa chữa thiết bị… mà kết quả công tác của họ có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả công tác của những người công nhân sản xuất chính nhằm khuyến khích họ nâng cao chất Kế toán Tài chính 1 144
- Chương 5. Kế toán lao động và tiền lương lượng phục vụ. Tiền lương của công nhân phục vụ được xác định bằng cách nhân số lượng sản phẩm thực tế của công nhân chính mà người đó phục vụ với đơn giá lương cấp bậc của họ với tỉ lệ phần trăm hoàn thành định mức sản lượng bình quân của những công nhân chính. Có thể biểu diễn bằng công thức: LP = SCx ĐSG hoặc LP = MP x TC Trong đó: LP: Tiền lương công nhân phụ SC: Sản lượng sản phẩm của công nhân chính ĐSG: Đơn giá lương sản phẩm gián tiếp MP: Mức lương cấp bậc của công nhân phụ TC: Tỷ lệ hoàn thành định mức sản lượng bình quân của công nhân chính (%) Đơn giá sản lượng gián tiếp tính bằng công thức: MP ĐSG = ĐMC Trong đó : ĐMC: Định mức sản lượng công nhân chính Hình thức tiền lương này không phản ánh chính xác kết quả lao động của công nhân phụ nhưng nó lại làm cho mọi người trong cùng một bộ phận công tác quan tâm đến kết quả chung. Việc khuyến khích vật chất đối với công nhân phụ sẽ có tác dụng nâng cao năng suất lao động của công nhân chính. 3) Trả lương theo sản phẩm tập thể Tiền lương căn cứ vào số lượng sản phẩm của cả tổ và đơn giá chung để tính lương cho cả tổ sau đó phân phối lại từng người trong tổ. Phương pháp này cũng như đối với cá nhân trong chế độ tiền lương theo sản phẩm cá nhân trực tiếp. Kế toán Tài chính 1 145
- Chương 5. Kế toán lao động và tiền lương Việc phân phối tiền lương của tổ cho từng người có thể tiến hành theo nhiều phương pháp song tất cả các phương pháp đều dựa vào 2 yếu tố cơ bản là thời gian công tác thực tế và cấp bậc công việc mà công nhân đảm nhiệm. Trong thực tế có thể áp dụng 2 phương pháp sau: +Phương pháp phân chia theo hệ số: Thực chất phương pháp này là quy đổi trong làm việc của từng người ở các cấp bậc khác nhau thành thời gian của công nhân bậc 1 bằng cách nhân với hệ số cấp bậc tiền lương. Sau đó tính tiền lương cảu 1 giờ hệ số bằng cách lấy lương của cả tổ chia tổng số giờ hệ số của cả tổ. Cuối cùng tính phần tiền lương của mỗi người căn cứ vào hệ số giờ của họ và tiền lương 1 giờ hệ số. Cách tính này được thể hiện bằng công thức: Lt Li = x ti x ki ∑ ti x ki Trong đó Li: Tiền lương của công nhân i ti: Thời gian làm việc thực tế của công nhân i Ki: Hệ số cấp bậc của công nhân. Lt: tiền lương sản phẩm của cả tổ +Phương pháp điều chỉnh: Căn cứ vào giờ làm việc thực tế và mức lương cấp bậc của từng công nhân để tính tiền lương của mỗi người và của cả tổ, sau đó dùng hệ số điều chỉnh để tính toán lại tiền lương của mỗi người được hưởng. Hệ số điều chỉnh là tỉ số giữa tiền lương sản phẩm của cả tổ và tổng số tiền lương cấp bậc của cả tổ Công thức tính: Lt Li = x ti x Mi ∑ ti x Mi Kế toán Tài chính 1 146
- Chương 5. Kế toán lao động và tiền lương Trong đó: Mi: Mức lương giờ theo cấp bậc của công nhân i Hình thức này được áp dụng đối với những công việc do một tổ sản xuất hay một nhóm công nhân cùng tiến hành và khó thống kê kết quả công việc của từng cá nhân. Chẳng hạn việc lắp ráp thiết bị, sản xuất ở các bộ phận làm theo dây chuyền, việc điều kiện các máy lưu động hạng nặng. Trả lương theo sản phẩm tập thể có tác dụng khuyến khích công nhân quan tâm đến kết quả sản xuất chung của cả tổ, phát triển việc kiểm nghiệm nghề nghiệp và nâng cao trình độ của công nhân. Tuy nhiên, do nhược điểm của công việc chia lương là chưa tính đến thái độ lao động, đặc điểm sức khoẻ, sự nhanh nhẹn tháo vát hoặc kết quả công tác của từng công nhân, số lượng của mỗi công nhân không trực tiếp quyết định đến tiền lương của họ, do đó ít kích thích công nhân nâng cao năng suất lao động cá nhân. 4) Trả lương theo sản phẩm lũy tiến Thực chất của hình thức tiền lương này là dùng nhiều đơn giá khác nhau, tuỳ theo mức độ hình thức vượt mức khởi điểm luỹ tiến, là mức sản lượng quy định mà nếu số sản phẩm sản xuất vượt quá mức đó sẽ được trả theo đơn giá cao hơn (luỹ tiến). Mức này có thể quy định bằng hoặc cao hơn định mức sản lượng. Những sản phẩm dưới mức khởi điểm luỹ tiến được tính theo đơn giá chung cố định, những sản phẩm vượt mức này sẽ được trả theo đơn giá luỹ tiến (tăng dần) Ta có công thức tính như sau: ∑L=ĐG x Q1+ĐG x K(Q1-Q0) Trong đó ∑L: Tổng lương trả theo hình thức sản phẩm luỹ tiến ĐG: Đơn giá cố định tính theo sản phẩm. Q1: Sản lượng thực tế. Q0: Sản lượng mức khởi điểm Kế toán Tài chính 1 147
- Chương 5. Kế toán lao động và tiền lương K: Tỷ lệ đơn giá sản phẩm được áp dụng Hình thức tiền lương này thường dẫn đến tốc độ tăng tiền lương cao hơn tốc độ tăng năng suất lao động. Vì vậy chỉ sử dụng một biện pháp tạm thời trong điều kiện cần khuyến khích mạnh mẽ việc tăng năng suất lao động và tăng sản lượng ở các khâu yếu hoặc những khâu quan trọng của sản xuất nhằm tạo điều kiện phát triển sản lượng cho các bộ phận khác và của toàn đơn vị. Nhờ việc tăng khối lượng sản xuất của đơn vị mà chi phí cố định/đơn vị sản phẩm sẽ phải trả. Đó cũng chính là nguồn bù đắp cho số tiền lương mà đơn vị phải trả thêm do áp dụng lương sản phẩm luỹ tiến. Chính vì vậy khi áp dụng hình thức tiền lương này cần phải xác định đúng đắn tỷ lệ tăng đơn giá nhằm đảm bảo điều kiện là chi phí cố định phải giảm nhiều hơn hoặc bằng mức tiền lương tăng lên. Ta có: C x (HS– 1) D ≤ C x L x HS Công thức này được sử dụng để tính tỷ lệ tăng đơn giá hợp lý, bảo đảm hiệu quả của việc áp dụng trả lương theo sản phẩm luỹ tiến. Ngoài ra cần chú ý khi áp dụng hình thức trả lương này,sản lượng sản phẩm vượt quá mức khởi điểm luỹ tiến phải được tính theo kết quả cả tháng để tránh tình trạng có ngày vượt mức nhiều có ngày lại hụt mức, kết quả cả tháng cộng lại có thể hụt mức mà tiền lương nhận được vẫn vượt tiền lương cấp bậc hàng tháng. Đó cũng là một khía cạnh của nguyên tắc “Tốc độ tăng năng suất lao động lớn hơn tốc độ tăng tiền lương” 5) Trả lương theo sản phẩm có phạt có thưởng Hình thức này gắn với chế độ tiền lương trong sản xuất: + Thưởng nâng cao năng suất. Kế toán Tài chính 1 148
- Chương 5. Kế toán lao động và tiền lương + Thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm. + Thưởng tiết kiệm vật tư (giảm tỷ lệ hàng hỏng). Ngược lại trường hợp người lao động làm ra sản phẩm hỏng hoặc gây lãng phí vật tư, không đảm bảo đủ ngày công lao động thì có thể họ sẽ bị phạt tiền và thu nhập của họ sẽ bằng tiền lương theo sản phẩm trừ đi khoản tiền phạ t. Thực chất của hình thức tiền lương này là sự kết hợp chế độ tiền lương theo sản phẩm với chế độ tiền thưởng ở các doanh nghiệp, việc áp dụng hình thức trả lương này nhằm mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm mức phế phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu. Tiền lương tính theo sản phẩm có thưởng được tính theo công thức: L x (M x H) LTH = L + 100 Trong đó: LTH: Tiền lương trả theo sản phẩm có thưởng. L: Tiền lương trả theo đơn giá cố định. M: % tiền thưởng trả cho 1% hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thưởng H: % hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thưởng. 6) Trả lương theo hình thức lương khoán Là hình thức đặc biệt của tiền lương trả theo sản phẩm, trong đó tổng số tiền lương trả cho công nhân hoặc một nhóm công nhân được qui định trước cho một khối lượng công việc hoặc khối lượng sản phẩm nhất định phải được hoàn thành trong thời gian qui định Chế độ trả lương này chủ yếu áp dụng trong đơn vị xây dựng cơ bản hoặc một số công việc nông nghiệp. Trong công nghiệp chế độ trả lương khoán có thể áp dụng đối với các cá nhân tập thể. Kế toán Tài chính 1 149
- Chương 5. Kế toán lao động và tiền lương Sau khi nhận tiền công do hoàn thành công việc,các cá nhân sẽ được chia lương.Việc chia lương có thể áp dụng theo cấp bậc và thời gian làm việc hoặc theo cách bình công điểm. Nguyên tắc chung chia lương là phải chia hết. Hình thức trả lương khoán khuyến khích công nhân hoàn thành nhiệm vụ trước thời hạn đảm bảo chất lượng công việc nhưng chia lương khá là khó khăn. Tóm lại: Việc trả lương cho người lao động không chỉ căn cứ vào thang lương, bậc lương,các định mức tiêu chuẩn mà còn lựa chọn hình thức tiền lương thích hợp với điều kiện cụ thể của nghành và doanh nghiệp. Có như vậy mới phát huy được tác dụng của tiền lương, vừa phản ánh lao động hao phí trong quá trình sản xuất, vừa làm đòn bẩy kích thích người lao động nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 5.1.4. Hạch toán lao động Tiền lương giữ một vai trò quan trọng trong quản lý doanh nghiệp. Khi công tác này thực hiện tốt thì không chỉ doanh nghiệp đã đạt được mục đích của mình mà phấn đấu hạ chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm mà bản thân người lao động cũng đã được hưởng thành quả lao động mà họ bỏ ra đóng góp vào sự phát triển chung của toàn doanh nghiệp. Vì vậy để hạch toán tiền lương tốt thì trước hết mỗi doanh nghiệp phải hạch toán tốt được vấn đề lao động, đây là cơ sở đầu tiên cho việc tính lương 5.1.4.1. Hạch toán số lượng lao động, thời gian lao động và kết quả lao động Hạch toán lao động chính là việc quản lý tiền lương về mặt số lượng vì vậy doanh nghiệp phải sử dụng sổ sách theo dõi lao động thật hợp lý và sổ này do Phòng lao động tiền lương lập nhằm mục đích nắm chắc tình hình sử dụng lao động hiện có. 5.1.4.2. Hạch toán số lượng lao động Hạch toán số lượng lao động là hạch toán về mặt số lượng từng loại lao động theo nghề nghiệp công việc và theo trình độ tay nghề, cấp bậc kỹ thuật. Việc hạch toán về số lượng lao động được phán án trên sổ danh sách lao động của doanh nghiệp và sổ danh sách lao động ở từng bộ phận. Sổ này do phòng lao động lập theo mẫu qui định chia thành 2 bản: Kế toán Tài chính 1 150
- Chương 5. Kế toán lao động và tiền lương + Một bản do phòng quản lý ghi chép. + Một bản do phòng kế toán quản lý. Cơ sở dữ liệu để ghi vào danh sách là tuyển dụng lao động, hưu trí của các cấp có thẩm quyển duyệt theo qui định của doanh nghiệp. Khi nhận được các chứng tửtên phòng lao động, phòng kế toán phải ghi chép kịp thời đầy đủ vào sổ danh sách lao động. Đó là cơ sở để lập báo cáo lao động và phân tích tình hình biến động về lao động tại doanh nghiệp vào cuối tháng, cuối quí tùy theo yêu cầu quản lý của cấp trên. 5.1.4.3. Hạch toán thời gian lao động Là việc hạch toán thời gian lao động đối với mỗi cán bộ công nhân viên ở từng bộ phận. Để phản ánh đúng, kịp thời yêu cầu này kế toán tiền lương sử dụng "bảng chấm công" được lập hàng tháng theo dõi từng ngày trong tháng của từng cá nhân, từng tổ sản xuất, từng bộ phận. Cuối tháng căn cứ theo thời gian thực tế, chế độ ngày nghỉ theo chế độ, các khoản trợ cấp làm đêm, làm thêm giờ kế toán tính ra số tiền lương phải trả cho từng người lao động. 5.1.4.4. Hạch toán kết quả lao động Đối với bộ phận lao động hưởng lương theo sản phẩm thì căn cứ để trả lương là "bảng kê khối lượng công việc hoàn thành", "bảng giao nhận sản phẩm". Các chứng từ này tuy khác nhau nhưng phải ghi đầy đủ các thông tin cần thiết như: tên công nhân, tên công việc, tên sản phẩm, số lượng sản phẩm hoàn thành... Chứng từ kết quả lao động phải do người lập ký và phải được kiểm tra xác nhận. Sau đó chứng từ được chuyển lên phòng kế toán cho kế toán tiền lương xác nhận. Cuối cùng chuyển về phòng kế toán của doanh nghiệp để làm căn cứ tính lương, tính thưởng. 5.1.5. Chứng từ kế toán lương, trình tự lập và luân chuyển chứng từ 5.1.5.1. Chứng từ sử dụng Chứng từ sử dụng gồm có: - Bảng thanh toán lương (Mẫu số 02 - LLĐTL) - Bảng thanh toán tiền thưởng (Mẫu số 05 - LĐTL). Kế toán Tài chính 1 151
- Chương 5. Kế toán lao động và tiền lương - Bảng phân bổ tiền lương và BHXH. - Bảng chấm công - Bảng tổng hợp ngày công và mức lương Ngoài ra còn có các phiếu thu, phiếu chi và các chứng từ khác như: - Phiếu chi tạm ứng lương - Phiếu nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội. - Hợp đồng khoán việc... 5.1.5.2. Trình tự lập chứng từ * Bảng chấm công: Bảng chấm công được lập nhằm theo dõi chặt chẽ thời gian làm việc của lao động từng bộ phận trong doanh nghiệp. Bảng chấm công kết hợp với các chứng từ khác (như bảng tổng hợp ngày công và mức lương, phiếu nghỉ hưởng BHXH…) là cơ sở để tính lương cho người lao động. Cách lập: Người phụ trách bộ phận hoặc người được giao việc căn cứ vào thời gian thực tế làm việc hoặc nghỉ do những nguyên nhân của người lao động mới ghi vào bảng chấm công theo kí hiệu quy định trên bảng chấm công. Cuối tháng, người theo dõi chấm công và phụ trách bộ phận kí vào bảng chấm công rồi chuyển cho phòng kế toán để chấm công. * Bảng thanh toán lương: - Là chứng từ làm căn cứ tahnh toán tiền lương, phụ cấp cho người lao động kiểm tra việc thanh toán tiền lương, phụ cấp cho người lao động đồng thời làm căn cứ để thống kê về lao động tiền lương. - Cách lập: Bảng thanh toán tiền lương được lập hàng tháng theo từng bộ phận (Phòng, ban, tổ…) tương ứng với từng bảng chấm công. - Cơ sở để lập bảng thanh toán tiền lương là các chứng từ lao động như: Bảng chấm công, bảng tổng hợp ngày công và mức lương tháng, bảng tính phụ cấp,trợ cấp… Bộ phận kế toán lập bảng thanh toán lương chuyển cho kế toán trưởng duyệt để làm căn cứ lập phiếu chi và phát lương, bảng này lưu tại phòng kế toán. * Bảng thanh toán BHXH Kế toán Tài chính 1 152
- Chương 5. Kế toán lao động và tiền lương - Là bảng làm căn cứ tổng hợp và thanh toán trợ cấp BHXH trả thay lương trong tháng cho người lao động,lập báo cáo quyết toán BHXH. - Cách lập: Căn cứ phiếu nghỉ hưởng BHXH, cuối tháng sau khi tính số ngày nghỉ và tiền trợ cấp cho từng người và cho toàn đơn vị, kế toán chuyển cho trưởng ban BHXH ký xác nhận và chuyển cho kế toán trưởng xét duyệt. * Bảng phân bổ tiền lương và BHXH - Bảng này dùng để tập hợp và phân bổ tiền lương thực tế phải trả, BHXH,BHYT phải nộp trong tháng cho các đối tượng lao động. - Cách lập: Căn cứ vào tỷ lệ trích BHXH,BHYT,KPCĐ và tổng tiền lương phải trả theo từng đối tượng tính ra số tiền phải trả trích BHXH,BHYT,KPCĐ ghi vào cột và dòng phù hợp. - Cột dọc ghi các tài khoản (TK) 334,338 Hàng ngang phản ánh tiến lương, BHXH,BHYT,KPCĐ cho các đối tượng sử dụng. * Hợp đồng khoán việc: - Là bản thỏa thuận được kí giữa bên giao khoán và thực hiện nhận khoán nhằm rang buộc trách nhiệm lẫn nhau trong việc thực hiện một công việc nào đó, là cơ sở thanh toán lương khoán cho người lao động - Cách lập: Hợp đồng này do bên giao khoán lập thành 3 bản:người nhận hợp đồng khoán việc giữ 1 bản, kế toán giữ 1 bản,hợp đồng này phải có đủ chữ kí của 2 bên nhận khoán, giao khoán và kế toán thanh toán. c) Trình tự luân chuyển chứng từ - Để hạch toán thời gian lao động của người lao đông, kế toán sử dụng ”Bảng chấm công cho từng bộ phận phòng ban” và các chứng từ khác như: Phiếu nghỉ Hưởng BHXH…Cuối tháng,căn cứ vào bảng chấm công và các chứng từ khác liên quan để tổng hợp thời gian lao động và tính lương cho từng bộ phận, phòng ban. - Để hạch toán kết quả lao động kế toán sử dụng chứng từ như: Hợp đồng giao khoán, bảng tổng hợp ngày công và mức lương…Cuối tháng, các chứng từ này được nhân viên các phòng tổng hợp lại và nộp lên phòng kế toán. Kế toán Tài chính 1 153
- Chương 5. Kế toán lao động và tiền lương - Căn cứ vào chứng từ hạch toán thời gian lao động và kết quả lao động, kế toán tiến hành lập bảng thanh toán lương cho từng bộ phận và bảng tổng hợp ngày công cùng với mức lương cho từng doanh nghiệp. Sau đó căn cứ vào bảng tổng hợp ngày công và mức lương tính toán và phân bổ để ghi vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH. Kế toán Tài chính 1 154
- Chương 5. Kế toán lao động và tiền lương Bảng thanh toán tiền lương Chứng từ gốc: -Bảng chấm công -Hợp đồng giao khoán Bảng tổng hợp ngày công và -Phiếu thu,chi tạm mức lương Bảng phân bổ tiền lương và BHXH Sơ đồ trình tự luân chuyển chứng từ lao động và tiền lương 5.1.6. Hạch toán tiền lương phải thanh toán cho người lao động Để thanh toán tiền lương, tiền thưởng cho cán bộ công nhân viên hàng tháng kế toán lập "bảng thanh toán tiền lương" cho từng tổ, từng bộ phận. Kế toán phải căn cứ vào các chứng từ hạch toán thời gian lao động, hạch toán kết quả lao động. * Bảng tính lương phải ghi rõ các khoản tiền lương, các khoản khấu trừ vào số lương và số tiền còn được lĩnh. Thông thường việc thanh toán lương tại các doanh nghiệp cho người lao động được chia làm 2 kỳ: + Kỳ 1: Tạm ứng. + Kỳ 2: Nhận số tiền còn lại sau khi đã khấu trừ vào lương các khoản tạm ứng và các khoản khác. Các bảng thanh toán lương, bảng kê, danh sách những người chưa lĩnh lương cùng với các chứng từ khác thu, chi tiền mặt phải chuyển kịp thời cho phòng kế toán ghi sổ. a Theo dõi số lượng lao động - Số theo dõi danh sách lao động theo từng bộ phận, đơn vị công tác của toàn doanh nghiệp do phòng tổ chức nhân sự quản lý - Số theo dõi danh sách lao động theo từng bộ phận, đơn vị công tác của doanh nghiệp do kế toán quản lý - Cơ sở để ghi vào sổ danh sách lao động là các chứng từ tuyển dụng, các quyết định thuyên chuyển công tác, cho thôi việc, hưu trí Kế toán Tài chính 1 155
- Chương 5. Kế toán lao động và tiền lương b Theo dõi thời gian lao động - Bảng chấm công do các bộ phận công tác lập, xác nhận gửi kèm theo các chứng từ liên quan gửi đến phòng kế toán - Phiếu nghỉ hưởng BHXH - Phiếu báo làm thêm ca, làm đêm, độc hại - Biên bản điều tra tai nạn lao động c Kết quả lao động Kết quả lao động được hạch toán dựa vào những chứng từ sau: - Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành - Hợp đồng giao khoán d Tính lương Đơn vị... Bộ phận.. BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG Tháng .. năm . . Lương thời gian và nghỉ Số Họ Bậc Lương sản việc, Nghỉ việc, Nghỉ việc, Phụ cấp T.T và lươn phẩm ngừng ngừng ngừng thuộc quĩ Tên g việc việc việc lương hưởng hưởng ..% hưởng ..% 100% Số Số Số Số Số Số Số Số Số Số sản tiề công tiề công tiề công tiề công tiề phẩ n n n n n m A B C 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Kế toán Tài chính 1 156
- Chương 5. Kế toán lao động và tiền lương Phụ Tổn Thuế Tạm ứng Các khoản phải Kỳ 2 được lĩnh cấp g số thu kỳ 1 khấu trừ khác nhập Số Ký ... ... Cộn Số tiền Ký nhận phải tiền nhậ g nộp n 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Kế toán thanh toán Kế toán trưởng 5.1.7. Quĩ lương 5.1.7.1. Nội dung quĩ lương Quĩ lương là toàn bộ số tiền lương tính theo số công nhân viên của doanh nghiệp trực tiếp quản lý và chi trả lương, bao gồm: - Tiền lương tính theo thời gian - Tiền lương tính theo sản phẩm - Tiền lương tính theo công nhật, theo lương khoán - Tiền lương tính trả cho người lao động chế tạo ra sản phẩm hỏng trong phạm vi chế độ qui định - Tiền lương tính trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do nguyên nhân khách quan - Tiền lương tính trả cho người lao động trong thời gian điều động công tác, đi làm nghĩa vụ trong phạm vi qui định - Tiền lương tính trả cho người lao động khi đã nghỉ phép, đi học theo chế độ. - Tiền trả nhuận bút, giảng bài - Tiền thưởng có tính chất thường xuyên - Phụ cấp làm đêm, thêm giờ, thêm ca - Phụ cấp dạy nghề - Phụ cấp công tác lưu động - Phụ cấp khu vực, thâm niên ngành nghề - Phụ cấp trách nhiệm - Phụ cấp cho những người làm công tác khoa học kỹ thuật - Phụ cấp học nghề, tập sự - Trợ cấp thôi việc - Tiền ăn giữa ca của người lao động - Ngoài ra, trong quĩ lương còn gồm cả khoản tiền chi trợ cấp BHXH cho người lao động khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động Kế toán Tài chính 1 157
- Chương 5. Kế toán lao động và tiền lương 5.1.7.2. Tiền lương chính và lương phụ - Tiền lương chính là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian họ thực hiện nhiệm vụ của họ, bao gồm tiền lương theo cấp bậc và các khoản phụ cấp kèm theo như trách nhiệm, khu vực, thâm niên.. . - Tiền lương phụ là tiền lương trả cho nguời lao động trong thời gian họ thực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính của họ và thời gian công nhân nghỉ theo chế độ như đi nghỉ phép, nghỉ do ngừng sản xuất, đi học.. . Khi phân bổ tiền lương phụ vào chi phí sản xuất sản phẩm thường được tính tỷ lệ theo tiền lương chính trực tiếp sản xuất, chế biến ra sản phẩm. 5.2. KẾ TOÁN TỔNG HỢP TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 5.2.1 . Kế toán tổng hợp tiền lương, tiền công, tiền thưởng năng suất TK 334- PHẢI TRẢ CÔNG NHÂN VIÊN Bên Nợ Bên Có - Các khoản tiền lương, tiền công, tiền - Các khoản tiền lương, tiền công, thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khác đã trả cho công nhân viên khoản khác phải trả cho công nhân - Các khoản đã khấu trừ vào lương, tiền viên công của công nhân viên Số dư Bên Có: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản khác còn phải trả cho công nhân viên - Hàng tháng căn cứ vào bảng tổng hợp lương và các chứng từ hạch toán lao động, kế toán ghi: Nợ TK 622 Nợ TK 623 Nợ TK 641 Nợ TK 642 Nợ TK 241.. Có TK 334 - Khi tính tiền thưởng trả cho cán bộ công nhân viên: Nợ TK 431 Có TK 334 - Khi tính BHXH phải trả thay lương cho CNV, ghi: Nợ TK 338 (3383) Có TK 334 - Khi các khoản khấu trừ vào lương và thu nhập của CNV, ghi: Nợ TK 334 Có TK 141 Có TK 338 (3382,3,4) Kế toán Tài chính 1 158
- Chương 5. Kế toán lao động và tiền lương Có TK 138 - Khi ứng trước hoặc thực thanh toán tiền lương, tiền công, tiền thưởng, các khoản theo lương, ghi: Nợ TK 334 Có TK 111, 112 - Khi tính thuế thu nhập của CNV phải nộp Nhà nước, ghi: Nợ TK 334 Có TK 333 (3335) 5.2.2. Kế toán tổng hợp BHXH, BHYT, KPCĐ TK 338- PHẢI TRẢ, PHẢI NỘP KHÁC TK3382- Kinh phí công đoàn TK3383- Bảo hiểm xã hội TK3384- Bảo hiểm y tế Bên Nợ Bên Có - Số BHXH, BHYT đã -Trích BHXH, BHYT và kinh phí công đoàn tính vào chi nộp cho cơ quan quản sản xuất, kinh doanh của đơn vị lý - Số BHXH, BHYT mà công chức, viên chức phải nộp - Số BHXH phải trả được trừ vào lương hàng tháng cho công nhân viên - Số tiền BHXH dược cơ quan BHXH cấp để chi trả cho - Kinh phí công đoàn các đối tượng hưởng chế độ B. hiểm của đơn vị chi tại đơn vị Số dư Bên Có: BHXH, BHYT và KPCĐ đã trích chưa nộp đủ cho cơ quan quản lý hoặc số quỹ để lại cho đơn vị chưa chi hết - Căn cứ vào tiền lương phải trả cho CNV tính vào chi phí sản xuất kinh doanh ở các bộ phận, đơn vị và tỷ lệ trích KPCĐ, BHXH, BHYT theo qui định, kế toán ghi: Nợ TK 622 Nợ TK 632 Nợ TK 641 Nợ TK 642 Nợ TK 241... Có TK 338 - Căn cứ vào tiền lương trả cho CNV ở các bộ phận, đơn vị và tỷ lệ trích BHXH, BHYT theo qui định, tính trừ vào lương của CNV, kế toán ghi Nợ TK 334 Có TK 338 - Khi tính BHXH phải trả thay lương cho CNV, ghi: Nợ TK 338 (3383) Có TK 334 - Khi nộp BHXH , BHYT, KPCĐ cho các cơ quan quản lý, hoặc được chi tại doanh nghiệp, kế toán ghi: Nợ TK 338 (3383) Kế toán Tài chính 1 159
- Chương 5. Kế toán lao động và tiền lương Có TK 111 Có TK 112 - Khi được cấp bù về các khoản KPCĐ, BHXH, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112 Có TK 338 TK111,112 TK 334 TK241 TK512 TK 622 TK 333 TK 627,641,642 TK141 TK 335 TK 431 TK 338(138) Sơ đồ Kế toán tổng hợp thanh toán với công nhân viên chức và người lao động Kế toán Tài chính 1 160
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài tập Tài chính doanh nghiệp
42 p | 34459 | 7080
-
Khủng hoảng kinh tế tài chính ở châu Á 1997-1999
8 p | 1207 | 438
-
Khủng hoảng kinh tế tài chính Châu Á 97
4 p | 540 | 270
-
Thảo luận "Bản tin tài chính Khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới năm 2008"
24 p | 246 | 109
-
Bài giảng Giám sát tài chính - kinh tế: Kỹ năng đọc báo cáo và phân tích kinh tế - tài chính - PGS.TS. Đặng Văn Thanh
28 p | 118 | 20
-
Bài giảng Kinh tế tài chính - Kế toán doanh thu, thu nhập khác, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
17 p | 147 | 17
-
Môi trường với sự phát triển kinh tế của quốc đảo Singapore
7 p | 121 | 15
-
Tổng quan kinh tế tài chính 1
5 p | 101 | 15
-
Tổng quan kinh tế tài chính 4
6 p | 108 | 14
-
Tổng quan kinh tế tài chính 3
6 p | 69 | 11
-
Kinh tế, tài chính, tiền tệ thế giới nửa đầu năm 2016 và triển vọng
3 p | 61 | 6
-
Những vấn đề chung về kế toán tài chính doanh nghiệp
6 p | 66 | 6
-
Bài giảng Tác động của khủng hoảng kinh tế, tài chính đối với phụ nữ Việt Nam - Trương Thị Mai
10 p | 98 | 4
-
Đầu tư vốn và tăng trưởng kinh tế: Tiếp cận từ góc nhìn Blockchain như công nghệ thể chế và niềm tin
16 p | 31 | 4
-
Bài giảng Tổng quan kinh tế, tài chính Việt Nam 2010 - PGS.TS. Trương Quang Thông
17 p | 74 | 3
-
Thực trạng và một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro hệ thống tài chính tại Việt Nam
11 p | 86 | 3
-
Kinh tế - tài chính thế giới năm 2015 và dự báo 2016
4 p | 59 | 2
-
Cải cách kế toán công của Việt Nam thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
8 p | 27 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn