Tạp chí Khoa học & Công nghệ - số 2(50)/năm 2009<br />
<br />
Khoa học Xã hội Hành vi<br />
<br />
KINH TẾ TRANG TRẠI VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG KHUYẾN NGHỊ<br />
Bùi Thị Thanh Tâm (Trường ĐH Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên)<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Trang trại (TT) là một loại hình sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình nông dân, được<br />
hình thành và phát triển từ khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa dần thay thế phương thức<br />
sản xuất phong kiến. Ngày nay, TT là loại hình tổ chức sản xuất phổ biến trong nền nông nghiệp<br />
của hầu hết các quốc gia trên thế giới.<br />
Ở nước ta, TT đã hình thành và phát triển từ rất sớm nhưng có những giai đoạn việc phát<br />
triển loại hình kinh tế này đã không được coi trọng. Tuy nhiên, từ khi có chủ trương đổi mới cơ<br />
chế quản lí kinh tế, để thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, CNH HĐH, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước nên kinh tế TT đã phát huy tác dụng<br />
to lớn, tạo sức mạnh mới trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn, nhất là từ khi<br />
Chính phủ có Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/2/2000 về kinh tế TT: số lượng TT tăng<br />
lên nhanh chóng, hình thức tổ chức sản xuất và cơ cấu thành phần TT cũng ngày càng đa dạng.<br />
2. Thành tựu về phát triển kinh tế trang trại<br />
- Số lượng TT tăng nhanh, loại hình sản xuất đa dạng đã góp phần tích cực vào quá<br />
trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp.<br />
Bảng. Số trang trại phân theo địa phương<br />
Đơn vị tính: trang trại<br />
Khu vực<br />
Cả nước<br />
Đồng bằng sông Hồng<br />
Đông Bắc<br />
Tây Bắc<br />
Bắc Trung Bộ<br />
Duyên hải Nam Trung Bộ<br />
Tây Nguyên<br />
Đông Nam Bộ<br />
Đồng bằng sông Cửu Long<br />
<br />
2000<br />
57.069<br />
1.646<br />
2.793<br />
282<br />
4.084<br />
3.122<br />
3.589<br />
9.586<br />
31.967<br />
<br />
2001<br />
61.017<br />
1.834<br />
3.201<br />
135<br />
3.013<br />
2.904<br />
6.035<br />
12.705<br />
31.190<br />
<br />
2002<br />
61.787<br />
1.939<br />
3.210<br />
163<br />
3.216<br />
2.943<br />
6.223<br />
12.126<br />
31.967<br />
<br />
2003<br />
86.141<br />
5.031<br />
4.859<br />
367<br />
4.842<br />
6.509<br />
6.650<br />
14.938<br />
42.945<br />
<br />
2004<br />
110.832<br />
8.131<br />
4.984<br />
400<br />
5.882<br />
6.936<br />
9.450<br />
18.921<br />
56.128<br />
<br />
2005<br />
114.362<br />
9.637<br />
5.473<br />
395<br />
6.706<br />
7.138<br />
9.623<br />
18.808<br />
56.582<br />
<br />
2006<br />
113.730<br />
13.863<br />
4.704<br />
522<br />
6.756<br />
7.808<br />
8.785<br />
16.867<br />
54.425<br />
<br />
2007<br />
116.222<br />
14.733<br />
4.646<br />
541<br />
7.369<br />
7.800<br />
9.240<br />
16.870<br />
55.023<br />
<br />
Nguồn: Niên giám thống kê 2007<br />
<br />
Kinh tế TT phát triển nhanh về số lượng ở tất cả các vùng trong cả nước, đến thời điểm<br />
01/7/2007, cả nước có 116.222 TT, so với năm 2001 tăng 55.205 TT (+90,5%), so với năm<br />
2004 tăng 5.390 TT (+4,9%), Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam<br />
Bộ và Tây Nguyên là những vùng có nhiều diện tích đất đai, diện tích mặt nước thuận lợi để<br />
mở rộng quy mô trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản là những vùng tập trung số lượng<br />
TT nhiều nhất. Bốn vùng này có 83.140 TT, chiếm 71,5%. Riêng Đồng bằng sông Cửu Long<br />
hiện có 55.023 TT chiếm gần 50% số TT cả nước. Loại hình sản xuất của TT ngày càng đa<br />
dạng và có sự chuyển dịch về cơ cấu theo hướng giảm tỉ trọng các TT trồng cây hàng năm và<br />
cây lâu năm và tăng tỉ trọng các loại TT chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và sản xuất kinh doanh<br />
tổng hợp. Tỉ trọng TT trồng cây hàng năm giảm từ 35,6% (năm 2001) xuống còn 28,7% (năm<br />
2007); TT trồng cây lâu năm từ 27,2% giảm xuống còn 20,1%; TT chăn nuôi từ 2,9% tăng lên<br />
14,4%; TT nuôi trồng thủy sản từ 27,9% tăng lên gần 30%, trong thời gian tương ứng vùng<br />
1<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Công nghệ - số 2(50)/năm 2009<br />
<br />
Khoa học Xã hội Hành vi<br />
<br />
Đồng bằng sông Cửu Long năm 2007 có 55.023 TT; trong đó 24.675 TT trồng cây hàng năm,<br />
chiếm 44,9% số lượng TT của vùng, 25.278 TT nuôi trồng thủy sản, chiếm 46%; Đông Nam<br />
Bộ có 16.870 TT chiếm 14,5% của cả nước; trong đó 9.481 TT trồng cây lâu năm, chiếm<br />
56,2% số lượng TT của vùng, 3.815 TT chăn nuôi, chiếm 22,6%;...<br />
- TT sử dụng ngày càng nhiều ruộng đất, dấu hiệu tích tụ ruộng đất - điều kiện tiên<br />
quyết cho nền sản xuất lớn nông nghiệp:<br />
Theo báo cáo kết quả điều tra nông thôn nông nghiệp năm 2006, diện tích đất nông, lâm<br />
nghiệp và thủy sản do các TT đang sử dụng là 663,5 nghìn ha, tăng 290,3 nghìn ha so năm 2001<br />
(bình quân 1 TT sử dụng 5,8 ha). Trong cơ cấu đất nông, lâm nghiệp và thủy sản, TT đang sử<br />
dụng năm 2007, đất trồng cây hàng năm chiếm tỉ trọng lớn nhất với 286,4 nghìn ha (43,2%); đất<br />
trồng cây lâu năm 148 nghìn ha (22,3%); đất lâm nghiệp 94,7 nghìn ha (14,3%) và đất nuôi trồng<br />
thủy sản 134,4 nghìn ha (20,2%). Diện tích đất nông, lâm nghiệp và thủy sản bình quân 1 TT cao<br />
nhất là ở vùng Tây Bắc 9,82 ha, Đông Bắc 8,87 ha, Bắc Trung Bộ 7 ha, chủ yếu là do các vùng này<br />
có nhiều TT lâm nghiệp (tiêu chí quy định từ 10 ha trở lên). Đặc điểm đất đai của các TT là đất sản<br />
xuất liền bờ, liền khoảnh, quy mô lớn nên rất thuận lợi cho việc tổ chức sản xuất, bảo vệ, vận<br />
chuyển sản phẩm và nhất là cơ giới hóa, thủy lợi hóa, xây dựng kết cấu hạ tầng kĩ thuật.<br />
- Kinh tế TT phát triển góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn:<br />
Theo báo cáo kết quả điều tra nông thôn nông nghiệp năm 2006, các TT đã sử dụng 395,9<br />
nghìn lao động làm việc thường xuyên, gấp 1,7 lần so năm 2001; trong đó lao động của hộ chủ<br />
TT là 291,6 nghìn người, chiếm 73,6% tổng số lao động, còn lại là lao động thuê mướn. Do tính<br />
chất thời vụ của sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản nên ngoài lao động thuê mướn thường<br />
xuyên, các TT còn thuê mướn lao động thời vụ. Những TT trồng cây hàng năm, trồng cây lâu<br />
năm, nuôi trồng thủy sản sử dụng nhiều lao động thường xuyên nhất. Thu nhập bình quân 1 lao<br />
động làm việc thường xuyên của TT là 17,5 triệu đồng/năm cao gấp trên 2 lần so lao động khu<br />
vực nông thôn. Tuy nhiên, lao động làm việc trong TT chủ yếu vẫn là lao động phổ thông, chưa<br />
qua đào tạo chỉ có khả năng đảm nhiệm những công việc giản đơn như: làm đất, trồng cây, chăn<br />
gia súc, gia cầm, chế biến thức ăn…; có rất ít lao động đảm nhiệm các khâu yêu cầu trình độ kĩ<br />
thuật như: điều khiển máy móc, chọn giống (cây, con), kĩ thuật trồng trọt, chăn nuôi, mua vật tư,<br />
bán sản phẩm,… Điều đó đang đặt ra yêu cầu cấp bách đào tạo nguồn nhân lực có trình độ<br />
chuyên môn kĩ thuật cho khu vực nông nghiệp, nông thôn.<br />
- Quy mô vốn sản xuất, kinh doanh của TT tăng nhanh do các chủ TT tăng vốn đầu tư mở<br />
rộng sản xuất, thâm canh cây trồng vật nuôi:<br />
Theo báo cáo sơ bộ kết quả điều tra nông thôn nông nghiệp năm 2006, tổng vốn sản xuất,<br />
kinh doanh của các TT là 29.320, 1 tỉ đồng, bình quân một TT 257,8 triệu đồng, tăng 122,7 triệu<br />
đồng so năm 2001 (+4,2%). Vốn sản xuất, kinh doanh bình quân 1 TT cao nhất là vùng Đông<br />
Nam Bộ 575,5 triệu đồng (tăng 341,6 triệu đồng so năm 2001) do chủ yếu TT trồng cao su, cà<br />
phê, hồ tiêu, điều; tiếp đến là Tây Nguyên 279,6 triệu đồng (+100,7 triệu đồng); Đồng bằng sông<br />
Cửu Long 206,6 triệu đồng (+135,2 triệu đồng); Đồng bằng sông Hồng 200,9 triệu đồng (+94,3<br />
triệu đồng); Tây Bắc 200 triệu đồng (+90,5 triệu đồng); Đông Bắc 192,1 triệu đồng (+107,2 triệu<br />
đồng); thấp nhất là Duyên hải Nam Trung Bộ 144,4 triệu đồng do chủ yếu TT trồng cây hàng<br />
2<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Công nghệ - số 2(50)/năm 2009<br />
<br />
Khoa học Xã hội Hành vi<br />
<br />
năm cần ít vốn hơn. Những tỉnh có vốn sản xuất, kinh doanh bình quân 1 TT từ 500 triệu đồng<br />
trở lên là: Lâm Đồng, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu.<br />
- Kinh tế TT phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa ngày càng lớn gắn với thị trường:<br />
Tổng thu sản xuất, kinh doanh của các TT năm 2006 đạt 19.826 tỉ đồng, gấp 3,6 lần năm<br />
2001, bình quân 174,9 triệu đồng 1 TT, gấp 1,9 lần so năm 2001. Tổng thu sản xuất, kinh doanh<br />
bình quân 1 TT cao nhất là vùng Đông Nam Bộ 221 triệu đồng; Đồng bằng sông Hồng 193 triệu<br />
đồng; Đồng bằng sông Cửu Long 181 triệu đồng; Tây Nguyên 148,6 triệu đồng; Đông Bắc 139<br />
triệu đồng; Duyên hải Nam Trung Bộ 112 triệu đồng; Tây Bắc 100 triệu đồng và thấp nhất là<br />
Bắc Trung Bộ 105 triệu đồng.<br />
Giá trị sản phẩm và dịch vụ nông, lâm nghiệp và thủy sản bán ra năm 2006 là 18.031 tỉ<br />
đồng, gấp 3,6 lần so năm 2001, bình quân 1 TT 159 triệu đồng gấp 1,9 lần, tỉ suất hàng hóa là<br />
95,2% Các vùng có tỉ suất hàng hóa cao là: Đông Nam Bộ 98,2%, Duyên hải Nam Trung Bộ<br />
98,1%, Tây Nguyên 96,2%, Đồng bằng sông Hồng 95,6%, thấp nhất là Tây Bắc 89,8%.<br />
Thu nhập trước thuế của các TT năm 2006 đạt 6.979 tỉ đồng gấp 3,5 lần so năm 2001, tỉ<br />
lệ thu nhập trước thuế so tổng thu là 35,2%. Thu nhập trước thuế bình quân 1 TT 61,4 triệu đồng<br />
gấp 1,9 lần so năm 2001. Mức chênh lệch giữa các vùng, các địa phương về thu nhập bình quân<br />
1 TT còn lớn: cao nhất là Đông Nam Bộ 85,2 triệu đồng gấp hơn 2 lần vùng thấp nhất là Duyên<br />
hải Nam Trung Bộ 38,3 triệu đồng.<br />
3. Những tồn tại trong quá trình phát triển kinh tế trang trại<br />
Kinh tế TT đã có những bước phát triển nhanh, song chưa ổn định, thiếu tính bền vững<br />
không tránh khỏi những tồn tại và khó khăn trong quá trình sản xuất cần khắc phục:<br />
- Quy mô kinh tế TT hiện nay còn nhỏ, chưa đồng đều ở các vùng miền. Sự hình thành và<br />
phát triển kinh tế TT còn mang nặng tính tự phát, phân tán, thiếu sự hướng dẫn và giúp đỡ chủ<br />
động của Nhà nước chưa đi vào định hướng chung. Việc lựa chọn một số loại cây trồng, vật nuôi<br />
chưa phù hợp với thị trường, mất cân đối cung cầu.<br />
- Hầu hết các TT đều chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Việc giao đất,<br />
cho thuê đất, thủ tục phiền hà… nhiều chủ TT chưa an tâm bỏ vốn đầu tư sản xuất. Việc cấp giấy<br />
chứng nhận TT quá chậm dẫn đến việc các chủ TT muốn vay vốn Nhà nước để phát triển về quy<br />
mô rất khó khăn. Đó là điều bế tắc nhất mà các TT đang gặp phải.<br />
- Với tốc độ phát triển kinh tế mang nhiều màu sắc mới, đa dạng như hiện nay, các TT<br />
gặp không ít khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh như: thiếu vốn đầu tư mở rộng quy<br />
mô và trang bị máy móc thiết bị, chưa nhạy bén tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Vốn đầu tư của TT<br />
chủ yếu là vốn tự có, còn vốn vay từ các cá nhân, tổ chức và ngân hàng chỉ chiếm khoảng 20%.<br />
- Việc vay vốn của các chủ TT còn gặp nhiều khó khăn về mặt thủ tục vì TT hiện nay<br />
chưa có tư cách pháp nhân, vì lẽ đó việc tiếp cận các nguồn vốn, đặc biệt là các nguồn vốn chính<br />
thống còn hạn chế.<br />
- Trình độ quản lí của các chủ TT còn nhiều bất cập vì chưa được qua các khóa đào tạo,<br />
chủ yếu quản lí bằng kinh nghiệm, vì vậy, rủi ro trong kinh doanh là không thể tránh khỏi.<br />
<br />
3<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Công nghệ - số 2(50)/năm 2009<br />
<br />
Khoa học Xã hội Hành vi<br />
<br />
- Các TT hình thành ở vùng miền núi có điều kiện tự nhiên mở rộng quy mô sản xuất.<br />
Tuy nhiên, hiện nay cơ sở hạ tầng như đường sá giao thông, điện nước vẫn còn kém, từ đó chi<br />
phí lưu thông khá cao cho nên nhiều loại sản phẩm thu hoạch chính vụ quá lớn không tiêu thụ<br />
kịp thời dẫn đến tồn đọng lớn làm hư hao thiệt hại không nhỏ.<br />
4. Khuyến nghị<br />
Trước tiên, có thể khẳng định rằng kinh tế TT đã và đang hình thành và phát triển ở tất cả<br />
các địa phương, bước đầu góp phần đáng kể làm chuyển biến nền kinh tế nông nghiệp, nông<br />
thôn, cải thiện đời sống cho hàng ngàn hộ nông, ngư dân.<br />
Để kinh tế TT phát triển bền vững trong những năm tiếp theo, chúng tôi xin có một vài<br />
khuyến nghị cần thiết như sau:<br />
- Về đất đai<br />
Cần phải đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các TT. Đó là điều<br />
kiện tiên quyết cho các chủ TT được vay vốn để phát triển kinh tế TT và yên tâm đầu tư lâu dài.<br />
- Về lao động<br />
Khuyến khích, tạo mọi điều kiện để các chủ TT mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh tạo<br />
thêm việc làm cho người lao động, ưu tiên sử dụng lao động của các hộ không đất hoặc thiếu đất<br />
sản xuất, hộ nghèo thiếu việc làm.<br />
- Định hướng phát triển<br />
Nhà nước cần có những định hướng cho các loại hình TT, phát triển như thế nào và<br />
phát triển ở vùng nào là phù hợp. Tránh trường hợp phát triển ồ ạt mà không lường được hậu<br />
quả do thiên tai, ô nhiễm môi trường, do cầu thấp hơn cung… Nhà nước cần hướng dẫn, giúp<br />
đỡ trong việc tìm kiếm vốn đầu tư, trong việc ứng dụng tiến bộ kĩ thuật và công nghệ, nâng cao<br />
trình độ quản lí và chế biến, tiêu thụ sản phẩm làm ra của các TT.<br />
- Về tín dụng<br />
Cần linh hoạt hơn, gọn nhẹ hơn trong thủ tục cho vay vốn, cụ thể thực hiện Nghị quyết số<br />
03/2000-NQ-CP ngày 02/02/2000 về đầu tư đối với kinh tế TT… Giải pháp về vốn và thuế được<br />
phân định rõ ràng, cụ thể cho từng lĩnh vực theo quy định của Nhà nước. Các TT sản xuất, kinh<br />
doanh chế biến nông - lâm - thủy sản, trồng rừng nguyên liệu tập trung; trồng cây công nghiệp<br />
dài ngày, cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi bò sữa được vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ đầu tư<br />
phát triển của Nhà nước. Những vùng khó khăn, các chủ TT được vay vốn thuộc Chương trình<br />
giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, tham gia các dự án phát triển nông – lâm - ngư nghiệp<br />
để mở rộng quy mô sản xuất. Các chủ TT được hưởng chế độ ưu đãi về đầu tư theo luật Đầu tư<br />
và chính sách thuế sử dụng đất nông nghiệp theo luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp.<br />
- Về thị trường<br />
Xây dựng nhiều cơ sở chế biến nông sản tại chỗ, Nhà nước nên giúp đỡ các chủ TT tìm<br />
kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, tổ chức việc cung cấp thông tin giúp các chủ TT tiếp cận với<br />
thị trường thông qua hội thảo để các chủ TT biết được thị trường cần gì để đầu tư đúng hướng.<br />
- Nâng cao năng lực quản lí cho chủ TT<br />
<br />
4<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Công nghệ - số 2(50)/năm 2009<br />
<br />
Khoa học Xã hội Hành vi<br />
<br />
Đào tạo nghiệp vụ quản lí cho chủ TT và tay nghề cho người lao động; khuyến khích các<br />
chủ TT áp dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất thông qua các hoạt động khuyến nông,<br />
khuyến ngư.<br />
- Tăng cường quản lí Nhà nước đối với kinh tế TT<br />
Nhà nước tạo mọi điều kiện để các chủ TT thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình<br />
với địa phương; các Sở Nông Nghiệp và PTNT cần phải định kì tổ chức hội thảo, hội nghị về<br />
kinh tế TT qua đó rút kết kinh nghiệm các mô hình TT tiên tiến để tuyên truyền phổ biến nhân ra<br />
diện rộng và phát hiện điều chỉnh các mặt chưa tốt của kinh tế TT.<br />
Thực hiện đồng bộ các giải pháp trên đây, cùng với những chính sách cởi mở hỗ trợ tích<br />
cực của Nhà nước, kinh tế TT sẽ có động lực phát triển mới góp phần tích cực vào quá trình phát<br />
triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới.<br />
5. Kết luận<br />
Để kinh tế TT phát triển nhanh hơn về số lượng cũng như nâng cao quy mô sản xuất,<br />
năng suất lao động, hiệu quả sản xuất, thì bản thân các địa phương nhất quyết phải phát huy tối<br />
đa nội lực sẵn có, phát huy các thế mạnh của địa phương. Các chủ TT cần phải chủ động tiếp<br />
cận với thị trường, các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước về TT để từ đó đưa ra các giải<br />
pháp cụ thể sát thực với điều kiện thực tế của TT. Chỉ có như vậy kinh tế TT của nước ta mới<br />
đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế hội nhập và đưa nông nghiệp nông thôn Việt Nam tiến<br />
lên theo con đường công nghiệp hóa – hiện đại hóa theo các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước<br />
<br />
Summary<br />
Farms im Vietnam: Reality and recommemdations<br />
Farms in Vietnam have sharply developed since the release of the Resolution No 03 of<br />
the Government referring to the farm in the national economy. Presently, there are 116,222 farms<br />
in the Mekong Delta. Advantages of each region decide type of farms of that region. For<br />
example, with 46% of farms in the Mekong Delta is in the form of farm aquaculture;<br />
development of farming has contributed to building the field, creating more new jobs, production<br />
of goods each year of the farm size and production of farms has been widened. The situation of<br />
farming development also reveals some shortcomings, such as autonomy remained in farming<br />
growth, the certificates of land use rights were slow, farming output products missed the current<br />
trend, and farm owners did not have access to the state capital. Therefore, recommendations on<br />
land, credit, marketing and management capacity for the farm owners should be taken into<br />
serious consideration.<br />
Tài liệu tham khảo<br />
[1]. Niên giám thống kê (2007). (Nxb Thống kê – Hà Nội).<br />
[2]. Nghị quyết 03/2000/NQ-CP về kinh tế trang trại, (Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội).<br />
[3]. Tổng cục Thống kê (2007), “Báo cáo sơ bộ kết quả cuộc tổng điều tra nông thôn, nông<br />
nghiệp năm 2006”, Hà Nội.<br />
<br />
5<br />
<br />