Kinh Tế Tư Bản, Chính Trị Cộng Sản
lượt xem 29
download
kinh tế và chính trị có liên hệ gì với nhau? Người xưa từng nói: "Bần cùng sinh đạo tặc, phú quý sinh lễ nghĩa". Chính trị là gì nếu không phải là phương tiện để đem lại một đời sống tự do, hạnh phúc trong mỗi người và ‘lễ nghĩa’ trong tương quan con người! Kinh tế là gì nếu không phải là phương tiện để nâng cao đời sống vật chất, ‘phú quý’, góp phần cải cách sự văn minh giữa người với nhau! Từ xưa đến nay, bao nhiêu lý thuyết về kinh tế và chính...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kinh Tế Tư Bản, Chính Trị Cộng Sản
- Kinh Tế Tư Bản, Chính Trị Cộng Sản Phạm Phú Đức (Tự do) kinh tế và chính trị có liên hệ gì với nhau? Người xưa từng nói: "Bần cùng sinh đạo tặc, phú quý sinh lễ nghĩa". Chính trị là gì nếu không phải là phương tiện để đem lại một đời sống tự do, hạnh phúc trong mỗi người và ‘lễ nghĩa’ trong tương quan con người! Kinh tế là gì nếu không phải là phương tiện để nâng cao đời sống vật chất, ‘phú quý’, góp phần cải cách sự văn minh giữa người với nhau! Từ xưa đến nay, bao nhiêu lý thuyết về kinh tế và chính trị tranh luận đâu là con đường tốt nhất để đi đến mục tiêu tự do, ấm no, hạnh phúc. Hiện nay, không một trường phái chính trị hay kinh tế nào, từ Mác-xít (Marxism) đến Tự do hay Phóng khoáng (Liberalism), phủ nhận sự liên hệ mật thiết giữa kinh tế và chính trị. Trong số các xu hướng hiện đại, trường phái Mác- xít thì cho rằng thị trường tự do chỉ là công cụ của giới tư sản, nên chủ yếu chỉ để bóc lột sức lao động của công nhân, và tự do cũng chỉ hiện hữu đối với giai cấp tư sản, còn đại đa số người dân thì không khác gì nô lệ. Do đó nên họ chủ trương huỷ bỏ thị trường tự do, thay vào đó là chính sách kinh tế tập trung, và nhà nước thay mặt nhân dân điều hành nền kinh tế quốc gia, tiến tới xã hội xã hội chủ nghĩa (hay cộng sản chủ nghĩa). Trong khi đó, trường phái tự do (phóng khoáng) chủ trương giới hạn vòng kiểm soát của chính trị, và để thị trường tự do định đoạt nền kinh tế. Tuy nhiên, sự khác biệt bên trong các trường phái này cũng rất lớn, nhất là khi áp dụng làm chính sách, đặc biệt đối với vai trò của chính quyền, và luôn mang tính động và cách tân chứ không tĩnh hay phản động, do đó thay đổi thường xuyên để đáp ứng với tình hình mới. Hai nhà kinh tế lớn nhất của thế kỷ 20
- Nói về kinh tế (và cả chính trị) trong xã hội tư bản, thì phải nói đến hai nhà kinh tế được xem là lớn nhất của thế kỷ 20: John Maynard Keynes (1883-1946) và Milton Friedman (1912-2006). Keynes được xem là một nhà kinh tế lỗi lạc vì đã hình thành và kết hợp những lý thuyết kinh tế trong đời sống linh hoạt về ngoại giao, tài chánh, ký giả và nghệ thuật của mình [1] . Năm 1944, ông dẫn đầu phái đoàn Anh Quốc đến thăm dự hội nghị quốc tế tại Bretton Woods, New Hamsphire để hình thành các yếu tố nền tảng cho tiền tệ quốc tế và hệ thống tài chánh sau Đệ nhị Thế chiến, kể cả Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Ông nổi tiếng qua tác phẩm nghiên cứu để lại nhiều giá trị và tranh luận sau này, được xuất bản năm 1936 với tựa đề Lý thuyết tổng quát về công ăn việc làm, lãi và tiền, gọi tắt là The General Theory. Trong đó, cũng như bao nhiêu nhà kinh tế khác cùng thời, Keynes cố gắng tìm hiểu và giải thích nguyên nhân nào gây ra sự trì trệ kinh tế toàn cầu vào thập niên 1930s (the Great Depression). Ông nhấn mạnh các yếu tố đưa đến sự trì trệ, đặc biệt tổng chi của quốc gia hơi thấp để tạo công ăn việc làm đầy đủ trong thời gian này. Ông đề nghị gia tăng chi tiêu của chính phủ là cách hữu hiệu nhất để gia tăng tổng chi tiêu và phục hồi công ăn việc làm trên toàn nước. Kể từ khi lý thuyết Keynes đưa ra, kinh tế không còn được nhìn như trước, mà được phân loại thành kinh tế vĩ mô (macro-economics) và kinh tế vi mô (micro-economics). Đặc điểm của trường phái kinh tế Keynes là nhấn mạnh vai trò của chính phủ: Chính phủ phải bảo đảm mức tổng cầu (aggregate demand) của nền kinh tế quốc gia đủ cao để tránh tình trạng suy thoái; chính phủ phải có sẵn chính sách tiền tệ và tài chánh để có thể dùng khi cần trong việc thay đổi mức tổng cầu. Nói chung, chính phủ nên chủ động sử dụng các chính sách này để duy trì mức tổng cầu hầu giữ nền kinh tế ở nguyên mức sản lượng đúng với tiềm năng của nó. Nhà kinh tế thứ hai của thế kỷ là Milton Friedman, người được giải Nobel kinh tế năm 1976, vừa mới qua đời ngày 16 tháng 11 vừa qua. Tuy Friedman là người mạnh mẽ nhất chống đối lại các thuyết của Keynes, ông đã từng tuyên bố một câu
- để đời: "Chúng ta bây giờ đều thuộc trường phái Keynes(ian)". Nói cách khác, Friedman ghi nhận những đóng góp nền tảng của Keynes trong kinh tế, nhất là hiệu quả ứng dụng của nó trong việc lãnh đạo và quản lý nền kinh tế quốc gia, nhưng không phải những gì Keynes đưa ra đều đúng. Nó chỉ hợp lý vào thập niên 1950s và 1960s, nhưng đến thập niên 1970s và 1980s, khi nạn lạm phát hoành hành khắp thế giới (the Great Inflation), đặc biệt do khủng hoảng dầu lửa [2] , làm vật giá leo thang, thì lý thuyết kinh tế vĩ mô của trường phái Keynes không còn hoàn toàn thích hợp để giải thích và giải quyết các vấn đề kinh tế lớn đang xuất hiện. Friedman là người đứng đầu trường phái "tiền tệ" (Monetarists), mạnh mẽ chỉ trích một số luận điểm căn bản của trường phái Keynes, đặc biệt 2 ý kiến chính là: 1) nền kinh tế có thể tự nhiên rơi vào trạng thái cân bằng là sản lượng thấp - thất nghiệp cao (low output - high unemployment); 2) vai trò của chính phủ là tạo môi trường để trường hợp này không xảy ra. Phái tiền tệ, tức Friedman, quay ngược luận điểm này lại để biện luận. Phái này cho rằng lý do của sự suy thoái kinh tế là do chính sách tồi tệ của chính phủ, chứ không phải tự nhiên nó xảy ra. Thí dụ, đối với sự trì trệ kinh tế của thập niên 1930s, nó xảy ra vì chính sách tiền tệ sai lầm của chính phủ. Mà nếu chính sách nghèo nàn này là nguyên nhân của sự suy thoái kinh tế, thì tại sao chúng ta lại tin vào sự quản lý kinh tế của chính phủ? Từ những tiền đề khác nhau, hai trường phái đi đến những kết luận khác nhau, đặc biệt là vai trò của chính phủ trong nền kinh tế quốc gia. Các khuynh hướng kinh tế chính trị Trong vài thập niên gần đây, các nhà làm chính sách (policy makers) ở khắp thế giới ít nhiều chịu ảnh hưởng bởi lý thuyết của Keynes và Friedman, không chỉ trong lãnh vực kinh tế mà đặc biệt liên quan đến chính trị, nhất là vai trò của chính phủ.
- Duy lý Kinh tế Luận (Economic Rationalism) thì chủ trương giảm thiểu sự điều hành của chính phủ vào lãnh vực cung cấp hàng hoá và dịch vụ, và thay vào đó gia tăng vai trò của tư nhân. Luận lý này cho rằng một chính sách tốt là phải chuyển nhượng vai trò của chính quyền khỏi các tư thế độc quyền. Cụ thể là thay vì các cơ quan chính quyền cung cấp các dịch vụ như ga, điện, đường (xá), nước, viễn thông thì hãy để cho các công ty thương mại tranh đua nhau trong một thị trường tự do. Lý do là vì trong thị trường tự do, người tiêu thụ có quyền chọn lựa, và họ sẽ chọn cái nào rẻ và có phẩm chất tốt. Sự cạnh tranh này sẽ đưa đến việc giảm giá các mặt hàng, và như thế thì có lợi cho người tiêu dùng. Nói cách khác, nếu chính quyền đi quá vai trò bảo vệ quyền sở hữu tài sản và các khế ước xã hội, xen vào thị trường quá nhiều, trở thành nơi độc quyền cung cấp dịch vụ... thì sẽ mất hiệu quả và hiệu năng, và sẽ làm thoái chí sự kinh doanh của công chúng. Nói chung, chính quyền chỉ nên tập trung vào một số lãnh vực chính và để các lãnh vực còn lại cho thị trường quyết định thì giá thành thực hiện sẽ thấp hơn, do đó gia tăng hiệu năng để các công ty có khả năng cạnh tranh hơn, và nhờ đó mà gia tăng cơ hội phát triển và thuê mướn nhân viên làm việc. Tóm lại, chúng ta chỉ cần một chính quyền nhỏ, để thị trường quyết định phần còn lại, và như thế sẽ sản xuất những thành quả tốt cho xã hội. Thuyết Chọn lựa của Công chúng (Public Choice Theory) thì cho rằng thái độ kinh tế không khác gì thái độ chính trị, nghĩa là nếu một cá nhân hành xử chủ yếu vì quyền lợi của mình thì trong chính trị họ cũng thế, tức là trong chính trị họ không quay ngược lại và hành xử một cách đầy bác ái. Chính trị gia, nhân viên hành chánh, và cử tri... phần lớn đều hành xử và được thúc đẩy vì tư lợi. Ở đây cũng nên hiểu rằng tư lợi có nghĩa rộng hơn là lương bổng hay chỉ về kinh tế. Tư lợi cũng có thể là những điều như thanh thế, danh vọng và khả năng ảnh hưởng. Để gia tăng hiệu năng và phẩm chất phục vụ của chính quyền thì cách tốt nhất là thuê tư nhân thực hiện (contract out or outsource). Nói chung thì thuyết này đặt vấn đề là tại sao phải cần có chính quyền chứ không phải tại sao cần thị trường.
- Và cũng theo TCLCCC, nếu cho rằng chính quyền phục vụ quyền lợi của công chúng là sai. Họ làm việc chủ yếu là cho quyền lợi của họ hoặc cho các nhóm quyền lợi mà có một số ảnh hưởng lên chính sách chứ không phải cho đại đa số cử tri (tuy bị ảnh hưởng một chút, nhưng thấy không quan trọng nên không phản ứng). Do đó, chính quyền càng nên được giới hạn quyền lực càng tốt. Vai trò của chính quyền vẫn quan trọng trong các quyết định tổng quát, như việc đề ra và bảo đảm các chính sách chung, bảo vệ thị trường và các luật lệ bảo đảm tính công bằng, vô tư trong những lúc cạnh tranh. Nhưng không nên đi xa hơn thế! Tư bản và tự do Có thể kết luận rằng sự khác biệt trong quan điểm kinh tế giữa Keynes và Friedman không lớn bằng quan điểm chính trị. Mặc dầu cả hai đều là những nhà kinh tế lỗi lạc, nhưng cả hai nhận thức rất rõ ảnh hưởng của chính trị lên nền kinh tế. Khác biệt chính yếu là vai trò của chính phủ: đối với trường phái Keynes thì cần sự can thiệp của chính phủ đề điều hoà kinh tế, do đó nhấn mạnh đến, dù vô thức, sự cần thiết của một chính quyền lớn. Trong khi đó, trường phái Friedman lại chủ trương một chính quyền càng nhỏ càng tốt, bởi vì ông là người theo khuynh hướng Tự do (Liberalism). Đúng hơn, ông được xem là người theo chủ trương Tân tự do (Neo-liberalism). Tự do và Tân tự do quan niệm rằng tự do của thành phần có nhiều quyền lực chính trị (kẻ thống trị) cũng có nghĩa là cơ hội để họ sử dụng ưu thế chính trị hầu khống chế người khác, trong khi đó tự do của người khác (kẻ bị trị) có nghĩa là không bị áp chế như thế. Nói cách khác, chính quyền càng mạnh càng lớn thì người dân càng có nguy cơ bị mất đi một số tự do. Do đó, Tân tự do nhấn mạnh tầm quan trọng của thị trường tự do trong lãnh vực kinh tế, và nhấn mạnh tầm quan trọng của cá nhân (individualism) và các chính phủ hạn chế quyền lực (restricted governments) trong lãnh vực chính trị. Tự do cá nhân là mục tiêu chủ yếu, đối với khuynh hướng Tự do, để đánh giá sự sắp xếp của xã hội tốt hay không.
- Friedman, ngoài vị trí là một kinh tế gia hàng đầu đoạt giải Nobel năm 1976, còn là một nhà tranh đấu luôn đề cao tự do như là yếu tố căn bản của sự phát triển. Nổi bật là tác phẩm Tư bản và tự do mà ông viết và phổ biến vào năm 1962 [3] và các chương trình truyền hình có tên “Tự do chọn lựa” mà ông cộng tác với đài PBS vào năm 1980. Vấn đề quan trọng đầu tiên mà Friedman chú tâm là quan hệ giữa tự do kinh tế và tự do chính trị. Thời đó (và có lẽ ngày nay vẫn còn), có những xu hướng (xã hội chủ nghĩa) được thuyết phục rằng có thể kết hợp những yếu tố căn bản trong cơ chế kinh tế của Nga trong khi đó vẫn có thể bảo đảm tự do cá nhân qua cơ chế chính trị thích hợp. Nhưng theo Friedman, quan hệ giữa kinh tế và chính trị rất mật thiết, cho nên chỉ có một số kết hợp giữa các cấu trúc kinh tế và chính trị là khả thi, chứ không thể, nói theo ngôn ngữ Việt Nam, đem "cắm râu ông này vào cằm bà kia" được. Vì thế, Friedman cho rằng một xã hội theo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) thì không thể cùng lúc là dân chủ, nhất là với ý niệm rằng sẽ bảo đảm quyền tự do cá nhân. Friedman dành các trang còn lại trong Chương 1 để trình bày lý luận của ông, một cách tóm tắt như sau: Cơ chế kinh tế (hay cách sắp xếp kinh tế - economic arrangements) đóng lưỡng vai trong việc đề cao một xã hội tự do: Một mặt, tự do trong việc sắp xếp kinh tế tự nó là một phần tự do được hiểu phổ quát, cho nên tự do kinh tế cũng chính nó là cứu cánh (end); Mặt khác, tự do kinh tế cũng chính là phương tiện (means) không thể thiếu được để góp phần giành được tự do chính trị. Do đó, Friedman cho rằng, tầm quan trọng trực tiếp của tự do kinh tế ít nhất cũng tương đương trọng yếu đối với tầm quan trọng gián tiếp của tự do kinh tế khi nó là phương tiện đạt đến tự do chính trị. Thí dụ, lấy Việt Nam làm điển hình, người dân không được quyền làm ăn buôn bán mà chỉ có nhà nước kiểm soát mọi mặt thị trường (trước đổi mới), thì không khác gì con em của những người từng phục vụ cho Việt Nam Cộng hoà bị từ chối vào đại học hay các ngành nghề, vì lý lịch (tức quan điểm chính trị), dù điểm thi tú tài của họ cao hơn mức điểm đề ra. Nói cách khác, khi người dân bị tước đoạt, hay bị giảm thiểu, quyền tự do làm ăn buôn bán, một phần trong tổng
- thể tự do để mưu cầu hạnh phúc, thì cũng không khác gì việc họ bị hạn chế, ngăn cản bởi thế lực cầm quyền trong các lãnh vực xã hội bởi cả hai liên hệ mật thiết, và bổ túc cho toàn bộ tự do. Ngoài ra, theo Friedman, vì là phương tiện đạt đến tự do chính trị, nên tự do kinh tế có tầm ảnh hưởng quan trọng lên sự tập trung hay phân tán quyền lực. Nền kinh tế tư bản, chủ yếu đề cao thị trường tự do, cũng đề cao tự do chính trị, vì nó tách rời quyền lực kinh tế từ quyền lực chính trị và như thế đóng vai trò bù đắp, cân bằng lẫn nhau. Friedman viện dẫn các sự kiện lịch sử Tây phương vào thế kỷ thứ 19 và đầu 20 để chứng minh rằng tự do chính trị luôn đi kèm với thị trường tự do và sự phát triển của các định chế tư bản. Ông biện luận rằng chỉ có hai cách để sắp xếp các hoạt động kinh tế cho hàng triệu người (tức chính sách kinh tế của quốc gia): Một, là phương hướng tập trung thì sử dụng biện pháp cưỡng bách (ví dụ như quân đội hay công an dưới các chế độ toàn trị thời nay), và hai là sự hợp tác với tính cách tình nguyện của mỗi cá nhân trong xã hội đó (tức phương cách của thị trường theo cung cầu). Theo Friedman, các nhà nước cộng sản hay xã hội chủ nghĩa khi áp dụng phương pháp kinh tế tập trung thì đương nhiên can thiệp vào tự do cá nhân. Trong khi đó, vai trò của thị trường sẽ giảm đi các vấn đề mà bình thường ra được quyết định bởi phương tiện chính trị. Thị trường sẽ giảm thiểu sự điều khiển của quyền lực chính trị lên các hoạt động kinh tế, do đó loại được biện pháp cưỡng bách. Friedman nhấn mạnh rằng thị trường cung cấp tự do kinh tế, và sức mạnh kinh tế cung cấp khả năng cân bằng quyền lực chính trị. Ông kết luận rằng tự do kinh tế, thể hiện qua thị trường tự do, là một phần hết sức quan trọng của toàn bộ tự do, và hơn nữa, nó chính là phương tiện không thể thiếu để đạt được tự do chính trị. Tuy tin tưởng tuyệt đối vào tự do như là phương tiện tốt nhất để mưu cầu hạnh phúc, Friedman nói riêng và Tân tự do (Neo-liberalism) nói chung không tán thành tự do tuyệt đối của khuynh hướng vô chính phủ (Anarchism). Friedman cho
- rằng dù hay trên lý thuyết, như là một triết lý, nhưng tự do tuyệt đối là không thể hiện hữu trong thế giới của con người, vốn đã không hoàn hảo và thiên vị. Cũng vì những lý do này nên trong Chương 2, Friedman đã biện luận đến sự cần thiết của một chính phủ giữ vai trò trung gian, làm luật, và điều hợp các việc như: 1) Tạo điều kiện để người dân liên tục thay đổi luật pháp cho phù hợp với xã hội; 2) Hoà giải những sự khác biệt trong cách hiểu của người dân về luật; 3) Bảo đảm sự tuân thủ điều luật đối với những ai không tôn trọng trò chơi và luật chơi chung. Cụ thể hơn, Friedman cho rằng vì thị trường không thể làm công việc xác định, phân xử và ép buộc thi hành luật pháp nên chính phủ phải làm việc này. Vai trò của chính phủ là ngăn ngừa sự cưỡng bách của người này lên người khác, định nghĩa rõ ràng quyền sở hữu, giảm thiểu sự độc quyền trên thị trường, cung cấp khung sườn tiền tệ cho nền kinh tế, và thực hiện những gì khó khăn ngoài khả năng (của cá nhân hay nhóm người) tình nguyện hợp tác. Friedman đưa ra 14 công việc cụ thể mà chính phủ nên tham gia và điều khiển, còn lại để thị trường tự lo liệu. Nếu thực hiện theo ý kiến này thì đây quả thật là một chính phủ rất nhỏ. Lý tưởng tự do của Milton Friedman Lý thuyết của Friedman, nhất là về tiền tệ, đã ảnh hưởng sâu rộng, đặc biệt sau vụ khủng hoảng dầu hoả vào thập niên 1970s đưa đến nạn lạm phát và thất nghiệp cao ở khắp nơi. Tại Hoa Kỳ, lý thuyết này đã tác động mạnh mẽ lên chính sách kinh tế của chính phủ Nixon và Reagan vào thập niên 1970s và 1980s, và ảnh hưởng lên rất nhiều quốc gia khác [4] . Những ý tưởng chỉ đạo này đã dẫn đến những cải tổ sâu rộng đối với hệ thống ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ. Điển hình là tầm quan trọng của Alan Greenspan, người giữ vai trò Giám đốc Ngân hàng dự trữ quốc gia của Hoa Kỳ (the Fed) trong 20 năm, từ 1986 (được Tổng Thống Reagan bổ nhiệm) cho đến năm 2005, để điều hoà nền kinh tế Hoa Kỳ. Trước Greenspan thì giám đốc the Fed là Paul Adolph Volcker, người được xem đã kiên quyết tập trung giải quyết tình trạng lạm phát là chính, mọi yếu tố khác
- như tình trạng kinh tế, mức lãi cao, mức thất nghiệp cao, v.v... đều bị xem là hệ quả mà thôi. Kết quả là chính sách của Vaulkner thành công. Greenspan và Bernanke đều là người thừa hưởng và đang đi theo chính sách nền tảng này. Tại Úc, chính phủ liên đảng Malcolm Fraser cho biết rõ rằng ưu tiên chống lạm phát trước khi giải quyết nạn thất nghiệp là phương hướng chính sách (policy direction) mà họ sẽ tiến hành sau kỳ bầu cử tháng 12 năm 1975 [5] . Là người cả đời sống vì lý tưởng tự do, Friedman có những tư tưởng rất phóng khoáng. Thí dụ, mặc dầu khẳng định rằng chủ nghĩa cộng sản chỉ đem lại tai hoạ và tiêu diệt hết tự do của con người, và vì thế nên cần phải chống đối lại nó một cách mạnh mẽ và dứt khoát, nhưng Friedman đồng thời cho rằng, cũng nên nhìn nhận, trong một xã hội tự do thật sự, điều không thể chấp nhận là ngăn cản một người khác thực hiện những điều họ tin tưởng, dù đó là chủ nghĩa cộng sản. Đối với xã hội chủ nghĩa, theo sự kiểm nghiệm với những gì đã xảy ra thì ông khẳng định rằng nó không thể đưa đến tự do, bởi vì, và nhất là vì, nó không có những định chế nào giống như tư bản chủ nghĩa, điển hình như thị trường tự do, để bảo đảm và nuôi dưỡng tự do. Ngoài ra, ông cũng quan niệm rằng không có xã hội nào có thể ổn định nếu những cuộc vận động cho những thay đổi triệt để lại không tốn kém, do đó những ai tin tưởng sâu sắc về những gì mình muốn làm thì cần phải hy sinh. Do đó mà khi ông mất, báo chí khắp nơi ca tụng Friedman vừa lỗi lạc trong kinh tế, vừa mẫu mực trong lý tưởng tự do cho đến cuối cuộc đời. Ông chống lại chiến tranh Iraq vì quan niệm rằng Hoa Kỳ không nên dùng vũ lực để gây hấn. Báo The Australian thì cho rằng giáo sư Friedman là một nhà hoạt động không ngừng nghỉ để tranh đấu cho quyền tự do lựa chọn trong lãnh vực cá nhân và trong kinh tế của thế kỷ 20, và những lý tưởng tranh đấu này sẽ đi rất xa trong việc bảo đảm sự phồn vinh và tự do của thế kỷ 21 [6] . Báo The Economist thì tóm tắt ngắn gọn trong câu: "Những ý tưởng của một nhà kinh tế vĩ đại thay đổi thế giới, nhưng vẫn
- chưa đủ", vì còn nhiều điều chưa thành tựu [7] . Ví dụ như vòng đàm phán tự do thương mại ở Doha bị đổ vỡ; chính phủ thì ngày càng bành trướng hơn những gì Friedman đề nghị. Tại Hoa Kỳ, chi tiêu của chính phủ chiếm tỷ lệ 36.1% GDP vào năm 1989 thời Reagan, nay tăng lên 36.6% GDP vào năm 2006 (báo The Economist châm biếm rằng chính phủ biết cách chi tiền của công dân). Tuy nhiên, ngoài những điều chưa thành tựu trên, thị trường bây giờ đã đến mọi ngõ ngách địa cầu, cộng sản không còn ngự trị ở nửa phần Âu châu, chủ nghĩa tư bản tại Trung Quốc và Việt Nam đã mọc rễ, và chính trị gia từ mọi khuynh hướng tả đến hữu đều nói đến sự hấp dẫn của lực thị trường. Kinh tế tư bản - Chính trị cộng sản Milton Friedman không phải là cha đẻ của kinh tế thị trường (Adam Smith được xem là người khai sinh ra nó trong thế kỷ 18), nhưng ông có công cực lớn trong việc bảo vệ và đề cao giá trị của nó trong tự do kinh tế và tự do chính trị của hậu bán thế kỷ 20. Năm 1978, 2 năm sau khi Friedman nhận giải Nobel kinh tế, Trung Quốc dưới thời Đặng Tiểu Bình đã dần dần ngả theo con đường của tư bản chủ nghĩa, dù là nửa vời, bởi họ chỉ mở rộng nền kinh tế từ đó đến nay để đi theo nền kinh tế thị trường, nhưng về mặt chính trị thì vẫn còn kiểm soát toàn diện và tuyệt đối. Toàn diện theo nghĩa mọi quyền tự do hoạt động chính trị khác với đảng cộng sản... đều không hiện hữu trên thực tế dù trên giấy tờ thì có. Và tuyệt đối theo nghĩa không có đến một đảng hay một tờ báo chính thức hiện hữu mà chỉ hoạt động ngầm. Việt Nam, theo lối mòn "truyền thống", bắt chước Trung Quốc cho chắc ăn, đổi mới năm 1986, đến nay được 20 năm. Tháng 11 vừa qua, ông Friedman qua đời (16/11/2006) đúng vào lúc Việt Nam tổ chức hội nghị APEC 18 (kể từ năm thành lập 1989) - một dấu hiệu của Việt Nam "hoàn toàn hội nhập" nền kinh tế toàn cầu, nhất là sau khi được tham gia Tổ chức Mậu dịch Thế giới (WTO). Toàn Đảng (CSVN), Quốc hội, Chính phủ, công an, quân đội... được huy động để tổ chức thành công hầu làm nở mặt nở mày với... nhân dân mình và với
- thế giới. Toàn bộ truyền thông trong nước có lệnh phải phản ảnh tinh thần... mới và lạc quan này một cách triệt để. Nói tóm lại, CSVN đã không còn giấu giếm gì về việc họ chính thức đi theo con đường tư bản chủ nghĩa trên mặt kinh tế nhưng vẫn tiếp tục con đường xã hội chủ nghĩa trên mặt chính trị (dưới sự lãnh đạo của chuyên chính vô sản - the dictatorship of the proletariat - theo quan điểm của Lenin), phủ nhận mọi quyền tự do theo đúng nghĩa của nó đối với người dân. Do đó, khẩu hiệu "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa" hoàn toàn phản ảnh 'tinh thần' này. Tuy nhiên, thứ thị trường tại Việt Nam vẫn còn đậm nét tính hoang dã và bị chi phối bởi một thiểu số cầm quyền. Nó không khác gì thứ kinh tế thị trường trong tình trạng sơ khai ban đầu của thế kỷ thứ 19 mà chính Mác và Lenin đã chỉ trích và biện luận cho việc tuyên truyền dùng bạo lực cách mạng để lật đổ. Nói chung, tại Việt Nam bây giờ, tự do kinh tế thì bị giới hạn, còn tự do chính trị thì hoàn toàn bị gạt bỏ một bên. Biện minh cho chủ trương "cởi mở về kinh tế" nhưng "đóng chặt về chính trị", nhà cầm quyền Việt Nam thường đưa ra 2 lý do chính: 1. Trong tình hình Việt Nam hôm nay, sự tự do và đa nguyên về chính trị sẽ gây nên hỗn loạn; 2. Chủ trương "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, trên thực tế, vẫn có hiệu quả, như đã thấy ở Trung Quốc và Việt Nam, thì đâu có lý do gì để đáng hoài nghi. Thật ra, cả hai biện minh ấy đều thiếu cơ sở: 1. Tự do và đa nguyên không phải là nguyên nhân của hỗn loạn: (a) Kinh nghiệm của các nước Đông Âu cũ, như Ba Lan, Tiệp Khắc…, hiện nay đang phát triển rất nhanh và hội nhập vào thế giới trong khi chính trị ngày càng dân chủ đa nguyên; (b) Không có quốc gia nào tự do mà có hiện tượng dân đói; (c) Đại đa số dân Việt Nam hiện nay sinh sau thập niên 70 thế kỉ
- trước, không có kinh nghiệm trực tiếp về chiến tranh nên không có những mâu thuẫn lớn dẫn đến các cuộc thanh toán nhau nếu có tự do (hiện nay Việt Nam được xem là một dân số rất trẻ trên thế giới, khoảng 60% là dưới lứa tuổi 30). 2. Một số những thành công của Việt Nam và Trung Quốc hiện nay chỉ có tính cách tạm thời và giới hạn, vì đến một mức nào đó cơ chế chính trị sẽ không giải quyết nổi các vấn đề kinh tế nói riêng và xã hội nói chung bởi rằng: (a) Vì thiếu tự do nên tham nhũng ngang nhiên hoành hành, một vấn đề trầm trọng và không thể giải quyết được khi một đảng còn độc quyền trên mọi mặt; (b) vì tham nhũng và bất công nên xã hội bị phân hoá giàu nghèo, tức khoảng cách giữa người giàu và người nghèo trong xã hội rất lớn; (3) vì chính sự phân hoá ấy nên mâu thuẫn về chính trị sẽ càng ngày càng gia tăng, do đó nguy cơ mất ổn định chính trị càng ngày càng cao v.v… Nói tóm lại, chính trị và kinh tế lúc nào cũng song hành với nhau. Chính trị là quan hệ quyền lực giữa con người với nhau; kinh tế là cơ sở để thực hiện và thể hiện quyền lực ấy. Chủ trương lấy cái này bỏ cái kia vừa là sự bất lương, vừa là một ảo tưởng. Cho nên, bao nhiêu nỗ lực dấn thân và quyết tâm đấu tranh trong 31 năm qua, khởi sắc nhất là năm nay, từ những người như Hoà Thượng Thích Quảng Độ, Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Kỹ Sư Đỗ Nam Hải và hàng bao người anh dũng đứng trong khối 8406 hay các tổ chức, đảng phái, công đoàn khác vừa mới hình thành, tuy còn non yếu. Tất cả dấn thân đấu tranh cho tự do chính trị vì hiểu rõ rằng tự do kinh tế và tự do chính trị là hai điều kiện tiên quyết không thể thiếu và không thể tách rời trong nền kinh tế thị trường đích thực để xây dựng một nước Việt Nam tiến bộ và văn minh. Bởi không, thì trước sau gì, không thế lực cộng sản thì cũng thế lực quốc tế tiếp tục lũng đoạn mọi nỗ lực của những người Việt Nam yêu nước.
- Melbourne 02/12/2006 © 2006 talawas [1] Ben S. Bernanke, Nilss Olekalns, Robert H. Frank, "Principles of Macroeconomics", McGraw-Hill Australia Pty Ltd, 2005. Trang 190-191. Bernanke hiện nay là Giám đốc ngân hàng dự trữ của Hoa Kỳ (Chairman of the Board of Governors of the United States Federal Reserve), thay thế vai trò của ông Alan Greenspan vào cuối năm 2005. [2] Khủng hoảng dầu lửa đã ảnh hưởng lớn lao lên nền kinh tế toàn cầu vào thập niên 1970s, đưa đến nạn lạm phát vĩ đại. Đối với Việt Nam, nhất là vào thời điểm chiến tranh 1970-1975, giáo sư kinh tế Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng đã trình bày rất chi tiết các ảnh hưởng này trong cuốn sách Khi đồng minh tháo chạy của ông xuất bản vào tháng 4 năm 2005. [3] Milton Friedman (with the assistance of Rose D. Friedman), Capitalism and Freedom, The University of Chicago Press, Chicago and London, 1962. [4] Xin đọc thêm trang web http://en.wikipedia.org/wiki/Milton_Friedman (Tự điển - Bách khoa toàn thư Wikipedia) [5] Ben S. Bernanke, Nilss Olekalns, Robert H. Frank, Principles of Macroeconomics, McGraw-Hill Australia Pty Ltd, 2005. Trang 502-503. [6] The Australian’s Editorial. “Liberty's champion”. 18/11/2006. http://www.theaustralian.news.com.au/ [7] The Economist’s Editorial. “Unfinished business". 23/11/2006. http://www.economist.com/.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm lược nội dung ôn tập Lịch sử tư tưởng chính trị
11 p | 421 | 67
-
Bài giảng Kinh tế chính trị Mác-Lênin - Chương 2: Tư bản và giá trị thặng dư
42 p | 962 | 45
-
Phần mở đầu: Nhập môn kinh tế chính trị
49 p | 1012 | 41
-
Khái quát về nền kinh tế Mỹ - Chương 2: NỀN KINH TẾ MỸ VẬN HÀNH NHƯ THẾ NÀO
22 p | 165 | 31
-
Giải pháp vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế Việt Nam - 2
7 p | 160 | 29
-
Câu hỏi ôn tập môn tư tưởng chính trị Mác - Lênin
6 p | 201 | 25
-
Các lý thuyết chính về tăng trưởng kinh tế
44 p | 162 | 22
-
Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho cáckhối kỹ thuật) phần 5
21 p | 118 | 21
-
Kinh tế thị trường xã hội - Từ điển tường giải: Phần 2
230 p | 115 | 18
-
Lý luận hình thái kinh tế xã hội và giá trị khoa học của nó - 2
9 p | 91 | 15
-
Chương 1: Đối tượng phương pháp và chức năng kinh tế của chính trị học Mác - Lênin - PGS.TS Đào Phương Liên
11 p | 158 | 14
-
Khái quát chung về kinh tế tư bản tư nhân
42 p | 115 | 11
-
Quá trình hình thành tư liệu nghiên cứu những lợi thế của khu vực kinh tế tư bản tư nhân có sự đổi mới chính sách của đảng và nhà nước p1
9 p | 86 | 6
-
Chính sách kinh tế của Nhật Bản và tác động của nó đến Việt Nam
8 p | 112 | 5
-
Giải pháp kinh tế cho các Doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ - 1
7 p | 89 | 4
-
Sự điều tiết kinh tế của Nhà nước tư sản hiện đại - 6
7 p | 87 | 3
-
Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế: Chương 3 - Vũ Thị Thu Hương
35 p | 12 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn