intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh tế xây dựng - Chương 5

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

91
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ TRONG THIẾT KẾ XÂY DỰNG I . KHÁI NHIÊM VÀ Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC THIẾT KẾ 1. Khái niệm về thiết kế Công tác thiết kế thuộc về giai đoạn thực hiện dự án ban đầu của công trình cần xây dựng, bao gồm một số công việc chủ yếu như: - Lập và duyệt các phương án thiết kế công trình. - Tổ chức quản lý công tác thiết kế.v.v.. Quá trình thiết kế bao gồm: - Giai đoạn tiền thiết kế (lập dự án đầu tư, thiết kế tiền...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh tế xây dựng - Chương 5

  1. Trong một số trường hợp khi so sánh theo chỉ tiêu IRR nhưng về thực chất vẫn phải ưu tiên theo chỉ tiêu NPV. Chương 5 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ TRONG THIẾT KẾ XÂY DỰNG I . KHÁI NHIÊM VÀ Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC THIẾT KẾ 1. Khái niệm về thiết kế Công tác thiết kế thuộc về giai đoạn thực hiện dự án ban đầu của công trình cần xây dựng, bao gồm một số công việc chủ yếu như: - Lập và duyệt các phương án thiết kế công trình. - Tổ chức quản lý công tác thiết kế.v.v.. Quá trình thiết kế bao gồm: - Giai đoạn tiền thiết kế (lập dự án đầu tư, thiết kế tiền khả thi và thiết kế khả thi); - Giai đoạn thiết kế chính thức; - Giai đoạn sau thiết kế (giám sát tác giả, theo dõi thực hiện xây dựng trên thực địa để điều chỉnh và bổ sung thiết kế) 2. Ý nghĩa của công tác thiết kế Chất lượng công tác thiết kế có vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả của vốn đầu tư. - Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, chất lượng thiết kế quyết định việc sử dụng vốn đầu tư tiết kiệm, hợp lý, kinh tế hay chưa. - Trong giai đoạn thực hiện đầu tư, chất lượng công tác thiết kế có ảnh hưởng lớn đến chất lượng công trình tốt hay chưa tốt, điều kiện thi công thuận lợi hay khó khăn, tốc độ thi công nhanh hay chậm, giá thành công trình hợp lý hay không v.v.. - Trong giai đoạn kết thúc đầu tư, chất lượng thiết kế có vai trò chủ yếu quyết định việc khai thác, sử dụng công trình an toàn, thuận lợi hay nguy hiểm khó khăn. http://www.ebook.edu.vn 67
  2. Tóm lại, thiết kế xây dựng là khâu quan trọng hàng đầu trong hoạt động đầu tư XDCB. Nó có vai trò chủ yếu quyết định hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư II . TỔ CHỨC CÔNG TÁC THIẾT KẾ XÂY DỰNG 1. Những nguyên tắc thiết kế xây dựng - Giải pháp thiết kế phải cụ thể hoá tốt nhất chủ trương đầu tư; - Khi lập phương án thiết kế phải xem xét toàn diện các mặt kỹ thuật, kinh tế - tài chính, thẩm mỹ, bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng; - Khi lập dự án các phương án thiết kế phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa các mặt: tiện nghi, bền chắc, kinh tế và mỹ quan; - Phải tôn trọng trình tự chung của quá trình thiết kế phương án là trước hết phải đi từ các vấn đề chung và sau đó mới đi vào giải quyết các vấn đề cụ thể; - Phải đảm bảo tính đồng bộ và hoàn chỉnh của giải pháp thiết kế, đảm bảo mối quan hệ ăn khớp giữa các bộ phận của thiết kế, giữa thiết kế và thực hiện xây dựng trên thực tế; - Phải dựa trên các tiêu chuẩn, định mức và thiết kế có cơ sở khoa học và tiến bộ, xác định đúng mức độ hiện đại của công trình xây dựng; - Phải lập một số phương án để so sánh và lựa chọn phương án tốt nhất. 2. Các bước thiết kế xây dựng công trình: (điều 54 Luật xây dựng) - Thiết kế xây dựng công trình bao gồm các bước: thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công. - Tuỳ theo tính chất, quy mô của từng loại công trình, thiết kế xây dựng công trình có thể lập một bước, hai bước hoặc ba bước như sau: a. Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình quy định chỉ phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật; b. Thiết kế hai bước bao gồm thiết kế cơ sở và bước thíêt kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình qu định phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình; c. Thiết kế ba bước bao gồm bước tiết kế cơ sở, bước tiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án đầu tư và có quy mô phức tạp. - Đối với công trình phải thực hiện thiết kế hai bước trở lên. Các bước thiết kế tíêp theo chỉ được triển khai thực hiện trên cơ sở thiết kế trước đã được phê duyệt. - Việc thiết kế xây dựng phải tuân theo quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng do Nhà nước ban hành và tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng của nước ngoài được quy định trong Tiêu chuẩn Xây dựng. http://www.ebook.edu.vn 68
  3. III . NỘI DUNG CỦA HỒ SƠ THIẾT KẾ 1 . Nội dung hồ sơ thiết kế sơ bộ Thiết kế sơ bộ là các tài liệu thể hiện trên thuyết minh và bản vẽ về quy hoạch, kiến trúc, kết cấu, bố trí hệ thống kỹ thuật và công nghệ, cụ thể hoá các yếu tố đã nêu trong nội dung của Báo cáo nghiên cứu khả thi. Nội dung hồ sơ thiết kế sơ bộ gồm: a. Phần thuyết minh - Căn cứ để lập thiết kế sơ bộ - Các nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu khả thi; - Yêu cầu về quy hoạch, kiến trúc, công nghệ; - Điều kiện tự nhiên và kỹ thuật: địa hình, địa chất công trình, khí tượng, thuỷ văn, động đất tại khu vực xây dựng, tác động của môi trường, hiện trạng chất lượng công trình, công trình kỹ thuật hạ tầng... a.1 Thuyết minh thiết kế công nghệ - Phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ, các thông số kỹ thuật và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu; - Phương án bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ, an toàn vận hành... a.2 Thuyết minh thiết kế xây dựng - Phương án kiến trúc phù hợp quy hoạch, công nghệ, yêu cầu sử dụng và cảnh quan môi trường...; - Phương án xây dựng: gia cố nền, móng, kết cấu chịu lực chính, cơ điện, công trình kỹ thuật hạ tầng...; - Khối lượng sơ bộ các công tác xây lắp, vật tư vật liệu, máy móc thiết bị... chủ yếu của công trình. a.3 Phân tích kinh tế - kỹ thuật - Các căn cứ xác định tổng mức đầu tư; - So sánh, lựa chọn phương án công nghệ và xây dựng. b. Phần bản vẽ - Mặt bằng hiện trạng và vị trí công trình trên bản đồ; - Bố trí tổng mặt bằng (nêu rõ diện tích chiếm đất, diện tích xây dựng, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, chỉ giới xây dựng.. ); - Phương án kiến trúc: mặt bằng, các mặt đứng và các mặt cắt chính của công trình; phối cảnh công trình; mô hình (nếu cần thiết); - Phương án xây dựng: gia cố nền, móng, kết cấu chịu lực chính, cơ điện, công trình kỹ thuật hạ tầng...; http://www.ebook.edu.vn 69
  4. - Phương án bố trí dây chuyền công nghệ; - Phương án bảo vê môi trường, phòng chống cháy, nổ, an toàn vận hành... 2 . Nội dung hồ sơ thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán Thiết kế kỹ thuật (thiết kế triển khai) là các tài liệu thể hiện trên thuyết minh và bản vẽ được phát triển trên cơ sở thiết kế sơ bộ được duyệt cùng báo cáo nghiên cứu khả thi. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật phải đảm bảo đủ điều kiện lập tổng dự toán, hồ sơ mời thầu và triển khai lập bản vẽ thi công. 2.1 Phần thuyết minh (chi tiết hơn so với thiết kế sơ bộ) a. Thuyết minh thiết kế công nghệ b. Thuyết minh thiết kế xây dựng 2.2 Bản vẽ. (chi tiết hơn so với thiết kế sơ bộ) 2.3 Phần tổng dự toán 3 . Nội dung hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công - dư toán Thiết kế bản vẽ thi công là các tài liệu thể hiện trên bản vẽ được lập trên cơ sở thiết kế kỹ thuật được duyệt, công nghệ và biện pháp thi công phù hợp với các yêu cầu đặt ra. IV . CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT TRONG THIẾT KẾ: Để đảm bảo tính có thể so sánh được của các phương án cần tuân theo những nguyên tắc sau: - Các chỉ tiêu đưa ra so sánh cần có đủ cơ sở khoa học và dựa trên một phương pháp thống nhất. - Khi so sánh phải chú ý nhân tố thời gian, nghĩa là phải quy dẫn các chi phí bỏ ra các thời điểm khác nhau về cùng một thời điểm tính toán. 1. Đối với công trình công nghiệp: a . Các chỉ tiêu về vốn đầu tư: - Tổng vốn đầu tư V = V XL + V M + V K - Suất vốn đầu tư v =V /Q Trong đó: V - tổng vốn đầu tư; VXL - vốn đầu tư xây lắp; VM - vốn đầu tư mua sắm trang thiết bị; VK – Chi phí cơ bản khác http://www.ebook.edu.vn 70
  5. v- suất vốn đầu tư; Q- số lượng sản phẩm sản xuất ra. - Cơ cấu vốn đầu tư: K = (V XL / V ) * 100 K = (VM / V ) *100 K = (V K / V ) * 100 - Chi phí quy đổi C qd = E * V + Z → min Trong đó: E- hệ số hiệu quả vốn đầu tư; Z- giá thành sản phẩm. - Các hệ số khác: K = G XD / FSX ; FSD ; FXD ; D XD Trong đó: GXD – giá trị dự toán của toàn bộ công trình; FSX - phần diện tích dành cho sản xuất = DT dành cho máy móc+diện tích dành cho công nhân thao tác (kể cả hành lang dành cho giao thông ngang và cầu thang dành cho giao thông đứng) FSD - diện tích dành cho sử dụng = DT dành cho sản xuất + DT dành cho kho + Dt văn phòng; FXD - được giới hạn bởi các mặt ngoài của tường bao che ở tầng trệt kể cả bậc thềm và lối đi ra vào. DXD – khối tích xây dựng - tổng DT xây dựng * chiều cao tương ứng. b . Các chỉ tiêu về mặt bằng và về hình khối: Các chỉ tiêu này giúp xem xét tính hợp lý của hồ sơ thiết kế về mặt bằng và về hình khối. Hệ số xây dựng (mật độ xây dựng): Chỉ tiêu này cho ta tỷ trọng của phần diện tích dành cho xây dựng trên tổng diện tích dành cho xây dựng KXD=FXD/F chiếm đất Trong đó: http://www.ebook.edu.vn 71
  6. FXD - diện tích xây dựng được tính theo mép ngoài của tường ngoài (hay mép ngoài của móng tường ngoài nếu ở tầng l) bao gồm diện tích sử dụng (kể cả diên tích cầu thang và hành lang chung cho toàn nhà) và diện tích kết cấu.; F chiếm đất - diện tích đất được phép xây dựng. Hệ số mặt bằng: Chỉ tiêu này cho ta tỷ trọng của phần diện tích dành cho sản xuất trên phần diện tích sử dụng hay diện tích xây dựng KMB=FSX/FXD KMB=FSX/FSD Hay KMB=Chu vi/FXD Trong đó: Chu vi - tổng chu vi theo mặt bằng các hạng mục công trình KMB – cho biết sự tối ưu hoá trong việc lựa chọn hình dạng mặt bằng. Hệ số khối tích: Chỉ tiêu này cho biết chiều cao thông thoáng trung bình của toàn bộ công trình KKT=DXD/FSX Trong đó: D XD = FXD * H i i Với: DXD - khối tích xây dựng; FXD − diện tích sử dụng của tầng thứ i; i Hi - chiều cao của tầng thứ i. Trong trường hợp trong một tầng lại có nhiều chiều cao khác nhau ứng với mỗi phòng ta phải tính khối tích cho từng phòng rồi cộng chúng lại với nhau. Hệ số kết cấu Chỉ tiêu này cho ta biết phần diện tích dành cho tường (tường bao che và tường ngăn) và cột trên tổng diện tích xây dựng KKC=FKC/FXD Trong đó: FKC là tổng diện tích của các kết cấu bị cắt qua tại các mặt bằng kiến trúc (diện tích các tường ngăn, tường bao che và cột trên mặt bằng của các tầng). KKC là hệ số vật liệu bao che càng nhỏ sẽ càng tốt. Hệ số khác: http://www.ebook.edu.vn 72
  7. Chỉ tiêu này cho biết phần diện tích tương ứng để sản xuất ra một sản phẩm trong một năm K khác=FSX;FSD;FXD/Q Trong đó: Q khối lượng sản phẩm do công trình khi đưa vào sản xuất trong một năm. c . Các chỉ tiêu về hao phí lao động sống và nguyên vật liệu chủ yếu: Lao động sống: Lượng hao phí lao động để tạo ra 1m2 (FXD)hay 1m3 (DXD) K = ∑ N i / FSX ; FXD ; DXD Giá thành một công lao động để xây dựng công trình K = G XD / ∑ N i Trong đó: ∑N - tổng hao phí lao động để xây dựng công trình i GXD – giá trị dự toán của công trình Đối với nguyên vật liệu: Khối lượng bình quân một loại vật liệu i cho 1m2 (FXD) hay 1m3 (DXD) K = QVL i / FSX ; FXD ; D XD Chi phí về vật liệu bình quân cho 1m2 (FXD) hay 1m3 (DXD) K = G XL / FSX ; FXD ; D XD Trong đó: QVLi- khối lượng của vật liệu thứ i GVL - tổng giá trị của vật liệu xây dựng cho công trình d . Các chỉ tiêu về trình độ lắp ghép K = (G LG / G ) * 100 Trong đó: GLG là giá trị các cấu kiện lắp ghép 2. Đối với công trình dân dụng: Tương tự như đối với công trình công nghiệp ta có các chỉ tiêu sau: - Giá trị dự toán công trình - Giá thành 1 căn hộ - Giá thành 1m2 FXD - Giá thàng 1m2 F ở http://www.ebook.edu.vn 73
  8. - Giá thành 1m2 FSD - Giá thành 1m3 DXD a. Các chỉ tiêu về mặt bằng và hình khối: Hệ số mặt bằng K0=Fở/FXD (0.5-0.6) K1=Fở/FSD (0.67-0.75) Hệ số khối tích xây dựng K2=DXD/Fở (5-7) DXD - khối tích xây dựng bằng diện tích xây dựng nhân với chiều cao nhà. Chiều cao nhà được tính bằng chiều cao các tầng cộng lại, chiều cao tầng là khoảng cách từ mặt sàn lang dưới đèn mặt sàn tầng trên, riêng tầng trên cùng thì đó là khoảng cách từ mặt sàn tới đáy trần. Hệ số chu vi K3=chu vi/FXD (0.1-0.2) Hệ số cầu thang K4=TCT/FXD (0.057-0.1) Hệ số kết cấu K5=FKC/FXD (0.15-0.2) Trong đó: FXD - diện tích mặt cắt ngang sát mặt đất giới hạn bởi mặt ngoài của những bức tường, của những dãy cột có mái che và cầu thang ngoài nhà của mặt bằng tầng một, kể cả lối đi ra vào. Fở - diện tích ở là tổng diện tích của các phòng ở, phòng làm việc, phòng sinh hoạt chung, diện tích tủ tường trong phòng ở và l/2 diện tích lô gia hoặc diện tích ban công nêu lô gia và ban công đó có cửa thông với phòng ở. Chỉ tính phần diện tích lọt lòng của các phòng kể cả tủ tường và dưới cầu thang trong nhà. Fphụ - tổng diện tích của bếp, buồng vệ sinh, kho, ban công, l/2 lôgia, l/2 ban công, sân phơi tiền sảnh, hành lang, (không gồm diên tích cầu thang và hành lang chung cho toàn nhà nếu có) FCT - diện tích trên mặt bằng của cầu thang trừ đi phần diện tích trên mặt bằng tương ứng với khoảng cách từ mặt sàn đến phần dưới cầu thang bằng 1,6m FKC - tổng diện tích các tường ngăn và tuờng bao che và cột trên các mặt bằng của các tầng. http://www.ebook.edu.vn 74
  9. MẶT CẮT CẦU THANG 1,6m MẶT BẰNG CẦU THANG Fở FCT 3. Đối với công trình cầu đường: a. Công trình đường ôtô: - Hiệu quả tài chính và hiệu qủa kinh tế xã hội - Khả năng thông xe tính cho 1 đơn vị thời gian - Chiều dài, chiều rộng tuyến đường với các vùng phục vụ - Tốc độ của xe và sức chịu tải của đường - Hệ số gãy khúc: L/Lcb + L: tổng chiều dài toàn tuyến đường + Lcb: Khoảng cách theo đường chim bay, từ điểm đầu đến điểm cuối đường - Số lần ngoặt bình quân cho 1 km đường - Bán kính các đường vòng bình quân cho 1 km đường - Tổng chiều dài các đoạn đường có độ dốc lớn nhất. - Số lượng cầu và tổng số chiều dài cầu qua sống, cầu vượt, đường hầm… - Chi phí khai thác và sử dụng đường b. Công trình cầu Một số chỉ tiêu thường được dùng để đánh gía: - Chi phí xây dựng và khai thác cầu - Hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội - Khả năng lưu thông xe, chiều rộng, chiều dài, sức chịu tải… http://www.ebook.edu.vn 75
  10. - Thời gian thi công cầu - Độ bền và tuổi thọ của công trình cầu - Tính chống xâm thực của mố và trụ cầu.. http://www.ebook.edu.vn 76
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0