intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỳ lạ chuông Vân Bản

Chia sẻ: Dong Thi Hoan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

48
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chuông Vân Bản đã chiếm giữ "ngôi vị" quả chuông cổ nhất Việt Nam suốt từ năm 1958 cho đến năm 1986 - khi chuông Thanh Mai (niên đại 798) được phát hiện và "soán ngôi". Hiện nay, hồng chung Vân Bản vẫn là quả chuông lâu đời thứ nhì ở nước ta, sau chuông Thanh Mai... Để hiểu rõ hơn về Chuông Vân Bản mời các bạn cùng tìm hiểu tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỳ lạ chuông Vân Bản

  1. Kỳ lạ chuông Vân Bản Giác Ngộ - Đến Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, ta được chiêm ngưỡng một hiện vật vô cùng quý giá, đó là chuông Vân Bản. Chuông được vớt từ dưới đáy biển Đồ Sơn (Hải Phòng) vào năm 1958, nhưng không thấy khắc ghi niên đại. Thời gian đầu, các nhà nghiên cứu khảo cổ học đã xác định được đây là chuông của chùa Vân Bản ở Đồ Sơn và nhận định: chuông đúc thời Lý. Gần hai mươi năm sau, các nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Chiến và Đỗ Đức Thọ đã tìm ra những chứng cứ thuyết phục để chứng minh chuông Vân Bản không phải thời Lý, mà có niên đại thế kỷ XIII, thời Trần.
  2. Chuông Vân Bản đã chiếm giữ "ngôi vị" quả chuông cổ nhất Việt Nam suốt từ năm 1958 cho đến năm 1986 - khi chuông Thanh Mai (niên đại 798) được phát hiện và "soán ngôi". Hiện nay, hồng chung Vân Bản vẫn là quả chuông lâu đời thứ nhì ở nước ta, sau chuông Thanh Mai. Chuông Vân Bản có kích thước to lớn, cao 125cm, đường kính miệng 80cm. Quai chuông trang trí hai con rồng đấu lưng vào nhau, nơi tiếp giáp ở vị trí cao nhất trang trí hình búp sen vẩy cá chép bao phủ toàn bộ thân rồng. Thân chuông có nhiều đường gân ngang dọc tạo thành 8 ô, 4 ô trên hình thang đứng, 4 ô dưới hình chữ nhật. Trong hai ô trên có hai bài minh văn khắc chìm chữ Hán, 4 ô dưới để trơn. Chuông có 6 núm gõ, xung quanh mỗi núm có 16 núm tròn nhỏ tạo thành hình bông cúc. Phần vành miệng trang trí 52 cánh sen. Bài minh văn trên chuông tuy bị mờ mòn nhiều, nhưng vẫn còn có thể đọc được phần lớn số chữ. Theo ông Đỗ Đức Thọ (Viện Nghiên cứu Hán Nôm), minh văn Vân Bản hồng chung có đoạn: "…Khổ hạnh tăng Hướng Tâm, cư sĩ Đại Ác cộng khai sáng sơn lâm hạ động, Đông chí hải biên vi giới, Tây chí biên hải thạch đầu vi giới, bính chí Hoành Sơn vi giới, ??????????, Bắc chí Sao Lương thạch vi giới…" (ô vuông là những chữ mờ không đọc được). Đoạn văn trên mô tả vị trí của cái động dưới chân núi do nhà sư tu khổ hạnh hiệu Hướng Tâm và vị cư sĩ hiệu Đại Ác khai sơn. Vì là động núi xa nơi thôn cư nên trong đoạn mô tả trên đây chúng ta không thấy những địa danh làng xã hoặc một kiến trúc nào, chỉ biết động ấy: phía Đông ra đến bờ biển; phía Tây đến hòn đá (hiểu đại khái là một hòn đá lớn hoặc khá lớn) bên bờ biển; phía Bắc cũng đến một hòn đá gọi là hòn Sao Lương. Như vậy, ba phía Đông, Tây, Bắc đã được nói đến, nhưng còn một phía nữa là phía Nam chưa thấy nói đến. Trong khi đó, văn chuông sau khi đề cập các phía Đông, Tây, thì có câu: "Bính chí Hoành Sơn vi giới…". Điều này cho thấy người xưa đã kiêng húy chữ Nam mà đổi chữ này sang chữ Bính, nên mới thành ra "Bính chí Hoàng Sơn vi giới" có nghĩa là phía Nam giáp núi Hoành Sơn, và Hoành Sơn ở đây nhiều khả năng chỉ là một quả núi nhỏ có đoạn nhô ngang ra biển ở Đồ Sơn. Vậy triều đại nào có định lệ kỵ húy (đổi Nam thành Bính?) Theo ông Ngô Đức Thọ, nếu chuông Vân Bản được làm vào thời Lý thì người khắc chuông Vân Bản không có lý do gì buộc phải kiêng tránh chữ Nam. Ông Thọ đưa ra dẫn chứng chưa thấy văn bản nào thời Lý đổi chữ Nam thành Bính mà hết thảy những văn bia tìm thấy đều vẫn để nguyên chữ Nam. Chẳng hạn, bia chùa Báo Ân trên núi An Hoạch, dựng khoảng năm Hội Phong 9 (1100) có đoạn: "Tây Nam hữu sơn, cao nhi thả đại, danh An Hoạch" (Phía Tây Nam có ngọn núi vừa cao vừa lớn, gọi là An Hoạch). Bia chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh dựng năm Hội Tường Đại Khánh 9 (1118) có câu: "Bính Thân xuân nhị nguyệt, ngự giá Nam tuần" (Năm Bính Thân, mùa xuân tháng 2 vua ngự giá tuần du phía Nam). Bia chùa Linh Xứng núi Ngưỡng Sơn, làm năm Thiên Phù Duệ Vũ thứ bảy (1126) có đoạn: "Lịch Nam Thạc chi Thanh Giang" (Qua sông Thanh Giang ở đất Nam Thạc). Bia chùa Diên Phúc niên đại năm Đại Định thứ sáu (1145) có đoạn "Nam trường mẫu điền" (Phía Nam ruộng đất trải dài). Trong khi đó, chỉ triều Trần mới quy định viết kiêng húy chữ Nam, lệnh này ban bố từ ngày 12-5-1299 vào đời vua Trần Anh Tông. Hiện tìm thấy trên rất nhiều văn tự thời Trần có hiện tượng đổi chữ Nam thành chữ Bính. Chẳng hạn, văn bia chùa Đại Bi Diên Thánh ở xã Lạc Đạo huyện Mỹ Văn, dựng ngày mồng Bảy thượng tuần tháng 10 năm Khai Thái thứ 4, đời vua Trần Minh Tông có liệt kê các thửa ruộng của nhà chùa. Qua mô tả nhiều thửa ruộng, thấy các từ Đông, Tây, Bắc đều hiện diện, nhưng không có một chữ
  3. Nam nào. Trong khi đó có đến 5 chữ Bính khắc rõ ràng, được đặt ở các vị trí có nghĩa chỉ phương Nam. Trên những cơ sở này, các nhà khoa học nước ta đã đi đến kết luận: chuông Vân Bản có niên đại thời Trần, được làm vào thế kỷ XIII. Đồ Sơn không chỉ là địa danh du lịch nổi tiếng, mà từ xa xưa nơi đây từng hiện hữu bảo tháp Tường Long, nằm cạnh tháp là chùa Vân Bản đều là những thắng tích lừng danh trong lịch sử được vua Lý Thánh Tông cho xây dựng. Tuy nhiên trải qua bao thăng trầm của lịch sử, ngày nay bảo tháp và ngôi chùa xưa đã trở thành phế tích. Dân gian Đồ Sơn từ bao đời nay còn truyền tụng câu ca dao cổ hoài niệm về chùa Tháp Tường Long xưa: "Lý Gia truyền được mấy đời/ Chùa tan, tháp đổ, chuông rơi Nò Hầu". Ông Tuệ Khương (Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam) cho biết, theo các cụ có tuổi "xưa nay hiếm" ở Đồ Sơn, thì xưa kia phía Tây của núi Tháp (tức nơi có tháp Tường Long) có một khe ăn sâu xuống biến. Khe này gần bến đò Họng, tức Nò Hầu mà câu ca dao trên nhắc tới. Tương truyền, khi chùa tháp bị đổ nát, chuông lăn xuống bến Nò Hầu. Ít lâu sau, dân chúng hò nhau trục vớt được quả chuông ở bến đò Họng, rồi rước về chùa Nam gần đó, sau này gọi là chùa Vân Bản. Trải qua vài trăm năm sau, do một trận bão lớn, chùa Vân Bản bị đổ sập, quả chuông lại bị rơi lăn xuống biển ở chân núi Tháp. Đến thời Lê, chùa Vân Bản lại được dân chúng cung thỉnh hạ sơn, làm chùa mới nhỏ hơn ở ven núi, gần khu vực bãi tắm một ngày nay. Sau khi chùa mới dựng xong, người dân Đồ Sơn lại một lần nữa mò tìm, trục vớt quả chuông cổ từ bến Đò Họng, đem về treo ở chùa cách đó không xa. Biết bao đời đều chung tâm nguyện quả chuông được yên vị, tồn tại cùng ngôi làng, sớm tối ngân vang nơi góc bể chân trời, để bà con dân chài có nơi nương tựa tâm linh. Nhưng không được bao lâu, chuông Vân Bản lại thêm một cuộc bể dâu chìm sâu trong lòng biển Đồ Sơn. Lý do cuộc lưu lạc lần này có nhiều suy đoán khác nhau. Có người cho rằng, chuông Vân Bản bị thất lạc từ thế kỷ XV do dân làng cất giấu nơi lòng biển cả để tránh cuộc tàn sát, vơ vét di sản văn hóa Đại Việt của giặc Minh. Và nhiều thế kỷ sau đó, mặc dù đất nước trở lại yên bình nhưng dân làng vẫn chưa tìm được chuông. Cũng có ý kiến cho rằng, chuông bị mất từ đầu thế kỷ XIX, do người dân giấu chuông xuống đáy biển để đối phó với việc phá chùa Tháp của Hoàng Cao Khải. Việc này được ghi rõ trong sách Đại Nam nhất thống chí của triều Nguyễn: "Năm Gia Long thứ ba (1084) phá tháp (tức tháp Tường Long) lấy gạch xây thành trấn Hải Dương". Đến đây chuông Vân Bản tưởng như đã kết thúc số phận và chìm sâu vào quên lãng của thời gian, thiên nhiên và đời người. Nhưng vào một buổi sáng mùa hạ năm 1958, một vạt lưới của vạn chài Đồ Sơn bủa lưới đánh cá ở vùng biển thuộc khu vực bãi tắm một ngày nay, bỗng vướng phải một vật cản lớn, không thể kéo lưới lên được. Những thợ lặn giỏi được phái xuống khảo sát, đã phát hiện một quả chuông đồng khổng lồ bị mắc quấn trong lưới. Khi chuông vớt lên, được sự nhận diện của các bô lão ở Đồ Sơn cùng với sự giám định của các nhà khảo cổ học, thì đích thực đó là quả chuông chùa Vân Bản cổ xưa. Từ khi ra đời đến nay, thời gian chuông Vân Bản "ngụ cư" dưới nước nhiều hơn thời gian được treo tại chùa. Ít nhất 3 lần chuông phải vùi mình dưới đáy biển suốt thời gian dài, lần gần đây nhất bị ngâm dưới
  4. nước biển mấy trăm năm, thế nhưng vẫn không bị nước mặn gây oxy hóa. Người dân Đồ Sơn lý giải rằng, vì chuông được đúc với một tỷ lệ vàng quá cao, nên dù bị sóng biển vùi dập mấy trăm năm mà vẫn còn nguyên vẹn, tiếng chuông vẫn vang xa trăm dặm. Mỗi lần chuông mất tích thường trùng với những lần người dân Đồ Sơn nói riêng, đất nước nói chung lâm vào cảnh suy tàn hoặc ngoại xâm, và chuông thường xuất hiện trở lại vào đúng lúc đất nước phục hưng, Phật giáo hưng thịnh. Suốt thời gian đất nước bị thực dân Pháp đô hộ, biết bao đời người dân ở Đồ Sơn đã mò khắp đáy biển nơi này để tìm lại báu vật của tổ tiên, và họ đã vô vọng tưởng như không bao giờ tìm lại được. Ấy vậy mà thật bất ngờ, chỉ sau khi hòa bình lập lại vài năm, chuông đột ngột lăn vào lưới vạn chài để tìm về với con người. Điều này chẳng kỳ lạ lắm sao ? Chu Minh Khôi
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0