intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ năng học đại học – kỹ năng mềm cho sinh viên

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

108
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Môi trường ĐH luôn là một môi trường đầy thứ thách đối với những sinh viên năm I khi họ vừa trải qua một kì thi ĐH căng thẳng. Sự thay đổi về môi trường học tập thường làm nhưng sinh viên này lơ là việc học. Điều này dẫn đến kết quả dù từng là học sinh khá nhưng cũng không tránh khỏi kết quả học tập sút kém. Vậy nguyên nhân là do đâu? Môi trường ĐH là môi trường tự học, mỗi sinh viên phải vận dụng tối đa khả năng của mình để đạt được kết...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ năng học đại học – kỹ năng mềm cho sinh viên

  1. Kỹ năng học đại học – kỹ năng mềm cho sinh viên Môi trường ĐH luôn là một môi trường đầy thứ thách đối với những sinh viên năm I khi họ vừa trải qua một kì thi ĐH căng thẳng. Sự thay đổi về môi trường học tập thường làm nhưng sinh viên này lơ là việc học. Điều này dẫn đến kết quả dù từng là học sinh khá nhưng cũng không tránh khỏi kết quả học tập sút kém. Vậy nguyên nhân là do đâu? Môi trường ĐH là môi trường tự học, mỗi sinh viên phải vận dụng tối đa khả năng của mình để đạt được kết quả tốt. Sự cố gắng của mỗi sinh viên là tự do bản thân họ. Khác với môi trường THPT khi có sự kèm cặp của thầy cô giáo, khi lên ĐH bạn phải tự lo cho bản thân mình. Kỹ năng học tập là một trong những kỹ năng cần thiết cho mọi sinh viên trên giảng đường ĐH. Kỹ năng này sẽ giúp cho sinh viên có được kết quả tốt trong học tập cũng như quản lí thời gian của cá nhân giúp tránh lãng phí thời gian vô ích. 1. Lập kế hoạch cho học kì. Học kì này bạn học những môn gì? Hình thức đánh giá của môn đó như thế nào? Lúc nào kiểm tra quá trình, lúc nào thi? Đó là những điều bạn cần ghi chú vô kế hoạch học tập của mình. Công cụ lập kế hoạch đơn giản nhất đó là “bảng danh sách công việc”. Bạn có thể ghi rõ từng môn và thời gian chi tiết kèm theo. Có trong tay kế hoạch học tập bạn sẽ chủ động hơn trong việc ôn tập kiểm tra. Điều này sẽ giúp bạn không phải “vắt chân lên cổ” khi sắp đến ngày thi. 2. Học ngay ở lớp.
  2. Những kiến thức trên lớp nếu có thể nhớ được bạn nên tập cách nhớ ngay khi thầy cô giảng bài. Bởi sinh viên thường có thói quen “không ngó tới sách vở” cho đến khi thi. Nắm kiến thức ngay trên lớp sẽ giúp bạn ôn tập dễ hơn khi kì thi tới. Ngoài ra bạn nên ghi chép đầy đủ và cẩn thận, đây chính là nguồn tài liệu giúp bạn ôn tập. 3. Thường xuyên đặt câu hỏi. Đừng ngại đặt câu hỏi với giáo viên. Hãy hỏi bất cứ cái gì bạn không hiểu liên quan đến bài giảng. Đặt cho mình mục tiêu mỗi buổi học hỏi từ 2-3 câu sẽ giúp bạn không chỉ hiểu rõ kiến thức mà còn tự tin hơn. 4. Học nhóm. Sự tranh cãi tích cực luôn đem lại hiểu quả tốt. Học nhóm với bạn bè của bạn sẽ giúp bạn nhận ra nhiều vấn đề mà mình đang khúc mắc. Cùng nhau học và cùng giúp đỡ nhau tiến bộ. 5. Quản lí thời gian hiệu quả. Bạn có thể tranh thủ thời gian rảnh bằng cách học một số thứ. Ví dụ khi đi xe bus bạn có thể tranh thủ học một vài từ tiếng Anh, hay tranh thủ đọc một cuốn sách chuyên ngành mà bạn yêu thích. 6. Học lúc nào? Bạn nên tránh học bài vào khoảng thời gian từ 17h – 19h, bởi thời gian này là thời gian bạn nên dành để chơi thể thao, học vào thời gian này bạn sẽ tiếp thu kiến thức kém. Bạn có thể học các môn thuộc lòng vào sáng sớm, làm bài tập vào buổi tối ngay sau giờ học trên trường. Vào những thời gian đó bạn sẽ tiếp thu kién thức hiệu quả hơn rất nhiều.
  3. 7. Sức khỏe. Việc học tập luôn đi kèm với sức khỏe, dành thời gian thư giãn, chơi thể thao giúp cho đầu óc bạn thoải mái và học tập hiệu quả hơn. Đừng học lúc bạn mệt mỏi hay buồn ngủ. Những lúc như thế này bạn nên nghỉ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2