Kỹ năng làm cha mẹ - Phần 4
lượt xem 19
download
Thường xuyên trò chuyện với con. Học ngôn ngữ và gia tăng vốn từ bằng cách lắng nghe mọi người xung quanh nói chuyện hoặc đối thoại với nhau rất có lợi cho trẻ. Nghe người khác nói càng nhiều thì ngôn ngữ cá nhân của trẻ càng phát triển tốt hơn. Tuy nhiên, có nhiều phương thức sáng tạo lý thú không những làm tăng vốn từ của trẻ mà còn củng cố được các mối quan hệ và tăng thêm niềm hạnh phúc trong gia đình. Gây chú ý: Nên dán lên tủ quần áo, tủ lạnh...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kỹ năng làm cha mẹ - Phần 4
- Làm thế nào để giúp con phát triển vốn từ vựng? Làm thế nào để giúp con phát triển vốn từ vựng? Thường xuyên trò chuyện với con. Học ngôn ngữ và gia tăng vốn từ bằng cách lắng nghe mọi người xung quanh nói chuyện hoặc đối thoại với nhau rất có lợi cho trẻ. Nghe người khác nói càng nhiều thì ngôn ngữ cá nhân của trẻ càng phát triển tốt hơn. Tuy nhiên, có nhiều phương thức sáng tạo lý thú không những làm tăng vốn từ của trẻ mà còn củng cố được các mối quan hệ và tăng thêm niềm hạnh phúc trong gia đình. Gây chú ý: Nên dán lên tủ quần áo, tủ lạnh hay ở những chỗ dễ nhìn những tờ giấy ghi chú những từ hay hoặc có thể vẽ hình minh họa cho các từ đó nếu cần để làm tăng vốn từ của trẻ. Trong khi ăn, có thể dùng những từ đó để nói chuyện. Ðọc lớn tiếng: Dĩ nhiên, bạn đã từng đọc lớn tiếng cho con bạn nghe hồi cháu mới sinh, nên đọc cho con nghe loại sách có nhiều nhân vật và sự kiện, dành thời gian thảo luận và chỉ cho con biết những từ mới. Trò chuyện: Dành thời gian chỉ bảo và nói chuyện cho cháu nghe mỗi khi gia đình quây quần bên nhau. Mỗi khi đi đâu về, cố thu thập về vài món đồ vật cho trẻ. Hãy cho
- trẻ khoảng trống để kể về những đồ vật đặc biệt mà trẻ ưa thích, những đồ vật đó có tác dụng chia sẻ thông tin và kinh nghiệm cho trẻ. Khi cho từ mới, bạn nên tránh những từ tuy ngắn nhưng lại có những chữ cái giống nhau nhiều quá dễ gây nhầm lẫn. Các em có thể nhớ được những từ dài miễn là không trùng lặp nhiều. Ðể phát triển vốn từ của trẻ, đừng đánh giá thấp tầm quan trọng của trò chuyện về trao đổi thông tin. Sử dụng những từ khác nhau để miêu tả: Nên dùng những từ miêu tả phù hợp với mỗi vật như: ngủ ngon, áo đẹp, búp bê dễ thương v.v. Khi đến một cửa hàng tự chọn để mua một cái khăn quàng cổ, hãy nói về loại khăn quàng cổ. Khi đến nhà kính chọn mua cây mới để trồng trong vườn, hãy nói cho con nghe về những loại cây mới đó. Khi làm một món ăn mới, hãy nói chuyện về cái chảo, dầu đậu phộng, xì dầu, các loại đậu, ... Một số trò chơi giúp trẻ phát triển trí tuệ Một số trò chơi giúp trẻ phát triển trí tuệ Chơi cát: có những cha mẹ không cho con nghịch cát vì sợ bẩn. Đừng quá lo. Rây bẩn là sự phát triển tự nhiên của tính thích khám phá của trẻ. Với đống cát, trẻ có thể xây núi, đào hang, xây cầu, làm đường, có thể lấy đá cuội và que làm vườn vui chơi. Có thể gạt bằng mặt cát để trẻ tự vẽ viết tùy ý thích. Ngoài ra, bạn có thể dạy trẻ dùng cát ướt để nặn mô hình hay dùng cát đã rửa sạch để làm bình lọc nước. Khi nhìn thấy nước đục sau khi lọc qua cát sẽ làm nước trong, trẻ thấy thích thú và sẽ có những gợi mở suy nghĩ mới. Gấp giấy: là hoạt động vui chơi đơn giản, thực dụng, và vô cùng phong phú. Một tờ giấy nho nhỏ, qua bàn tay khéo léo có thể biến thành quần áo, thuyền, máy bay và các con vật có hình thù khác nhau. Trẻ chơi gấp giấy sẽ được củng cố khái
- niệm hình học một cách tự nhiên, nhận biết được các sự biến đổi từ đơn giản đến phức tạp. Bạn hãy biến trò chơi gấp giấy thành một trò chơi vừa rèn kỹ năng của tay lại vừa giúp cho trẻ động não. Chơi nước: trẻ đặc biệt rất thích nghịch nước. Nhiều bậc cha mẹ sợ con nghịch nước làm ướt quần áo, nhất là về mùa đông dễ bị cảm lạnh. Đừng quá lo lắng như vậy. Hãy cho nước vào chậu, thả con vịt nhựa, bóng nhựa hoặc gấp thuyền bằng giấy… hay thổi bóng xà phòng. Đơn giản nhưng lại mang lại hiệu hiệu quả rõ rệt về phát triển trí tuệ. Muốn con viết chữ đẹp Muốn con viết chữ đẹp Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người có chữ viết rất đẹp như rồng bay phượng múa. Lại có lắm người không dám đưa chữ của mình cho ai xem. Vậy làm thế nào để trẻ viết chữ đẹp ở những năm tiểu học? Uốn nắn trẻ từ thuở ban đầu Hẳn các bạn không quên câu: “Dạy con từ thuở còn thơ”, công việc khi đã thành thói quen, thành nếp sẽ rất khó chữa. Chữ viết của trẻ cũng vậy, xấu do nhiều lý do, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là trẻ không viết đúng cách từ những ngày đầu tập viết. Và sau đây là cách tập viết cho trẻ. Phần chuẩn bị phải được đề cao Vở sạch chữ đẹp là tiêu chí hàng đầu ở những năm tiểu học. Trẻ dễ thích thú, say mê và ham học hơn với điều kiện học tập thoải mái. Do vậy, bạn nên đầu tư ngay từ ban đầu, vừa đạt hiệu quả cao vừa đỡ tốn kém về sau.
- Bàn và ghế phải vừa đúng tầm của trẻ, sao cho khi trẻ ngồi thì khuỷu tay vừa chấm xuống mặt bàn. Nếu bàn quá thấp, trẻ phải khom lưng xuống, lâu ngày sẽ bị gù hoặc tệ hơn nữa là vẹo cột sống... Nhưng nếu bàn quá cao, trẻ phải nhướn người lên, hoặc cúi sát để viết dễ dẫn đến cận thị... Chọn vở tập viết cho trẻ cũng là một khâu quan trọng. Trẻ mới tập viết nên chọn loại vở có kẻ ô ly to, rõ nét... , giấy dày để chữ không bị hằn hoặc mực không bị thấm sang mặt giấy bên kia. Mới tập viết, có thể cho trẻ viết bút chì, sau đấy mới viết bút mực. Không nên cho trẻ viết bút bi, vì độ trơn, nhạy của viết sẽ dễ làm cho trẻ không làm chủ được cây viết của mình và nét chữ không thật. Ánh sáng ở góc học tập của trẻ cũng rất quan trọng. Một góc học tập sạch sẽ, sáng sủa làm cho trẻ dễ chịu và hưng phấn hơn. Không nên chọn chỗ tối tăm, muỗi gián làm trẻ đâm ra sợ hãi và không còn hứng thú trong việc học. Nếu đặt đèn, bạn phải đặt phía trước mặt hoặc hắt từ bên trái sang. Vì nếu đặt sau lưng hoặc bên phải, bóng của lưng và tay trẻ sẽ làm tối tập. Những ngày đầu tiên là quan trọng nhất Những ngày đầu tập viết rất quan trọng với trẻ. Trẻ sau này có viết chữ đẹp hay không thì ngay ngày đầu phải kèm chặt, không phải thấy trẻ biết viết là được. Viết không đúng cách, để tập không đúng vị trí cũng làm cho chữ trẻ không đẹp. Viết cẩu thả, quấy quá cho qua và không theo dõi đều khiến trẻ ít viết hoặc không cố gắng viết cũng làm hiệu quả việc tập viết bị giảm. Khi khâu chuẩn bị đã hoàn tất, bạn bắt đầu tập viết cho con được rồi đấy! Hiện nay, tại các nhà sách có rất nhiều loại vở tập viết cho trẻ, những quyển vở này có hàng chữ mẫu ở đầu trang và trẻ sẽ viết theo chỉ một kiểu chữ mẫu đó cho đến hết trang. Viết đi, viết lại nhiều lần, nhằm giúp trẻ quen với các ký tự, không mắc lỗi chính tả và viết cho đều tay.
- Dáng ngồi khi viết cũng cần phải chú ý. Nên tập cho trẻ ngồi thoải mái, vở để thẳng trước mặt. Nhiều trẻ để vở nghiêng hẳn về bên phải hoặc bên trái mới viết được, bạn nên sửa ngay cách ngồi sai này, để lâu dần thành thói quen rất khó sửa. Lắm bạn ra sức chỉnh sửa chữ viết cho con khi “gạo đã thành cơm”, có nghĩa là trẻ đã quen với cách viết riêng của nó. Trong trường hợp này, bạn phải từng bước nắn lại chữ bằng cách cho trẻ viết thật nhiều theo khuôn mẫu. Dĩ nhiên, tính kiên trì là cần thiết trong trường hợp này vì trẻ cần thời gian để tập luyện lại. Nhút nhát Nhút nhát Tâm tính của trẻ ở độ tuổi bắt đầu đến trường có thể dẫn đến thái độ thận trọng với những tình huống mới và chậm thích ứng với những người chưa quen. Làm thế nào động viên trẻ nhút nhát? Làm gương. Bạn phải có tính quyết đoán trong những trao đổi với những người bán hàng, hỏi những câu hỏi thích hợp với bạn bè, và nhìn thẳng vào người lạ khi tiếp xúc. Cảnh giác với những phản ứng nhanh. Bạn nên gần gũi với trẻ để quan sát và phát hiện những tình huống xã hội nào có khuynh hướng làm tăng tính nhút nhát nơi trẻ. Khi hiểu hơn về những lo lắng của trẻ, bạn hãy nói và cùng làm việc với trẻ để vượt qua những tình huống đó. Ví dụ, con bạn bị áp lực nặng về học hành, có thể cháu không dám nói vì sợ thất bại. Trong tình huống đó, bạn nên giảm những kỳ vọng của mình đối với việc học của trẻ.
- Thực tập những tình huống khó. Rủ con chơi đóng kịch, cho nó đóng những vai nó thường ngại làm. Trẻ vừa làm vừa cười khúc khích và thấy rằng thật buồn cười khi phải nói trước đám đông, phải mời các bạn đi dự sinh nhật..., nhưng nó cũng bắt đầu cảm thấy tự tin hơn về khả năng hoà nhập với xã hội. Giúp trẻ khẳng định vai trò riêng của mình. Trẻ nhút nhát thường khó xác định cho mình một vị trí riêng trong xã hội. Ðể động viên trẻ, bạn cho cháu tham dự những hoạt động ngoại khóa thích hợp với sở thích của trẻ: nhóm bơi lội, hướng đạo sinh, câu lạc bộ cờ vua... Một khi trẻ khám phá ra tài năng của mình, lòng tự tin của trẻ sẽ dâng cao cùng với lòng nhiệt thành. Nếu trẻ không chịu tham gia thì đừng ép. Bạn liên tục đưa ra ý tưởng, và cuối cùng trẻ sẽ nhận ra những hứng thú phù hợp. Cần ý thức khi nào phải rút lui. Có một ranh giới mong manh giữa việc giúp trẻ đương đầu với sự nhút nhát và việc quấy nhiễu trẻ bằng những đòi hỏi liên tục bắt trẻ phải hội nhập với xã hội bên ngoài. Cũng nên nhắc bạn rằng tính khí của trẻ không phải là kết quả của những khả năng nuôi dạy của bạn. Chừng nào trẻ có bạn bè, cảm thấy hạnh phúc, và có thể thực hiện vai trò của mình như một học sinh hay một thành viên trong gia đình, thì mọi chuyện bắt đầu ổn thỏa. Bạn nên khen cháu mỗi khi cháu có nỗ lực hòa nhập, khuyên bảo khi trẻ cần, sau đó để trẻ tự quyết theo cách của nó. Đừng gán chữ "nhút nhát" cho con bạn: Ngàn lần không nên gắn một nhãn hiệu gì cho trẻ con, kiểu như: "Ồ, cháu nhát đấy mà!". Có thể trẻ không nghĩ mình nhút nhát. Nhưng nếu bạn cứ hay nói vậy, trẻ sẽ tin điều đó. Hơn nữa, có thể trẻ không thấy tính nhút nhát là một cản trở,
- nhưng nếu bạn nói trắng thực tế của vấn đề, thì trẻ có thể nhận ra đó là một trong những nhược điểm trong nhân cách của mình. Bạn nên nói: "Chưa quen ấy mà. Một lát nữa là nói như sáo thôi", thay vì gọi trẻ là nhút nhát. Một khi đã bị mọi người cho là đứa nhút nhát rồi, bạn cố gắng thay đổi hình ảnh đó bằng cách cho trẻ nghe lóm một vài điều tích cực về nó. Khi trẻ đang nghe lóm, bạn nên khoe rằng con bạn đã cởi mở hơn, hoặc đề cao một nỗ lực nào đó mà trẻ đã làm để hội nhập với xã hội. Ðồng thời bạn cũng nên dặn dò những người trong gia đình, người thân, bạn bè, và thầy cô giáo đừng dán nhãn hiệu cho trẻ. Trẻ nhút nhát có cần đến sự giúp đỡ của các chuyên gia không? Chúng ta nên hiểu sự nhút nhát chỉ là chướng ngại vật trên đường chứ không phải là rào chắn. Dù có đôi chút đau buồn hay vấp phải vài bước đi sai lầm, mọi trẻ em, dù rất nhút nhát đều có thể rèn luyện cách giao tiếp và đương đầu với tình trạng bị mọi người chú ý. Chúng có thể có ít bạn hơn so với những trẻ khác, nhưng tình bạn của chúng rất thân. Tuy nhiên, nếu con bạn nhút nhát quá đến nỗi tránh tiếp xúc, hoặc nếu bạn lo rằng sự nhút nhát của trẻ hủy hoại khả năng hoạt động của nó, thì nói cho thầy cô giáo của trẻ ở trường hoặc bác sĩ tâm lý nhi khoa. Họ sẽ giúp bạn đánh giá và hỗ trợ sự phát triển tâm lý của trẻ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
4 cách tăng cường trí nhớ cho con bạn
3 p | 122 | 18
-
4 trò chơi cho bé với hộp carton
3 p | 142 | 15
-
9 “bài tập” học nói hàng ngày
4 p | 120 | 14
-
4 cách giúp bé tăng khả năng ghi nhớ
3 p | 121 | 12
-
4 kỹ năng cần có ở trẻ mẫu giáo
5 p | 112 | 9
-
Kỹ năng ở bé 2-3 tuổi
3 p | 136 | 8
-
Con gái nữ tính
5 p | 88 | 8
-
Rèn luyện kĩ năng gọi đúng tên sự vật cho bé 4 tuổi
4 p | 81 | 8
-
71 điều bé cần biết trước khi đi nhà trẻ
3 p | 77 | 7
-
Hành vi xấu điển hình theo độ tuổi (Kì 1)
5 p | 93 | 7
-
4 phương pháp dạy trẻ tự chơi
5 p | 93 | 7
-
4 kỹ năng cho bé 11 tháng tuổi
3 p | 86 | 6
-
Là bố mẹ thì không cần phải xin lỗi
5 p | 102 | 6
-
Con văng tục cực kỳ tự nhiên
5 p | 62 | 5
-
Những điều cần biết khi cho bé ăn dặm
5 p | 101 | 5
-
Trẻ có thể bị hô, lệch răng vì miếng gặm nướu
4 p | 73 | 5
-
Những phát ngôn gây sốc của bé
6 p | 54 | 4
-
Sao mẹ mặc váy còn bố lại mặc quần?
4 p | 60 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn