intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những điều cần biết khi cho bé ăn dặm

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

102
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giai đoạn ăn dặm quả là một trải nghiệm thú vị nhưng cũng đầy khó khăn cho cả mẹ và bé. 1. Hãy chắc rằng bé yêu đã sẵn sàng ăn dặm Viện nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo rằng trẻ nhỏ phải được ít nhất 4 - 6 tháng mới nên cho ăn dặm. Khoảng thời gian này em bé bắt đầu có dấu hiệu sẵn sàng tiếp nhận chất rắn. Bé có thể ngồi dậy, thậm chí không được hỗ trợ; bé có thể cầm những vật nho nhỏ và bé rất quan tâm đến những gì...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những điều cần biết khi cho bé ăn dặm

  1. Những điều cần biết khi cho bé ăn dặm
  2. Giai đoạn ăn dặm quả là một trải nghiệm thú vị nhưng cũng đầy khó khăn cho cả mẹ và bé. 1. Hãy chắc rằng bé yêu đã sẵn sàng ăn dặm Viện nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo rằng trẻ nhỏ phải được ít nhất 4 - 6 tháng mới nên cho ăn dặm. Khoảng thời gian này em bé bắt đầu có dấu hiệu sẵn sàng tiếp nhận chất rắn. Bé có thể ngồi dậy, thậm chí không được hỗ trợ; bé có thể cầm những vật nho nhỏ và bé rất quan tâm đến những gì có trong bát ăn. Mỗi em bé có những đặc tính và sự phát triển khác nhau, vì vậy điều quan trọng là bạn phải xem con mình có dấu hiệu sẵn sàng ăn dặm vào thời gian nào. 2. Cho bé ăn dặm dần dần Bạn và bé có nhiều thời gian để khám phá thế giới ăn dặm. Đây là một thế giới hoàn toàn mới mẻ với bé trong lĩnh vực ẩm thực. Vì vậy, bạn không nên vội vàng cho bé ăn nhiều ngay từ đầu. Thời gian đầu, bạn chỉ nên cho bé
  3. ăn một lượng rất nhỏ (khoảng nửa muỗng cà phê). Dần dần bạn tăng số lượng lên cho phù hợp với bé. 3. Ít nhất năm đầu đời nên duy trì cho bé bú mẹ hoặc dùng sữa ngoài nếu không đủ sữa mẹ Năm đầu đời của trẻ là thời gian quan trọng nhất trong việc hình thành và phát triển cả về thể chất và não bộ. Để giữ một nguồn sữa đầy đủ, bạn nên cho con bú càng nhiều càng tốt để cung cấp cho bé những chất quan trọng nhất. Nếu không có sữa mẹ thì trẻ cũng nên được cho uống sữa bột trước khi ăn dặm. 4. Xem sở thích ăn uống của con Khi cho trẻ ăn dặm, bạn cũng cần lưu ý tìm hiểu về lịch sử ăn uống của gia đình. Bạn hãy xem những loại thức ăn nào không phù hợp hay những loại thức ăn nào làm cơ địa những thành viên trong gia đình dị ứng. Đây là bước quan trọng giúp bạn tìm ra sở thích, sở ghét và những loại thực phẩm phù hợp cho con bạn. 5. Chuẩn bị quần áo khi cho trẻ ăn
  4. Khi cho trẻ ăn, thức ăn thường bị dây hoặc bắn vào quần áo của bạn và của bé, thậm chí ra sàn nhà bởi vì các em bé rất hiếu động, khó lòng ngồi bất động khi ăn. Chính vì vậy, bạn phải chuẩn bị quần áo, yếm ăn cho bé thật phù hợp và thoải mái. Kể cả bạn cũng phải mặc những bộ đồ gọn gàng, không lòe xòe, tiện lợi cho việc bón cho bé ăn. 6. Mỗi tuần chỉ ăn một loại thức ăn mới Thời gian tốt nhất để cho bé ăn dặm hoặc cung cấp các loại thực phẩm mới là vào buổi sáng. Bởi vì sau khi cho ăn buổi sáng, bạn dễ dàng hơn để quan sát con mình liệu có những dấu hiệu của phản ứng dị ứng, chẳng hạn như phát ban, chảy nước mũi, sưng huyết, nhiễm trùng tai… hay không. Nếu phát hiện thấy các phản ứng nghiêm trọng, bạn phải lập tức đưa bé đến phòng khám gần nhất để các chuyên gia sức khỏe được xem xét và điều trị. 7. Những thay đổi khi bé đi vệ sinh Khi bạn cho bé ăn thêm thức ăn đặc vào chế độ ăn uống của bé, bạn sẽ thấy một sự thay đổi trong màu sắc và tần suất đi tiểu hoặc đi ị của bé. Việc thay đổi màu phân, tùy thuộc vào loại hoặc mà u thức ăn là rất bình thường. Bạn thậm chí còn có thể thấy những mảnh thức ăn không tiêu được trong phân của bé.
  5. 8. Cho bé ăn những bữa nhỏ Bạn hãy cho bé ăn những bữa nhỏ, ít nhưng nhiều lần, thay vì những một ngày ăn 3 bữa lớn với số lượng nhiều. Vì việc hấp thụ và tiêu hóa của trẻ chưa được nhanh nhạy, chính vì vậy, ăn một lượng nhỏ sẽ giúp trẻ thấy thoải mái hơn. 9. Làm theo các tín hiệu của bé Nếu em bé của bạn không thích một loại thức ăn nào đó hoặc vẫn chưa đói, đừng nên ép bé ăn. Điều này tránh làm tổn thương bé và làm mất hứng của bé. Bạn cũng không nên sốt ruột vì cho trẻ ăn theo sở thích và mong muốn cũng rất tốt, điều quan trọng thời gian này là làm phong phú thức ăn và tạo hứng thú ăn uống cho trẻ. 10. Cho bé ăn cùng người lớn Cho phép bé ngồi với gia đình lúc giờ ăn để bé có thể bắt đầu tận hưởng những chia sẻ thông tin xã hội trong bữa ăn gia đình. Thông thường, trẻ sẽ rất thích sự tương tác này vì bé có thể được “nói chuyện” với nhiều người hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2