intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Là bố mẹ thì không cần phải xin lỗi

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

103
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chị Thư bực tức khi đi làm về, nhìn thấy bãi chiến trường những đồ chơi mà cậu con trai 4 tuổi bày ra khắp phòng khách. Và trên mặt bàn, chiếc bình thủy tinh cao cấp do một người bạn tặng chị trong ngày cưới đã không còn. Chỉ còn lại là những mảnh vỡ tung tóe dưới sàn nhà. Vừa lúc đó thì cậu con trai từ ngõ chạy vào. Thấy mẹ, Cu Bin cười hớn hở, reo lên: “ Ah! Mẹ về! Mẹ về! Khi bố mẹ mắc lỗi và không chịu xin lỗi con Đang...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Là bố mẹ thì không cần phải xin lỗi

  1. Là bố mẹ thì không cần phải xin lỗi
  2. Chị Thư bực tức khi đi làm về, nhìn thấy bãi chiến trường những đồ chơi mà cậu con trai 4 tuổi bày ra khắp phòng khách. Và trên mặt bàn, chiếc bình thủy tinh cao cấp do một người bạn tặng chị trong ngày cưới đã không còn. Chỉ còn lại là những mảnh vỡ tung tóe dưới sàn nhà. Vừa lúc đó thì cậu con trai từ ngõ chạy vào. Thấy mẹ, Cu Bin cười hớn hở, reo lên: “ Ah! Mẹ về! Mẹ về! Khi bố mẹ mắc lỗi và không chịu xin lỗi con Đang cơn bực mình, chị Thư quát ầm lên: “Mẹ mẹ con con cái gì! Nhìn lại xem con đã làm gì ở cái nhà này.” Rồi chị chỉ vào đống đổ vỡ tan tành: “Cái gì đây? Con chơi bời kiểu gì thế hả? Cu Bin nhìn mẹ ngơ ngác một hồi, rồi như hiểu ra vấn đề, cu Bin giãy nảy lên: “ Không phải con. Tại con mèo làm đổ đấy!” Nghĩ là con nói dối, như đổ thêm dầu vào lửa, chị Thư càng quát ầ m lên: “Con càng ngày càng hư. Đồ chơi chơi xong không dọn, bày ra khắp nhà. Chiếc bình thủy tinh kia là quà kỉ niệm, mẹ đã nói nhiều lần là đừng động vào. Con không nghe lời, làm vỡ, còn đổ tội cho con mèo. Con hư lắm!”
  3. Vừa lúc đó, bà Minh, bà ngoại của bé Bin từ bếp chạy lên, tay cầm chổi và hót rác: “Mẹ nó làm gì mà ầ m lên thế! Cái bình đó là con mèo làm vỡ thật đấy. Mẹ đang lên để hót đi đây!” Chị Thư đứng khựng lại. Còn bé Bin thì òa khóc nức nở. Bé Bin dỗi không ăn cơm trưa, bà ngoại dỗ thế nào cũng không chịu ăn. Bố vào nói cũng không được. Chị Thư biết mình sai, nhưng vốn bản tính hay cố chấp, thấy bé vậy, chị bực mình thêm. Chị nghĩ: “Mới tí tuổi đã như ông tướng. Chả nhẽ mình là mẹ lại đi xin lỗi con”, nên chị chỉ nói với vào: “Dậy ăn cơm đi, còn nằm ườn ra đấy.” Còn bé Bin nghĩ: “Mẹ mắng mình vô lý mà không xin lỗi mình. Thế mà mẹ toàn bảo mình nếu làm gì có lỗi thì phải xin lỗi”. Làm gì khi bố mẹ là người mắc lỗi? Nhân gian có câu: “Muốn nói ngoa làm cha mà nói”, ám chỉ việc quyền hành của cha mẹ đối với con cái. Nhất là theo quan điểm Nho gia, đạo làm con phải giữ trọn hiếu, nhất nhất phải vâng lời cha mẹ. Dù bố mẹ có nói sai thì đó cũng là người đẻ ra mình, không được phép cãi lời. Thậm chí có những việc biết là bố mẹ sai,vẫn phải chấp nhận làm theo. Điều này cực kì phổ biến khi soi rọi vào chế độ phong kiến.
  4. Tuy nhiên, với sự biến đổi của thời đại, cuộc sống, thì tư tưởng ấy có còn nên thịnh hành hay không? Và trên phương diện là người cha, người mẹ, khi chính bố mẹ là những người mắc lỗi với con, thì nên ứng xử thế nào để nhận được sự nể phục của con mà không đánh mất đi uy thế của mình? Đây thực sự là một tình huống rất sát thực trong cuộc sống, nhưng không phải bậc làm cha, làm mẹ nào cũng đã thực sự chú tâm đến tình huống này. Nhân vô thập toàn. Là cha là mẹ thì cũng có lúc sai, và cái sai của người lớn thường khó tha thứ hơn so với cái sai của trẻ nhỏ. Bởi cha mẹ là những người vượt hẳn trẻ nhỏ về kinh nghiệm sống, hiểu biết trong đời. Nhưng đừng nghĩ trẻ nhỏ nhận thức còn hạn chế mà coi thường những đánh gía của các em. Trẻ nhỏ nhạy cảm hơn người lớn, trong tư duy trẻ nhỏ, mọi thứ thường rạch ròi tốt xấu, đúng sai chứ không lỡ cỡ như người lớn. Nhất là khi bố mẹ có ứng xử gì đó không phù hợp hoặc đi ngược lại những gì bố mẹ đã dạy các em, các em rất dễ có những đánh giá thất vọng về bố mẹ: “Thế mà bố mẹ dạy con khác kia đấy!” Khi bố mẹ là người mắc lỗi với con cái, thật khó khăn biết bao khi bậc cha mẹ phải “hạ mình” xuống để xin lỗi con. Tâm lý này xuất phát từ nỗi lo
  5. mất uy với con cái. Nhưng bạn biết không, bạn đã luôn dạy con rằng: “Nếu con mắc lỗi, thì con cần biết xin lỗi”. Khi bạn mắc lỗi với con, bạn xin lỗi con mình, chính là bạn đang tự xây dựng cho con mình một tấm gương “Lời nói đi liền với hành động”, thể hiện cho mình thấy một văn hóa đẹp trong ứng xử. Và quan trọng, bạn đã cho con mình thấy bé luôn được tôn trọng. Biết xin lỗi con chính là một ứng xử nhân văn có lợi cho hình tượng của bạn. Hoàn toàn sẽ không có chuyện bạn sẽ mất uy trong mắt con. Bạn chỉ thực sự mất uy trong mắt con, khi bạn mắc lỗi và không chịu thừa nhận lỗi của mình mà thôi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2