intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ năng mềm của kế toán viên trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bằng phương pháp nghiên cứu tài liệu, bài viết "Kỹ năng mềm của kế toán viên trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0" đã xác định các kỹ năng mềm cần thiết đối với kế toán viên tương lai để làm việc và thành công trong nghề nghiệp kế toán, đó là: khả năng thích nghi, học suốt đời, kỹ năng giao tiếp, tư duy phản biện, giải quyết vấn đề động và trí tuệ cảm xúc. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ năng mềm của kế toán viên trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 KỸ NĂNG MỀM CỦA KẾ TOÁN VIÊN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ACCOUNTANT’S SOFT SKILLS IN THE CONTEXT OF THE FOURTH INDUSTRIAL REVOLUTION TS. Nguyễn Thị Đoan Trang, ThS. Đỗ Thị Hương Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã tạo ra nhiều thay đổi trong tất cả các lĩnh vực nói chung và ngành kế toán nói riêng. Sự thay đổi này đòi hỏi kế toán viên phải có những kỹ năng mới, trong đó các kỹ năng mềm là rất quan trọng. Bằng phương pháp nghiên cứu tài liệu, bài viết đã xác định các kỹ năng mềm cần thiết đối với kế toán viên tương lai để làm việc và thành công trong nghề nghiệp kế toán, đó là: khả năng thích nghi, học suốt đời, kỹ năng giao tiếp, tư duy phản biện, giải quyết vấn đề động và trí tuệ cảm xúc. Từ khóa: CMCN 4.0, kỹ năng mềm, kế toán viên ABSTRACT The fourth industrial revolution has created many changes in all fields in general and the accounting industry in particular. This change requires accountants to have new skills, in which soft skills are very important. By document research method, the article reveals that the necessary soft skills for accountants to work and succeed in the accounting profession, are: adaptability, lifelong learning, communication, critical thinking, dynamic problem solving, and emotional intelligence. Keywords: 4IR, soft skills, accountant 1. Đặt vấn đề Công việc được số hóa trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đặt ra nhiều cơ hội và thách thức trong hầu hết các lĩnh vực nói chung và ngành kế toán nói riêng. Những thuật ngữ như ứng dụng công nghệ cao, mạng lưới internet kết nối vạn vật, trí tuệ nhân tạo, robot thông minh, công nghệ blockchain, điện toán đám mây… trong kế toán không còn xa lạ với chúng ta. Việc áp dụng công nghệ kỹ thuật số đã giúp tự động hóa đáng kể công việc của kế toán với tốc độ xử lý nhanh và chính xác hơn. Do đó, vai trò của kế toán viên chuyển đổi sang tổng hợp, phân tích dữ liệu và cung cấp thông tin cùng các giải pháp phù hợp. Điều này đòi hỏi kế toán viên cần có nhiều kỹ năng mới để phát triển sự nghiệp của mình. Các kỹ năng mới này không chỉ là các kỹ năng về kỹ thuật để làm chủ công nghệ mà đó còn là các kỹ năng mềm để giúp kế toán viên có thể phát huy được vai trò của con người trong môi trường kỹ thuật số với nhiều thay đổi nhanh chóng. Không chỉ sự thay đổi về kỹ thuật công nghệ mà ngày nay thế giới cũng đầy sự biến động bất ngờ, ví như đại dịch Covid-19 đã khiến các doanh nghiệp phải thay đổi cách thức làm việc, nên các kế toán viên rất cần được đào tạo và trau dồi những kỹ năng mềm để có thể đứng vững và phát triển trong thời đại mới. 438
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 2. Cơ sở lý thuyết Những ảnh hưởng của CMCN 4.0 đến kế toán viên Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 dựa trên nền tảng công nghệ số, tích hợp các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình sản xuất, quy trình kinh doanh, quy trình nghiệp vụ, phương thức sản xuất trong đó có quy trình xử lý, cung cấp thông tin của bộ phận kế toán và kiểm toán. Công việc của kế toán thực hiện áp dụng chứng từ điện tử, các phần mềm tổng hợp, xử lý dữ liệu, ghi sổ kế toán trong môi trường tin học hóa. Kế toán viên sẽ không còn mất quá nhiều công sức trong việc phân loại chứng từ, xử lý từng nghiệp vụ kinh tế riêng lẻ, ghi các loại sổ kế toán mà vấn đề quan trọng hơn là cần phải quan tâm đến việc trình bày báo cáo tài chính theo chuẩn mực, tiếp cận gần hơn với hệ thống kế toán quốc tế (Hương Giang, 2019). Một khảo sát mới đây cho thấy, sự đột phá kỹ thuật số trong kế toán sẽ tạo ra những xu hướng mới. Cụ thể, khoảng 66% doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) sẽ thay thế những dịch vụ mà kế toán viên hiện đang thực hiện bằng các dịch vụ đám mây, 50% DNNVV sẽ thay nhân viên kế toán nếu họ không thích ứng với công nghệ đám mây. Những công việc dễ được tự động hóa và thay thế bằng phần mềm như: Nhập bút toán bằng tay, ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính cuối năm, lập báo cáo hoạt động kinh doanh, tiền lương, phân tích tài chính… Như vậy, thay vì thuê các kế toán viên đảm nhiệm các nhiệm vụ kế toán như hiện nay, trong thời gian tới, hoạt động này có thể sẽ được tự động bằng công nghệ hoặc bằng các phần mềm thông tin (Khánh Chi, 2020). Kỹ năng mềm và vai trò của kỹ năng mềm Trong bối cảnh môi trường thay đổi như trên, khi nghề kế toán đang chuyển dần khỏi hoạt động kỹ thuật, theo Tsiligiris và Bowyer (2021) những kỹ năng cần thiết và quan trọng đối với các kế toán viên là: kỹ năng đạo đức, kỹ năng kỹ thuật số, kỹ năng kinh doanh và các kỹ năng mềm. Kỹ năng mềm được định nghĩa là “kỹ năng, khả năng và đặc điểm liên quan đến tính cách, thái độ và hành vi hơn là kiến thức chính thức hoặc kỹ thuật” (Moss và Tilly, 1996). Tầm quan trọng ngày càng tăng của các kỹ năng mềm cũng được xác định bởi nghiên cứu được thực hiện bởi một số tổ chức nghề nghiệp kế toán quốc tế như: Hiệp hội kế toán công chứng Anh (ACCA), Viện kế toán công chứng Hoa Kỳ (AICPA), Hiệp hội kế toán công chứng Úc và New Zealand (CA ANZ), Hiệp hội kế toán quản trị công chứng Anh (CIMA), IFAC (Liên đoàn kế toán quốc tế), Hội kế toán quản trị (IMA). Chính xác hơn, các kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian và giải quyết vấn đề được các nhà tuyển dụng xác định là những điều kiện tiên quyết chính để tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp kế toán, tuyển dụng và thăng tiến liên tục (Montano và cộng sự, 2001; Tempone và cộng sự, 2012). Đồng thời, nghiên cứu xác định rằng các nhà tuyển dụng nhận thấy rằng sinh viên tốt nghiệp kế toán thiếu những kỹ năng mềm quan trọng này (Teng và cộng sự, 2019). Ghani và Muhammad (2019) lo ngại rằng kỳ vọng của nhà tuyển dụng sẽ thay đổi đáng kể trong môi trường 4.0, điều này làm tăng sự không chắc chắn về việc liệu sinh viên kế toán có thể đảm bảo việc làm khi họ tốt nghiệp hay không. Như vậy, những thay đổi do ảnh hưởng của CMCN4.0 đến ngành kế toán đồng thời làm thay đổi vai trò của người làm kế toán, đòi hỏi họ không những có kiến thức chuyên môn mà còn có những kỹ năng mới trong đó có kỹ năng mềm là thứ không thể thay thế được bởi máy móc hay công nghệ. Do đó, việc xác định các kỹ năng mềm cần thiết và đào tạo cho sinh viên có các kỹ năng mềm này là rất quan trọng đối với các cơ sở đào tạo kế toán để cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của xã hội. 439
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 3. Phương pháp nghiên cứu Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu là phương pháp phổ biến trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn (McCulloch, 2004). Các tài liệu trong nước và ngoài nước liên quan chủ đề nghiên cứu đã được tổng hợp để phân tích nhằm trả lời cho câu hỏi nghiên cứu: các kỹ năng mềm nào cần thiết cho kế toán viên trong bối cảnh CMCN 4.0? Các tài liệu nghiên cứu cho bài viết này là các bài nghiên cứu về tác động của công nghệ số đến nghề kế toán, được các tổ chức nghề nghiệp kế toán uy tín trên thế giới (như ACCA, AICPA, CA ANZ, CIMA, IFAC, IMA) công bố trong khoảng năm năm trở lại đây. Ngoài ra, một số bài báo khoa học trong nước và quốc tế liên quan đến chủ đề này cũng đã được tổng hợp để phân tích và trả lời cho câu hỏi nghiên cứu về kỹ năng mềm của kế toán viên trong bối cảnh CMCN 4.0. 5. Kết quả nghiên cứu Thông qua việc khảo lược các nghiên cứu trước, Tsiligiris và Bowyer (2021) xác định 6 yếu tố gồm: (1) khả năng thích ứng; (2) học suốt đời để phát triển nghề nghiệp và cá nhân liên tục; (3) giao tiếp; (4) tư duy phản biện; (5) giải quyết vấn đề động; và (6) trí tuệ cảm xúc như một tập hợp các kỹ năng mềm phổ biến và năng lực cá nhân, rất quan trọng đối với tất cả các kế toán viên. Những kỹ năng mềm này phù hợp với những phát hiện của nghiên cứu khác về các kỹ năng xã hội và tình cảm cần thiết trong bối cảnh ‘tương lai của công việc’ (Bughin và cộng sự, 2018; WEF, 2020). Những kỹ năng mềm quan trọng của kế toán viên ngày nay là: Khả năng thích ứng: đòi hỏi kế toán viên phải có khả năng tập trung ngay cả trong nghịch cảnh, có tư duy thích ứng và linh hoạt để thích ứng trong môi trường làm việc ngày càng phát triển. Khả năng thích ứng và sự nhanh nhẹn được coi là những kỹ năng mềm quan trọng nhất dành cho các kế toán viên. Trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng và liên tục, môi trường kinh doanh cũng thường xuyên biến động thì các kế toán viên phải thích ứng với những điều kiện thay đổi của môi trường làm việc và những thách thức nảy sinh từ các mô hình kinh doanh đang phát triển. Nhờ đó họ mới có thể tiếp tục và phát triển nghề nghiệp. Học suốt đời để phát triển nghề nghiệp và cá nhân liên tục: hay nói cách khác là phải “học tập suốt đời”, phải tự chủ động nâng cao kỹ năng, cập nhật kiến thức mới để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao và thường xuyên biến đổi của công việc. Theo báo cáo của WEF (2020), nhân viên có thể tự nâng cấp kỹ năng là một trong những điều kiện tiên quyết quan trọng để tạo ra thành công cho doanh nghiệp trong môi trường kỹ thuật số. Đối với các kế toán viên để đáp ứng nhu cầu nâng cao kỹ năng, họ cần áp dụng phương pháp “học tập cho cuộc sống”, nghĩa là học để đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống, của công việc. Điều này là cần thiết vì nghề kế toán sẽ tiếp tục bị gián đoạn và phát triển vượt mức thông thường trong những năm tới. Do đó, khi tự chủ động học tập, phát triển kỹ năng thì kế toán mới có thể đáp ứng nhu cầu thay đổi của thị trường việc làm. Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 thì "khả năng thích ứng" và "học tập phát triển suốt đời" là những phẩm chất cá nhân riêng biệt cần thiết để hỗ trợ khả năng được tuyển dụng và phát triển nghề nghiệp của các sinh viên sau khi ra trường. Không giống như các kỹ năng mềm khác, hai phẩm chất này sẽ quyết định khả năng làm việc lâu dài hơn của kế toán viên và khả năng thực hiện vai trò công việc của họ trong một môi trường làm việc năng động và thường không chắc chắn. “Khả năng thích ứng” là một trong những phẩm chất cá nhân cốt lõi để thích ứng trong môi trường làm việc thay đổi bằng cách chấp nhận những nghịch cảnh, sự gián đoạn và sự không 440
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 chắc chắn. Điều này đặc biệt phù hợp trong trường hợp xảy ra các sự kiện không thể đoán trước, chẳng hạn như COVID-19, một đại dịch trên toàn thế giới đã phá vỡ quy chuẩn của các mô hình làm việc. Còn việc học tập suốt đời để phát triển nghề nghiệp và cá nhân liên tục sẽ xác định khả năng làm việc lâu dài của một người làm kế toán, giúp họ thành công trong tương lai. Kỹ năng giao tiếp: đòi hỏi kế toán viên đóng vai trò như một liên kết giữa các bên liên quan bên trong và bên ngoài; đồng thời còn biết “kể chuyện” để truyền đạt hiệu quả dữ liệu đa dạng và phức tạp. Trong bối cảnh kỹ thuật số, quy trình giao tiếp truyền thống từ trên xuống trong nội bộ công ty được thay thế bằng giao tiếp đa kênh và liên đơn vị. Ngoài ra, với việc sử dụng dữ liệu lớn và phân tích nâng cao, kế toán đang trở thành đầu mối thông tin chính cho một số bên liên quan bên trong và bên ngoài (AICPA & CIMA, 2018). Vì vậy, kế toán cần có kỹ năng giao tiếp rộng hơn và đa dạng hơn như giao tiếp với các cấp quản lý, với các phòng ban khác, với khách hàng, nhà cung cấp,…. để thu thập thông tin và truyền đạt thông tin. Bên cạnh đó, kỹ năng giao tiếp tốt không chỉ để có thể chia sẻ kết quả phân tích của mình cho mọi người mà trên một số báo cáo cũng chỉ ra về yêu cầu đối với kế toán viên là sử dụng hiệu quả "kể chuyện" để truyền đạt dữ liệu phức tạp và đa dạng theo cách phi kỹ thuật và hấp dẫn (IFAC, 2019; IMA, 2019). Điều này có nghĩa là người kế toán không phải sử dụng các con số để phân tích mà để kể câu chuyện của đơn vị 1 cách hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của các đối tượng khác. Tư duy phản biện: giúp kế toán viên nhận thức cao hơn, đánh giá việc sử dụng và hạn chế của tự động hóa trong công việc kế toán, kết hợp các loại dữ liệu đa dạng để xây dựng câu chuyện đa chiều về tình hình của đơn vị. Theo WEF (2020), tư duy phản biện được xác định là một trong những kỹ năng quan trọng nhất để thành công trong “tương lai của công việc”. Nhu cầu về các kế toán viên phải có kỹ năng tư duy phản biện không phải là mới. Các cơ quan chuyên môn về kế toán và các tổ chức bên ngoài khác đã tranh luận về tầm quan trọng của tư duy phản biện trong kế toán và tài chính từ cuối những năm 1990 (Reinstein và Bayou, 1997). Tuy nhiên, trong thế giới kỹ thuật số, với khối lượng lớn dữ liệu và tự động hóa các nhiệm vụ lặp đi lặp lại, ngày càng có nhiều tầm quan trọng của tư duy phản biện như một kỹ năng nhận thức cao hơn để gia tăng giá trị (Bughin và cộng sự, 2018). Kỹ năng tư duy phản biện đòi hỏi kế toán viên khả năng hoạt động như người quản lý quản trị doanh nghiệp bằng cách đánh giá tính chính xác và ý nghĩa của kết quả đầu ra của các mô hình tự động (Gulin và cộng sự, 2019). Ngoài ra, cần có tư duy phản biện để cho phép các kế toán viên thu thập đầy đủ và kết hợp các loại dữ liệu đa dạng để xây dựng các câu chuyện đa chiều, từ đó giúp có sự đánh giá toàn diện về tình hình hoạt động của đơn vị, giúp đưa ra các tư vấn hợp lý cho những nhà quản lý điều hành của đơn vị. Giải quyết vấn đề động: là khả năng của kế toán viên trong việc đề xuất các giải pháp khả thi bằng cách xem xét và kết hợp các loại dữ liệu động đa dạng. Trong các báo cáo và nghiên cứu khác, giải quyết vấn đề là một kỹ năng mềm được xác định là một trong những kỹ năng hàng đầu mà các nhà tuyển dụng coi là quan trọng cho tương lai. Các tổ chức đã đánh giá những kỹ năng quan trọng nhất đối với nhân tài trong tương lai là giao tiếp, giải quyết vấn đề, khả năng thích ứng, sự nhanh nhẹn và khả năng phục hồi. Những kỹ năng này ít có khả năng bị thay thế bởi công nghệ và sẽ rất quan trọng trong một thế giới không chắc chắn (CA ANZ, 2017) 441
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Tương tự như tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề đã được biết đến như một kỹ năng cần thiết cho kế toán (Coady và cộng sự, 2018). Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 thì người kế toán không phải chỉ có kỹ năng giải quyết vấn đề, mà cần phải hiểu lại việc giải quyết vấn đề là "giải quyết vấn đề động". Điều này đề cập đến khả năng của kế toán viên xem xét và kết hợp các loại dữ liệu động đa dạng để đề xuất các giải pháp khả thi nhằm giải quyết vấn đề của đơn vị. Trí tuệ cảm xúc: là việc kế toán viên có thể nhận thức được cảm xúc của chính mình và của người khác cũng như tác động của những cảm xúc này như thế nào đối với phản ứng của một người. Bên cạnh đó, còn có sự đồng cảm giúp liên lạc với khách hàng và các bên liên quan trong nội bộ và bên ngoài đơn vị. Theo ACCA (2020), trí tuệ cảm xúc là "khả năng xác định cảm xúc của chính bạn và của người khác, khai thác và áp dụng chúng vào các nhiệm vụ, điều chỉnh và quản lý chúng" Vai trò của trí tuệ cảm xúc (EI) như một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của kế toán đã là chủ đề của các nghiên cứu sâu rộng (Coady và cộng sự, 2018; Daff và cộng sự, 2012). Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, các vấn đề về kỹ thuật đã được công nghệ giải quyết, nên các kỹ năng về con người và xã hội ngày càng trở nên có giá trị hơn ở các kế toán viên. Điều này là do những kỹ năng này được yêu cầu để tối đa hóa hiệu quả của các mô hình tự động và thực hiện các nhiệm vụ quan trọng mà các hệ thống kỹ thuật số không thể thực hiện được. Ngoài ra, với việc áp dụng công nghệ kỹ thuật số, kế toán dự kiến sẽ dành nhiều thời gian hơn để liên lạc với khách hàng và các bên liên quan bên trong và bên ngoài. Do đó, việc có trí tuệ cảm xúc để hiểu khách hàng và các bên liên quan nhằm đáp ứng mong muốn của họ sẽ giúp tạo ra nhiều giá trị hơn. 6. Kết luận Như vậy dưới sự tác động của CMCN 4.0, công việc kế toán đã có nhiều sự thay đổi và đòi hỏi kế toán viên phải có những kỹ năng mới, trong đó các kỹ năng mềm quan trọng để phát triển nghề nghiệp là khả năng thích nghi, học suốt đời, kỹ năng giao tiếp, tư duy phản biện, giải quyết vấn đề động và trí tuệ cảm xúc. Các trường đại học đào tạo kế toán cần nhận thức rõ vai trò quan trọng của các kỹ năng mềm trên để điều chỉnh chương trình đào tạo nhằm trang bị cho sinh viên không chỉ là những kiến thức chuyên môn, kỹ năng về kỹ thuật mà cả những kỹ năng mềm. Nhờ đó, các kế toán viên trong tương lai sẽ có đầy đủ kiến thức và kỹ năng để có việc làm, đáp ứng yêu cầu công việc và phát triển sự nghiệp của mình trong tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] ACCA. (2020, March). Digital accountant. Association of Chartered Certified Accountants, 1–56. Truy xuất từ https://www.accaglobal.com/gb/en.html [2] AICPA, & CIMA. (2018). The changing role and mandate of finance. Truy xuất từ https://www.cgma.org/content/dam/cgma/resources/reports/downloadabledocuments/chan ging-role-mandatefinance-cgma.pdf [3] Bughin, J., Hazan, E., Lund, S., Dahlström, P., Wiesinger, A., & Subramaniam, A. (2018). Skill shift: Automation and the future of the workforce. McKinsey Global Institute, 1, 3–84. [4] CA ANZ. (2017). The future of talent: Opportunities unlimited. Chartered Accountants Australia and New Zealand. Truy xuất từ https://www.charteredaccountantsanz.com/news- and-analysis/insights/research-and-insights/the-future-of-talent [5] Coady, P., Byrne, S., & Casey, J. (2018). Positioning of emotional intelligence skills within the overall skillset of practice-based accountants: Employer and graduate requirements. Accounting Education, 27(1), 94–120. 442
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 [6] Daff, L., de Lange, P., & Jackling, B. (2012). A comparison of generic skills and emotional intelligence in accounting education. Issues in Accounting Education, 27(3), 627–645. [7] Ghani, E. K., & Muhammad, K. (2019). Industry 4.0: Employers’ expectations of accountinggraduates and Its implications on teaching and learning practices. International Journal of Education and Practice, 7(1), 19–29. [8] Gulin, D., Hladika, M., & Valenta, I. (2019). Digitalization and the challenges for the accounting profession. SSRN Electronic Journal. https://doi.org/10/gg53nv [9] Hương Giang (2019). Cơ hội nào cho lĩnh vực kế toán, kiểm toán trước làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0. Tạp chí Tài chính online. Truy xuất từ https://tapchitaichinh.vn/ke-toan- kiem-toan/co-hoi-nao-cho-linh-vuc-ke-toan-kiem-toan-truoc-lan-song-cach-mang-cong- nghiep-40-311555.html [10] IFAC. (2019). Future-fit accountants: CFO & Finance function roles for the next decade. International Federation of Accountants. Truy xuất từ https://www.ifac.org/knowledge- gateway/preparing-future-ready-professionals/publications/future-fit-accountantsroles- next-decade [11] IMA. (2019). IMA management accounting competency framework. Institute of Management Accountants. Truy xuất từ https://www.imanet.org/career- resources/management-accountingcompetencies?ssopc=1 [12] Khánh Chi (2020). Chủ động đổi mới quy trình kế toán trong bối cảnh kinh tế số. Tạp chí Tài chính online. Truy xuất từ https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/chu-dong-doi- moi-quy-trinh-ke-toan-trong-boi-canh-kinh-te-so-318643.html [13] McCulloch, G. (2004). Documentary research: In education, history and the social sciences. Routledge. [14] Montano, J. L. A., Donoso, J. A., Hassall, T., & Joyce, J. (2001). Vocational skills in the accounting professional profile: The Chartered Institute of Management accountants (CIMA) employers’opinion. Accounting Education, 10(3), 299–313. [15] Moss, P. and Tilly, C. (1996). ‘Soft’ skills and race: an investigation of black men’s employment problems. Work and Occupations, 23 (3), 252-276. [16] Reinstein, A., & Bayou, M. E. (1997). Critical thinking in accounting education: Processes, skills and applications. Managerial Auditing Journal, 12(7), 336–342. [17] Tempone, I., Kavanagh, M., Segal, N., Hancock, P., Howieson, B., & Kent, J. (2012). Desirable generic attributes for accounting graduates into the twenty-first century: The views of employers. Accounting Research Journal, 25(1), 41–55. [18] Teng, W., Ma, C., Pahlevansharif, S., & Turner, J. J. (2019). Graduate readiness for the employment market of the 4th industrial revolution: The development of soft employability skills. Education + Training, 61(5), 590–604. [19] Tsiligiris, V., & Bowyer, D. (2021). Exploring the impact of 4IR on skills and personal qualities for future accountants: a proposed conceptual framework for university accounting education. Accounting Education, 1-29. [20] WEF. (2020). The future of jobs report: 2020. Geneva: World Economic Forum, 1–163. 443
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2