Những lợi ích và khó khăn trong chuyển đổi số đối với ngành kế toán và kiểm toán ở Việt Nam
lượt xem 1
download
Trong bài viết "Những lợi ích và khó khăn trong chuyển đổi số đối với ngành kế toán và kiểm toán ở Việt Nam", các tác giả phân tích những lợi ích và khó khăn trong Cách mạng chuyển đổi số đem lại trong lĩnh vực Kế toán và Kiểm toán, từ đó khuyến nghị các cơ quan chức năng, doanh nghiệp khắc phục những khó khăn trong quá trình thực hiện chuyển đổi số, nhằm nâng cao hiệu quả của thông tin Kế toán, Kiểm toán góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những lợi ích và khó khăn trong chuyển đổi số đối với ngành kế toán và kiểm toán ở Việt Nam
- NHỮNG LỢI ÍCH VÀ KHÓ KHĂN TRONG CHUYỂN ĐỔI SỐ ĐỐI VỚI NGÀNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN Ở VIỆT NAM PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang1 Th.S Nguyễn Phi Long2 Tóm tắt Chuyển đổi số trong lĩnh vực Kế toán, Kiểm toán được coi là nhu cầu tất yếu của DN (doanh nghiệp) và xã hội ta trong môi trường hiện nay. Quá trình chuyển đổi số sớm sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn cho DN và dịch vụ Kế toán, Kiểm toán. Tuy nhiên, chuyển đổi số được diễn ra tại một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam cũng đặt ra những thuận lợi và khó khăn cho các bên liên quan đến hoạt động Kế toán, Kiểm toán. Do vậy, trong bài viết này các tác giả phân tích những lợi ích và khó khăn trong Cách mạng chuyển đổi số đem lại trong lĩnh vực Kế toán và Kiểm toán, từ đó khuyến nghị các cơ quan chức năng, doanh nghiệp khắc phục những khó khăn trong quá trình thực hiện chuyển đổi số, nhằm nâng cao hiệu quả của thông tin Kế toán, Kiểm toán góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Từ khóa: Lợi ích, khó khăn, chuyển đổi số, kế toán, kiểm toán 1. Giới thiệu về bài viết Sự phát triển của công nghệ số cho phép đơn giản hóa quá trình thu thập, xử lý và phân tích thông tin Kế toán phục vụ cho việc lập báo cáo Kế toán trong DN. Các báo cáo này được lập để phục vụ các đối tượng có nhu cầu thông tin theo chức năng quản trị. Do tác động của cuộc cách mạng Công nghệ 4.0, sự vận dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực Kế toán, Kiểm toán tại Việt Nam trong thời gian tới diễn ra rất mạnh mẽ. Trong đó, chuyển đổi số của nền kinh tế nói chung và DN nói riêng được dự báo sẽ mang đến những thay đổi vượt trội trong lĩnh vực Kế toán, Kiểm toán. Chuyển đổi số trong lĩnh vực Kế toán, Kiểm toán được hiểu là việc ứng dụng kỹ thuật công nghệ số vào các nghiệp vụ Kế toán, Kiểm toán, giúp cho các nghiệp vụ Kế toán, Kiểm toán được triển khai đồng bộ, nhanh chóng, hiệu quả, đồng thời tiết kiệm nhân lực, thời gian và chi phí cho người làm công tác Kế toán, Kiểm toán, DN và các cơ quan quản lý nhà nước. Thực tế đã chứng minh rằng báo cáo số được thiết lập thay thế báo cáo truyền thống sẽ giảm thiểu gánh nặng hành chính không cần thiết nhưng không ảnh hưởng đến hiệu quả của các quy định của Kế toán. Công nghệ số hiện nay tại Việt Nam đang được nhiều DN sử dụng vào trong lĩnh vực Kế toán, Kiểm toán có thể kể đến như: Phần mềm hóa đơn điện tử, phần mềm kế 1 Đại học Kinh tế quốc dân, Email: nnq1966@gmail.com, Số điện thoại: 0913057781 2 Đại học Kinh tế quốc dân 138
- toán điện tử, phần mềm bán hàng điện tử, phần mềm văn phòng điện tử, phần mềm kê khai thuế điện tử… 2. Những lợi ích trong chuyển đổi số với ngành Kế toán và Kiểm toán Quá trình chuyển đổi số sẽ tạo ra nhiều lợi ích cho toàn ngành Kế toán và Kiểm toán, cụ thể: Mở rộng phạm vi làm việc và cung cấp dịch vụ Kế toán và Kiểm toán: Kết quả của việc chuyển đổi số đã rút ngắn thời gian và chi phí trong việc cung cấp các dịch vụ Kế toán và Kiểm toán cho khách hàng. Thực tế đã chứng minh, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, các dịch vụ Kế toán và Kiểm toán vẫn diễn ra bình thường, bên cạnh đó còn vận dụng nhiều công nghệ hiện đại vào công việc của DN do vậy tăng độ chính xác và hiệu quả của các nghiệp vụ. Sử dụng internet trong công việc giúp cho nghề Kế toán, Kiểm toán không bị giới hạn bởi khoảng cách các quốc gia. Chuyên gia Kế toán, Kiểm toán có thể làm việc ở bất cứ quốc gia nào khi có nhu cầu. Chuyển đổi số trong hệ thống Kế toán, Kiểm toán, các kế toán viên trong DN sẽ có môi trường làm việc số hóa hiện đại. Chuyển đổi số giúp nâng cao năng suất lao động của kế toán viên. Nhờ có các sản phẩm ứng dụng công nghệ số, các kế toán viên có thể làm việc độc lập hơn, chủ động giải quyết công việc nhanh chóng, hiệu quả, thông qua các phần mềm ứng dụng, qua đó tạo ra giá trị cao hơn cho DN và cho chính kế toán viên. Tiếp cận với công nghệ hiện đại trong lĩnh vực Kế toán và Kiểm toán: Chuyển đổi số tạo điều kiện cho việc sử dụng dữ liệu và thu thập thông tin. Với dữ liệu lớn (Big Data) mang lại cho các chuyên gia Kế toán, Kiểm toán nguồn thông tin vô hạn. Các phần mềm kế toán hiện đại sẽ thay thế kế toán truyền thống, tự động hóa các quy trình hạch toán. Việc phát triển Cách mạng 4.0 sẽ mang lại lợi ích của ngành Kế toán, Kiểm toán tiếp cận những phần mềm hữu ích với chi phí thấp nhất. Mở rộng phạm vi khách hàng: Với việc áp dụng các kĩ thuật công nghệ tiên tiến, các DN đã xây dựng được các mô hình Kế toán hữu ích. Mô hình Kế toán, kiểm toán số này cho phép nhanh chóng mở rộng số lượng khách hàng trên thế giới. Vận dụng trí tuệ nhân tạo mang lại cho khách hàng những tiện lợi tốt nhất. Đa dạng hóa các dịch vụ Kế toán và Kiểm toán: Chuyển đổi số đã giúp DN đưa ra được các dịch vụ vượt trội phù hợp hơn với Cách mạng 4.0. Các dịch vụ công nghệ được các DN cung ứng ra thị trường được khách hàng sử dụng nhiều thể hiện tiện ích của các sản phẩm đó và đồng nghĩa với sự hài lòng của khách hàng đồng thời với các công cụ kế toán hiện đại đi theo. Công nghệ số Kế toán đã và đang triển khai kênh bán hàng thông 139
- qua công nghệ số (Internet Banking, Mobile Banking,…), lưu trữ chứng từ điện tử thông qua điện toán đám mây, xử lý số liệu kế toán thông qua trí tuệ nhân tạo (AI)… 3. Những khó khăn trong chuyển đổi số với ngành Kế toán và Kiểm toán Tuy có nhiều lợi ích song việc phát triển ngành Kế toán và Kiểm toán trong thời gian tới của chuyển đổi số vẫn gặp những khó khăn sau: Khó khăn về hệ thống pháp luật, đây là một trong những nhân tố có tính chất quyết định ảnh hưởng đến việc phát triển của ngành Kế toán và Kiểm toán trong thập kỷ mới. Khó khăn về cơ sở vật chất liên quan đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng số đồng bộ các yếu tố đầu vào và chuẩn yếu tố đầu ra đảm bảo an ninh và bảo mật. Chi phí đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho chuyển đổi số là vấn đề các DN cũng cần phải quan tâm. Chuyển đổi số cũng đồng nghĩa với việc DN phải chủ động đầu tư công nghệ vào quá trình hoạt động của mình. Tại thị trường Việt Nam, các DN quy mô vừa và nhỏ chiếm đại đa số. Hầu hết các DN này nếu buộc phải lựa chọn giành một số vốn để đầu tư công nghệ và đào tạo đội ngũ kế toán so với số vốn bỏ ra để đầu tư công nghệ với lợi ích mang lại còn khá khập khiễng, do những DN có quy mô nhỏ và vừa chưa thể khai thác hết năng lực đầu tư công nghệ. Thêm nữa, tính bảo mật và an toàn của thông tin là một vấn đề quan trọng. Trong khi hạ tầng kỹ thuật số tại Việt Nam còn yếu kém, các quy định cũng như các biện pháp nhằm bảo vệ các phần mềm, phần cứng, dữ liệu của cả DN và các khách hàng đối tác là rất cần thiết cho DN để tránh việc bị đánh cắp thông tin. Đây là một nguy cơ lớn mà các kế toán và DN cần nhận thức được và chuẩn bị cho những vấn đề có thể xảy ra, khi ứng dụng các công nghệ mới Chuyển đổi số tạo ra thị trường cạnh tranh khốc liệt cho các DN chuyên cung cấp dịch vụ Kế toán, Kiểm toán. Các DN cung cấp dịch vụ Kế toán, Kiểm toán có quy mô lớn có lợi thế trong việc áp dụng công nghệ số và cung cấp dịch vụ chất lượng cao cho khách hàng. Do đó, những DN này thường có khả năng thâu tóm được một lượng khách hàng lớn, gia tăng mức độ chiếm lĩnh thị trường và khả năng kết nối với các khách hàng quốc tế. Tuy nhiên, khả năng này lại bị hạn chế đối với các DN cung cấp dịch vụ Kế toán, Kiểm toán nhỏ và vừa. Chuyển đổi số cũng đặt ra không ít khó khăn với các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Kế toán, Kiểm toán (cơ quan thuế, cơ quan hải quan, cơ quan quản lý thu, chi ngân sách, …). Sự thiếu hụt lực lượng cán bộ có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin để thực hiện tiến trình chuyển đổi số. Trong khi đó, việc xây dựng một lực lượng cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ và hiểu biết về công nghệ là rất cần thiết đối với bất kỳ chiến lược chuyển đổi số của bất cứ tổ chức, cơ quan nào. Quy trình đầu tư và triển khai hạ tầng kỹ thuật số của cơ quan quản lý chưa phù hợp với tiến trình chuyển đổi số đang diễn ra nhanh chóng tại Việt Nam hiện nay. Các quy tắc, quy định liên quan đến quản lý hành 140
- chính nhà nước về Kế toán – Kiểm toán vẫn còn khá cứng nhắc, thiếu linh hoạt, chưa thật sự phù hợp. Những vấn đề này đã hạn chế cá nhân và DN nhanh chóng tiếp cận, triển khai và ứng dụng kịp thời các sản phẩm công nghệ mới vào những hoạt động liên kết với cơ quản lý Nhà nước về Kế toán, Kiểm toán. Khó khăn trong áp dụng chuẩn mực kế toán, kiểm toán quốc tế tại Việt Nam. Trong điều kiện hội nhập nền kinh tế sâu rộng như ngày nay, thông tin Kế toán, Kiểm toán cần phải minh bạch, tin cậy, chính xác và được trình bày theo chuẩn mực quốc tế quy định. Với các thành tựu của Cách mạng Công nghiệp 4.0 như trí tuệ nhân tạo (AI)- Robot thông minh- công nghệ blockchain- điện toán đám mây- kỹ thuật số đã tác động nhất định đến phương pháp Kế toán, Kiểm toán. Hiện tại kế toán Việt Nam sử dụng 26 chuẩn mực (VAS), mặc dù chúng đã được xây dựng theo các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) và phù hợp với đặc điểm nền kinh tế cũng như tình hình các doanh nghiệp tại Việt Nam, nhưng giữa VAS và IAS vẫn còn những điểm khác biệt, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hội nhập của Kế toán, Kiểm toán Việt Nam và quốc tế. Sự khác biệt rõ nét giữa 2 hệ thống này được biểu hiện cụ thể ở nhiều chỉ tiêu trên BCTC lập theo IFRS và VAS. BCTC được lập theo IFRS được đánh giá theo giá trị hợp lý hoặc giá trị có thể thu, nhưng lập theo VAS lại ghi là theo giá gốc. Đó là những tồn tại của hệ thống BCTC Viêt Nam hiện tại. Các công ty công nghệ tài chính đã hợp tác với công ty dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, đặt ra các vấn đề như an toàn và bảo mật thông tin. Sự phát triển của khoa học kĩ thuật đặt ra cho ngành Kế toán và Kiểm toán một vấn đề lớn, để đầu tư vào các công nghệ kĩ thuật mới cần phải có nguồn vốn đầu tư lớn, về nguồn nhân lực ngành cần phải có đầy đủ kiến thức và năng lực để nắm bắt các công nghệ mới và các kỹ năng này. 4. Các khuyến nghị đối với cơ quan chức năng trong nền kinh tế số của ngành Kế toán và Kiểm toán Theo kế hoạch chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 và tầm nhìn 2030, mục tiêu phát triển lĩnh vực Kế toán, Kiểm toán tại Việt Nam sẽ được xác định như sau: Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về Kế toán, Kiểm toán trên cơ sở thông lệ quốc tế phù hợp với điều kiện thực tiễn tại Việt Nam. Đồng thời phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực Kế toán, Kiểm toán đảm bảo cả về số lượng và chất lượng đạt chuẩn quốc tế. Để có thể triển khai hiệu quả kế hoạch trên, thời gian tới các cơ quan chức năng và các bộ phận có liên quan cần thực hiện tốt các nội dung sau: Đối với Chính phủ Thứ nhất, Cần rà soát hệ thống các văn bản trong ngành Kế toán và Kiểm toán. Đồng thời triển khai xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia để tạo điều kiện kết nối mở cho các DN, công ty dịch vụ Kế toán và Kiểm toán, các cơ quan chức năng truy 141
- xuất theo thẩm quyền được duyệt và có hành lang pháp lý đầy đủ về chia sẻ dữ liệu với bên thứ ba khi cần thiết. Thứ hai, Ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ, khoa học kỹ thuật cho các DN nhằm tạo ra môi trường khoa học tiên tiến, tăng cường học hỏi và chuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến tạo tiền đề vững chắc để ngành Kế toán và Kiểm toán phát triển những ứng dụng công nghệ từ Cách mạng 4.0. Đối với Bộ Tài chính Thứ nhất, đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ trong hoạt động của Bộ Tài chính. Cần chỉ đạo đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực công nghệ hơn bởi vì lĩnh vực này ở Việt Nam còn chưa thực sự phát triển mạnh. Đầu tư vào công nghệ sẽ giúp cho các cơ quan của Bộ tự tin hơn để phát triển các dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Thứ hai, nhận thức được các yếu tố thuận lợi trong quan hệ đối ngoại nhằm phát triển các quan hệ tài chính để thu hút và tận dụng các nguồn vốn đầu tư, công nghệ thông tin từ các nước phát triển, trao đổi và chuyển giao công nghệ tài chính số. Thứ ba, tăng cường tổ chức các khóa học ngắn hạn, hội thảo cho các cán bộ lãnh đạo, quản lý và các bộ phận của Bộ Tài chính để cung cấp các kiến thức về lý thuyết và kinh nghiệm trong và ngoài nước gắn kết với kinh doanh số. Đối với doanh nghiệp Thứ nhất, tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ số nhằm nâng cao quy trình xử lý nghiệp vụ, giao dịch, tiết kiệm thời gian và chi phí hơn nhằm đáp ứng nhu cầu nhanh gọn cho khách hàng. Thứ hai, tăng cường quy định cũng như các biện pháp nhằm bảo mật thông tin của khách hàng. Các bộ phận Kế toán, Kiểm toán cần phải có đội ngũ nhân viên am hiểu về công nghệ thông tin hoặc phải liên kết với các công nghệ thông tin để xây dựng một hệ thống bảo mật dữ liệu. Thứ ba, số hóa các công cụ làm việc, vận dụng các công cụ kỹ thuật số để giúp thông tin dễ tiếp cận hơn trong toàn tổ chức, triển khai các công nghệ kỹ thuật số tự phục vụ cho nhân viên, đối tác kinh doanh hoặc cả hai nhóm, tập trung vào công nghệ trong hoạt động các giao dịch Kế toán và Kiểm toán. Thứ tư, xây dựng kế hoạch dài hạn về chuyển số trong dịch vụ Kế toán và Kiểm toán, sử dụng nguồn lực có hiệu quả cho đầu tư công nghệ mới. Đẩy mạnh quá trình số hóa dịch vụ tài chính qua hệ thống ngân hàng số. Thứ năm, xây dựng chính sách tuyển dụng cán bộ có chất lượng phục vụ cho sự phát triển bền vững của DN. Mặt khác, cần đào tạo thường xuyên cán bộ, nhân viên đảm bảo đội ngũ nhân lực đủ trình độ chuyên môn để vận hành và làm chủ công nghệ mới. Để 142
- làm được điều này, các Hội nghề nghiệp Kế toán, Kiểm toán có thể phối hợp với các trường đại học, các trung tâm dạy nghề đào tạo kỹ năng chuyên nghiệp cho sinh viên trong quá trình học tập. 5. Kết luận Trong thời đại hội nhập kinh tế ngày nay, chuyển đổi số sẽ mở ra nhiều lợi ích, nhưng cũng không ít khó khăn đối với mỗi ngành nghề, trong đó nghề Kế toán và Kiểm toán là dịch vụ tài chính quan trọng của mỗi quốc gia. Để có thể tận dụng những cơ hội và vượt lên những thách thức đối trong phát triển ngành Kế toán và Kiểm toán trong kỷ nguyên số, đòi hỏi nỗ lực nội tại của mỗi cán bộ Kế toán, doanh nghiệp, sự quan tâm, chỉ đạo đầu tư của Chính phủ, Bộ Tài Chính, các tổ chức kinh tế và quan trọng hơn cả là sự ủng hộ của cả cộng đồng đối với nền kinh tế số. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS), Ban hành và công bố theo quyết định số 165/2002/QĐ-BTC, ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ tài chính. 2. Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS), Ban hành bởi Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế IASB. 3. Hệ thống chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS), Ban hành bởi Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế IASB. 4. Lê Thủy Tiên (2019), Tác động cuộc cách mạng 4.0 đến ngành Kế toán – Kiểm toán tại Việt Nam, Tạp chí Kế toán – Kiểm toán, Tháng 8/2019, NXB Trung ương Hội Kế toán – Kiểm toán Việt Nam. 5. Lombardi, R., and Secundo, G. (2020). The digital transformation of corporate reporting–a systematic literature review and avenues for future research. Meditari Accountancy Research. 6. Quyết định Số: 749/QĐ-TTg, Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, Ban hành bởi Thủ tướng chính phủ 7. Troshani, I., Janssen, M., Lymer, A., & Parker, L. D. (2018). Digital transformation of business- to-government reporting: An institutional work perspective. International Journal of Accounting Information Systems, 31, 17-36. 143
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thẩm định đầu tư phát triển - Các Tỉ lệ Chiết khấu Tài chính trong Thẩm định Dự án
34 p | 224 | 77
-
Khi đầu tư bất động sản ở thế “một cổ hai tròng”
3 p | 143 | 36
-
Tái cơ cấu doanh nghiệp BĐS để vượt qua khủng hoảng
4 p | 108 | 18
-
Tìm hiểu vấn đề chi phí và lợi ích khi thực hiện IFRS ở Anh và ở Ý
4 p | 42 | 7
-
Liên kết giữa Bảo hiểm - Ngân hàng tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
8 p | 13 | 6
-
Trái phiếu đô thị, kênh huy động để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trong thời kỳ khó khăn về nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước TP. Cần Thơ
5 p | 69 | 5
-
Sự phát triển của chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) trên thế giới và tính cấp thiết áp dụng tại Việt Nam
4 p | 31 | 4
-
Những thách thức khi áp dụng IFRS tại Việt Nam và yêu cầu đặt ra cho các trường đại học, các tổ chức nghề nghiệp
6 p | 39 | 4
-
Lợi ích và thách thức ứng dụng phân tích dữ liệu và dữ liệu lớn trong kiểm toán báo cáo tài chính
8 p | 30 | 3
-
Đề xuất lộ trình áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) tại các doanh nghiệp Việt Nam
6 p | 49 | 3
-
Nhận thức của người lập và người sử dụng báo cáo kế toán về việc thực hiện báo cáo tích hợp trong các doanh nghiệp quản lý và khai thác công trình thủy lợi Việt Nam
11 p | 64 | 3
-
Ứng dụng kế toán xanh gắn với phát triển bền vững tại Việt Nam
5 p | 5 | 2
-
Trí tuệ nhân tạo trong công tác kế toán - Những lợi ích và khó khăn khi ứng dụng trong giai đoạn hiện nay
6 p | 7 | 2
-
Về đẩy mạnh triển khai kiểm toán hoạt động tại Việt Nam
5 p | 51 | 1
-
Chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn trong bảo hiểm tài sản
9 p | 15 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn