Các giải pháp nâng cao chất lượng thực tập tốt nghiệp cho sinh viên ngành kế toán tại Trường Đại học An Giang
lượt xem 2
download
Bài viết này, tác giả tóm lược lại những vai trò của việc TTTN đối với sinh viên ngành kế toán. Ngoài ra, tác giả cũng đưa ra những điểm còn hạn chế từ việc TTTN của sinh viên. Từ đó, bằng phương pháp lập luận logic kết hợp kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thực tập cho sinh viên ngành kế toán tại Trường ĐH An Giang. Từ khoá: thực tập tốt nghiệp, sinh viên, kế toán.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các giải pháp nâng cao chất lượng thực tập tốt nghiệp cho sinh viên ngành kế toán tại Trường Đại học An Giang
- Các giải pháp nâng cao chất lượng thực tập tốt nghiệp cho sinh viên ngành kế toán tại Trường Đại học An Giang Solutions to enhance the quality of graduation internship for accounting students at Angiang university Th.S. Trịnh Thị Hợp* *Trường Đại học An Giang, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Tóm tắt Thực tập tốt nghiệp (TTTN) là phần vô cùng quan trọng và không thể thiếu đối với sinh viên ngành kế toán, nó là bước đệm để các em chuyển tiếp từ giai đoạn học lý thuyết sang làm việc thực tế được tốt hơn và tự tin hơn. Bài viết này, tác giả tóm lược lại những vai trò của việc TTTN đối với sinh viên ngành kế toán. Ngoài ra, tác giả cũng đưa ra những điểm còn hạn chế từ việc TTTN của sinh viên. Từ đó, bằng phương pháp lập luận logic kết hợp kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thực tập cho sinh viên ngành kế toán tại Trường ĐH An Giang. Từ khoá: thực tập tốt nghiệp, sinh viên, kế toán. Abstract Graduation internship is an extremely important and indispensable part of accounting students. It is a stepping stone for them to change from the theoretical stage to the practical work better and become more confident. In this article, the author summarizes the role of graduate internships for accounting students. In addition, the author also points out the shortcomings of the graduate internship of accounting students at the An Giang university. Since then, by the method of logical reasoning combined with the author's own teaching experience, the author offers solutions to improve the quality of internships for accounting students at An Giang University. Keywords: graduation internship, students, accounting. JEL Classification: I00, I20, M40. DOI: https://doi.org/10.59006/vnfa-jaa.03202313 1. Đặt vấn đề TTTN là hoạt động giúp sinh viên tiếp tục phát triển kiến thức, ứng dụng những kiến thức lý thuyết học được trên ghế nhà trường vào thực tiễn, là cơ hội cho các bạn được tự mình va chạm với những tình huống mà lâu nay các bạn chỉ đọc và giải quyết nó
- trên sách vở. TTTN là tiền đề, là bước đệm cho sinh viên tự tin hơn khi rời xa ghế nhà trường và sớm tìm được việc làm. Chính vì vậy, TTTN là học phần quan trọng không thể thiếu trong chương trình đào tạo của các trường Đại học hiện nay. Đối với sinh viên ngành kế toán nói chung và tại ĐH An Giang nói riêng, thì việc TTTN thường gặp nhiều khó khăn hơn sinh viên các ngành khác do nhiều yếu tố khách quan. Chính vì lẽ đó, việc tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng TTTN cho sinh viên ngành kế toán là việc làm vô cùng cần thiết và quan trọng của các trường đại học tại Việt Nam nói chung và tại ĐH An Giang nói riêng. 2. Vai trò của TTTN đối với sinh viên ngành kế toán Cùng với quá trình nỗ lực học tập trên giảng đường, thời gian thực tập thực sự có ý nghĩa vai trò quan trọng với sự trưởng thành và cơ hội nghề nghiệp sau này của một sinh viên nói chung và sinh viên ngành kế toán nói riêng. Thời gian thực tập nếu biết tận dụng và nỗ lực, sinh viên có thể học hỏi được nhiều kiến thức thực tiễn, nâng cao được nhiều kỹ năng mềm, kỹ năng thực hành nghề nghiệp… Cụ thể như sau: Nâng cao và hoàn thiện các kỹ năng mềm như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm,… Dù các trường đại học có tổ chức các chương trình hay môn học kỹ năng mềm nhưng còn nặng về lý thuyết. Kỹ năng mềm chỉ được nâng cao và hoàn thiện dần trong thực tiễn cuộc sống và trong môi trường làm việc. Để xin vào một đơn vị thực tập, trước hết bản thân sinh viên phải tự nỗ lực tìm kiếm, kết nối các mối quan hệ, thuyết phục các đơn vị… nhờ đó mà các kỹ năng giao tiếp được tích luỹ và nâng cao. Trong quá trình thực tập, sinh viên phải biết ứng xử và giao tiếp tốt để đơn vị hỗ trợ, cung cấp tài liệu, cho thực hành một số công việc… cũng từ đó mà các kỹ năng mềm được hoàn thiện dần. Không thể phủ nhận, ngoài kết quả học tập thì kỹ năng mềm sẽ là nhân tố quan trọng không kém, giúp sinh viên có cơ hội việc làm và phát triển sau này. Trải nghiệm trong môi trường làm việc thực tế Từ năm nhất đến hết năm thứ ba đại học, phần lớn thời lượng học trên giảng đường là thời gian sinh viên tiếp nhận, trau dồi kiến thức chuyên ngành. Thời gian thực tập, chính là cơ hội để sinh viên trực tiếp áp dụng những kiến thức trong nhà trường vào môi trường làm việc thực tiễn. Sinh viên ngành kế toán sẽ được tiếp xúc trực tiếp với chứng từ, sổ sách, báo cáo thực tế. Ngoài ra, các bạn sẽ có cơ hội được tiếp cận với các máy móc, thiết bị, phần mềm hỗ trợ đắc lực cho công việc kế toán như: máy tính, máy in, máy
- photo, máy scan, phần mềm kế toán… Hơn thế nữa, các bạn có thể có cơ hội được làm nhiều công việc chuyên môn như: nhập liệu, lập chứng từ, sắp xếp chứng từ cùng nhiều công việc liên quan khác… Dù ở vị trí là thực tập sinh, song sinh viên sẽ phải hoàn thành công việc được giao phù hợp với năng lực và yêu cầu hoàn thành như một nhân viên. Cơ hội việc làm và khả năng phát triển Thời gian thực tập cũng là lúc sinh viên được làm quen với môi trường mới, con người mới và công việc mới. Mối quan hệ được mở rộng, khi năng lực bản thân được thể hiện qua vị trí việc làm và có cống hiến tốt chắc chắn sẽ được ghi nhận. Không ít sinh viên được giữ lại làm việc tại công ty, trở thành nhân viên chính thức sau khi kết thúc thời gian thực tập đó. Và khi đã có thời gian rèn giũa lúc thực tập và hiện tại là nhân viên chính thức, sẽ giúp các em phát triển thuận lợi hơn và cơ hội thăng tiến cũng nhiều hơn. Có thể nói, thời gian thực tập đại học khá ngắn ngủi chỉ một vài tháng, song có ý nghĩa quan trọng khi vừa giúp sinh viên hoàn thiện kỹ năng, năng lực mà còn mở ra cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. 3. Những tồn tại liên quan đến vấn đề TTTN của sinh viên ngành kế toán tại Trường ĐH An Giang TTTN có vai trò vô cùng quan trọng như những gì tác giả đã phân tích ở trên. Tuy nhiên, làm sao để sinh viên đạt được kết quả thực tập tốt thì việc trước hết chúng ta cần phải nhận diện những tồn tại làm ảnh hưởng đến kết quả thực tập của các em, để từ đó tìm ra các giải pháp khắc phục. Bản thân là giảng viên công tác ở Trường ĐH An Giang 12 năm, với kinh nghiệm của bản thân tác giả nhận thấy, những khó khăn và vướng mắc về việc TTTN của sinh viên ngành kế toán tại trường hiện nay, như sau: Đặc thù sinh viên ngành kế toán khi thực tập cần thu thập tài liệu, số liệu kế toán ở các doanh nghiệp, các đơn vị hành chính sự nghiệp… Mà những vấn đề này thường nhạy cảm, nên các đơn vị hạn chế nhận sinh viên thực tập hoặc nếu có nhận thì hạn chế cung cấp tài liệu kế toán. Từ khó khăn này, làm nảy sinh hàng loạt các bất cập khác ảnh hưởng không tốt đến kết quả thực tập của sinh viên. Đầu tiên, sinh viên không xin được đơn vị thực tập, hoặc xin được đơn vị thực tập nhưng không được thực tập đúng chuyên ngành. Trong thực tế, nhiều năm qua không ít sinh viên ngành kế toán phải xin thực tập ở ngân hàng và thực hiện các công việc không liên quan đến chuyên môn như: làm lễ tân, tìm khách hàng mở thẻ, gửi tiết kiệm… Rất nhiều sinh viên xin được vào các doanh nghiệp nhưng cũng chỉ được thực hiện các công
- việc không đúng chuyên môn như: dọn dẹp phòng làm việc, photo, sắp xếp hồ sơ… mà không được thực hiện các công việc của một kế toán viên như lập chứng từ, hạch toán, ghi sổ… Thứ hai, trong thực tế, có rất nhiều sinh viên mặc dù xin được đơn vị thực tập nhưng đơn vị chỉ cung cấp số liệu cho sinh viên tự nghiên cứu tại nhà mà không cho sinh viên đến đơn vị. Do đó, sinh viên chỉ có thể viết báo cáo thực tập dựa trên những con số cứng nhắc mà hoàn toàn không được trải nghiệm thực tế. Có không ít trường hợp, sinh viên do thiếu số liệu viết bài nên sao chép của các bài báo cáo khác hoặc tự tạo ra số liệu ảo. Có thể nói, trường hơp này thực chất sinh viên không được thực tập đúng nghĩa. Thứ ba, tại Trường ĐH An Giang hiện tại cho sinh viên thực tập vào khung thời gian từ tháng 02 đến tháng 4. Đây là khoảng thời gian mà ở các doanh nghiệp, đơn vị hành chính sự nghiệp… rất bận rộn với việc khoá sổ và quyết toán cuối năm. Chính vì vậy, khiến các đơn vị khó có thể hỗ trợ tốt cho sinh viên thực tập được. Bên cạnh đó, do sinh viên đi thực tập trong khi một số môn học vẫn chưa học hoặc đang học chưa hoàn thành, khi đó chưa đầy đủ kiến thức để đi thực tập. Hơn nữa, sau khi đi thực tập về sinh viên chưa tập trung tốt cho việc học vì vẫn còn phân tâm cho vấn đề chỉnh sửa báo cáo thực tập, làm ảnh hưởng đến kết quả học và cả báo cáo thực tập. Thứ tư, đối với kế toán, việc khó khăn nhất là xử lý các vấn đề liên quan đến chứng từ, tuy nhiên vấn đề này sinh viên ít được học trong chương trình các môn học ở trường. Đây cũng là một trong những hạn chế ảnh hưởng tới sinh viên khi đến các đơn vị thực tập. Do đó, sinh viên quá bỡ ngỡ nên không dám nhận nhiệm vụ và đơn vị cũng không đủ tin tưởng để giao nhiệm vụ cho các em. Thứ năm, theo quy định hiện tại, về cơ cấu điểm chấm bài TTTN cho sinh viên của ngành kế toán còn chưa hợp lý, như Bảng 1. Bảng 1: Cơ cấu điểm TTTN tại khoa Kinh tế QTKD-ĐH An Giang Điể m Hình thức 1,0đ Giới thiệu về ĐVTT 0,5đ Báo cáo kết Báo cáo kết quả tìm hiểu về hoạt động 1,0đ quả tìm hiểu về chuyên ngành. hoạt động chuyên Báo cáo về môi trường làm việc. 1,0đ
- ngành và môi Nhận xét về hoạt động chuyên ngành 0,5đ trường làm việc. và môi trường làm việc. Nội dung và phương pháp thực hiện công việc được phân 1,5đ công hoặc tìm hiểu Những nội dung kiến thức nào đã được 1,0đ củng cố. Những kỹ năng cá nhân, giữa các cá 1,5đ nhân và thực hành nghề nghiệp nào đã học Kết quả đạt hỏi được. được Những kinh nghiệm hoặc bài học thực 1,0đ tiễn nào đã tích lũy được. Chi tiết các kết quả công việc mà mình 1,0đ đã đóng góp cho ĐVTT. Tổng 10,0 đ (Nguồn: Khoa Kinh tế - QTKD Trường ĐH An Giang, 2019) Cụ thể, thang điểm tính cho nội dung trình bày về: “Báo cáo kết quả tìm hiểu về hoạt động chuyên ngành” chỉ có 1,0/10 điểm là quá ít, chưa đủ để đánh giá thực lực của sinh viên về hiểu và vận dụng kiến thức chuyên ngành; bên cạnh đó, tỷ trọng điểm đánh giá về “Kết quả đạt được” là 4,5/10 điểm là cao, những kỹ năng, kinh nghiệm sinh viên tích luỹ được trong quá trình thực tập sẽ rất khó đo lường được chính xác. Vì vậy, việc cho điểm dễ mang tính cảm tính và phát sinh việc chênh lệch điểm giữa các giảng viên với nhau cao. Ngoài ra, hiện tại việc chấm TTTN là giảng viên đọc bài nên chấm điểm sẽ khó chính xác, vì e rằng sẽ có nhiều trường hợp sao chép hoặc nhờ người khác làm. 4. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thực tập cho sinh viên ngành kế toán tại Trường ĐH An Giang Từ việc nhận thấy những tồn tại liên quan đến vấn đề thực tập của sinh viên ngành kế toán tại Trường ĐH An Giang hiện nay, tác giả đưa ra một số giải pháp để khắc phục những tồn tại đó, như sau:
- Một là, nhà trường cần có nhiều hoạt động kết nối tốt hơn với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang. Cụ thể, cần có nhiều buổi toạ đàm giao lưu giữa nhà trường và doanh nghiệp. Có chế độ đãi ngộ tốt hơn cho các đơn vị nhận sinh viên của trường thực tập. Hiện tại, trường cũng có thanh toán thù lao cho cán bộ hướng dẫn thực tập nhưng còn khá thấp, so với công lao họ đóng góp. Và cũng chưa có chế độ cho người quản lý, trong khi họ mới là người quyết định nhận sinh viên vào thực tập. Hai là, nên cho sinh viên thực tập theo nhóm để giảm áp lực tìm đơn vị thực tập, một nhóm khoảng 02 đến 4 sinh viên. Khi đó, thay vì phải xin nhiều đơn vị thực tập sinh viên chỉ cần xin chung vô một đơn vị, nhưng chọn đề tài khác nhau. Bên cạnh đó, sinh viên làm theo nhóm có thể hỗ trợ lẫn nhau trong việc kết nối với đơn vị thực tập, thu thập thông tin được nhiều hơn, thảo luận và phân tích các vấn đề liên quan đến đơn vị thực tập được sâu sát hơn. Nhờ vậy, mà hiệu quả thực tập được nâng cao hơn. Ba là, bộ môn và khoa nên xem xét bố trí cho sinh viên học hết các môn lý thuyết ở học kỳ cuối và thực tập từ tháng 03 đến tháng 5. Việc này giúp sinh viên dành toàn thời gian cho việc thực tập mà không bị phân tâm vào các môn học khác, hơn nữa sinh viên có đủ kiến thức lý thuyết để việc thực tập được tốt hơn. Đặc biệt, thực tập vào khung thời gian này để không bị trùng với thời gian khoá sổ kế toán và quyết toán cuối năm tại các đơn vị thực tập. Khi đó, các đơn vị sẽ hỗ trợ tốt hơn cho sinh viên thực tập. Bốn là, khoa và rường cần triển khai đưa phòng mô phỏng kế toán vào hoạt động càng sớm càng tốt, để sinh viên có cơ hội được tiếp cận với chứng từ kế toán thực tế và thực hành trên phần mềm kế toán nhiều hơn. Việc này giúp sinh viên thành thạo hơn các công việc cơ bản của kế toán viên, như: kiểm tra chứng từ, nhập liệu, hạch toán, thao tác trên phần mềm… Nhờ vậy, khi đến đơn vị thực tập sinh viên sẽ tiếp thu nhanh hơn, mạnh dạn nhận việc và phụ việc cho đơn vị thực tập hơn, giúp hiệu quả việc thực tập được nâng cao hơn. Năm là, việc chấm báo cáo TTTN nên chấm vấn đáp. Việc này giúp giảng viên đánh giá đúng năng lực thực tập của sinh viên, hạn chế các trường hợp sao chép, tự tạo số liệu ảo hoặc nhờ người khác viết bài… Sáu là, cơ cấu điểm cần nâng điểm cho nội dung “Báo cáo kết quả tìm hiểu về hoạt động chuyên ngành” lên từ 1,0 điểm lên 2,5 điểm; giảm điểm ở nội dung“Báo cáo về môi trường làm việc” từ 1,0 điểm xuống 0,5 điểm; và “Kết quả đạt được của sinh viên” từ 4,5 điểm xuống 3,5 điểm, cụ thể như Bảng 2: Bảng 2: Cơ cấu điểm TTTN điều chỉnh lại
- STT Điể m 1 Hình thức 1,0 2 Giới thiệu về ĐVTT 0,5đ 3 Báo cáo kết quả tìm hiểu về Báo cáo kết quả 2,5đ hoạt động chuyên ngành và môi tìm hiểu về hoạt động trường làm việc. chuyên ngành. Báo cáo về môi 0,5đ trường làm việc. Nhận xét về hoạt 0,5đ động chuyên ngành và môi trường làm việc. 4 Nội dung và phương pháp thực hiện công việc được 1,5đ phân công hoặc tìm hiểu 5 Những nội dung 1,0đ kiến thức nào đã được củng cố. Những kỹ năng 1,0đ cá nhân, giữa các cá nhân và thực hành Kết quả đạt được nghề nghiệp nào đã học hỏi được. Những kinh 1,0đ nghiệm hoặc bài học thực tiễn nào đã tích lũy được. Chi tiết các kết 0,5đ quả công việc mà mình đã đóng góp cho ĐVTT. Tổng 10,0
- đ (Nguồn: Khoa Kinh tế - QTKD Trường ĐH An Giang, 2019) Trên đây là một số những giải pháp tác giả đưa ra và tin rằng, nếu khoa và trường áp dụng, sẽ phần nào cải tiến và nâng cao chất lượng TTTN cho sinh viên ngành kế toán tại Trường ĐH An Giang. 5. Kết luận TTTN cũng là một môn học nhưng nó đặc biệt hơn các môn học khác, là không học trên giảng đường mà học ngoài thực tế. Sinh viên đến các đơn vị thực tập thể hiện tốt năng lực và kỹ năng, không chỉ mở ra cơ hội việc làm trong tương lai cho các em mà còn thể hiện bộ mặt của cơ sở đào tạo. Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng thực tập cho sinh viên nói chung và sinh viên ngành kế toán nói riêng là vô cùng cần thiết. Để thực hiện được việc này, cần sự chung tay nhiều bên: các thầy cô giáo, ban lãnh đạo bộ môn, khoa, trường và cả các bộ phận hỗ trợ đào tạo của nhà trường. Nhờ vậy, mà chất lượng đào tạo và uy tín của trường mới ngày được nâng cao. Tài liệu tham khảo https://www.baodongthap.vn/giao-duc/y-nghia-thiet-thuc-cua-hoat-dong-thuc-tap- tot-nghiep-doi-voi-sinh-vien-truong-dai-hoc-dong-thap-38037.aspx https://daihocdulich.edu.vn/-tam-quan-trong-cua-thuc-tap-doi-voi-sinh-vien-116/ https://sanketoan.vn/thuc-tap-ke-toan/tin-thuc-tap-ke-toan/lam-sao-nang-cao-chat- luong-thuc-tap-cua-sinh-vien-chuyen-nganh-ke-toan
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Kiên Giang
2 p | 314 | 31
-
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán chuyên đề của kiểm toán nhà nước
10 p | 103 | 8
-
Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng ngân hàng áp dụng cho Agribank Cẩm Giàng Hải Dương
7 p | 77 | 8
-
Giải pháp nâng cao chất lượng công bố thông tin trách nhiệm xã hội trên báo cáo thường niên tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
20 p | 18 | 6
-
Thông tin kế toán của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - Giải pháp nâng cao chất lượng: Phần 1
75 p | 12 | 6
-
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ Mobile Banking tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh
7 p | 50 | 6
-
Giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính các ngân hàng thương mại Việt Nam
10 p | 12 | 6
-
Khoá luận tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam chi nhánh TP.HCM
45 p | 42 | 5
-
Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác tổ chức kiểm toán chuyên đề của kiểm toán nhà nước
5 p | 67 | 5
-
Giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy học phần Kế toán thuế trong các cơ sở giáo dục đào tạo
8 p | 47 | 4
-
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán dự án theo hình thức hợp đồng EPC
11 p | 11 | 4
-
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Thái Nguyên
7 p | 124 | 4
-
Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, BT qua công tác kiểm toán của kiểm toán nhà nước chuyên ngành IV
8 p | 64 | 4
-
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác kế toán tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Bình
4 p | 71 | 3
-
Giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán tại các doanh nghiệp bảo hiểm do kiểm toán nhà nước thực hiện
13 p | 44 | 1
-
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán ở Việt Nam
7 p | 2 | 1
-
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán tại Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
7 p | 3 | 1
-
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành kế toán kiểm toán nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế
6 p | 9 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn