Kỹ thuật cho con bú
lượt xem 6
download
Tài liệu Kỹ thuật cho con bú sẽ giúp người học nắm vững tư thế cho con bú, cách đặt trẻ vào vú, đánh giá một bữa bú, làm sao để biết bé bú đủ. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kỹ thuật cho con bú
- KỸ THUẬT CHO CON BÚ MỤC TIÊU Sau khi hoàn thành bài học, sinh viên có khả năng 1. Biết được 4 tư thế cho bú thông thường: tư thế ngồi cặp chặt, tư thế ngồi bế ẵm, tư thế vắt chéo, tư thế nằm cho bú 2. Mô tả được các bước đặt trẻ vào vú và đánh giá được tình trạng ngậm bắt vú của trẻ 3. Sử dụng được mẫu bảng đánh giá có sẵn, quan sát và đánh giá được một bữa bú trên băng video TỪ KHÓA Breastfeeding (nuôi con bằng sữa mẹ) / Feeding positions (tư thế cho bú) / Attachment (ngậm bắt vú) 1. CÁC TƯ THẾ CHO TRẺ BÚ 1.1 Tư thế ngồi cặp chặt cho bú (football, clutch) Mô tả tư thế Bà mẹ ngồi thẳng người, dựa lưng vào ghế hay giường. Hai bên vai thẳng và thoải mái. Vai, cổ, đầu bé được đỡ bởi bàn tay và ngón tay. Mặt bé hướng lên gần sát ngực bà mẹ. Phần lưng trên của bé nằm trên cẳng tay. Chân bé tì vào phía sau. Phần mông bé nằm ngang mức khuỷu tay mẹ. Kê gối dưới tay bà mẹ nhằm tạo cho mẹ sự thoải mái, đồng thời nâng bé ngang tầm vú mẹ. Bàn tay còn lại có thể dùng để nâng đỡ bầu vú. Ưu điểm và tình huống hữu ích Là tư thế mà bà mẹ có thể quan sát trẻ bú và kiểm soát được tư thế của đầu bé. Tư thế này thường được dùng cho những trường hợp mẹ sanh mổ, trẻ nhẹ cân hay non tháng, song thai, vú to hay núm vú phẳng, hay cho những trường hợp trẻ gặp khó khăn khi ngậm bắt vú. 1.2. Tư thế ngồi bế ẵm (cradle hold) Là tư thế thường
- dùng nhất. Mô tả tư thế: Đặt lưng bé nằm trên cẳng tay, đầu bé ở chỗ khúc lượn khuỷu tay, đồng thời dùng bàn tay đỡ mông bé. Ngón tay cái của bà ta còn có thể giữ được tay bé. Bằng cách xoay trở cẳng tay, bà ta có thể dễ dàng hướng toàn thân bé vào phía mình. Miệng bé phải ngang tầm của núm vú. Đặt hai cánh tay của bé ở đúng hai phía của bên ngực cho bú. Riêng cánh tay sau của bé có thể vòng ôm eo mẹ. Bàn tay còn lại của mẹ có thể dùng để nâng đỡ bầu vú. Có thể dùng gối để đỡ cơ thể bé và một bên cánh tay bà mẹ. Sai lầm hường mắc phải Bé được đặt nằm ngửa trên cẳng tay, đầu bé xoay về phía vú mẹ. Bé không thể bú được trong tư thế vẹo cổ này. Cần sửa chữa sao cho thân bé áp vào thân bà mẹ, bụng áp bụng. 1.3. Tư thế vắt chéo (crosscradle hold) Tư thế vắt chéo là tư thế tương tự như tư thế ngồi bế ẵm, ngoại trừ việc 2 tay của bà mẹ đổi vai trò cho nhau. M ô t ả t ư t h ế : Trong tư thế vắt chéo, bé được đỡ bằng cẳng tay và bàn tay đối bên với bên vú đang bú. Tư thế này giúp mẹ có thể kiểm soát đầu bé tốt hơn, khi đầu được đặt giữa các ngón tay cái và bàn tay.
- Ưu điểm và tình huống hữu ích Tư thế này rất tốt khi trẻ rất nhỏ hoặc bé ngậm bắt vú khó khăn, do bàn tay có thể dễ dàng sửa chữa, thay đổi vị trí của đầu bé. 1.4. Tư thế nằm cho bú (reclining position) Không nhất thiết rằng bà mẹ luôn phải cho con bú ở tư thế ngồi. Bà ta có thể cho con bú ở tư thế nằm. M ô t ả t ư t h ế Bà mẹ nằm nghiêng, đầu cao. Có thể kê gối ở lưng và đùi. Chân gập lại ở đầu gối. Cố gắng giữ lưng và hông theo một đường thẳng. Đặt bé nằm nghiêng sát, mặt bé sát vào gần ngực dưới của bà mẹ. Miệng bé ngang tầm với núm vú. Dùng cánh tay phía dưới để ôm và giữ bé ở tư thế gần ngực bà mẹ. Cánh tay còn lại dùng để nâng vú. Không nhất thiết phải đổi tư thế để cho bé bú vú kia. Trong trường hợp không muốn đổi tư thế, kê gối phía dưới bé để nâng toàn thân bé lên cao. Ưu điểm và tình huống hữu ích Tư thế này phù hợp cho các bà mẹ sanh mổ. Cũng có thể dùng tư thế này khi cho bú ban đêm và khi bà mẹ bị mệt. 2. ĐẶT TRẺ VÀO VÚ
- Mô tả trình tự đặt trẻ vào vú: Đầu tiên, bà mẹ đưa môi bé vào gần núm vú của mình, cho đến khi bé phản ứng lại bằng cách mở rộng miệng và đẩy lưỡi ra. Kế tiếp bà mẹ dùng bàn tay để nâng vú mình lên. Giữ vú thẳng ngay sau quầng vú để núm vú hướng thẳng ra hay hơi nâng lên một chút. Bà mẹ sẽ đưa bé lại gần mình hơn và giúp bé nhận biết vú. Bé ngậm được núm vú và quầng vú càng nhiều càng tốt Ngậm bắt vú đúng và sai Hình bên trái cho thấy một bé đang ngậm bắt vú đúng. Miệng bé mở rộng, môi dưới cong tròn áp vào bầu vú, cằm bé chạm vào bầu vú mẹ, quầng vú phía dưới nhìn thấy ít hơn phía trên, mũi bé tựa vào vú mẹ nhưng vẫn tự do. Hình bên phải cho thấy một trường hợp ngậm bắt vú sai. Miệng bé không mở rộng, bé chỉ ngậm đầu vú bằng môi, phần quầng vú thấy được rất nhiều, cằm ở xa bầu vú, mũi bé không tựa vào bầu vú.
- 3. ĐÁNH GIÁ MỘT BỮA BÚ Dùng bảng kiểm để đánh giá một bữa bú. Trong bảng kiểm này, các bạn có thể tìm thấy được tất cả những yếu tố cần thiết dùng để đánh giá một bữa bú có đạt yêu cầu hay không. Tư thế của bà mẹ và của bé, tư thế giữ bé khi cho bú là yếu tố phải được quan sát đầu tiên. Tư thế của mẹ và con ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng ngậm bắt vú của trẻ. Việc thay đổi tư thế cho phù hợp với tình huống là điều nên thực hiện nếu bạn phát hiện trẻ gặp khó khăn khi ngậm bắt vú. Hãy quan sát đáp ứng của trẻ khi tiếp xúc với vú mẹ. Hãy xem bé có thăm dò vú mẹ bằng lưỡi của bé không, và bé đã ngậm bắt vú như thế nào. Thái độ của bà mẹ khi cho con bú ảnh hưởng rất nhiều đến bữa bú của trẻ. Hãy quan sát bà ta có chú tâm vào trẻ trong bữa bú hay không, cũng như cách bà ta cho bú như thế nào? Quan sát vú là một việc cần thiết. Trong bữa bú, bạn chú ý hình dáng vú dường như tròn hơn, núm vú săn lại và sữa chảy ra từ phía vú không cho bú, cho thấy một đáp ứng oxytocin tốt. Sau bữa bú vú trở nên mềm. Quan sát thái độ của trẻ khi bú cho biết bé bú có đủ và thoải mái hay không. Miệng bé mở rộng, cằm chạm vào bầu vú, lưỡi bé tì và ép vào vú, có thể nghe và thấy bé nuốt “ừng ực”, miệng bé ướt là những dấu hiệu cho thấy bé bú tốt. Cuối cùng, sau bữa bú bé hài lòng và tự nhả vú. Nên ghi nhận tổng thời gian của một bữa bú. 4. LÀM SAO ĐỂ BIẾT BÉ BÚ ĐỦ Bé bú mẹ đủ sẽ ngủ yên được từ 23 giờ. Bé bú mẹ thường đi ngoài sau mỗi cử bú, có thể đi ngoài 34 lần/ ngày, phân hơi sệt, có màu vàng. Khám định kỳ theo dõi cân nặng bé sau mỗi tháng, sẽ thấy bé tăng cân đều đặn, từ 500 đến 1000 gram mỗi tháng. Sau khi bé bú xong một bên vú, nhẹ nhàng đưa ngón tay của bà me vào góc miệng bé và đẩy về tai bé để dừng việc không cho bé mút bên vú đó nữa. 5. TÀI LIỆU THAM KHẢO WHO. Breastfeeding counselling. A training course. Participant’s manual. WHO/CDR/93.4. h tt p :// www . w ho. i n t/ c h d_ad il o l e s cen t _ h ea l t h / doc u m e n t s / pdf s / bc_ p ar ti c i pan t s _ m a nua l .pdf International Breastfeeding Journal. h tt p :// www . i n t er n a ti o n a l brea s t f eed i ng j ourna l .c o m / co n t en t / 3 / 1 / 6 Trong bài có sử dụng các hình ảnh trích từ Handbog vellykket amningen vejledning til sundhedspersonale. Thụy Điển.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
“Kỹ thuật” cho bé ăn dặm
6 p | 138 | 35
-
“Kỹ thuật” cho bé ăn dặm Bắt đầu như thế nào?
6 p | 194 | 28
-
HỞ VAN ĐỘNG MẠCH CHỦ (Kỳ 5)
4 p | 142 | 15
-
Nuôi Con Bằng Sữa Mẹ (Kỳ 2)
5 p | 149 | 13
-
Tác dụng của canxi gluconate
3 p | 102 | 10
-
Cho bé bú đêm - tiện cho mẹ, lợi cho bé
4 p | 85 | 10
-
Con bú sữa mẹ gặp vấn đề
3 p | 133 | 9
-
Sự thật về “người anh em” trong bụng
7 p | 75 | 6
-
Nghệ thuật cho con bú mẹ
5 p | 94 | 5
-
Bú mẹ & bú bình – Những câu hỏi thường gặp
5 p | 68 | 5
-
Quá trình hình thành bệnh thiếu vitamin a
7 p | 75 | 4
-
Cho bé ăn, bú như thế nào khi đi tàu xe?
6 p | 57 | 4
-
Nên & Đừng khi cho trẻ sơ sinh bú sữa công thức
5 p | 91 | 3
-
Hướng dẫn cách cho bé bú bình đúng cách, đúng kỹ thuật!
6 p | 98 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn