intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

KỸ THUẬT IN HOA VĂN SÁP ONG VÀ NHUỘM CHÀM CỦA NGƯỜI DAO TIỀN

Chia sẻ: Phuong Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:1

248
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Người Dao Tiền có truyền thống in hoa văn bằng sáp ong trên vải, đặc biệt là trên trang phục phụ nữ. Muốn tạo hoa văn gì người ta dùng dụng cụ nhúng vào sáp ong nóng chảy rồi in lên vải. Sáp ong khô đem nhuộm chàm nhiều lần, nhờ có sáp ong kết dính nên các họa tiết hoa văn không bị ngấm chàm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: KỸ THUẬT IN HOA VĂN SÁP ONG VÀ NHUỘM CHÀM CỦA NGƯỜI DAO TIỀN

  1. KỸ THUẬT IN HOA VĂN SÁP ONG VÀ NHUỘM CHÀM CỦA NGƯỜI DAO TIỀN Người Dao Tiền có truyền thống in hoa văn bằng sáp ong trên vải, đặc biệt là trên trang phục phụ nữ. Muốn tạo hoa văn gì người ta dùng dụng cụ nhúng vào sáp ong nóng chảy rồi in lên vải. Sáp ong khô đem nhuộm chàm nhiều lần, nhờ có sáp ong kết dính nên các họa tiết hoa văn không bị ngấm chàm. Khi đã nhuộm được mầu chàm ưng ý họ nhúng vải vào nước sôi, sáp ong tan ra sẽ hiện lên các hoa văn có màu xanh nhạt trên nền chàm truyền thống.Bộ dụng cụ in sáp ong rất đơn giản gồm có : từ 2 đến 7 cái bút vẽ hình chứ T gắn ngòi đồng có kích cỡ khác nhau, vài cái khung hình tam giác làm bằng tre hoặc nứa kể in các đoạn thẳng và góc. Dùng các ống tre có đường kính to nhỏ khác nhau từ 1,5 cm đến 2 cm để in các hình tròn, một vài lá chít được ép phẳng dùng làm cữ. Một chiếc nanh lợn rừng, một phiến đá dùng để miết vải cho nhẵn. Sáp ong cho vào nồi đun chảy thành nước sau đó lọc thật kỹ cho hết tạp chất. Sáp phải có độ loãng cần thiết mới in được, nếu loãng quá khi in hoa văn hay bị nhoè, đặc quá thì sáp ong không ăn vào vải. Khi in người ta căng tấm vải trắng trên phiến đá, dùng răng nanh lợn miết cho tấm vải thật phẳng, chia tấm vải thành nhiều ô cột bằng nhau, công việc in ấn được làm liên tục khi nào hết khô vải mới được nghỉ.Nhuộm chàm là công việc khá tỷ mỉ đòi hỏi phải kiên trì và dầy dạn kinh nghiệm. Chàm thường được trồng vào tháng 3-4, thu hoạch vào tháng 6-7. Cây chàm được cắt thành từng bó đem về ngâm vào chum, vại, khi lá chàm nát ngấm thì vớt ra bỏ bã, nước chàm được lọc kỹ qua một cái rá đựng chấu, sau đó cho vôi bột vào nước rồi khuấy thật đều, cho nhiều hay ít vôi tuỳ thuộc vào lượng nước chàm. Ngoài vôi còn có tro bếp, tro được đựng trong một cái rổ có lót lá chuối, đổ nước vào chảy xuống cái chum nhỏ, dung dịch này để từ 3-5 ngày rồi trộn với nước vôi ngâm chàm và để lắng, khi nào thấy nước trên mặt có mầu nâu nhạt thì gạn đi để lấy phần chàm và vôi lắng ở dưới chum, đó chính là cao chàm.Khi nhuộm vải, lấy cao chàm hòa với nước đun với lá ngải cứu để nguội pha thêm ít nước tro vào rượu rồi khuấy đều. Khi đã pha xong muốn thử phải lấy tay nhúng vào nước chàm, thấy da có mầu xanh chàm là được. Người Dao Tiền thường nhuộm chàm vào tháng 7-8, vì thời gian này trời nắng nhiều vải mau khô và bắt mầu tốt. Trước khi nhuộm phải ngâm giặt cho thật kỹ để vải hết hồ mới dễ bắt màu và khi sử dụng không bị loang lổ. Khi nhuộm cho vải chìm ngập trong nước chàm, dùng tay hoặc chân đạp thật kỹ cho vải thấm đều, công đoạn phải làm thật nhiều lần (ngày phơi nắng, đêm ngâm chàm) nhằm tạo ra sản phẩm đạt chất lượng cao có màu sắc xanh sẫm. Đây cũng là công đoạn cuối cùng trong kỹ thuật chế biến và nhuộm chàm của người Dao Tiền. VI BIÊN (theo báo Văn hoá số 27(96) ra ngày 03-04-2001)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2