intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật nhân giống cây trám

Chia sẻ: Phan Van Phuoc | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

138
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quả trám là một mặt hàng rau quả sạch, đặc sản của các tỉnh trung du miền núi. Quả trám được người tiêu dùng trong nước và nước ngoài ưa chuộng. Trồng cây trám

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật nhân giống cây trám

  1. Kỹ thuật nhân giống cây trám Quả trám là một mặt hàng rau quả sạch, đặc sản của các tỉnh trung du miền núi. Quả trám được người tiêu dùng trong nước và nước ngoài ưa chuộng. Trồng cây trám cho hiệu quả kinh tế cao, cây trám 7 – 10 năm tuổi cho thu hoạch 2 – 3 tạ quả/năm, trị giá 2 – 3 triệu đồng. Trám có hai giống, trám trắng và trám đen. Quả trám đen khi chín có vỏ màu đen, cứng, sau khi om (ngâm quả trám vào nước nóng 40 – 500C khoảng 20 – 30 phút). Trám trắng có hai loại trám bở và trám dai, khi chín vỏ trám màu vàng, kho trám trắng với thịt, cá hoặc ngâm nước mắm, ăn với cơm rất ngon. Trồng trám vào 2 vụ chính trong năm, vụ xuân: tháng 2 – 4, vụ thu: tháng 7 – 9. 1. Kỹ thuật ươm, nhân giống: Nếu trồng trám bằng hạt, tỷ lệ sai quả chỉ đạt 10 – 15%, vì vậy nên nhân giống trám bằng phương pháp ghép nêm, ghép đoạn cành. Trám chín vào tháng 7, 8, tách quả chín để lấy hạt, rửa sạch thịt quả, phơi hạt trong bóng râm cho khô. Sau đó ủ hạt trong cát ẩm 70 – 80%, khoảng 15 – 20 ngày sau hạt trám nảy mầm. Lúc này gieo hạt đã nảy mầm vào túi nilon có đục 4 lỗ thoát nước ở đáy; kích thước bầu: đường kính 15 - 20 cm, cao 30 - 40 cm. Giá thể trong bầu là đất thịt nhẹ, giàu dinh dưỡng hoặc bùn, phù sa đã ải, đập nhỏ 70 - 80%, phân chuồng hoai mục 20 - 30%. Hạt gieo ở độ sâu 3 - 4 cm, tưới giữ ẩm 70 - 80%. Cây con cần được che mưa to, nắng rát đến khi được 30 - 35 ngày tuổi. Cây con đạt 50 - 60 ngày, có 5 - 6 lá, cần trồng thưa, mật độ mỗi cây cách nhau 40 cm để cây sinh trưởng, phát triển tốt. Cây đủ 1 năm tuổi có đường kính gốc 1 - 1,5 cm, cao 50 - 60 cm là đạt tiêu chuẩn gốc ghép. Chọn cành ghép bánh tẻ ở cây 7 - 10 năm tuổi, có 3 - 4 vụ cho năng suất quả cao, ổn định. Nên ghép vào tháng 3 - 4; tháng 8 – 9, chú ý phải che mưa, che nắng cho cây khoảng 15 - 20 ngày sau khi ghép để nâng tỷ lệ sống của gốc ghép. 2. Kỹ thuật trồng trám: Trám đen cần trồng ở đất phù sa cổ, giàu dinh dưỡng và phù sa ven sông mới duy trì được chất lượng quả. Trám trắng trồng ở đất đồi núi, có độ dốc < 15o và tầng đất dày > 1m. Đào hố rộng 0,8 - 1m, sâu 0,8 - 1m. Bón lót mỗi hố 15 - 20 kg phân chuồng, trộn với 0,5 - 1 kg supe lân, ủ kỹ 60 - 70 ngày. Trước khi trồng phải trộn đều phân với đất, san phẳng, trồng cây trám ghép ở chính giữa hố. 3. Chăm sóc: Sau khi trồng 20 - 30 ngày, bỏ túi nilon bao quanh gốc ghép và cành ghép. Tưới nước đủ ẩm 70 - 80 % để cây sinh trưởng thuận lợi. Tạo tán cho cây con trong 3 năm đầu. Khi cây cao 1,2 - 1,5m tiến hành bấm ngọn, mỗi cây giữ 4 - 5 cành cấp I và 8 - 10 cành cấp II toả đều xung quanh.
  2. - Bón phân cho cây con (1 - 3 năm): bón 4 - 5 đợt/năm, liều lượng mỗi cây gồm 20 - 30 kg phân chuồng; 0,5 - 1kg urê; 0,2 - 0,5 kg kaliclorua; 1 - 2 kg supe lân. - Bón phân cho cây có quả: bón 3 đợt trong năm: bón phục hồi sau khi thu quả, kết hợp với tỉa cành la, cành vóng, cành tược, cành sâu bệnh; liều lượng mỗi cây gồm: 30 -50 kg phân chuồng, bón đạm, lân, kali theo tỷ lệ 2 đạm: 1 kali : 4 lân. Bón đón hoa vào tháng 1 theo tỷ lệ: 1 đạm : 1 kali. Bón thúc quả vào tháng 4 theo tỷ lệ: 2 đạm : 1 kali. Chú ý: bón theo tán cây, khi đất ẩm, liều lượng các loại phân bón tuỳ thuộc vào sản lượng quả/cây và tuổi của cây. Theo www.khuyennongvn.gov.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2