intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt

Chia sẻ: Nguyen Quoc Nam | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:18

273
lượt xem
55
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Trình bày các nguyên tắc chủ yếu trong nuôi cá nước ngọt? • Chọn vị trí nuôi − Rất quan trọng vì quyết định đến kết quả nuôi và hiệu quả kinh tế, nhất là nuôi thâm canh

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt

  1. 1. Trình bày các nguyên tắc chủ yếu trong nuôi cá nước ngọt? • Chọn vị trí nuôi − Rất quan trọng vì quyết định đến kết quả nuôi và hiệu quả kinh tế, nhất là nuôi thâm canh − Gần nguồn cung cấp nước, và nước cần có chất lượng tốt. − Nền đất tốt nhất là đất thịt pha sét, không bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. − Gần đường giao thông bộ và thủy − Xa khu dân cư, công nghiệp, canh tác nông nghiệp vì dễ bị ô nhiễm. • Chọn ao nuôi − Nguồn nước phải có chất lượng tốt, chủ động − Ao có hình chữ nhật là tốt nhất − Đất thịt/thịt pha sét là tốt nhất. − Gần đưởng giao thông. − Độ che phủ đối với ao nuôi thâm canh là 0 và ao nuôi ghép là ≤ 30%  Ao ghép có
  2.  Ngăn ngừa cá tạp, cá dữ vào ao nhằm hạn chế việc hao phí thức ăn và sự hao hụt cá giống.  Có thể dùng máy bơm hoặc thủy triều bơm nước vào ao qua l ưới nylon mắt lưới nhỏ(
  3. − Nạo vét bùn đáy giúp hạn chế lượng hữu cơ dư thừa. − Kiểm tra bờ bao hạn chế thất thoát trong quá trình nuôi. − Diệt các loài cá dữ, khử trùng các mầm bệnh. − Bón lót ao làm tăng dd cho ao áp dụng trong nuôi ghép − Phơi đáy ao vừa có tác dụng loại bỏ địch h ại, tăng tác dụng kh ử trùng, làm oxy hóa các chất độc dưới đáy ao. − Lọc nước vào làm hạn chế địch hại vào ao. 3. Trình bày kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi cá? Sự khác nhau ch ủ yếu gi ữa việc chuẩn bị ao trong nuôi bán thâm canh và nuôi thâm canh? • Chuẩn bị ao nuôi − Tháo cạn nước và vét bùn đáy: đối với ao đáy cát ch ừa đ ộ sâu bùn đáy khoảng 50 cm, ao cũ nuôi ghép chừa 20-30 cm, nuôi thâm canh ch ừa 10 – 15cm. Ao phèn, ao mới không cần vét − Diệt tạp khử trùng dùng vôi bột, dây thuốc cá, saponine, dolomite. − Bón lót: giúp gây màu nước và tạo thức ăn tự nhiên − Phơi ao tăng tác dụng diệt tạp khử trùng, cung cấp thêm oxy cho nền đáy ao. Phơi đáy ao ít nhất 2-3 ngày. − Lọc nước cho vào ao nhằm hạn chế địch hại và sinh vật cạnh tranh th ức ăn. − Xem thêm giáo trình. • Khác nhau cơ bản của việc chuẩn bị ao nuôi thâm canh và bán thâm canh: Trong nuôi bán thâm canh thì áp dụng bón phân lót để tạo thức ăn tự nhiên vì mật độ nuôi thưa.Trong nuôi thâm canh không áp dụng biện pháp bón phân lót vì nuôi với mật độ cao. 4. Trình bày biện pháp phòng bệnh tổng hợp trong nuôi cá nước ngọt? • Quản lý chất lượng nước: − Nước cấp và nước trong ao phải có chất lượng tốt và luôn chủ động. − Thay nước và rút bùn đáy theo quy trình − Thường xuyên kiểm tra để đảm bảo nước trong ao luôn có chất lượng tốt. − Bên cạnh thay nước cần định kỳ dùng hóa ch ất để xử lý nước trong ao nuôi: với các loại vôi, hóa chất để diệt nấm,kst, vk…,hóa ch ất h ấp thu khí độc như dùng BKC, YUCCA… • Vật nuôi (cá) cần tăng sức đề kháng và sức khỏe bằng cách:
  4. − Cá giống thả khỏe mạnh không sây sát mất nhớt − Không làm cá bị sốc trong quá trình nuôi − Cho ăn theo nguyên tắc 4 định: định lượng, định chất, định vị và định thời gian. Tuy nhiên, có những trường hợp ko nên áp dụng đúng 4 nguyên tắc. Vd: áp dụng p2 định vị đối với cá tra, rô đồng là ko tốt do tập tính ăn. − Đối với cá dữ ko nên áp dụng phương pháp lượng ít lần nhiều vì mức độ cá lớn ăn cá bé diễn ra cao hơn. − Nhiệt độ thay đổi đột ngột khoảng 30C => cá chết hàng loạt. − Bổ sung chất bổ dưỡng vào thức ăn:  Các loại vitamin nhất là vitamin C  Premix khoáng, beta-glucan, sorbitol  Chế phẩm vi sinh, men tiêu hóa. • Hạn chế sự phát triển của mầm bệnh bằng cách: − Giữ nước ao luôn có chất lượng tốt: thay nước và rút bùn đáy ao thường xuyên, 10-15 ngày khử trùng một lần bằng hóa chất − Sát trùng dụng cụ trong quá trình nuôi − Thả mật độ vừa phải 5. Trình bày các phase tăng trưởng của cá? Sự t ương quan giữa tăng trưởng của cá nuôi và năng suất? • Sự tăng trưởng của cá xảy ra 3 phase: Phase I: tăng trưởng chậm vì lúc này cá còn nhỏ Phase II: tăng trọng nhanh Phase III: tăng trưởng chậm vì cá đã già • Sự tương quan: Năng suất là tích số giữa mật độ cá thả và tăng trưởng trung bình của cá trong hệ thống nuôi. Khi mật độ cá thả thưa, tăng trưởng cá đạt m ức tối đa và không thay đổi nên năng suất tăng theo đường thẳng và ở th ời đi ểm sau khi cá đạt sản lượng hiện tại giới hạn, tăng trưởng cá sẽ giảm khi tăng mật độ nhưng năng suất vẫn tiếp tục gia tăng đến mức tối đa và sau đó sẽ giảm xuống và tiến đến 0 khi tăng trưởng cá bằng 0. Như vậy năng suất cá đạt trị số tối đa khi mật độ nằm giữa mức đạt sản lượng hiện t ại giới h ạn và sức chứa. Khi tăng thức ăn như bón phân hay cho cá ăn thức ăn nhân t ạo, sản lượng hiện tại giới hạn và sức chứa sẽ di chuyển về phía trái và tăng lên.
  5. 6. Hãy thảo luận mức độ phân đàn trong ao nuôi các loài cá ăn động vật? Thử đề ra giải pháp kỹ thuật để giảm thiểu tỷ lệ phân đàn trong ao nuôi? • Hiện tượng phân đàn trong NTTS: Do nhiều nguyên nhân: cá giống thả không đều, dịch bệnh xảy ra, dinh dưỡng không đúng. Hiện tượng phân đàn sẽ làm tỷ lệ sống giảm. • Các biện pháp kỹ thuật khắc phục hiện tượng trên: − Yếu tố con giống:  Thả cá giống đồng cỡ, cá khỏe mạnh và thả 1 lần.  Thường xuyên sàn lọc, phân cỡ cá định kì, tách riêng nhất là cá dữ. − Yếu tố dịch bệnh:  Kiểm soát chất lượng nước đầu vào và ra, không để dịch bệnh xảy ra.  Thường xuyên Ktra sức khỏe vật nuôi. 7. Mục đích và nguyên tắc của nuôi ghép? Hãy đ ề ngh ị một công th ức nuôi ghép cụ thể ( loài cá nuôi và tỷ lệ ghép) sao cho th ỏa mãn đ ược các m ục đích của nuôi ghép? • Mục đích: − Tận dụng mọi khoảng không gian sống trong ao. − Tận dụng tất cả các loại thức ăn tự nhiên trong ao. • Nguyên tắc: − Nuôi nhiều loài cá sống ở các tầng nước khác nhau. − Không nuôi các loài cá có cùng tập tính ăn. • Đề nghị: Công thức: mè trắng chính, 2 con/m2. − Mè trắng 50%, rô phi 20%, mè vinh 10%, chép 10%, trôi ấn 10%. − Thức ăn: phân bón, cám gạo, phế phẩm nông nghiệp, rong bèo, phân xanh. 8. Trình bày nguyên tắc bón phân và cho ăn trong các mô hình nuôi ghép? • Nguyên tắc bón phân: Tùy theo hình thức nuôi, đối tượng nuôi, trình độ canh tác và thời điểm bón phân mà việc bón phân cần như sau: − Nuôi đơn: áp dụng cho hình thức nuôi thâm canh
  6.  Cá ăn ĐV, ăn tạp: nguồn gốc TĂ được cung cấp 100% bằng TĂ nhân tạo, lượng chất thải lớn nên bón phân là không cần thiết.  Cá ăn lọc, ăn phiêu sinh và mùn bã h ữu cơ: nguồn g ốc TĂ ch ủ y ếu là phiêu sinh và mùn bã HC nên bón phân là yếu tố quyết định NS vụ nuôi. − Nuôi ghép:  Nuôi ghép chủ yếu cho nuôi QC, QC cải tiến và bán thâm canh nên vi ệc bón phân tạo nguồn TĂ sơ cấp cho thủy vực.  Chủ yếu bón phân HC, và bón lúc trời quang, nhiều oxy.  Thời điểm: o Bón lót: phân heo, gia cầm, trâu bò. • Phân heo:  Ao mới: 40-50kg/100m 2 2  Ao cũ: 20-30kg/100m • Phân trâu bò: tăng 30% so với phân heo. • Phân gia cầm: giảm 30% so với phân heo. o Bón định kì: 5-7 ngày/ lần • Phân heo: 15-25kg/100m2 • Phân trâu bò: tăng 30% so với phân heo. • Phân gia cầm: giảm 30% so với phân heo • Phân vô cơ:  Ure: 0,1-0,2kg/100m2  NPK/DAP: 0,5-0,6kg/100m2 Tùy theo màu nước mà giảm lượng phân bón định kì. • Nguyên tắc cho ăn: − Nuôi đơn: Cho ăn theo nguyên tắc 4 định:  Định lượng: lượng TĂ phải đúng theo từng như cầu thời điểm phát triển của cá.  Định chất: TP dinh dưỡng trong TĂ phải thỏa mãn nhu cầu phát triển tối đa của cá.  Định vị: vị trí cho ăn cần đc xác định là nơi có hàm lượng oxygen cao nhất.
  7. Định thời gian: cho ăn lúc trời mát, nhiều O 2, tùy thuộc vào tính ăn của  đối tượng nuôi. Đối với nuôi bè ko cần xác định time chỉ cho ăn khi nước chảy − Nuôi ghép:  Tận dụng các phế phẩm trong SXNN.  TĂ tự chế là chính.  Cho ăn theo nguyên tắc 4 định.  Lượng ít, lần nhiều. 9. Các loại chuỗi thức ăn trong ao nuôi ghép? Sự khác nhau cơ b ản v ề chuỗi thức ăn trong ao khi bón phân vô cơ và phân hữu cơ? • Các chuỗi TĂ trong ao nuôi cá thương phẩm: Chuỗi TĂ tự d ưỡng và chu ỗi TĂ dị dưỡng ( 2 chuỗi TĂ trong slide) • Sự khác nhau cơ bản về chuỗi TĂ trong ao khi bón phân vô cơ và hữu cơ: Bón phân vô cơ Bón phân hữu cơ Mắt xích đầu tiên là phiêu sinh thực Mắt xích đầu tiên là vi sinh vật. Tạo chuỗi TĂ tự dưỡng Tạo chuỗi TĂ dị dưỡng kích thích chuỗi TĂ nhanh. Kích thích chuỗi TĂ chậm. Thời gian duy trì chuỗi TĂ ngắn Thời gian duy trì dài. Lâu ngày có thể gây chai nền đáy. Không gây chai nền đáy. Không mang mầm bệnh kst Có thể mang mầm bệnh kst 10. Trình bày tóm tắt qui trình kỹ thuật nuôi cá theo hình thức nuôi ghép? • Chuẩn bị ao: Bắt hết cá trong ao tháo cạn ao nạo vét bùn đáy, gia cố bờ ao, cống  diệt tạp khử trùng bằng vôi bột  bón lót bằng phân chuồng phơi nắng> 2,3 ngày ( trong nuôi ghép có thể phơi 1 ngày không cần ph ơi kĩ b ằng nuôi thâm canh.)  lọc nước và cho vào ao. • Thả cá giống − Chọn cá giống:  Không sây sát, không mất nhớt ( chạy vèo, hóng nước)  Màu sắc đặc trưng, nhất là rô phi đỏ  Cỡ lớn và đồng đều − Mật độ thả:  Quãng canh: 1-2con/m2
  8.  Quãng canh cải tiến: 2-3 con/m2  Bán thâm canh: 4-5 con/m2 − Chọn đối tượng nuôi và tỷ lệ ghép: Dựa vào:  Hai nguyên tắc của nuôi ghép: o Chọn cá sống ở các tầng nước o Không chọn loài cá có cùng tập tính ăn.  Khả năng cung cấp phân bón, thức ăn  Khả năng đồng vốn  Vùng địa lí  Mục đích người nuôi  Từ đó người ta đưa ra các công thức ghép các đối tượng nuôi với t ỉ l ệ đa dạng khác nhau. − Thời điểm và cách thả cá:  Thời điểm thả cá: lúc nước mát ( nhiệt độ thấp, sáng)  Cách thả cá: ngâm bao cá vào trong ao khoảng 10-15 Ph rồi thả từ từ ra gai chứa, tắm cá bằng muối ăn ( 5-10ppt)  thả cá đã tắm trực tiếp ra ao. • Bón phân và cho ăn: − Phân bón: liều lượng và tần suất bón phân  Phân heo: 15-25kg/100m2/5-7 ngày  Phân xanh: 20-30kg/100m2/5-7 ngày  Urea: 0,1- 0,2 kg/100m2  NPK /DAP: 0,5- 0,6kg/ 100m2 Liều lượng thay đổi theo màu nước ( màu nước dao động trong khoảng xanh đọt chuối đến màu xanh vỏ đậu xanh là tốt) − Thức ăn:  Nuôi QC, QCCT: tận dụng thức ăn sẵn có  Nuôi BTC: TA tự chế là chính − Khẩu phần ăn : 2-3% trọng lượng cá • Chăm sóc − Địch hại ( quan trọng lúc mới thả cá). − Chất lượng nước ao : đánh giá chất lượng bằng cảm quan là chính.
  9. − Theo dõi màu sắc nước ao để điều chỉnh lượng phân bón − Quan sát hiện tượng nổi đầu của cá, đánh giá xem đó là hiện tượng bệnh lý hay sinh lý − Theo dõi hoạt động của cá • Thu hoạch − Khi cá đạt kích cỡ theo yêu cầu thì thu hoạch − Có thể thu tỉa hoặc thu toàn bộ 11. Những tiêu chuẩn chung để chon mua cá giống thả nuôi? Trong đó, tiêu chuẩn nào là quan trọng nhất, tại sao? • Tiêu chuẩn chọn cá giống: − Cá không sây sát, mất nhớt (chạy vèo, hóng nước). − Cá chạy vèo, hóng nước, đớp bóng càng nhiều thì cá càng khỏe mạnh. − Màu sắc đặc trưng.  Cá điêu hồng có tỉ lệ chấm đen phải dưới 5%.  Cá tra: lưng xanh đen, bụng màu trắng bạc, các sọc dọc theo thân phải rõ ràng. − Cỡ lớn và đồng đều. − Cá có nguồn gốc rõ ràng. • Tiêu chuẩn quan trọng nhất: cá có nguồn gốc rõ ràng. Vì: − Do nhu cầu lợi nhuận, nông dân thường mua cá giống trôi nổi v ới giá r ẻ hơn 30% so với giá cá giống của các trại s ản xu ất gi ống có uy tín. Nh ưng nếu so sánh tỉ lệ hao hụt, cá trôi nổi hao hụt hơn 50% số lượng thả nuôi, còn chất lượng con giống từ trại sản xuất giống chỉ hao h ụt 20%. Nên hiệu quả sản xuất cũng tỉ lệ thuận với số tiền đã đầu tư. − Biết được những đặc điểm bố mẹ của con giống đó. Giống trôi nổi thường sử dụng cá bố mẹ quá tuổi khai thác ho ặc ch ưa đ ến tuổi khai thác cho sinh sản – độ tuổi chưa đủ chất và đủ sức làm ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn cá con. Dùng thuốc kích dục tố kích thích sinh sản quá liều, làm cho con cá bột yếu đi.Mặc khác, đ ể t ối ưu l ợi nhu ận, hiện tượng thả cá bố mẹ chung đàn diễn ra thường xuyên, không được quản lý. Do đó, dẫn đến con cá thương phẩm yếu đi vì c ận huy ết, các gen lặn biểu hiện xấu gặp nhau bộc lộ ra ngoài, sức đề kháng không cao nên
  10. dễ dễ mẫn cảm với môi trường, nhiễm dịch bệnh, tỉ lệ hao hụt cao, hiệu quả nuôi thấp. 12. Những ưu và nhược điểm trong mô hình nuôi cá ruộng lúa? • Ưu điểm: − Tận dụng thức ăn tự nhiên, hạn chế cỏ dại và côn trùng gây h ại, năng suất lúa tăng. − Giảm lượng thuốc trừ sâu, môi trường nuôi sạch hơn, sức khỏe nông dân cải thiện. − Kết hợp đa dạng sinh học trong hệ thống canh tác giúp mô hình mang tính bền vững cao về đa dạng sinh học. − Nâng cao thu nhập người dân. − Cải thiện nguồn đạm động vật cho nông hộ. − Tạo việc làm cho người dân trong vùng. − Đầu tư nhiều vào mô hình giúp nông dân có ý tưởng sáng tạo hơn. − Yêu cầu hợp tác giữa các nông hộ trong mô hình nuôi cá ruộng giúp phát triển cộng đồng nông thôn. • Hạn chế: − Đầu tư nhiều công sức trong quản lý và chăm sóc. − Yêu cầu kỹ thuật cao, cần có nhiều kinh nghiệm ,đòi h ỏi ph ải có các ho ạt động khuyến ngư thích hợp. − Cá có thể bị chết hàng loạt nếu phải sử dụng thuốc trừ sâu cho ruộng. − Khi mật độ lúa quá dày, cá không thể lấy thức ăn và chậm lớn. − Việc sử dụng các giống lúa cao sản để nâng cao năng suất ngày càng thu hẹp khả năng nuôi cá trong ruộng lúa. Do:  Các giống lúa cao sản thường đòi hỏi ch ế độ phân bón và thuốc tr ừ sâu khá chặt chẽ, đặc biệt thuốc trừ sâu là yếu tố không thể thiếu nh ưng lại không thể sử dụng nhiều khi nuôi cá.  Chu kì canh tác ngắn làm cho thời gian nuôi cá ngắn.  Các giống lúa cao sản yêu cầu mức nước rất thấp nên khó đ ể cá lên ruộng. − Cá thường nuôi có giá trị kinh tế thấp. − Năng suất không ổn định và khó dự đoán.
  11. 13. Trình bày sự tác động qua lại giữa lúa và cá trong mô hình nuôi cá ru ộng lúa? • Lúa đối với cá: − Mực nước thấp làm cho nhiệt độ nước thay đổi nhiều trong ngày ảnh hưởng đến tăng trưởng của cá. − Trồng lúa quá dày làm cản trở sự bơi lội và kiếm mồi của cá, làm năng suất không đạt mức tối đa. − Ruộng lúa cung cấp thức ăn và là nơi trú ẩn của cá. − Hàm lượng thuốc trừ sâu cao ảnh hưởng đến tăng trưởng của cá và có th ể tích lũy gây ảnh hưởng đến người. • Cá đối với lúa: − Diện tích trồng lúa giảm, nhưng tổng thu nhập nông hộ có thể được cải thiện nhờ thu nhập thêm từ cá. − Cá có khả năng làm tơi xốp đất, giúp rễ lúa hô h ấp và phát tri ển t ốt, năng suất lúa cao hơn (10-15%). Ít tốn công làm đất. − Một số loài cá ăn thực vật giúp diệt cỏ dại, làm giảm công làm cỏ. − Phân cá là nguồn phân hữu cơ bổ sung lại cho ruộng lúa, giúp tăng năng suất. − Giảm chi phí sử dụng thuốc trừ sâu, nâng cao lợi nhuận. 14. Trình bày các nguyên tắc chọn loài cá nuôi trong ru ộng lúa? Những loài cá nào thường được nuôi trong ruộng lúa? • Nguyên tắc: − Cá có khả năng chịu đựng sự thay đổi của môi trường cao: thay đổi nhiệt độ, oxy thấp, độ đục cao, mức nước cạn… − Sức tăng trưởng nhanh, đạt được kích thước thương phẩm trong thời gian cho phép. − Có tính ăn tạp để tận dụng thức ăn tự nhiên trong ruộng lúa, nh ất là các loài cá ăn côn trùng, mùn bã hữu cơ và tảo. − Không sử dụng cá ăn thực vật vì cá có thể ăn lúa. • Các loài cá thường được nuôi:
  12. − Các loài cá: rô phi, chép, sặc rằn, mè vinh. Tỷ lệ th ả ghép gi ữa cách loài này thường là: 35-40% mè vinh, 10-15% rô phi, 15-20% chép và 10% cá khác. − Cá mè vinh là loài cá quan trọng trong nuôi cá ruộng vì nó thích h ợp nh ất với các loại thức ăn trong ruộng lúa. 15. Trình bày tóm tắt qui trình kỹ thu ật nuôi thâm canh cá tra trong ao đ ất? Trong đó, công đoạn kỹ thuật nào quan trọng nhất, quyết đ ịnh đ ến chất lượng thịt? • Chuẩn bị ao. − Chọn ao nuôi.  Diện tích >= 5000m2, sâu 2,5 – 3,5m.  Nguồn nước sạch và chủ động, ph = 6,5 – 8.  Bờ ao cống cấp thoát nước kiên cố.  Quang đãng, không cây cối che phủ.  Gần đường giao thông thủy, bộ. − Chuẩn bị ao.  Dọn ao, vệ sinh ao: sau mỗi vụ nuôi cần sên vét đáy ao thật kĩ, hút b ỏ bùn đáy ao, để lại lớp bùn
  13. • Cho ăn. − Nguyên tắc 4 định: Lượng – Chất – Vị - Thời Gian. − Cho ăn thức ăn viên: 3-5% trọng lượng thân.  Khẩu phần ăn giảm dần theo độ lớn của cá.  Độ lớn, độ đạm thay đổi theo cỡ cá.  Rải đều trong ao.  Cho cá ăn lúc đầy đủ oxy. − Cho ăn thức ăn tự chế.  Gồm cám gạo, bột cá, ốc, cá tạp, phế phẩm trong chế biến thủy sản.  Khẩu phần: 4-8% trọng lượng thân.  Khẩu phần ăn giảm dần theo độ lớn của cá.  Độ lớn, độ đạm thay đổi theo cỡ cá.  Cho cá ăn lúc đầy đủ oxy. − Chất bổ sung vào thức ăn.  Vitamin C 1g/kg thức ăn.  Sorbitol .  Chế phẩm vi sinh, men tiêu hóa.  Sản phẩm chứa Beta – Glucan.  Premix khoáng. • Chăm sóc cá. − Thay nước thường xuyên để môi trường ao nuôi luôn sạch. − Theo dõi các chỉ tiêu chất lượng nước trong ao nuôi: to, pH, O2… − Tính tỷ lệ thức ăn cá use theo trọng lượng cá nuôi để điều ch ỉnh cho phù hợp. − Theo dõi sự bắt mồi và hoạt động của cá. − Giữ nước luôn sạch nhất là khi gần thu hoạch để tăng chất lượng thịt. − Hạn chế sử dụng kháng sinh Trong đó công đoạn chăm sóc cá là quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng thịt. 16. Những thuận lợi và khó khăn đối với nghề nuôi thâm canh cá tra hi ện nay? • Khó khăn: − Vấn đề ô nhiễm môi trường nuôi:  Cần thiết cho việc phát triển nền nông nghiệp bền vững.
  14. Thức ăn dư thừa, chất thải dạng phân, chất bài tiết tích tụ lại trong  nước và nền đáy… chưa được xử lý triệt để và th ải trực ti ếp ra môi trường.=> tảo nở hoa trong ao và các độc tố phát sinh từ quá trình phân hủy các chất thải trong ao nuôi làm các đối tượng nuôi dễ bị nhiễm bệnh, thiếu Oxy hay nhiễm độc tính của các chất chuyển hoá − chuChất lượng cá tra giống:  Chất lượng cá giống ngày càng suy giảm ảnh h ưởng lớn đến năng su ất và thời vụ nuôi.  Để đạt được kích cỡ cá thương phẩm (khoảng 1- 1,1 kg/con) người nuôi phải bỏ ra 7- 8 tháng. Trước đây, chỉ cần 5- 6 tháng.  Nguyên nhân quan trọng làm tăng chi phí sx cá tra hiện nay. − Thức ăn nhân tạo:  Thị trường thức ăn chăn nuôi đang phụ thuộc vào nước ngoài do 70% nguyên liệu như bột cá, bã đậu nành, premix,… phải nhập kh ẩu trong khi nước ta là một nước xuất khẩu nông nghiệp.  Thức ăn chăn nuôi liên tục tăng nên giá thành s ản xu ất cá b ị đ ẩy lên cao, từ đó tăng rủi ro cho người nuôi − Quản lý:  Ngành nông nghiệp chưa có biện pháp hiệu quả đ ể qu ản lý ch ặt ch ẽ v ề điều kiện nuôi cá tra thâm canh, dẫn đến sự phát triển tự phát, ngoài quy hoạch làm giá cả không ổn định, tình trạng th ừa thi ếu nguyên li ệu thường xuyên xảy ra.  Chưa có biện pháp phát triển sản phẩm đầy tri ển v ọng này m ột cách bền vững, nên rủi ro mà người nuôi cá và DN vẫn còn ở mức cao.  Đã đi vào sản xuất hàng hóa thì ph ải ổn đ ịnh v ề ch ất l ượng, c ạnh tranh công bằng trong mua bán và đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định của các nước nhập khẩu  Nhận thức, trình độ hiểu biết, quản lý về tiêu chuẩn ch ất l ượng s ản phẩm còn nhiều hạn chế, trong khi các hệ th ống quản lý ch ất l ượng đa dạng, thay đổi tùy thuộc vào từng khách hàng, mỗi thị trường lại có những tiêu chuẩn rất khác nhau. • Thuận lợi: − Điều kiện tự nhiên:
  15. Chất lượng và dòng chảy của sông Tiền và sông Hậu (sông C ửu Long -  ĐBSCL) thích hợp cho việc nuôi cá bè. − Nguồn thức ăn tự nhiên  Nguồn nguyên liệu làm thức ăn cho cá rất phong phú  Điều kiện giao thông thủy và bộ thuận tiện cũng giúp cho việc vận chuyển nguyên vật liệu chế biến thức ăn cho cá được dễ dàng và kịp t hờ i − Kinh nghiệm nuôi bè được tích lũy qua nhiều năm của nhân dân địa phương. − Cá tra và cá basa cũng đã có được thị trường xuất kh ẩu v ới nhu c ầu s ố lượng lớn. 17. Trình bày nguyên tắc dùng để chọn vị trí neo đậu bè nuôi cá trên sông? Dọc hai bờ sông hoặc bờ hồ: thuận tiện cho việc xây dưng trại nuôi − − Nơi có dòng chảy liên tục, thông thoáng, lưu tốc thích hợp (0,2 – 0,5m/s). − Mực nước sông ít thay đổi theo thủy triều và độ sâu t ối thi ểu ph ải cao h ơn chiều cao ngập nước của bè 0,5 - 1m để tránh cho bè không b ị đội lên m ặt nước. − Nước sông không ảnh hưởng trực tiếp nước phèn, trong mùa khô khi n ước bị nhiễm mặn thì độ mặn cho phép cá chịu đựng được và không thay đổi đột ngột. − Tránh nơi có luồng nước ngầm, nơi khúc quanh của sông, nơi sông b ồi t ụ, xói lở, nơi có nhiều rong cỏ, nơi dòng nước có quá nhiều phù sa. − Nơi yên tĩnh, ít tàu bè qua lại tránh gây stress cho cá, va tránh ô nhiễm − Nguồn nước lưu thông tương đối trong sạch, không bị ô nhi ễm. Xa khu vực thải chất khải sinh hoạt, công nghiệp. − Gần nguồn cung cấp thực phẩm nuôi cá, vị trí thuận ti ện giao l ưu, g ần các trục lộ giao thông thủy bộ để việc vận chuyển thức ăn, cá giống và buôn bán cá thịt được dễ dàng thuận lợi. 18. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự sống của cá giống khi vận chuyển? • Nhiệt độ: − Nhiệt độ ảnh hưởng đến:  Khả năng hòa tan oxy vào nước.  Cường độ hô hấp.
  16.  Quá trình TĐC.  Cường độ hô hấp.  Mật độ cá khi vận chuyển. • Khí carbonic và độ pH − Ảnh hưởng đến:  CO2 được tạo ra do quá trình hô hấp của cá.  Trong nước, CO2 ở nhiều dạng như: CO2, H2CO3, HCO3-.  Khi nồng độ H+ cao thì độ pH nước giảm và sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động sinh lý bên trong cơ thể như: o Cản trở sự trao đổi oxy của hồng cầu. o Làm tăng ngưỡng oxy của cá. • Cá thành thục có ngưỡng O2 cao hơn. o Khó thải CO2 ra khỏi cơ thể cá. • Độ tiêu hao oxy − Ảnh hưởng đến:  Quá trình TĐC quyết định đến độ tiêu hao O2.  Độ tiêu hao oxy phụ thuộc vào: o Cỡ cá, loài cá. • Cá có cqhhp có độ tiêu hao o2 < cá ko có cqhhp. • Cá nhỏ có độ tiêu hao o2 > cá lớn. o Nhiệt độ nước. • Nhiệt độ nước càng cao đth o2 càng lớn. • Khí NH3 − NH3 được tạo ra từ sự phân hủy vật chất h ữu cơ do VSV d ưới đi ều ki ện hiếm khí và trong nước khí NH3 thường tồn tại dưới dạng NH4OH (NH4+). − Khi pH tăng thì lượng NH3 tăng, H2S giảm. − Phụ thuộc vào:  Độ no đói của cá.  Chất lượng nước. o Nước có nhiều chất hữu cơ sẽ có nhiều NH3 hơn.  Nhiệt độ nước. o Nhiệt độ nước cao => nhiều NH3.
  17.  Mật độ vi sinh vật kỵ khí. o Ít vsv => ít sinh NH3. • Sự sây sát và mất nhớt. − Sự sây sát xảy ra do kéo lưới.  Không đúng kỹ thuật, kéo lưới lúc cá ăn no. − Sự mất nhớt xảy ra khi kéo lưới lúc nhiệt độ nước cao.  Ảnh hưởng của mất nhớt: cá trắng đuôi (cá giống), cá tuột nh ớt (cá l ớn) => làm cá chết. 19. Thế nào là vận chuyển hở và vận chuyển kín? Cho ví dụ minh họa? • Vận chuyển hở: − Là phương pháp VC có sục khí để tăng hàm lượng O 2 trong suốt quãng đường vận chuyển. Hoặc không sục khí mà tăng O 2 trong dụng cụ vận chuyển bằng cách tăng diện tích mặt thoáng. • Vận chuyển kín: − Có bơm O2 vào trong dụng cụ vận chuyển khi đóng gói và cá s ẽ s ử dụng lượng O2 này trong suốt quá trình vận chuyển. Vận chuyển kín Vận chuyển hở tiếp xúc với không khí or trao đổi với Nước VC độc lập với môi trường bên ngoài môi trường nước bên ngoài Thường áp dụng cho trứng, cá bột, cá giống, cá không cá tra giống, cá tra thịt, cá có CQHHP, CQHHP, cá có vây mềm (cá thịt). vây cứng, sắc nhọn (cá thịt). các loài cá Dụng cụ VC thau, thúng sơn, thùng,bể… bao nylon, oxy… Phương tiện VC xe, máy bay, tàu thuyền. xe, thuyền thông thủy. Hệ thống sục khí VC đường bộ. Nguyên tắc VC cá bố − Cá đói, khỏe mạnh, không sây sát. − Cá đói, khỏe mạnh, không sây sát.
  18. Nước VC trong và sạch. − Nước VC trong và sạch. mẹ − Hệ thống sục khí hoạt động tốt. Mật độ vận chuyển Phụ thuộc:loài cá, cỡ cá, nhiệt độ, thời gian vận chuyển cá có CQHHP: 250-350kg/m3 Trong 5h 12-15kg/bao 60-100cm Cá không có CQHHP: 100-150kg/m3. 20. Sự biến động hàm lượng DO trong ao nuôi cá trong một ngày đêm? Giữa ao bón phân và không bón phân, sự biến động này diễn ra như thế nào? -Nồng độ Oxy hòa tan trong nước bình thường cao trong những ngày nắng, đạt mức tối đa vào cuối buổi chiều(13-15 giờ), giảm dần về ban đêm, đạt mức thấp nhất vào lúc bình minh(4-6 giờ). Lượng oxy trong nước thay đổi liên tục. Vào ban ngày, lượng oxy trong nước cao do có ánh sáng giúp tảo quang h ợp và tạo ra nhiều oxy trong nước. Ban đêm không có ánh sáng tảo không quang hợp được nên không tạo ra oxy. Hơn nữa, ban đêm tảo phải thở nhiều nên lượng oxy giảm thấp nhất là sáng sớm. Oxy còn biến động lớn theo độ sâu của ao, ở tầng mặthàm lượng oxy cao hơi tầng đáy. Những ngày trời âm u, mưa bão kéo dài thì oxy thường bị giảm thấp. 1/ Ao bón phân: Việc bón phân nhằm mục đích kích thích tảo phát triển, làm TĂ sơ cấp cho đv thủy sản. Tảo quang hợp thải oxygen vào ban ngày và hô h ấp h ấp thu oxygen vào ban đêm làm cho sự biến động DO rõ rệt. Cụ thể: hàm lượng DO cao vào ban ngày và giảm dần vào ban đêm. 2/ Ao không bón phân: Trong nuôi thâm canh, ao không bón phân ( trừ cá sặc rằn). Do đó, mật độ t ảo thấp, hàm lượng DO chỉ phụ thuộc vào sự khuyếch tán oxygen từ M.trường không khí vào nước. Sự biến động của hàm lượng DO giữa ngày và đêm không rõ rệt như ao bón phân.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2