intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật nuôi nhím

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

262
lượt xem
105
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chuồng trại Chuồng nuôi nhím có thể tận dụng các ô chuồng lợn để không, xây cao khoảng 1 mét là vừa. Tuy nhiên, nếu muốn có một trại nhím, nên xây thành một khu nuôi riêng biệt. Xây như kiểu trại lợn: 2 dãy chuồng nằm ở hai bên còn chính giữa là lối đi và vận chuyển thức ăn. Kinh nghiệm của nhiều cơ sở đã nuôi, ta nên làm chuồng bằng lưới thép ô vuông có đường kính 1mm (không cần làm bằng lưới B40). Mỗi ô chuồng rộng từ 1 – 1,5m và chỉ nên...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật nuôi nhím

  1. Kỹ thuật nuôi nhím
  2. 1. Chuồng trại Chuồng nuôi nhím có thể tận dụng các ô chuồng lợn để không, xây cao khoảng 1 mét là vừa. Tuy nhiên, nếu muốn có một trại nhím, nên xây thành một khu nuôi riêng biệt. Xây như kiểu trại lợn: 2 dãy chuồng nằm ở hai bên còn chính giữa là lối đi và vận chuyển thức ăn. Kinh nghiệm của nhiều cơ sở đã nuôi, ta nên làm chuồng bằng lưới thép ô vuông có đường kính 1mm (không cần làm bằng lưới B40). Mỗi ô chuồng rộng từ 1 – 1,5m và chỉ nên dài tối đa là1,5 m, ngăn thành nhiều ô sát nhau bằng lưới và cọc sắt, đề phòng nhím con từ ô này thò chân qua ô khác sẽ bị con đực bên đó cắn nát. Nền chuồng phải láng xi măng hay lát gạch. Nền cần nghiêng về phía rãnh ở phía sau từ 3 – 50 để dễ thoát nước. Trong chuồng cần có chỗ chứa nước cho nhím uống và có chỗ để thức ăn. Chuồng phải có mái để che mưa, che nắng, nền cao ráo, thoáng khí. Phía sau chuồng phải có rãnh để thoát nước bẩn, không để nước tù sũng. Hàng ngày ta dùng vòi phun hoặc dội nước rửa chuồng. Không được để thức ăn thừa và phân lưu cữu trong chuồng. Luôn luôn giữ cho chuồng được sạch sẽ.
  3. 2. Giống Ta có thể thuần dưỡng nhím bắt từ rừng về hoặc mua nhím con ở các trại. Nhím lấy từ các trại thường dạn hơn và dễ nuôi hơn. Chúng đã quen với người nên giảm trạng thái hốt hoảng. Nhím con nuôi sau 1 tháng là có thể tách khỏi mẹ; nuôi riêng chúng ra một ô khác, mỗi ô có thể nuôi 2 – 3 con. 3. Thức ăn Thức ăn của nhím rất phong phú như: trái cây, lá cây, rễ cây, củ chuối, vỏ quả, rau thừa, ngô, sắn, côn trùng, ốc, sâu bọ, giun đất... Nhím là loài ăn tạp. ở vùng cao, nhím thường ra phá nương rẫy. Nên cho nhím ăn nhiều loại thức ăn. Đối với một con trưởng thành, lượng thức ăn cần cho một ngày là: - Thức ăn thô: 0,5 kg/con/ngày (lá sung, lá vả, lá dướng, dây khoai lang, thân cây lạc, cây ngô, lá keo dậu, lá mít, chè khổng lồ, các loại cỏ chăn nuôi...). - Thức ăn tinh: 0,3kg (ngô, sắn, hạt dẻ, hạt gắm, bí ngô...). - Thức ăn giàu vitamin: ngoài lá cây ta cho thêm ổi xanh, chuối xanh, mơ, mận, quả sung, me...
  4. - Thức ăn khoáng: + Muối: 2 – 3 g/con/ngày + Xương trâu, bò: 100 – 200 g/con/ngày. Quan sát khi cho ăn. Chúng thích ăn loại nào thì cho thêm loại ấy. Nếu chúng ăn hết nhanh thì cần tăng thêm thức ăn. Nếu thấy chúng ăn thừa nhiều thì rút bớt khẩu phần đi. Do thức ăn của nhím là các loại rau, quả chứa nhiều nước nên không cần cho chúng thêm nước uống. Tuy nhiên, ta có thể để một dụng cụ chứa nước nhỏ để cung cấp thêm cho nhím khi cần. Nhím kiếm ăn ban đêm và ban ngày ngủ. Vì vậy nên cho thức ăn vào chiều tối (bữa chính) và buổi trưa (bữa phụ).
  5. 4. Chăm sóc - Cần luôn luôn giữ vệ sinh cho chuồng trại. - Thức ăn cần đảm bảo đủ lượng và đủ chất. Nhím là loài lớn nhất trong bộ gặm nhấm. Chúng cần nhiều thức ăn. Cho ăn tốt thì chúng lớn nhanh. - Cần giữ yên tĩnh ở khu nuôi nhím. Tránh làm cho chúng bị giật mình, hoảng sợ. Cần giữ yên giấc ngủ ban ngày cho chúng. 5. Sinh sản Trong tự nhiên, mỗi năm nhím đẻ một lần vào tháng 4 – 5, hoặc tháng 10 – 11. Mỗi lần chúng đẻ được từ 1 – 3 con. Thời gian mang thai từ 95 – 105 ngày. Sau một năm là nhím con đã thành thục. Nhím động dục thường hít hít, ngửi ngửi, chân cào liên tục xuống sàn và chạy lăng xăng. Thỉnh thoảng lại rít lên. Lúc đó ta cho nhím đực vào ô với nhím cái khoảng một tuần. Sau đó, lại đưa chúng về nhốt riêng. Một đực có thể giao phối với nhiều nhím cái. Cần theo dõi thời gian để xác định ngày nhím đẻ. Nếu không quan sát kỹ, ta sẽ không biết chúng đã đẻ. Thường sau khi đẻ, nhím lùa con vào dưới bụng để ủ.
  6. Con đực, con cái thay nhau ủ cho con nên ta rất khó phát hiện là chúng đã đẻ. Chỉ khi cho ăn, nếu nó chạy ra lấy thức ăn thì mới lộ con ra. Lúc này ta cần tăng cường các loại thức ăn giàu dinh dưỡng để nhím đủ sữa nuôi con. Nhím con lớn khá nhanh, mỗi tuần một khác. Sau một tháng, ta có thể tách mẹ. Nuôi thêm 1 tháng nữa là có thể bán giống. Nhím con nuôi 1 năm có trọng lượng xấp xỉ 10 kg, nuôi 2 năm có thể đạt tới 15 – 16 kg hoặc hơn nữa. Trọng lượng tối đa của nhím khoảng 30 kg ở con đực và 20 – 22 kg ở con cái.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2