Kỹ thuật phẫu thuật sản phụ khoa: Phần 1
lượt xem 3
download
Phần 1 của cuốn sách "Phẫu thuật sản phụ khoa" trình bày những nội dung về: lịch sử phẫu thuật; phẫu thuật mở thành bụng; chỉ định phẫu thuật lấy thai; phẫu thuật ở âm hộ; phẫu thuật ở âm đạo; phẫu thuật ở tầng sinh môn và thành âm đạo; phẫu thuật ở vòi trứng; phẫu thuật ở buồng trứng; phẫu thuật ở tử cung;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kỹ thuật phẫu thuật sản phụ khoa: Phần 1
- PGS.TS PHAN TRƯỜNG DUYỆT
- P G S . T S . P H A N T R Ư Ờ N G D U YỆT PHÂU THUẬT SẢN PHỤ KHOA ĐẠI HỌC THẢI NGUYÊN n h à x u ấ t bản y h ọ c H À NÔI - 2 0 0 3
- LỞI GIỚI THIỆU Lịch sử phẫu thuật đã được biết đến từ lâu đời và đã có những tiến bộ mới qua các thời kỳ tiến triển của xã hội. Trong lĩnh vực phẫu thuật nói chung thì phẫu thuật trong sản phụ khoa cũng có nhiều phát triển về kỷ thuật, về các thay đổi trong thực hành phẩu thuật. Với sự tiến bộ về công tác vô trùng, về gây mê, hồi sức, về phương tiện, dụng cụ hiện đại, nên đã tạo nhiều thuận lợi cho việc phẫu thuật trong sản phụ khoa. Để giúp các sinh viên y đang học tập và thực hành tại các bệnh viện, và các bác sĩ đa khoa, chuyên khoa làm việc ở các tuyến nắm vững được các kỹ thuật trong phẫu thuật sản phụ khoa, PGS. TS. Phan Trường Duyệt đả biên soạn cuốn “Phẫu thuật sản phụ khoa”, nhằm tạo điều kiện cho các sinh viên, bác sĩ có tài liệu để học tập và tham khảo. Chúng tôi xin giới thiệu cuốn sách và mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc. NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC 3
- LỊCH SỬ PHẪU THUẬT ■ ■ 1. LỊCH s ử PHẪU THUẬT GẮN LIỀN vứl s ự PHẤT TRIỂN CỦA TỬNG THỬI ĐẠI Lịch sử phẫu thuật đã có từ lâu đời và tiến triển qua nhiều giai đoạn song song với sự tiến triển của nền văn minh xậ hội. Tài liệu đá ghi lại về các phương pháp phẫu thuật bướu, bó xương gãy, phẫu thuật các khôi ung nhọt của các phẫu thuật gia người Ai Cập vào năm 2250 trước Công nguyên. Các phẫu thuật gia An Độ cũng đã thực hiện những phẫu thuật lấy mông mắt, cắt bướu và phẫu thuật thẩm mỹ, đặc biệt ở Peru các phẫu thuật gia đã cắt chân tay, cắt u, khoan xương sọ. Người ta đã biết cắt tóc, cắt móng tay, tắm rửa sạch và mặc quần áo trắng trước khi phẫu thuật. Họ dùng đầu kiến lớn có càng làm kẹp để may các vết thương. Thời cố đại trước công nguyên Ớ thời kỳ này người Hy Lạp đã tin rằng bệnh tật có nguồn gốc từ thần linh siêu nhiên nên các đền thờ là nơi có thể làm thay đổi các bệnh. Người bệnh thường phải đến nhà thờ để vị “y sĩ: linh mục cầu phúc thánh thần ban thuôc chữa trị về nội khoa. “Bệnh lý phải phẫu th u ật sẽ là điều ngoại lệ hạ cấp mà việc chứa trị không phải do các linh mục, mà do nhửng người không liên quan đến ngành y, thường là do các thợ cạo, đao phủ không có khả năng hiểu biết. Năm 131 sau dương lịch, Galen (người Hy Lạp), y sĩ trong quan đội của La Má đã ý thức được những sự thật về cơ sở vật chất con người đã ít thiên về thần linh và đã viết về giải phẫu cơ th ể học. Đó là một bước tiến bộ đại diện cho những thành tựu y học đế quốc La má thời bấy giờ, và cũng là những điểu mà đế quốc Hy Lạp phủ nhận. 5
- Galen đã đưa ra “lý thuyết về m ủ” để giải thích những cái chêt vê nhiễm trùng mà lúc bấy giờ còn là vân đề xa lạ, những sai lầm cơ bản của lý thuyết này là cho sự lây truyền là cần thiết để khỏi bệnh, lý thuyết này đã tự trị cho đến th ế kỷ thứ 19, và đã làm cản trờ bước tiên trong việc nghiên cứu và đề xuất phương pháp vô trùng. Hypocrate (Hy Lạp) được xem là tiền thân của ngành thuôc. Ong đa được sinh ra, lớn lên trong những đền thờ Hy Lạp, ông được coi là môn đệ của chúa ngành thuốc Aesculapius. Ông đã có quan điểm ngược với quan điểm xã hội Hy Lạp thời bấy giờ. Ông đã tin vào lý do thiên nhiên gây bệnh tật hơn là lý do siêu nhiên, và nhân m ạnh vào sự thật hơn là lòng tin. Thài kỳ trung cố Thời kỳ này bắt đầu củng là lúc đế quốc La Mã suy tàn, đánh dâ'u một bước tiến bộ văn minh hơn, trong đó có lĩnh vực y học : y học thời trung cổ. Thời kỳ đầu của y học trung cổ các tu sĩ vẫn còn bảo thủ, cô giứ những quan niệm cổ không có gì canh tân phát triển nên gọi là “Y học thời tăng viện”. (Monastic medicine). Các quan niệm của các tu sĩ trong y học thời tăng viện dần dần không được chấp nhận và đã có chiều hướng đổi mới vào các thập kỷ sau như lập nhiều trường thuốc, việc chữa trị đã nghiêng về quan điểm thiên nhiên, nhưng về mặt giải phẫu vẫn tách biệt với y học. Các nhà giải phẫu vẫn bị xem là hạ cấp, ít hiểu biết, phẫu thu ật được xêp ngang với việc thủ công. Thực chất y học bây giờ vẫn bị quan điểm thần linh chi phôi, nên gọi là y học thần học (Scholastic medicine). Thời kỳ phục hirng Thời kỳ phục hưng đã mang lại nền văn minh của nhân loại. Hai sự kiện thúc đẩy y học phát triển trong thời kỳ này là : - Sự phát minh ra thuôc súng làm gia tăng những tai nạn sử dụng thuôc súng, đã đề ra yêu cầu phát triển các phẫu thu ật gia. - Sự phát minh ra nghề in, làm cho lượng thông tin khoa học, về những phát kiên được dễ dàng tiếp nhận và phổ cập. 6
- Văn nghệ và khoa học y học đã dịch lại gần nhau, đặc biệt là lĩnh vực cơ thể học. Các nghệ thuật gia cũng là những người có công về khoa cơ thể học. Vesalius (1514 -1564) đá được xem như là người khai sinh của khoa cơ thể học cắt lớp. Servetus (1509 - 1553) là người đầu tiên mô tả sự lưu thông của phổi. William Harvey (1587 - 1657) đã mô tả sự lưu thông của máu. Paré (1510 - 1590), một phẫu thuật gia thợ cạo người Pháp đã bắt đầu sử dụng các nút buộc để cẩm máu. Thê'kỷ thứ 19 Cuối th ế kỷ 18 và đầu th ế kỷ 19 là thời điểm đánh dấu bước tiến bộ vượt bậc của ngành phẫu thuật. Sự tiến bộ và phát triển này chẳng phải là sự hoàn thiện bàn tay của các phẫu thuật gia, sự hiểu biết rõ rệt về giải phẫu cơ thể, mà là do sự áp dụng các thành tựu mới về kỹ thuật vô trùng và kỹ thuật sử dụng thuôc gây mê và tê. Sự phát triển của thuốc gây mê P h á t tr iể n th u ố c m ê e t h e r : người ta đã biết thuôc làm mê từ th ế kỷ thứ 16, nhưng chưa biết áp dụng trong phẫu thuật. Tại vùng Georgia người ta dã dùng một loại châ't để tạo nên cảm giác khác thường trong các cuộc vui chơi. Những người tham dự cuộc chơi đều đến hít châ't này và choáng váng ngã lăn vào nhau, thâm tím mặt mày mà không hề biết và chẳng than phiền đau. Grawford Long đã tận m ắt chứng kiến và ngạc nhiên về những trò vui thôn dã đó, và đã nảy ra ý nghĩ nghiên cứu chât này với mục đích sử dụng làm m ất đau khi phẫu thuật. Đó là chất ether mà Graword Long sau khi nghiên cứu, sử dụng, đá trình bày công dụng của ether tại Tổng y viện M assa chusetts vào tháng 10 năm 1846. Từ đó việc sử dụng ether được lan rộng. Grawford Long đã mở rộng chỉ định sử dụng ether có hiệu quả mỹ mãn và ông đá công bô' kết quả vào năm 1849. Grawford Long trờ thành người khai sinh về phẫu thuật có gây mê (173). P h á t h iệ n o x y d n itr o g e n : Priesty dã tìm ra oxyd nitrogen vào th ế kỷ thứ 18 nhưng đã không được tín nhiệm vì châ't này tạo ra những 7
- phản ứng nguy hiểm khi sử dụng trên súc vật, nên đã bị lãng quên một thời gian. Mái đến năm 1785, Dary, một phẫu thuật gia người Anh, sau khi tự hít oxyd nitrogen và sau nhiều lần thực nghiệm dã đề nghị sử dụng châ't này vào phẫu thuật. Đề nghị này vẩn chưa được châp thuận, nhưng lại được sử dụng gây choáng váng cho mọi người tham dự các ngày hội vui lúc bây giờ. Cùng thời gian này, Horace Wells, một nha sĩ đã nhận thây tác dụng mê của nó, nên đã sử dụng cho bản thân mình để tự nhổ một cái răng, nhưng khi ông trình bày chứng minh công dụng của nó thì lại bị thât bại. Oxyd nitrogen lại một lần nửa bị lãng quên. W illiam Thomas, Green Morton lại sử dụng thuôc này và thuyết phục các phẫu thuật gia áp dụng. Năm 1846, Collin Warren đã sử dụng oxyd nitrogen rộng rãi trong phẫu thuật tại bệnh viện m assachusetts đạt hiệu quả tốt. Từ đó chỉ định sử dụng oxyd nitrogen trong phẫu thu ật được phổ cập và được Marion Sims đăng báo vào năm 1877 (174). P h á t h iệ n c h lo ro fo rm : Simpson đã sử dụng chloroform đầu tiên tại Anh vào năm 1847, nhưng vẫn chưa được công nhận(173). Một thời gian sau, khi nữ hoàng Victoria sinh con, các thầy thuốc đã giảm đau cho nữ hoàng bằng chloroform có hiệu quả thì sự hữu dụng của nó đâ được công nhận tại Mỹ, và được sử dụng rộng rãi trong thời kỳ nội chiến ở Hoa Kỳ. Thuôc mê và phương pháp sử dụng thuôc mê ra đời đã giúp cho các nhà giải phẫu thực hiện được những phẫu thu ật mà trước đây coi là không tưởng. Thành quả tôt đẹp của nó đả tôn cao công trình của Grasford Long. Grasford Long đã tạo ra một bước ngặt trong lịch sử phâu thuật, danh tiêng của Grasford Long được giữ m ái trong giới phâu thuật, đồng thời với bức tượng của ông được tồn giữ trong lâu đài của các bậc lừng danh tại New- York, và tại gian phòng lớn ở thủ đô Washington. Sự phát triển của phương pháp vô trùng và tiệt trùng Q uan n iệ m n h iễ m tr ù n g ở c u ố i t h ế k ỷ 18 đ ẩ u t h ế k ỷ 19 8
- Đến cucn th ế kỷ 19 tử vong do phẫu thuật hầu hết là do nhiễm trùng, nhưng lúc bây giờ các phẫu thuật gia chưa hiểu rõ được nguyên nhân của nó. Phẫu thuật vẫn còn xem như những động tác sinh hoạt hàng ngày. Lý thuyết về mủ vẫn còn ngự trị, vì vậy dụng cụ phẫu thuật vân còn được chạm khắc theo ý thích của từng người, và được dùng chung cho các bệnh nhân. Các phẫu thuật gia sử dụng những quần áo cũ nhất và xâu nhất để mặc khi phẫu thuật. Lau máu và mủ vào tay áo và vạt áo của mình. Dụng cụ và chỉ phẫu thuật không khử trùng và đeo lên khuy áo của phẫu thuật viên và trợ thủ viên. Những người quan sát cuộc phẫu thuật có thể sờ mó vào vùng phẫu thuật. Các vùng phẫu thuật đều bị nhiễm trùng, tỷ lệ tử vong hầu như 100%. Một sô' phẫu thuật gia đã ý thức được sự sạch sẽ là cần thiết trong phẫu thuật, mà đại diện là Ignaz Semmelweis, một bác sĩ sản khoa ở Áo đã áp dụng phương pháp đơn giản là rửa tay trước khi đỡ đẻ và phẫu thuật, thực tế đã giảm được tỷ lệ bệnh nhân sau phẫu thuật, sau đẻ bị sô't. Sem m elweis đã công bô' phương pháp rửa tay này tại Budapest vào nửa đầu th ế kỷ 19. Ông đã trở thành giáo sư năm 1845 và là người tạo nên một cuộc cách mạng trong ngành sản và trong phẫu thuật. Cũng như sô' phận của một sô' phát kiến có giá trị lịch sử khác, Sem m elweis cũng đã bị các phẫu thuật gia đả kích và tìm cách gạt bỏ những thành tựu của ông. Sự dày vò về tình cảm, tinh thần đã đưa ông đến nhà thương điên và đã qua đời ở đó khi tuổi đời 47 với căn bệnh mà sau này người ta đã phỏng đoán là nhiễm trùng huyết. K h o a v i tr ù n g h ọ c ra đ ờ i m ở đ ầ u ch o lịc h s ử v ô tr ù n g và k h ử t r ù n g : vào th ế kỷ 19, Louis Pasterur, một hoá học gia người Pháp đã phát hiện vi trùng và nghiên cứu sự phát triển lây bệnh của nó đặt nền móng cho khoa vi trùng học, giải thích rõ nguyên nhân của bệnh và vi trùng, đi đến phương pháp điều trị và phòng ngừa có hiệu quả. Các phương pháp vô trùng đều dựa vào cơ sở phát kiến vĩ đại này của ông. Louis Pasteur đã trở thành người góp phần quan trọng nhất cho y học vào th ế kỷ 19. Lister, một phẫu thuật gia người Anh đầu tiên đã 9
- ứng dụng lý thuyết của Pasteur, và đề ra phương pháp sử dụng chât sát trùng để sát trùng khi phẫu th u ậ t(173). Năm 1864, Thomas spencer Wells, một phẫu thuật gia nôi tiên g ơ Anh, xuất bản một tài liệu trong báo y học Anh “Một sô nguyên nhân gây tử vong sau phẫu thuật”. Welles đã gợi ý rằng : “mủ là hậu quả của những mầm mông đã tim đường vào môi trường phẫu thuật thích hợp, và dẫn đên nhiêm trùng huyết Quan niệm này không dược mọi người châp thuận mà chỉ có Lister ủng hộ. Năm 1865, Baron Joseph, Lister đá công bô' công trình về xử lý nhiêm trùng vùng phẫu thuật được áp dụng thành công tại bệnh viện hoàng gia ở Glasgow vào đúng ngày Semmelweis từ trần trước đ â y (173). Ông đã dùng hơi acid carbonic xịt vào không khí của buồng phâu thu ật và phẫu trường để ngăn chặn sự phát triển của vi trùng. P aseteur cũng đã khuyên và ủng hộ nguyên tắc vô trùng dao phẫu thu ật bằng cách đưa lưỡi dao qua ngọn lửa. Năm 1867, sau khi công trình của ông được công bô', giới phẫu thu ật và phẫu trường để ngăn chặn sự phát triển của vi trùng. P asteur cũng đả khuyên và ủng hộ nguyên tắc vô trùng dao phẫu thu ật bằng cách đưa lưỡi dao qua ngọn lửa. Năm 1867, sau khi cồng trình của ông được công bô', giới phẫu thuật đều ủng hộ và được áp dụng rộng rãi, và phương pháp của Lister được xem như là một nguyên tắc về khử trùng. G ă n g ta y p h ẫ u th u ậ t ra đ ờ i : phát kiến về găng tay vào cuối năm 1889, do William s Halsted ở bệnh viện John Hopkins (174). Halsted đã v i ế t : “Vào mùa đông năm 1889 và 1890, tôi còn không nhớ ngày tháng nữa, một nử hộ sinh làm việc trong phòng phẫu thu ật của tôi (sau này là bà Halsted) than phiền là dung dịch clo- thuỷ ngân đang được sử dụng đã làm viêm da bàn tay và cẳng tay. Bà ta là người làm việc có hiệu quả. Tôi đã tiêp nhận ý kiến của bà và nghiên cứu. Sau đó tôi đả yêu cầu hàng cao su ở New- York làm thử cho tôi hai đôi găng tay bằng cao su mỏng”. 10
- Một báo cáo của tôi viết vào tháng 11 và 12 năm 1890, và đã xuất bản vào tháng 3 năm 1891, tôi đã nêu lên rằng : “Trợ thủ viên, người đưa dụng cụ đều phải đeo găng tay để tránh tác dụng của phenol chứ không phải là tránh lây nhiễm từ tay phẫu thuật viên vào vùng phẫu thuật. Năm 1869, Horatio Storer ở Boston là người đầu tiên thành công trong phẫu thuật lấy thai kèm theo cắt tử cung có đeo găng tay. Năm 1894, Hunter Robb xuất bản cuôn “Kỹ thuật vô trùng” và đã nêu lên vâ'n đề đeo găng cao su khi phẫu thuật. (174) Cho đến nay, đeo găng tay vô trùng đã trở thành một nguyên tắc vô trùng trong tất cả các trường hợp phẫu thuật, và kể cả khi đỡ đẻ, có tác dụng phòng lây nhiễm cho cả hai : bệnh nhân và thầy thuốc. Thê' kỷ thứ 20 Thế kỷ thứ 20 là th ế kỷ văn minh, khoa học công nghiệp đã phát triển, kéo theo sự phát triển vượt bậc của các ngành, trong đó có ngành phẫu thuật. Sự tiến bộ và phát triển về phẫu thuật ở thê kỷ 20 đã mang tên “Phẫu thuật hiện đại”. Phẫu thuật hiện đại là kết hợp các thành tựu : - Sự hiểu biết rõ về sinh học, giải phẫu của các phẫu thuật gia. - Kỹ năng phát triển thành thạo của các phẫu thuật gia. - Hoàn thiện về kỹ thuật gây mê và áp dụng thuôc gây mê. - ứ n g dụng các thành tựu công nghiệp vào y học. N gành phẫu thuật được trang bị nhửng máy gây mê, phương tiện phẫu thuật, những vật liệu kim, chỉ, dụng cụ phẫu thuật hiện đại. - ứ n g dụng các thành tựu vật lý, toán học, sử dụng siêu âm, nội soi, laser vào ngành phẫu thuật. - Úng dụng sự tiến bộ về sinh học, hoá sinh học, xã hội học để hoàn thiện khoa hồi sức, phục hồi chức năng. 11
- Sự kết hợp toàn diện của các thành tựu khoa học của các ngành nói trên đá phục vụ có hiệu quả cho sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực phẫu thuật, cho phép thực hiện : + Các phẫu thuật phức tạp, kéo dài. + Các phẫu thuật trên những bệnh nhân nặng. + Các vi phẫu thuật, tạo hình, chỉnh hình, mạch máu. + Các phẫu thuật ở các cơ quan phức tạp, tim, gan, não. + Các phẫu thuật nội soi, laser. 12
- LỊCH S ir PHẪU THUẬT VÊ PHỤ KHOA (PHẪU THUẬT VÙNG TIÊU KHUNG) Cuộc phẫu thuật khôi u buồng trứng đẩu tiên được ghi vào lích sứ Lịch sử phẫu thuật cùng tiểu khung gắn liền với một xứ sở xa xôi, hẻo lánh Kentucky, nơi mà Ephraim Mac Dowell đã phẫu thuật thành công một khôi u buồng trứng cho bà Jame Todd Crawford (174). Sự thành công này cũng phải nói đến John Bell ở Edinburgh (Scotland), người đã chỉ dần và đề xuẫt phương pháp phẫu thuật này cho Mac Dowell. Cuộc phẫu thuật đã đánh dâu một giờ phút lịch sử trong phẫu thuật về phụ khoa, vào buổi sáng ngày Thiên chúa giáng sinh năm 1809, trong khi kỹ thuật vô trùng, khử trùng, gây mê chưa được ứng dụng. Bà Jame Todd Crawford cũng là người đầu tiên chấp nhận những rủi ro, tai biến của một phẫu thuật. Mac Dowdll đã phải nói thẳng với Jame : “đây là một cuộc phẫu thuật có tính chất thử nghiệm ” (175). Cuộc phẫu thuật được tiến hành trong ngôi nhà riêng không vô trùng, nhưng Jame đã dựa vào lòng tin tuyệt đôi với chúa và thầy thuốc bằng cách đọc Thánh ca suốt cả cuộc phẫu thuật. Nhửng người thân thuộc của Jame cũng túc trực quanh nhà và có ý định bắn Mac Dowell nếu như Jame tử vong. Nhưng may thay Jame đã được phục hồi nhanh chóng và sông thêm được 32 năm, thọ 78 tuổi. Tiếp theo sau, Mac Dowell đã công bô' phẫu thuật thành công 3 trường hợp. Ông đã trở thành người “khai sinh ra phẫu thuật ổ bụng” (175). Vào giữa th ế kỷ thứ 19, Atlee ở Lancaster, Pennsylvania đã chỉ định phẫu thuật hàng loạt cắt bỏ buồng trứng trên một sô'bệnh nhân không có chỉ định phẫu thuật. Sự lạm dụng phẫu thuật này bị xã hội lên án bằng những lời bình luận xấu xa, đã làm cho các phẫu thuật gia thận trọng về chỉ định hơn. 13
- Tại hội nghị Hội phụ khoa Mỹ lần thứX , năm 1885. William T. Howard đã báo cáo rằng Washington Lee Atlee đã phẫu thuật 255 trường hợp cắt bỏ buồng trứng. Phẫu thuật bóc tách nhân XV thành công đẩu tiên tại Pháp Năm 1840, Amussat ở Pháp đã phẫu thuật bóc nhân xơ đầu tiên; tiêp sau đó năm 1844, Washington Lee Atlee cũng phẫu thuật bóc nhân xơ tại Mỹ. Tại Anh, Victro Bonney, Isadore Rubon Charles Clay ở M anches ter củng ủng hộ và thực hiện phẫu thuật bóc nhân xơ này. Phẫu thuật cắt tứ cung ra đởi một cách tình cở Năm 1853 Walter Burham ở Lowell khi mở thành bụng để phẫu thuật một trường hợp là khôi u buồng trứng, nhưng vì chưa có kỹ thuật gây mê nên bệnh nhân đá bị nôn rất nhiều và khối u mà Burham tưởng là u buồng trứng lại là khối u tử cung to bị đẩy lòi ra ngoài vết rạch bụng, không thể cho vào được, nên bắt buộc Burham đã phải cắt tử cung và từ đó phẫu thuật cắt tử cung ra đời. Burham đã phẫu thuật tiếp theo 15 trường hợp cắt tử cung nhưng chỉ có 3 trường hợp sống. Tuy vật, chỉ định cắt tử cung có nhân xơ vẫn được tiến hành mở rộng. Tại hội nghị của Hội phụ khoa Mỹ năm 1880, Palmer đã nêu tổng kết ghi trong y văn của Pazzi năm 1875 về tỷ lệ tử vong của cắt tử cung là 64%, và đã nhấn mạnh rằng, nếu tính cả sô' tử vong không báo cáo thì tỷ lệ tử vong còn tăng trên 75%. Vì vậy, vào giữa thế kỷ 19, người ta đã lên án chỉ định phẫu thuật này, mà đại diện là nhà phẫu thuật nổi tiêng lúc bấy giờ Jame Young Simpson đã kết luận “phẫu thuật cắt bỏ tử cung có u xơ cần phải loại bỏ, vì đó là một phẫu thuật hoàn toàn không đúng đắn và thích hợp”. Thất bại của phẫu thuật là do nguyên nhân nhiễm trùng ổ bụng, nên các phẫu thuật gia đã nghĩ đến cắt tử cung bằng đường khác. Năm 1813, Langenbeck ở Đức là người đã căt tử cung qua đường âm đạo, và năm 1829, John Collins Waren là người kê tiêp phẫu thuật trường hợp thứ hai, nhưng hai bệnh nhân đều tử vong(170). Năm 1881, Fenger đã mô tả phương pháp cắt tử cung qua đường âm đạo hiện đại, mang lại kết quả tốt đẹp hơn. 14
- Tuy nhiên, người đầu tiên đê xuất phẫu thuật này thì đang bàn cải, nhiều tác giả cho rằng Howard A Kelly là người đầu tiên đề xuất phương pháp phẫu thuật này (86). Một nghiên cứu kéo dài và thành công bằng phẫu thuật đóng rò Rò bàng quang âm đạo đã được phát hiện từ năm 2050 trước Công nguyên ở mẹ của nữ hoàng Henhenit vợ vua Memihotep nhưng chưa được giải thích về nguyên nhân. Cuối th ế kỷ thứ 10 và đầu th ế kỷ 11, Avicenna, một thầy thuôc Ả Rập đầu tiên kết luận : bệnh lý chảy nước tiểu liên tục trên người phụ nữ là do rò bàng quang - âm đạo sau chuyển dạ kéo dài. Ông cho rằng bệnh lý này không thể chữa được nên đã khuyến khích những phụ nữ trẻ phải dự phòng bằng phương pháp tránh có thai. Mãi đến giửa th ế kỷ thứ 19, J. Marion Sims cũng đã tìm cách phẫu thuật chữa căn bệnh này, kê tiếp đến Van Roonhuyse ở Hà Lan, Lamelle ở Pháp cũng đã phẫu thuật rò nhưng kết quả còn thấp. Năm 1838, J. T. M ettauer ở Virginia (100) đã sử dụng chỉ kim loại khâu lỗ rò và đã thành công 27 trường hợp. Năm 1882, Warren mô tả phẫu thuật dùng niêm mạc âm đạo vá kín vết rò trực tràng - âm đạo và đã được Nobel cải tiến ứng dụng (1902). Cùng thời gian này, J. Marion Sims cũng đã phẫu thuật thành công lỗ rò tại bệnh viện tư ở Montgomery Alabama và đã có sáng kiến làm ra những dụng cụ bằng kim loại không gỉ để phẫu thuật âm đạo như mỏ vịt Sims và tư thế phẫu thuật nằm nghiêng cho đến nay còn gọi là tư thế Sims(150). Năm 1914, Latzko khâu lỗ rò bàng quang - âm đạo sau khi cắt tử cung thành công. Ông đã dùng chỉ tiêu chậm thay cho chỉ bạc(91). Vào CUỐI năm 1920 Mahfouz ở Egypt đã nêu kinh nghiệm đóng rò theo kỹ thuật của Sim s nhưng được gây mê toàn thân mà ở thời kỳ của Sims chưa thực hiện được(150). Kỹ thuật đóng rò bằng dây kim loại đã được Sims phổ biến và lần lượt 15
- được thực hiện khắp nơi ở châu Âu, trong đó có hai phẫu thuật gia nổi tiếng về lĩnh vực này là Levert (1929)(93) và Gosset (1 9 3 4 ),62). Năm 1950, công trình thực nghiệm trên khỉ của Telinde và Scott về lạc nội mạc tử cung và ảnh hưởng của nội tiết đôi với bệnh lý nàyíl4). Ông đã cùng với Wharton, Kistner ở Boston đề xuất phương pháp điêu trị progesteron. Thực tê Russell đã nêu bệnh lý này từ năm 1899, và đề xuât phương pháp điều trị bằng phẫu thuật. VÔ trùng và gây mê, hai yếu tố quan trọng mở màn cho các phẫu thuật lớn về tiết niệu, ung thư, đạt hiệu quả cao. Vào những năm 1898 tại bệnh viện Johns Hopkins ứng dụng rộng rãi gây mê và vô trùng, và đã thực hiện tô't những phẫu thuật ở hệ thông tiết niệu nữ, một sô' phẫu thuật phụ khoa và xuâ't bản sách giáo khoa về “phẫu thuật vùng hô' chậu” (86). Đầu th ế kỷ thứ 19, Marie Anne Boivin, một nữ phẫu thuật viên thực hiện phẫu thuật về ung thư cổ tử cung bằng phương pháp cắt cụt cổ tử cung, và sau đó nhiều phẫu thuật viên đã thực hiện thành công phẫu thuật này như Osiander, Dupuytren, Recamier, Lisfranc. Tại Anh, Jam e Young Sim pson cũng đã ứng dụng ph ẫu th u ậ t cắt cụt cổ tử cung và đã nhân m ạnh việc chẩn đoán rấ t sớm nhữ ng trường hợp ung thư cổ tử cung để phẫu th u ậ t có k ế t quả. Năm 1895, Emil Reis tại Chicago lần đầu tiên thực hiện phẫu th u ật thực nghiệm trên súc vật và xác chết phương pháp cắt tử cung hoàn toàn, và lấy các chuỗi hạch lâm ba có liên quan, để rồi Jahn Clark ứng dụng điểu trị ung thư xâm lấn trên người tại bệnh viện Johns Hopkins (1). Năm 1898, Wertheim cũng đã áp dụng phương pháp phẫu thu ật này tại áo và phổ cập ứng dụng rộng rãi ở châu Âu (173). Thành công trong việc cải tiến và phổ cập phương pháp phẫu thuật đã làm cho mọi người biêt ông qua phẫu thuật được mang tên ông cho đến ngày nay “phẫu thuật Wertheim”, mặc dù Clark là người thực hiện đầu tiên phẫu thuật 16
- này. Tại thời điểm này phẫu thuật Wertheim có tỷ lệ tử vong là 10% và biến chứng rò niệu quản - bàng quang, niệu quản - trực tràng rât cao. Công trình nghiên cứu của Sampson về lạc nội mạc tử cung, về tuần hoàn nuôi dưỡng máu niệu quản, về sinh bệnh học tổn thương niệu quản, đã đóng góp làm giảm tỷ lệ biến chứng rò xuống dưới 2% ở thời điểm này. Cùng thời gian này, Howard A Kelly đá điều trị thực nghiệm ung thư cổ tử cung bằng phóng xạ (86) đạt hiệu quả cao hơn là điều trị bằng phẫu thuật, tuy nhiên tỷ lệ biến chứng rò vẫn cao. Năm 1900, Cullen xuâ't bản cuô'n sách “Ung thư tử cung” và “Ung thư buồng trứng” (32). Vào năm 1940 trở đi, M eigs đã thực h iện rộng rãi phầu th u ậ t W ertheim này, đạt tỷ lệ tử vong dưới 1%, nhưng vẫn không giảm được tỷ lệ biến chứng rò. Năm 1901, Schauta, người đầu tiên thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tử cung và vùng đáy dây chằng rộng qua đường âm đạo, và xuâ't bản cuô'n sách mô tả phẫu thuật này vào năm 1968. Vào khoảng năm 1948, Alexander Brunschwig (27) đá thực hiện phẫu thuật nạo vét hô' chậu (cắt tử cung, hạch lâm ba, cắt bàng quang, trực tràng) để điều trị ung thư phát triển ờ tiểu khung, và xuất bản cucm sách về phẫu thuật này vào năm 1968. Năm 1912, Antoine Basset nghiên cứu điều trị phẫu thuật khôi ung thư vùng âm vật kèm theo lấy hạch có liên quan, và đã thành công 147 trường hợp. Phẫu thuật được phổ cập tại Mỹ và gọi là phẫu thuật Basset. Năm 1943, Papanicolaou (114) và Traut công bô' kỹ thuật chẩn đoán vi thể để chẩn đoán sớm các trường hợp carcinom tại chỗ (ở giai đoạn đầu), k ế tiếp Ruth Graham củng đâ ứng dụng phương pháp này để phát hiện ung thư giai đoạn đầu. Năm 1927 Walter Schiller (140) ở Áo đã mô tả carcinom tại chỗ qua những tổn thương bề mặt biểu mô của cổ tử cung, và đả được Cullen Rubin Schottlander và Kermauner nghiên cứu sâu hơn qua hình ảnh vi thể, nhưng vẩn chưa giải thích được môi liên quan giữa ung thư tai chỗ và ung thư xâm lấn. T2 -PTS PK ĐẠI HỌC TỈĨÁỈ N G U Y Ê N 17 TEƯNG TÀM HỌC LIỆU • I
- Năm 1944, Galvin và Te Linde công bô' một bài báo giải thích về sự liên quan này và khẳng định ung thư cổ tử cung là một căn bệnh có thể phát hiện sớm và điều trị được. Năm 1925, Hinselmann ở Đức phát triển kỹ thuật soi cổ tử cung, sau đó kỹ thuật được áp dụng rộng rãi ở châu Âu và ở Mỹ vào những thập kỷ 60 của thê kỷ 20, kỹ thuật soi cổ tử cung cũng đá đánh dâu một bước quan trọng trong sự phát hiện sớm carcinom cổ tử cung. Phẫu thuật sa sinh dục đã thành công ỏ Đức và Manchester ở Anh P hẩu th u ật sa sinh dục như cắt cụt cổ tử cung, làm lạ i th à n h âm đạo, khâu kín hai môi âm đạo đã thực hiện sớm n h ât ở Đức. Năm 1888, A. Donald ở Manchester và cộng sự của ông Forthergill đầu tiên thực hiện phẫu thuật cắt cụt cổ tử cung, làm lại thành trước, thành sau âm đạo để điều trị sa sinh dục. Phẫu thuật được phổ cập ở nhiều nước và có tên là “phẫu thuật M anchester”. Vào thời gian này và tiếp sau đó, nhiều tác giả đã đề xuâ't các phẫu thuật sa sinh dục khác như : - Phẩu thuật đặt lại tử cung của Watkins ở Chicago. - Phẫu thuật kết họp các phương pháp điều trị sa sinh dục của Spalding*173) ở San Francisco và Richardson ở Baltimore. - Phẫu thuật cắt tử cung đường âm đạo của H ea n ey (173). - Phẫu thuật kết hợp cắt tử cung đường âm đạo phôi hợp với làm lại thành trước, thành sau của Crossen. - Phẫu thuật khâu kín âm đạo của Lefort ở Pháp. Bệnh lý đái không tự chủ đã được điểu trạ bằng phẫu thuật đầu tiên tại Đức Năm 1910, Rudolf Goebell ở Đức đã phẫu thuật và sử dụng cơ tháp tăng cường vùng cơ thắt để điều trị bệnh nước tiểu chảy không cầm bẩm sinh, và sau đó được Stoeckel ở Đức, Aldridge ở Mỹ cải tiến ứng dụng. Năm 1913, Kelly và Kennedy điều trị chứng bệnh nước tiểu
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sa sinh dục (Kỳ 4)
5 p | 301 | 16
-
Nhận xét thực trạng mổ lấy thai tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2017
5 p | 85 | 15
-
Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Phụ Sản
259 p | 29 | 7
-
K NỘI MẠC TỬ CUNG SAU PHẪU THUẬT CẮT NỘI MẠC
11 p | 86 | 7
-
Bài giảng Siêu âm sản phụ khoa - BS Nguyễn Xuân Hiền
76 p | 72 | 6
-
Kết quả điều trị phẫu thuật khối u buồng trứng ở phụ nữ có thai tại Bệnh viện Phụ sản Thái Bình từ năm 2015 đến 2019
6 p | 10 | 6
-
Đánh giá kết quả ban đầu phẫu thuật nội soi sau phúc mạc điều trị sỏi san hô
6 p | 40 | 5
-
Thắt động mạch tử cung trong phẫu thuật nội soi cắt tử cung: Nghiên cứu tổng hợp y văn và phân tích gộp
7 p | 7 | 5
-
Kết quả bước đầu điều trị ung thư buồng trứng trong thai kỳ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương
5 p | 28 | 5
-
Tình hình có thai lại ở bệnh nhân mong con sau phẫu thuật soi buồng tử cung sửa khuyết sẹo mổ lấy thai tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
8 p | 10 | 4
-
Hiệu quả kỹ thuật “khâu thắt miệng túi” trong phẫu thuật nội soi thai làm tổ đoạn kẽ
7 p | 36 | 3
-
Kết quả điều trị thai ngoài tử cung bằng phẫu thuật nội soi: Nghiên cứu cắt ngang mô tả
5 p | 6 | 2
-
Tương lai sản khoa sau phẫu thuật điều trị thai ngoài tử cung đoạn kẽ
5 p | 16 | 2
-
Kết quả sơ sinh sau phẫu thuật hội chứng truyền máu song thai bằng kỹ thuật laser quang đông tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
6 p | 21 | 2
-
Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt hoàn toàn tử cung qua nội soi tại khoa Sản BVĐKKV tỉnh An Giang
4 p | 41 | 2
-
Kỹ thuật phẫu thuật sản phụ khoa: Phần 2
601 p | 19 | 0
-
Giáo trình Kỹ thuật siêu âm (Ngành: Kỹ thuật hình ảnh y học - Trình độ: Cao đẳng văn bằng 2) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
181 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn