intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật sản xuất và ương giống cá chẻm

Chia sẻ: Tran Van Dong | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:1

427
lượt xem
124
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong những năm gần đây, cá chẻm đang là đối tượng cá biển nuôi khá thành công ở bến Tre. Cá cho năng suất và mang lại lợi ích kinh tế cao, đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ cả trong nước và xuất khẩu

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật sản xuất và ương giống cá chẻm

  1. Kỹ thuật sản xuất và ương giống cá chẻm Trong những năm gần đây, cá chẻm đang là đối tượng cá biển nuôi khá thành công ở Bến Tre. Cá cho năng suất và mang lại lợi ích kinh tế cao, đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ cả trong nước và xuất khẩu, góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi, hạn chế ô nhiễm môi trường và dịch bệnh. Tuy nhiên, việc sản xuất ra con giống chất lượng cao còn thiếu, giá thành cao. Nhằm giải quyết tốt con giống cho người nuôi trong tỉnh, trong năm 2008, Trung tâm Giống thủy sản đã thành công trong qui trình sinh sản nhân tạo và ương giống. Sau đây, xin giới thiệu sơ nét về kỹ thuật sản xuất và ương giống cá chẻm. Quy trình sinh sản nhân tạo cá chẻm: Chọn cá bố mẹ đảm bảo các tiêu chuẩn như: cá khỏe mạnh, hình dạng cân đối, màu sắc sáng tự nhiên. Cá đực có khối lượng > 2,5 kg/con, cá cái > 4 kg/con và có tuổi > 3+. Hệ thống xử lý nước: Nguồn nước --> Hệ thống bể lắng --> Hệ thống bể lọc --> Hệ thống chứa -->Nước sử dụng. Kỹ thuật cho cá đẻ: Hiện nay có 2 phương pháp là: kích thích sinh sản tự nhiên và dùng kích dục tố thụ tinh nhân tạo. * Kích thích cá đẻ tự nhiên trong bể: (có 2 cách) - Thay đổi các yếu tố môi trường: kích thích cá đẻ bằng cách điều chỉnh môi trường sinh thái giống như đặc điểm sinh sản tự nhiên của cá. Tuy nhiên, phương pháp này kết quả không ổn định nên ít được sử dụng. - Tiêm kích dục tố (hormone): phương pháp này phổ biến hơn. Thường sử dụng một trong 2 loại kích dục tố là: LRHa (Lutenizing Releasing Hormone Analogue) + Motilimum hoặc HCG (Human Choriomic Gonadotropin) với liều lượng phụ thuộc vào độ thành thục của cá, điều kiện môi trường. * Kích thích cá sinh sản bằng Hormone và thụ tinh nhân tạo: Thường áp dụng phương pháp thụ tinh khô. Vuốt trứng cá cái trực tiếp vào dụng cụ chứa khô và sạch, sau đó cho tinh dịch vào. Dùng lông gà trộn đều trứng và tinh dịch khoảng 2 - 3 phút, thêm nước biển lọc vào khi khuấy trộn và để yên 5 phút. Sau đó đưa vào bể ấp. Thu và ấp trứng: Trứng cá trong bể đẻ được thu và chuyển đến bể ương bằng cách cung cấp nước liên tục vào bể đẻ, dòng nước chảy tràn mang theo trứng vào một bể nhỏ (2m x 0,3m x 0,4m) trong đó có đặt một lưới phiêu sinh được lắp trước đó hoặc bằng cách dùng lưới mịn có mắt lưới 200 ộm, kéo thu trứng ở bể đẻ, được chuyển vào bể ấp có sục khí nhẹ liên tục, mật độ 500 - 1.000 trứng/L, hoặc ấp trực tiếp vào bể ương nuôi với mật độ 100 – 200 trứng/L. Trứng nở sau khoảng 19 giờ ở nhiệt độ 26 – 28oC, độ mặn 27 - 32‰. Những trứng ung chìm xuống đáy phải hút ra ngoài, vớt ấu trùng chuyển sang bể ương. Kỹ thuật ương nuôi cá chẻm trong trại sản xuất Chuẩn bị hệ thống bể ương Bể ương có thể tích từ 3 – 10 m3. Các trang thiết bị sử dụng để ương cá chẻm như hệ thống bể, dây sục khí, đá bọt, lưới, vợt vớt cá, tất cả được tẩy trùng bằng Chlorine (100 – 200 ppm). Nước được lọc qua túi lọc có kích thước 50 ộm, cấp vào bể ương khoảng 50 – 60% thể tích bể. Cấp tảo (Nannochloropsis oculata hoặc Tetraselmis sp) vào bể với mật độ 106 tb/mL. Ương nuôi ấu trùng Mật độ ương ấu trùng phụ thuộc vào kích thước ấu trùng, thông thường mật độ ương
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2