Kỹ thuật tổ chức bài dạy học vật lý
lượt xem 46
download
Theo tài liệu "Đổi mới phương pháp dạy học vật lý ở trường trung học phổ thông" - Chủ biên: PGS TS Lê Công Triêm - Giám đốc trung tâm nghiên cứu giáo dục và bồi dưỡng giáo viên - ĐHSP Huế
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kỹ thuật tổ chức bài dạy học vật lý
- Kỹ thuật tổ chức bài dạy học vật lý Theo tài liệu "Đổi mới phương pháp dạy học vật lý ở trường trung học phổ thông" - Chủ biên: PGS TS Lê Công Triêm - Giám đốc trung tâm nghiên cứu giáo dục và bồi dưỡng giáo viên - ĐHSP Huế 1. Tạo nhu cầu, hứng thú nhận thức Tạo nhu cầu, hứng thú nhận thức không chỉ được thực hiện ngay lúc mới vào bài, mà còn phải kéo dài trong suốt cả tiết học. a) Khi bắt đầu bước vào bài mới, giáo viên cần có sự định hướng nội dung học tập cho học sinh. Việc định hướng đó sẽ có hiệu quả cao hơn, nếu như tạo được hứng thú học tập của học sinh. b) Cách định hướng và tạo nhu cầu học tập trước mỗi mục của bài cũng tương tự trên. Do các mục kế tiếp nhau, nên giáo viên vừa tiểu kết mục ở trước, vừa đồng thời chuyển tiếp sang mục sau một cách thích hợp. 2. Xác định các hình thức tổ chức dạy học Tuỳ thuộc vào mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học, điều kiện và phương tiện dạy học, đối tượng học sinh, giáo viên xác định hình thức tổ chức dạy học thích hợp. Trong bài lên lớp tài liệu mới, có thể căn cứ trước hết vào nội dung dạy học để chọn hình thức học cá nhân, nhóm, lớp. a) Đối với những nội dung thích hợp, vừa sức, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh học cá nhân với sách giáo khoa để nắm kiến thức bài học.
- b) Đối với những nội dung dễ gây ra nhi ều ý kiến khác nhau, có thể tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm. c) Đối với những nội dung mà học sinh không có khả năng tự học (những nội dung phức tạp, khó,...) và mất nhiều thời gian, nên tổ chức cho học sinh học theo lớp. Học theo lớp chỉ nên tổ chức trong một số thời gian ngắn, vào những lúc thích hợp, cần thiết của lớp học, vì đây là hình thức dạy học ít phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Các hình thức dạy học cần phải được phối hợp chỗt chẽ với nhau trong một tiết lên lớp, làm cho hình thức hoạt động nhận thức của học sinh đa dạng và các em vừa được học thầy, vừa được học bạn, vừa có sự nỗ lực cá nhân. 3. Xác định các phương pháp dạy học Việc xác định (hay lựa chọn) các phương pháp dạy học có một vị trí quan trọng trong thiết kế bài dạy học, vì nó có tính quyết định đến việc thực hiện mục tiêu dạy học và chất lượng dạy học. a) Cơ sở lựa chọn phương pháp dạy học. Để xác định phương pháp dạy học cho một bài dạy học, thông thường có các căn cứ sau: - Mục tiêu dạy học: Để thực hiện mục tiêu dạy học, cần phải tiến hành bằng các phương pháp dạy học cụ thể. Tuy nhiên, mỗi mục tiêu cụ thể thông thường phải được thực hiện bằng một (hay một số phương pháp dạy học) thích hợp. Trong dạy học, mục tiêu về nhận thức thường có nhiều mức độ. Mỗi mức độ lĩnh hội kiến thức đạt được bằng mỗi phương pháp dạy học nhất định. Do vậy, khi lựa chọn phương pháp dạy học phải căn cứ vào mục tiêu dạy học. - Nội dung dạy học: Xét về phương diện triết học, phương pháp là hình thức tự vận động bên trong của nội dung. Do vậy, không có một phương pháp dạy học nào thích hợp với tất cả nội dung dạy học, mỗi phương pháp dạy học chỉ thích ứng với một số nội dung nhất định. - Các giai đoạn của quá trình nhận thức: Thông thường quá trình nhận thức trải qua 3 giai đoạn: tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin, vận dụng thông tin. Mỗi giai đoạn học tập tương ứng với những phương pháp dạy học nhất định. Do vậy
- phương pháp dạy học trong khi dạy bài mới khác với bài ôn tập, củng cố, khác bài thực hành. Ngay trong bài lên lớp tài liệu mới, ở giai đoạn thông tin ban đầu sử dụng phương pháp dạy học khác với giai đoạn củng cố, hệ thống hóa kiến thức,... - Đối tượng học sinh: Cần biết học sinh đã đạt đến trình độ nào về kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, đặc điểm tâm sinh lý, các thói quen học tập và vốn kiến thức thực tế tích lũy được qua cuộc sống ra sao. Từ đó dự kiến các phương pháp dạy học thích hợp, khêu gợi tính tích cực hoạt động của học sinh trên cơ sở phát huy năng lực và phẩm chất cá nhân của các em. - Những điều kiện vật chất của việc dạy học, như: đặc điểm, số lượng học sinh, tài liệu và phương tiện, thiết bị dạy học, các điều kiện vật chất khác,... cũng có tác động, nhiều khi rất quan trọng tới việc lựa chọn phương pháp dạy học. - Ngoài ra, năng lực, thói quen, kinh nghiệm của bản thân người giáo viên về dạy học cũng cần xem xét đến khi lựa chọn phương pháp dạy học. Bởi vì, phương pháp dạy học, ngoài tính chỗt chẽ của hoạt động học đòi hỏi phải tuân thủ một số nguyên tắc, quy tắc, còn mang nặng tính trực giác của hoạt động dạy chi phối bởi tính chủ quan, kinh nghiệm của người sử dụng nó. b) Mỗi phương pháp dạy học đều có tác dụng tích cực đối với một số mặt học tập của học sinh, giúp học sinh nắm vững kiến thức và phát triển một số khía cạnh nào đó của kỹ năng, thái độ. Không có phương pháp dạy học nào là vạn năng cả. Chính vì vậy trong một bài dạy học, cần phải có sự phối hợp hợp lý các phương pháp dạy học khác nhau. Tuy nhiên, dù sử dụng phương pháp dạy học nào thì cũng nên nhớ rằng kiểu dạy học có hiệu quả nhất là kiểu trong đó đề cao hoạt động chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh. Tóm lại, “Phương pháp giáo dục phổ thông phải biết phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh “(Điều 24, Luật Giáo dục).
- 4. Tổ chức các hoạt động học tập a) Đối với bài lên lớp nghiên cứu kiến thức mới, hoạt động dạy học thường được tổ chức theo 3 kiểu sau: - Kiểu 1: Nhiệm vụ được giao thống nhất cho cả lớp, cá nhân thực hiện độc lập, sản phẩm giống nhau. - Kiểu 2: Nhiệm vụ thống nhất cho cả lớp, thực hiện công việc theo nhóm, sản phẩm giống nhau. - Kiểu 3: Mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ riêng, sau đó lắp ráp kết quả các nhóm thành sản phẩm chung duy nhất cho cả lớp. b) Các yêu cầu đối với việc tổ chức hoạt động học tập Muốn tổ chức hoạt động học tập cho học sinh đạt kết quả cao, giáo viên cần chuẩn bị chu đáo và phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Dựa vào mục tiêu của bài học để phân chia bài học thành các hoạt động học tập. Mỗi mục tiêu cụ thể của bài học có thể gồm một hoạec một số hoạt động. - Mỗi hoạt động cần đề ra mục tiêu cụ thể, chi tiết hơn. -Tiến trình tổ chức các hoạt động phải phù hợp với logic của bài học và tiến trình khoa học xây dựng kiến thức mới. - Hoạt động học tập phải có tác dụng phát huy đến mức cao nhất tính chủ động, sáng tạo của học sinh và thu hút được sự tham gia của tất cả học sinh trong nhóm hoặc trong lớp. 5. Xác định hình thức củng cố/đánh giá và tập vận dụng các kiến thức mà học sinh vừa tiếp nhận a) Thông thường ở bước này, giáo viên nêu tóm tắt những ý chính của bài, nhắc nhở học sinh cần học bài ở nhà và giao cho các em một (hay một số) bài tập về nhà. Hình thức này không mang lại hiệu quả nh mong muốn, vì vào lúc cuối giờ, sự tập trung chú ý của học sinh không còn như giữa tiết học. Mặt khác, hình thức củng cố như vậy nặng về buộc học sinh ghi nhớ, thậm chí trong nhiều trường hợp là ghi nhớ máy móc những kiến thức đã học.
- b) Việc củng cố/đánh giá cuối bài học nhằm xem mục tiêu của bài học có đạt được không? đạt được ở mức độ nào? Việc đánh giá có thể được tiến hành vào cuối tiết học hiện tại, hoặc ở giờ học sau, vào lúc đầu giờ, giữa hay cuối giờ. c) Nhiều giáo viên có kinh nghiệm cho rằng, hình thức củng cố giúp cho học sinh vẫn tiếp tục suy nghĩ về các tri thức vừa học ngay vào lúc tiết học sắp kết thúc và bước đầu có thể áp dụng những tri thức đó vào các tình huống quen thuộc có nhiều tác dụng tích cực đối với việc nắm và xử lý thông tin của học sinh. Củng cố còn bao hàm cả đánh giá mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng của học sinh trong tiết học. Do vậy, phải có phương pháp thích hợp để vừa tái hiện lại kiến thức của học sinh trong bài học, vừa có thể đánh giá mức độ nắm vững bài học của học sinh. Cách làm có thể giúp đạt được mục tiêu đó là giáo viên đặt ra cho học sinh các câu hỏi, bài tập nhỏ, đòi hỏi học sinh phải quay ngược trở lại với các kiến thức vừa học trong bài để hiểu sâu thêm, hoặc áp dụng nó vào việc giải thích các hiện tượng xảy ra trong thực tế. d) Việc củng cố/đánh giá sau khi học bài cũng nhằm vào những kiến thức cơ bản, trọng tâm, trọng điểm của bài. Vì vậy, các câu hỏi, bài tập cũng được xây dựng bám sát vào các nội dung đó, nhằm giúp cho học sinh nắm vững và vận dụng chúng trong các tình huống mới, hoặc quen thuộc. Quá trình tự học - Chìa khóa của
- sự thành công Trong thời đại mà khoa học kĩ thuật phát triển nhanh chóng như hiện nay, nhà trường dù tốt đến mấy cũng không thể đáp ứng hết nhu cầu học tập của người học cũng như đòi hỏi ngày càng cao của đời sống xã hội. Vì vậy, bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh là một công việc có vị trí cực kì quan trọng trong các nhà trường. Chỉ có tự học, tự bồi đắp tri thức bằng nhiều con đường, nhiều cách thức khác nhau mỗi HS mới có thể bù đắp được những khiếm khuyết trong các giờ học trên lớpi. Từ đó có được sự tự tin trong học tập, hình thành thói quen chiếm lĩnh tri thức, khả năng linh hoạt trong cuộc sống . 1. Phương châm chiến lược trong giáo dục đào tạo của Đảng và Nhà nước ta là phấn đấu xây dựng một xã hội học tập, tạo mọi điều kiện, cơ hội cho mọi người dân đều có thể đi học, tự học và học suốt đời. Ngày nay có nhiều quan niệm khác nhau về quá trình dạy – học, nhưng các quan niệm đều thống nhất cho rằng: học là quá trình tự làm phong phú kiến thức của bản thân và tự làm biến đổi mình; còn dạy là quá trình giúp cho người đi học tự chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng, dạy cho người học cách học để tự biến đổi mình. Tất cả mọi đổi mới về phương pháp dạy- học đều nhằm hướng tới lấy người học làm trung tâm, phát huy tính chủ động của người học. 2. Trong quá trình dạy- học điều khó khăn nhất là làm sao khơi dậy, lôi kéo người học phát huy khả năng, tư duy sáng tạo của mình trong quá trình học tập để biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo, từ việc bắt buộc phải đến lớp học dưới sự quản lý của nhà trường thành việc hứng thú đi học, tự học, tự nghiên cứu. Trong giáo dục của chúng ta hiện nay, đảm nhận một phần vai trò đó không thuộc về ai khác hơn là Thầy cô giáo. Thầy cô phải làm cho học trò có động lực học tập, tìm thấy
- niềm vui trong sự học, đó là khởi nguồn cho quá trình tự học. Có một người bạn đã đọc tặng tôi câu nói của ai đó rằng: “Ông thầy giỏi là ông thầy biết giải thích. Ông thầy xuất sắc là ông thầy biết minh họa Còn ông thầy xuất chúng là ông thầy biết truyền cảm hứng”. Trong quá trình giảng bài, các thầy cô giáo không chỉ truyền đạt thông tin kiến thức trong bài giảng mà cao hơn phải truyền cảm hứng để cho học trò say mê hứng thú với kiến thức môn học đó, biết khêu gợi sự tò mò từ học trò bằng các vấn đề khoa học, đặt ra các câu hỏi, các vấn đề cần giải quyết. Để làm được điều đó đòi hỏi các thầy cô phải nỗ lực rất nhiều. Trên nền tảng kiến thức chuyên môn vững chắc, lòng nhiệt tình yêu nghề các thầy cô cũng phải tự học, tự đào tạo để theo kịp xu thế giáo dục của thời đại. Nghệ thuật được coi là đỉnh cao của đời sống tinh thần, biểu hiện tập trung của văn hóa. Nó là môn khoa học có sự đòi hỏi khắt khe, muốn có tác phẩm nghệ thuật đứng vững trong lòng công chúng thì phải là những sáng tạo nảy sinh trên hứng thú, cảm xúc chân chính, gắn với cuộc sống. Vì thế, việc truyền cảm hứng sáng tác cho thế hệ đi sau lại càng có ý nghĩa quan trọng dưới mái trường nghệ thuật. Trong các trường nghệ thuật, các thầy cô có thể truyền cảm hứng tới sinh viên một cách nhanh nhất thông qua các tác phẩm sáng tạo của mình, đó chính là ưu thế, đặc thù của giáo viên nghệ thuật. 3. Ngày nay không ở đâu, không một trường học nào, một giáo trình nào và không có ông thầy vĩ đại nào có thể cung cấp đầy đủ mọi kiến thức cho người học. Đó là do sự bùng nổ như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, mạng thông tin toàn cầu cập nhật từng phút. Vì vậy để thích ứng với xã hội hiện đại, đòi hỏi Người học phải có ý thức tự học, tìm tòi, nghiên cứu để chiếm lĩnh tri thức của nhân loại đáp ứng đòi hỏi cuộc sống của chính mình. Bác Hồ đã nói phải tự học, học ở mọi lúc, mọi nơi. Và Bác là vĩ nhân hiện thân của tấm gương tự học, học suốt đời. 4. Để quá trình tự học có hiệu quả, đòi hỏi người học phải ý thức được xã hội hiện nay đòi hỏi rất cao về nhân lực, từ đó có thái độ nghiêm túc trong học tập, phải thấy được tầm quan trọng của văn hóa đọc. Phải biết chọn lựa, phương pháp, kỹ năng đọc trong điều kiện thời gian eo hẹp và 'biển' thông tin. Về cách đọc thì tùy
- theo khả năng của mỗi người, yêu cầu công việc mà có thể đọc lướt qua để xem nội dung chính, chủ đề viết về cái gì; có thể dùng bút chì đánh dấu thông tin chính của trang đó hoặc viết ra giấy… ở mức độ cao hơn, người đọc có thể không đồng tình hoặc bổ sung quan điểm của mình đó chính là những phát hiện khoa học, đặt nền móng cho sự nghiên cứu tiếp sau. Tri thức của nhân loại là vô biên, khả năng hiểu biết của con người là hữu hạn. Kiến thức không chỉ trong sách vở mà còn ở cuộc đời, những người xung quanh, tự học và học suốt đời chính là cách con người có thể sinh tồn trong xã hội hiện đại hôm nay và mai sau. Các bước của quá trình tự học : 1. Lên kế hoạch học tập : Mỗi người sẽ có nhu cầu học tập koác nhau. Người muốn nâng cao kỹ năng ngoại ngữ, người muốn bước vào đại học với điểm cao, người đơn giản chỉ cần kéo điểm phẩy môn Toán lên 8. Bạn cần phải xác định mục tiêu của mình trước khi bắt đầu lên kế hoạch chi tiết cho quá trình học tập của mình. Điều quan trọng là đừng đặt ra những mục tiêu quá xa vời và ngoài tầm với, vì khi thực hiện không nổi, bạn dễ rơi vào tình cảnh chán nản và bỏ cuộc giữa chừng lắm đấy. 2. “Làm chủ” thời gian của mình : Khi đã có kế hoạch cụ thể, bạn nên chú tâm vào thực hiện. Nên nhớ, kế hoạch học tập là do bạn viết ra theo khả năng của mình, nên phải nghiêm túc chấp hành, đừng nuông chiều bản thân rồi cứ cho qua hết ngày này đến ngày khác. Bên cạnh đó, tránh bị tác động bởi xung quanh. Tập cách nói không với những việc không cần thiết để dành tâm trí và thời gian cho việc học của mình nhé! 3. Học có tư duy : Học không đúng phương pháp dễ dẫn tới tình trạng mất thời gian mà không hiệu quả. Do đó, hãy bắt đầu bài học của bạn bằng trình tự sau: Quan sát tổng thể: Bạn nên dành 5 -10 phút trước mỗi bài học để đọc sơ qua, dù có thể không hiểu, nhưng ít ra bạn sẽ nắm được khung sườn và những điểm chính của vấn đề.
- Tự hỏi, tự trả lời: Đừng chỉ hí hoáy ghi chép thụ động, việc bạn tự đặt ra câu hỏi và tìm cách trả lời chúng sẽ giúp kiến thức được ghi sâu hơn. Nếu cảm thấy khó khăn nhờ đến sự giúp sức của thầy cô bạn bè. Đọc: Ngay sau mỗi buổi học, bạn nên dành thời gian đọc lại bài chứ đừng để dành tới tuần sau có môn đó mới đem ra học. Việc này giúp bạn dễ nhớ bài và nhớ lâu hơn rất nhiều đấy. Nhớ là học thông minh, chứ đừng học một cách khổ sở, teen nhé! 4. Ghi chép khoa học : Ảnh hưởng không nhỏ tới việc học của bạn chính là kỹ năng ghi chép bài một cách khoa học. Việc bạn nên nhớ là: - Đặt tựa đề riêng cho đề mục để nắm được những ý chính của bài học. - Ghi lùi từng chi tiết liên quan với đề mục để xác định ý chính ý phụ. - Dùng những chấm riêng cho từng dòng. - Xuống dòng cho mỗi chi tiết để bài học thông thoáng và dễ hiểu hơn. - Chừa chỗ trống nhiều để bổ sung những ý còn thiếu - Chừa lề trái rộng 1/3 chiều ngang tờ giấy để ghi những câu hỏi, những giảng giải cần thiết. - Sử dụng những kí hiệu tốc kí để theo kịp bài giảng. - Đánh dấu bằng bút màu hay bút highlight những đoạn quan trọng cần chú ý. 5. Ôn tập : Cuối cùng là nên dành thời gian ôn tập lại bài học dẫu bạn đã nắm rõ thế nào đi nữa. Đọc đi đọc lại những gì đã ghi chép sau buổi học hay trước khi đi ngủ sẽ giúp nhớ bài tốt hơn. Sau 9 tuần, những sinh viên xem lại bài trong ngày còn nhớ đến 75% bài, trong khi những sinh viên không làm điều đó thì quên đến 50% chỉ sau một ngày. Bạn hiểu tầm quan trọng của việc ôn tập mỗi ngày rồi chứ! Đừng để việc học hành trở thành gánh nặng. Hãy xem đó là niềm vui thu nhận kiến thức mỗi ngày và xây dựng cho mình những nấc thang vững chắc đến thành công bạn nhé!
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
BÀI GIẢNG MÔN HỌC VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM part 9
10 p | 769 | 281
-
bài giảng: Phân tích chương trình vật lý phổ thông
111 p | 518 | 134
-
Bài giảng Những tiến bộ mới trong chuồng trại và quản lý chất thải trong chăn nuôi part 1
5 p | 193 | 65
-
Bài giảng Kỹ thuật phòng thí nghiệm: Bài 1 - ThS. Phạm Hồng Hiếu
10 p | 224 | 35
-
Kỹ thuật tổ chức hoạt động dạy học bài lên lớp vật lý
5 p | 80 | 9
-
Vận dụng các phương pháp giảng dạy chủ động vào việc tổ chức dạy học chương “cảm ứng điện từ” môn Vật lý II ở các trường đại học kỹ thuật
9 p | 64 | 7
-
Bài giảng Lý luận dạy học Địa lý 1 (Phần đại cương) - ĐH Phạm Văn Đồng
108 p | 31 | 5
-
Dạy học chủ đề “bất đẳng thức cô-si” (Đại số 10) theo định hướng giáo dục STEM
5 p | 30 | 5
-
Bài giảng Quản lý chất lượng trong CNTP: Chương 5 - Tiêu chuẩn hóa
8 p | 8 | 2
-
Khảo sát, đánh giá thực trạng việc tổ chức dạy và học môn Vật lý trong các trường Đại học, Cao đẳng Y - Dược hiện nay
6 p | 56 | 2
-
Tổ chức dạy học dự án “Xe mini sáng tạo” Vật lí lớp 9 theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh
3 p | 8 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn