Kỹ thuật trồng cây dâu tây
lượt xem 93
download
Kỹ thuật trồng cây dâu tây Dâu tây thích hợp với các loại đất thịt nhẹ, hàm lượng chất hữu cơ cao, đất ấm, giữ ẩm nhưng thoát nước tốt. Nếu đất giàu chất hữu cơ cây dâu tây sẽ phát triển tốt, năng suất cao và kéo dài thời gian thu hoạch quả. Độ ẩm cần thiết trên 4%, độ pH thích hợp từ 6-7. Dâu tây thích hợp với khí hậu mát lạnh. Nhiệt độ phù hợp cho cây dâu từ 18-220C.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kỹ thuật trồng cây dâu tây
- Kỹ thuật trồng cây dâu tây Dâu tây thích hợp với các loại đất thịt nhẹ, hàm lượng chất hữu cơ cao, đất ấm, giữ ẩm nhưng thoát nước tốt. Nếu đất giàu chất hữu cơ cây dâu tây sẽ phát triển tốt, năng suất cao và kéo dài thời gian thu hoạch quả. Độ ẩm cần thiết trên 4%, độ pH thích hợp từ 6-7. Dâu tây thích hợp với khí hậu mát lạnh. Nhiệt độ phù hợp cho cây dâu từ 18-220C. Đặc biệt là nhiệt độ ngày đêm cao sẽ tạo điều kiện để tăng năng suất và chất lượng trái. Cây dâu đòi hỏi ánh sáng dồi dào thì mới sinh trưởng mạnh, thiếu ánh sáng thường ảnh hưởng đến khả năng ra hoa kết quả. Am độkhông khí cao và mưa kéo dài thường xuất hiện bệnh cây. KỸ THUẬT LÀM ĐẤT, LÊN LUỐNG: Chọn đất thịt nhẹ, vùng cao ráo, thoát nước tốt. Cây dâu tây là đối tượng của sâu bệnh khá phong phú. Anh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng trái khi thu hoạch, do đó biện pháp chọn đất, làm đất, xử lý đat cần phải chú trọng đúng mức để hạn chế nguồn bệnh ban đầu lây lan từ đất. · Vệ sinh đồng ruộng thu dọn tất cả tàn dư
- cây trồng, cỏ dại. Làm đất và xử lý vôi 100 kg/1.000m2 và các · loại thuốc sâu, thuốc bệnh. · Bón lót các loại phân. Luống trồng: · Luống cao 20 – 25 cm ở vùng đất thấp. · Luống cao 15 – 20 cm ở vùng đất cao. Trồng trong nhà nilông: Trồng hàng 3, rò rãnh 1,2m – 1,3m; cây x cây: 35 – 40 cm. Trồng ngoài trời: Trồng hàng 3 (kiểu nanh sấu), rò rảnh 1,2m – 1,3m, cây x cây: 40 – 45 cm (tùy thuộc vào giống, đất và điều kiện thâm canh). Với điều kiện khí hậu Đà Lạt nếu trồng mật độ dày sẽ dễ phát triển bệnh cây. PHÂN BÓN: Cây dâu đòi hỏi dinh dưỡng nay đủ và cân đối. Ngoài NPK, cần quan tâm đến nhóm trung lượng, vi lượng vì nó quyết định quan trọng đến chất lượng và khả năng kháng bệnh của cây dâu. Thâm canh cây dâu đòi hỏi phải bón phân đầy đủ phân hữu cơ để bảo đảm lượng mùn trong đất cao ( 8% - 10%) trong điều kiện thuộc đất Đà Lạt thuộc diện nghèo mùn. Phân hữ cơ sử dụng cho cây dâu cần phải ủ nóng và xử lý thuốc nấm bệnh và đạt yêu cầu hoai mục trứớc khi sử dụng để tránh lây lan nguồn sâu bệnh
- và cỏ dại. Bón phân đạm cho cây dâu cần chú ý đến màu sắc của lá thời kỳ, tốc độ sinhtrưởng phát dục để điiều chỉnh liều lượng tăng hay giảm thích hợp. Phân lân ảnh hưởng đến khả năng ra hoa, đậu trái, phát triển hệ rễ và ra ngó(mạ) của cây dâu. Phân Kali quyết định về năng suất, trọng lượng độ cứng, chất lượng trái. Khả năng kháng bệnh của cây dâu và tăng cường quang hợp trong điều kiện thiếu ánh sáng trong vụ hè thu, nhất là canh tác trong nhà nilông (cây dâu yêu cầu ánh sáng dồi dào). Canxi, Bo, Magiê ảnh hưởng quang trọng đếnchất lượng trái. Canxi còn tạo điều kiện cho sự hấp thụ dinh dưỡng được điều hòa vả hạn che một số bệnh sinh lý trên trái. Bo ảnh hưởng đến khả năng phân hóa mầm hoa, đậu hoa, chất lượng vàkể cà độ cứng của trái. Lượng phân đề nghị bón cho cây dâu 1.000m2 (bìnhquân) trong năm thứ nhất (kiến thiết cơ bản và định hình). · Bón vôi 2 đợt/năm: - Đợt 1: Bón lót 100 kg. - Đợt 2: 06 tháng sau khi trồng bón bổ sung 50 kg. · Lượng phân định kỳ bón năm thứ nhất là
- 10 lần/năm, nếu 02 tháng bón 01 lần thì sử dụng lượng gấp đôi. Nếu sử dụng phân đơn thì mỗi đợt bón phân định kỳ có thể bón 10 kg ure, 08 kg kali sunphat và 06 kg supper lân, thay phân hỗn hợp. Sử dụng Acid Boric và MgSO4 phun xịt định kỳ qua lá. · Chu kỳ kinh doanh của cây dâu thu hoạch trái kéo dài đến 02 năm hay hơn. Nếu dâu tây trên 01 năm tuổi chức năng sinh lý của rễ kém ảnh hưởng đến hấp thụ dưỡng liệu, do đó nên bổ sung phân qua lá. Đa dạng: đa vi lượng, đa trung lượng định kỳ 10-15 ngày xịt 01 lần. · Bón phân cho dâu theo nguyên tắc bón ít nhưng bón nhiều lần trong năm. Lượng phân theo khuyến cáo như trên đối với bón định kỳ có thể tăng hay giảm tùy thuộc vào sức sinh trưởng, phát dục, giai đoạn bội thu, chu kỳ ra trái của cây dâu. CHĂM SÓC: 1. Ngắt chùm hoa, cắt tỉa ngó: · Để cây dâu sinh trưởng mạnh và ổn định trong giai đoạn đầu nên ngắt bỏ chùm hoa bói đầu tiên để tăng cường sinh trưởng và ức chế phát dục. · Trong giai đoạn thu hoạch, để trái lớn đều nên cân đối giữa khả năng phát triển của khung tán và số lượng hoa trái trên cây nếu nụ, hoa, trái ra nhiều cần tỉa bout những nụ, hoa,, trái dị dạng và sâu bệnh.
- · Nếu không tận dụng ngó để nhân giống thì nên cắt bỏ toàn bộ ngó. · Trong giai đoạn đầu khi thân lá cây dâu chưa phủ luống có thể để ngó với khoảng cách 15 cm (5-6 ngó/cây). Để tăng cường sinh trưởng cây ban đầu. Hạn chế ngó đâm rễ phụ trên luống. 2. Tỉa thân lá: Đảm bảo mật độ phân tán cây dâu cân đối nên để từ 3-4 thân/gốc. Do đặc điểm của giống, chế độ phân bón, thời tiết, chăm sóc khả năng phân tán, ra lá sẽ khác nhau. Cần tỉa bớt các lá già, sâu bệnh, lá bị che khuất tần dưới. Chú ý không nên tỉa quá nhiều sẽ mất khả năng quang hợp của cây. Các bộ phận của cây sau khi cắt tỉa cần phải tiêu huỷ ở xa ruộng. 3. Che phủ đất Dùng các chất liệu hóa học hay hữu cơ để che phủ mặt luống trồng dâu. Phương pháp này có các ưu điểm như sau: · Giữ ẩm cho luống trồng. · Gia tăng nhiệt độ cho luống trồng (phủ nhựa đen) phù hợp cho sinh trưởng cây dâu đồng thời hạn chế một số nấm bệnh. · Cách ly trái tiếp xúc với đất hạn chế bệnh thối trái. · Hạn chế cỏ dại và rửa trôi phân bón.
- Hiện nay có nhiều phương pháp che phủ luống đang được áp dụng: · Dùng nhựa PE (thích hợp cho trồng dâu trong nhà nilông). · Dùng cỏ khô, tro trấu. · Dùng cỏ khô kết hợp với lưới nilông trắng. Tuy nhiên việc che phủ đất tại vùng đất thấp thường phát sinh sên nhớt. 4. Tưới nước: · Đối với cây dâu nếu ẩm độ đất và không khí cao đều bất lợi đến sinh trưởng cũng như sâu bệnh phát triển, tối ưu nhất với cây dâu là thiết kế hệ thống tưới ngầm, nhỏ giọt. · Khi tưới cho cây dâu nên cần tuyệt đối sử dụng nguồn nước sạch, không nên sử dụng nguồn nước mương suối vì dễ gay nguồn bệnh. 5. Dàn che: Hiện nay có 2 phương pháp canh tác cây dâu tây: Canh tác trong nhà che nilông và canh tác ngoài đồng. Phương pháp sản xuất cây dâu trong dàn che có các ưu điểm như: · Hạn chế bệnh cây trong vụ mưa, tuy nhiên nếu thiết kế dàn che không đảm bảo chiều cao, chế độ thông gió không tốt thì độ ẩm sẽ tăng và bệnh sẽ phát triển mạnh đồng thời nhiệt độ sẽ gia tăng đột ngột tại mot số thời điểm trong ngày ảnh
- hưởng đến sinh lý của cây. · Hạn chế ngập úng đất, ẩm độ gia tăng và rửa trôi phân bón khi mưa kéo dài hay mưa lớn trong vụ hè thu. 6. Phòng ngừa dị dạng trái: · Quy hoạch vùng trồng dâu tập trung, 1ha dâu nên nuôi 2 thùng ong mật để nâng cao tỷ lệ thụ phấn của hoa, đồng thời giảm bớt tỷ lệ trái dị dạng. · Thời kỳ kết trái đầu tiên nếu phát hiện quả dị dạng lập tức hải bỏ và giảm bón lượng đạm. · Giai đoạn hoa nở rộ tránh phun xịt thuốc sâu bệnh với nồng độ cao. Bệnh thối trái: · Bệnh thối trái do nấm Botrtis Cinerea: Biểu hiện đầu tiên là những đốm nâu sáng sau đó lan rộng cả trái có phủ một lớp mốc xám, sau đó trái khô đi. Bệnh này xâm nhiễm từ giai đoạn quả xanh đến chin. · Bệnh thối trái do nấm Rhizoctonia: Vết bệnh ban đầu có màu nâu đậm, sau đó chuyển sang thối đen trái. Bệnh lây nhiễm khi trái chin tiếp xúc với đất trồng. Bệnh này xuất hiện chủ yếu ở giai đoạn quả chin. · Biện pháp phòng trị: - Chọn đất trồng cao ráo, thoát nước tốt,
- lên luống cao. - Sử dụng chất liệu phủ luống. - Bón cân đối NPK, tăng cường Kali trong vụ mưa. - Luân canh và sử lý đất trước khi trồng. - Xịt định kỳ các loại thuốc bệnh. - Ngắc bỏ các trái bệnh đem tiêu hủy xa nơi canh tác.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sổ tay kỹ thuật trồng cam, quýt, chanh, bưởi: Phần 1
29 p | 305 | 92
-
Kỹ thuật trồng cây ăn quả - Khóm (dứa) part 2
7 p | 157 | 21
-
Hướng dẫn trồng một số cây màu, thực phẩm, công nghiệp: Phần 2
19 p | 121 | 17
-
Tiềm năng phát triển cây dâu tây tại Lâm Đồng
6 p | 212 | 16
-
Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Keo Dậu
9 p | 149 | 12
-
Kinh nghiệm Trồng cây Đậu Nành
9 p | 124 | 12
-
Kỹ thuật gieo sạ mè
16 p | 115 | 11
-
Kỹ Thuật Trồng Mận Vào Đầu Mùa Mưa
3 p | 117 | 10
-
KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU NÀNH TỐT
8 p | 94 | 8
-
Kỹ thuật trồng hành và phương pháp phòng, trừ sâu bệnh trên cây hành vụ đông
3 p | 125 | 8
-
Các kỹ thuật trồng cây mây nếp K38
8 p | 108 | 7
-
Kỹ thuật trồng dứa ngọt
11 p | 83 | 7
-
Nhân nhanh giống dâu tây Newzeland từ đốt thân bằng kỹ thuật nuôi cấy mô
8 p | 54 | 5
-
Kỹ thuật trồng rau quả và cây ăn củ: Phần 2
43 p | 8 | 5
-
Kỹ thuật trồng đậu đũa lùn
5 p | 10 | 3
-
Kết quả nghiên cứu kỹ thuật trồng rừng bời lời vàng (Litsea pierrei lecomte) tại vùng Đông Nam Bộ
8 p | 54 | 2
-
Kỹ thuật trồng dâu
3 p | 16 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn