intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật trồng cây vừng

Chia sẻ: Kata_0 Kata_0 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

216
lượt xem
41
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đặc điểm sinh học cây dầu mè ? Kỹ thuật trồng cây này ? Giống cây này hiện bán ở đâu ? Về đặc điểm kỹ sinh học của cây dầu mè bạn nên tham khảo tài liệu: Cây vừng kỹ thuật trồng, năng suất và hiệu quả kinh tế của tác giả: Phạm Văn Thiều, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội 2003. Dưới đây chúng tôi giới thiệu cho bạn một số giống vừng thường trồng ở nước ta và kỹ thuật trồng vừng. Về địa chỉ mua giống bạn có thể liên hệ với công ty giống cây...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật trồng cây vừng

  1. Kỹ thuật trồng cây vừng Đặc điểm sinh học cây dầu mè ? Kỹ thuật trồng cây này ? Giống cây này hiện bán ở đâu ? Về đặc điểm kỹ sinh học của cây dầu mè bạn nên tham khảo tài liệu: Cây vừng kỹ thuật trồng, năng suất và hiệu quả kinh tế của tác giả: Phạ m Văn Thiều, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội 2003. Dưới đây chúng tôi giới thiệu cho bạn một số giống vừng thường trồng ở nước ta và kỹ thuật trồng vừng. Về địa chỉ mua giống bạn có thể liên hệ với công ty giống cây trồng của tỉnh, huyện sở tại hoặc trung tâm khuyên nông tỉnh. Giống Giống vừng vàng: - Thời gian sinh trưởng từ 75-80 ngày. Trồng được 2 vụ. - Năng suất đạt 500 – 800kg/ha. Tỷ lệ dầu thấp 47%. Giống vừng đen: - Thời gian sinh trưởng 85 – 90 ngày. Trồng được 2 vụ.
  2. - Năng suất đạt 800 – 1000kg/ha, hàm lượng dầu trong hạt cao hơn vừng vàng: 49% đen/47% vàng. Giống vừng V6: - Thời gian sinh trưởng 75 – 80 ngày. Trồng được 2 vụ trong năm. Hàm lượng dầu trong hạt + 52% cao hơn hai loại vừng đen và vừng vàng. Năng suất trung bình 8 – 10 tạ/ha, thâm canh cao đạt 13 – 14 tạ/ha. Kỹ thuật gieo trồng Chọn đất: Đất trồng vừng phải là vùng đất cao thoát nước tốt, mạch nước ngầm sâu trong mùa mưa. Khâu làm đất: Cày bừa đất thật nhỏ và sạch cỏ dại. Lên luống rộng từ 1,2 – 1,5m. Chiều cao rãnh luống: 25 – 30cm, đảm bảo thoát nước tốt khi gặp mưa to. Thời vụ: Gieo từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 6, chậm nhất không quá 15/6 sau khi thu hoạch cây trồng vụ xuân xong làm đất gieo vừng để tranh thủ độ ẩm. Đầu tư phân bón: Tùy theo đất tốt hay xấu mà ta đầu tư phân bón nhiều hay ít, nhưng phải cân đối theo tỷ lệ 1 đạm 1 lân và 1 kali (1:1:1). Mức bón 45N + 45 P2O5 + 45 K2O/ha. C ụ thể như sau:
  3. Số lượng phân đơn: - Phân hữu cơ 300kg/sào (500m2) - Đạm urê 3kg – 4kg/1 sào. - Lân supell 15kg/sào - Kali 3 – 4kg/sào + Nếu bón N:P:K hỗn hợp và 300kg phân hữu cơ loại 5:10:3 bón 20 – 25kg/sào. - Urê bón 1 – 1,5kg/sào, kali 1,5 – 2,0kg/sào. Nếu không có phân hữu cơ ta bón 20 – 25kg (N:P:K) và 30kg phân khoáng hữu cơ vi lượng. Cách bón: Phân đơn. Bón lót: Gồ m phân hữu cơ + phân lân + 1,5 – 2kg phân kali/sào Bón thúc: Lần 1: Khi vừng có 3 – 4 lá thật. Phân đạm urê 1,5kg – 2,0kg
  4. Phân kali 1,5kg – 2,0kg Cách bón phân N:P:K tổng hợp Ta bón lót 100% N:P:K và phân hữu cơ Bón thúc khi vừng 3 – 4 lá: 1,0 – 1,5kg urê và 1,5 – 2kg kali. Nếu không có phân hữu cơ thì bón toàn bộ phân khoáng hữu cơ và phân N:P:K. Mật độ: Lượng giống: 1 ha = 5 –6kg giống (1 sào 0,25 – 0,3kg). Trong quá trình làm cỏ bón phân ta tỉa dặm đảm bảo khi thu hoạch mật độ: 40 – 50 cây/m2 khoảng cách giữa các cây vừng 13 – 15cm. Phương pháp gieo vừng: Gieo đều: Muốn gieo đều ta phải trộn vừng với đất bột hoặc cát khô để gieo, nên gieo làm hai lần, lần đi và lần lại thì mới đều. - Gieo xong bừa lấp hạt vừng đảm bảo hạt vừng nằm sâu dưới đất từ 3 – 4cm. - Trước lúc gieo ta nên xử lý giống bằng nước ấm 530C ngâm hạt 15 phút xong đem để ráo nước trộn với tro hoặc đất, cát để gieo.
  5. - Ta cũng có thể xử lý bằng dung dịch CuSO4 với nồng độ 0,5% ngâm hạt vừng 30 phút xong vớt ra rửa sạch đem để ráo trộn cát, đất bột để gieo. - Vừng ta có thể gieo hàng hoặc gieo vãi tùy thuộc vào cụ thể từng nhà, từng địa phương mà có phương pháp gieo phù hợp. - Làm cỏ lần 1 : Lúc vừng đạt 3 – 4 lá thật tiến hành bón phân thúc làm cỏ. Đây là lần làm cỏ quyết định. Vừng rất sợ cỏ át, đồng thời dặm cây tránh sự cạnh tranh ánh sáng lẫn nhau. - Làm cỏ lần 2: Lúc vừng đạt 6 – 7 lá tiến hành bón thúc lần 2, tỉa cây ổn định về mật độ (nếu vừng quá xấu số lượng như lần 1). Chú ý phòng trừ sâu bệnh. Thu hoạch và bảo quản: Khi vừng đã có 3/4 số lá vàng ta có thể thu hoạch được. - Dùng nia, nong phơi vừng trong 3 – 4 giờ thường xuyên đảo đều sau đó sàng sảy để nguội đổ vào chum bảo quản.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2